Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN THIẾT lập hồ sơ CHỨNG từ kế TOÁN “NHẰM TIẾT KIỆM KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.57 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT LẬP HỒ SƠ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
“NHẰM TIẾT KIỆM KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”

Người thực hiện: LƯƠNG THỊ KIM THANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Kế toán



(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LƯƠNG THỊ KIM THANH
2. Ngày tháng năm sinh: 12/9/1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Bình Phước, Xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0612667757 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01267865215
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Kế toán
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Kế toán
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán
- Số năm có kinh nghiệm: 3 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không

CHUYÊN ĐỀ:


THIẾT LẬP HỒ SƠ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN “NHẰM TIẾT KIỆM KINH PHÍ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ kế toán là: Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế
toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực về chế độ kế toán;
Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; Phân tích thông tin, số liệu
kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của đơn vị kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của
pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ trên, kế toán cần phải thiết lập các chứng từ sao cho hợp
lý, không phung phí văn phòng phẩm để tiết kiệm chi phí ngân sách Nhà nước giao.
Tôi đã nhận công tác kế toán tại Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu từ năm 2008.
Năm đầu tiên, do chưa biết cách làm việc khoa học nên sử dụng văn phòng phẩm rất
lãng phí (in sai, in lại,…), để khắc phục tình trạng này, tôi đã thực hiện kế hoạch thu,
chi ngân sách hợp lý theo tháng, quý, năm và chứng từ hợp lý theo kế hoạch đề ra.
Đến năm 2011, bước đầu tôi đã thực hiện được tiết kiệm ngân sách cơ quan qua việc
sử dụng văn phòng phẩm. Đó là lý do tôi viết đề tài “Thiết lập hồ sơ chứng từ kế
toán nhằm tiết kiệm kinh phí ngân sách nhà nước”.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Sở GD&ĐT giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm kịp thời gian;
- Quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể, chi tiết được Hội đồng góp ý và nhất trí;
- Thời gian quyết toán, báo cáo được quy định cụ thể.
2. Khó khăn:


- Kinh phí ngân sách được giao còn hạn chế;
- Mẫu chứng từ tại Kho bạc có thay đổi mà không thông báo kịp thời nên chứng
từ còn phải sửa chữa;

- Các khoản mục chi: Kho bạc chưa thống nhất với Tài chính Sở GD;
- Có những văn bản cơ quan đã nộp cho Kho bạc, khi quyết toán, lại đòi hỏi
nộp lại.
3. Số liệu thống kê:
Năm 2009: Chứng từ phải làm lại tốn 5g giấy
2010: Chứng từ phải làm lại tốn 4g giấy
2011: Chứng từ phải làm lại tốn 1g giấy .
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (số 21/2002/L-CTN – Hiệu lực từ ngày
01/01/2004);
Thực hiện Luật kế toán (số 12/2003/L-CTN – Hiệu lực từ ngày 01/01/2004);
Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (Hiệu lực từ 01/01/2009);
Thực hiện Thông từ 108/2008/TT-BTC: HD xử lý NS cuối năm và lập báo cáo
quyết toán.
Để thực hiện các Luật trên, kế toán cơ quan cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ vào chứng từ, sổ kế toán;
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian;
- Phản ánh rõ rang dễ hiểu, trung thực, liên tục;
- Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu theo trình tự, có hệ thống.
Nếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, kế toán sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,
đồng thời tiết kiệm kinh phí ngân sách của cơ quan, trong đó tiết kiệm văn phòng
phẩm cũng là vấn đề nên chú ý.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Lập dự toán năm (nộp về Sở GD)
2.2. Nhận Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm.


2.3. Dự toán chi hoạt động Ngân sách năm.
2.4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm.

2.5. Lập sổ chi tiết hoạt động.
2.6. Báo cáo tài chính năm.
Cụ thể:
2.3. Khi nhận Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm, kế toán lập kế
hoạch các mục cần chi gồm có:
a. Chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi, các khoản
đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân):
Phải dự toán được:
+ Thời gian nâng ngạch bậc lương của CB-GV-CNV;
+ Điều chỉnh mức lương do nhà nước ban hành.
b. Chi hàng hóa, dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng,
thông tin, truyền thông liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản
phục vụ công tác chuyên môn và chi phí nghiệp vụ chuyên môn)
Phải dự toán được:
+ Điện, nước, điện thoại: lấy theo mức chi năm trước để dự toán cho năm nay,
nếu tăng học viên thì tính tăng theo tỷ lệ %.
+ Văn phòng phẩm: Quy định mỗi quý cần sử dụng bao nhiêu VPP.
+ Công tác phí: thanh toán theo chế độ khoán, các báo cáo gởi đi qua mai, qua
đường bưu điện.
+ Chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và chi phí
nghiệp vụ chuyên môn: Dựa theo kế hoạch chuyên môn.
c. Chi phí khác (kỷ niệm các ngày lễ lớn, các khoản phí lệ phí, hỗ trợ khác và
các khoản chi khác.)
+ Kỷ niệm các ngày lễ lớn: Có kế hoạch cụ thể từ đầu năm.
+ Phí lệ phí: Theo dự toán ban đầu.
+ Hỗ trợ khác: trợ cấp Tết theo quy định của Nhà nước.


+ Các khoản chi khác (Thừa giờ, Chăm sóc Mộ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng
trong dịp các ngày lễ lớn, Trang trí Hội trường cho các buổi lễ - chuyên đề): Dự toán

chính xác được mức chi.
d. Chi mua sắm tài sản cố định, chuyên môn: Dự toán được chính xác sau khi
có Quy chế chi tiêu nội bộ.
2.4. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm.
Sau khi lập dự toán chi hoạt động ngân sách năm, kế toán tham mưu Giám đốc
dự thảo Quy chế chi tiêu nội năm.
Họp Hội đồng thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ năm, trong cuộc họp tất cả các
thành viên góp ý kiến và đi đến thống nhất.
Hoàn chỉnh Dự toán chi hoạt động ngân sách, Quy chế chi tiêu nội bộ và thực
hiện.
Sổ sách kế toán được thực hiện trên máy, khi có số liệu chính xác mới được in
ra. Khi có chứng từ, kế toán mới lập phiếu chi (theo tháng) và rút tiền từ Kho bạc 
tránh sai sót các khoản mục, tiết kiệm tiền, tiết kiệm văn phòng phẩm.
Nếu xảy ra trường hợp đột xuất chi (thí dụ: chuyển cơ quan, thiên tai, hoặc hư
hỏng tài sản lớn): Kế toán lập kinh phí dự phòng từ nguồn thu ở cơ quan như: Quỹ
học phí.
IV. KẾT QUẢ
Sau khi thực hiện dự toán và thực hiện chi theo dự toán, năm 2011, tiết kiệm
được 8.750.000đ (chi tiết kiệm tăng thu nhập)
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để đạt được kết quả trên, kế toán cần phải dự báo, dự toán được các phát sinh
trong hoạt động;
Đường dây điện và mạng phải luôn ổn định;
Chương trình phần mềm kế toán Misa phải luôn được cập nhật;
Các thông tư, quyết định phải được thong báo kịp thời;
Kho bạc phải thông báo kịp thời các biểu mẫu chứng từ;


Tất cả mọi thành viên trong cơ quan phải tuân thủ theo quy chế chi tiêu nội bộ,
đặc biệt là phải tiết kiệm điện – nước – văn phòng phẩm.

VI. KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì
các đơn vị hành chánh sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi
vào phát triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh
tế - xã hội của đất nước.
Các kế toán phải áp dụng đúng Luật kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản
lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin
đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, quản
lý điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Đề xuất: Theo quy định phân bố ngân sách theo số lượng học viên, ngân sách
giao không đủ hoạt động trong năm, đề nghị tăng ngân sách.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí Kế toán;
- Luật Kế toán;
- Luật Ngân sách Nhà nước;
- Chuyên đề: Quản lý tài chính tại các cơ quan quản lý giáo dục cơ sở giáo
dục và nhà trường (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh)
- Chuyên đề: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ(Trường Cán bộ quản lý Giáo
dục thành phố Hồ Chí Minh)
- Chuyên đề: Tổ chức Kế toán tại các cơ quan Quản lý Giáo dục, cơ sở Giáo
dục và các trường học (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh)
- Chuyên đề: Quản lý tài sản trong cơ quan Quản lý Giáo dục, cơ sở Giáo dục
và các trường học (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí
Minh)


Người thực hiện


Lương Thị Kim Thanh

BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Cửu, ngày 16 tháng 04 năm

2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: THIẾT

LẬP HỒ SƠ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
“NHẰM TIẾT KIỆM KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”

Họ và tên tác giả: Lương Thị Kim Thanh Chức vụ: Kế Toán
Đơn vị: Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp giáo dục




- Phương pháp dạy học bộ môn:



- Lĩnh vực khác: Kế toán



Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới 

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao 
-


Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký
tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng
kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Đã ký)

Nguyễn Văn Ngọc

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đã ký)


Trương Thị Thúy Hoa



×