Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn HIỆU TRƯỞNG CHỈ đạo GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI hợp với CHA mẹ học SINH TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.42 KB, 18 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

1. Họ và tên: Phan Bá Kiên
2. Ngày tháng năm sinh: 02/10/1977
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Khu I – TT Gia ray - Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: ĐTDĐ: 0914247498
6. Fax:

(CQ)/ 0613.731769
SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
E-mail:

7.HIỆU
Chức vụ:
TRƯỞNG
Phó hiệu trưởng
CHỈ

ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
PHỒI


HỢP THPT
VỚI Xuân
CHAThọ
MẸ HỌC SINH
8. Đơn vị công
tác: Trường
THPT XUÂN THỌ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀOTRƯỜNG
TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 12
Người
thựcđã
hiện:
Phan Bá
Kiên
- Các sáng kiến kinh
nghiệm
có trong
5 năm
gần đây:
Lĩnh
vựchọc
nghiên
“Thiết kế một giờ
dạy

Văn cứu:
theo hướng đối thoại trên quan niệm học
sinh là bạn đọc sáng- tạo”
Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ……………

(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
9. Họ và tên: Phan Bá Kiên
10.Ngày tháng năm sinh: 02/10/1977
11.Nam, nữ: Nam
12.Địa chỉ: Khu I – TT Gia ray - Xuân Lộc – Đồng Nai
13.Điện thoại: ĐTDĐ: 0914247498
14.Fax:


(CQ)/ 0613.731769

E-mail:

15.Chức vụ: Phó hiệu trưởng
16.Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
V. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
VI. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Thiết kế một giờ dạy học Văn theo hướng đối thoại trên quan niệm học
sinh là bạn đọc sáng tạo”


BM03-TMSKKN

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI HỢP VỚI
CHA MẸ HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành giáo dục – đào tạo là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo
thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản
thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo
và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho
học sinh có tri thức, có đạo đức, có kỹ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm

đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước.
Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhiều điểm Internet, quán nhậu, caraôkê…,
xuất hiện xung quanh trường. Sự thiếu gương mẫu của người lớn trong cách cư xử,
cách sống…, đã làm cho nhiều học sinh coi thường những tiêu chuẩn về đạo đức
như bất hiếu với cha mẹ, hỗn hào với thầy cô, khinh bạch người lớn tuổi, lừa đảo
bạn bè, còn bản thân thì đua đòi, ăn chơi, lười học, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Trường THPT Xuân Thọ là một ngôi trường vùng sâu, vùng xa các em học sinh
hầu hết là con em nông dân nghèo, phụ huynh phải đi làm cả ngày ngoài đồng, phó
mặc con em cho nhà trường. Đầu vào lớp 10 thấp chất lương không đều, chưa đáp
ứng yêu cầu đổi mới của giáo viên, học tập giảm sút, chán học, dẫn đến bỏ học…
Qua thực tiễn công tác và những năm làm công tác giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) lớp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy
vai trò của giáo viên chủ nhiệm, là cầu nối của việc kết hợp 3 môi trường giáo dục
GĐ-NT-XH, nhất là khi nhận nhiệm vụ làm phó hiệu trưởng phụ trách về nế nếp
của học sinh, tôi cáng thấy rõ sự cần thiết của việc chỉ đạo GVCN phối hợp với cha
mẹ học sinh (CMHS), đó là giải pháp chiến lược cho công tác quản lý của nhà
trường nhằm góp phần đưa chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường được
nâng lên.
Trong thực tế cho thấy GVCN hợp tác tốt với CMHS sẽ tạo môi trường
thuận lợi, thống nhất trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mỗi khi học sinh
có đủ điều kiện để học tập, vui chơi thì tất nhiên kết quả học tập sẽ cao hơn. Việc
phối hợp tốt giữa GVCN và CMHS góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo
dục của nhà trường, nhưng trong thực tế không phải GVCN nào cũng phối hợp tốt
với CMHS, đã có nhiều trường hợp do thiếu quản lý, thiếu quan tâm, thiếu mối lên
hệ giữa nhà trường và gia đình dẫn đến ngày càng nhiều học sinh cá biệt, lười học,
mê chơi, chán học và bỏ học…
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh”, để có điều kiện phân tích và tìm ra các giải
pháp cho công tác chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS nhằm huy động có hiệu quả
các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện cho tất cả học

sinh luôn được nâng niu, giúp đỡ, hoàn thành sự nghiệp giáo dục của nhà trường.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
- Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho
nhau thực hiện một công việc chung.
- Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xã hội,
một môi trường xã hội vi mô.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức tự nguyện của cha mẹ học sinh,
được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng
lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo
dục.
1.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ:
Người ta thường nói “Con nhà tong, không giống lông cũng giống cánh”
điều đó cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ qua nhân cách của
từng thành viên trong gia đình. Cha mẹ là “người thầy” đầu tiên dạy cho trẻ và
cũng chính là những “người thợ” đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền
móng nhân cách cho trẻ. Gia đình, cha mẹ là những người gần gũi và hiểu biết nhất
về con em mình. Vì vậy, gia đình và cha mẹ đã có vai trò trung tâm và có hiệu quả
nhất trong việc giáo dục học sinh.
Cùng với nhà trường, gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường đảm bảo
sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống, đồng
thời cũng là môi trường để các em thực hành những điều các em đã được học, rèn
luyện hành vi, thái độ, cách cư xử…, góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và
phát triển nhân cách học sinh.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi than yêu nuôi dưỡng
cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân

cách”. Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng
trong sự phát triển của mỗi quốc gia, “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt; gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. (Hồ Chí Minh toàn tập,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội).
1.3. Vai trò và nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
1.3.1. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Ban đại diện CMHS hoạt động giáo dục theo quy định của Điều lệ Ban đại
diện CMHS và điều lệ nhà trường. Quan hệ giữa nhà trường và BĐD CMHS là
bình đẳng, hợp tác.
Thông qua Ban đại diện CMHS, gia đình tham gia công tác giáo dục một
cách có tổ chức, tiếng nói của gia đình với nhà trường càng làm tăng “trong lượng”


trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể của
CMHS tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường. Ban đại diện
CMHS không chỉ là lực lượng gần gũi, gắn bó, thường xuyên phối hợp với nhà
trường, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường mà còn là mối lien kết quan hệ giữa
nhà trường với các lực lượng xã hội khác ngoài nhà trường.
1.3.2. Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Theo Điều lệ nhà trường, Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và quy chế
thực hiện dân chủ trong nhà trường thì Ban đại diện cha mẹ học sinh có các nhiệm
vụ:
- Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nghị quyết của cuộc
họp đầu năm học, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng thời gian do Ban
đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục
đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục
học sinh.
- Phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu kém tiếp tục rèn luyện
trong hè.

- Vận động CMHS và các lực lượng XH hỗ trợ nhà trường trong công tác quản lý
việc học của con cái khi ở nhà; tác động đấn gia đình, hạn chế lưu ban, bỏ học và
chăm lo việc giáo dục đạo đức, nề nếp học sinh, bồi dưỡng, khuyến khích học sinh
giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khó khan, học
sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh bỏ học trở lại tiếp tục đi học; động viên
cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn
diện.
- Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc tu bổ, bảo vệ cơ sở
vật chất, thiết bị của nhà trường; góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
thầy cô giáo; khen thưởng HS giỏi, giúp đỡ HS nghèo.
- Đóng góp ý kiến với nhà trường về các chủ trương, biện pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức và chăm sóc học sinh nhằm thực hiện có hiệu
quả các văn bản luật có liên quan đến giáo dục và đào tạo.
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện CMHS lớp.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch phối hợp
với cha mẹ học sinh:
Trước tình hình học sinh có giảm sút về nề nếp tác phong, hàng năm đều có
kỷ luật ở mức độ kỷ luật cao, nên hiệu trưởng nhà trường có quan tâm hơn về công
tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, và đã nhận thấy rằng trong công tác chủ nhiệm thì
một công việc không thể thiếu và yếu được đó là công tác phối hợp với cha mẹ học
sinh, trong quá trình chỉ đạo vừa theo dõi hoạt động của một số giáo viên chủ
nhiệm, phân tích những việc đã làm và chưa làm của từng giáo viên chủ nhiệm, đã
đúc kết được một số công việc chính trong quá trình chỉ đạo như sau:
* Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành điều tra để phân tích tình hình:


- Nội dung điều tra:
Nội dung điều tra ở đầu năm (lưu vào hồ sơ chủ nhiệm).
+ Diện chính sách: Xóa đói giảm nghèo, cận nghèo, dân tộc, mồ côi (cha hoặc mẹ

hoặc cả 2), thương binh (loại gì?).
+ Nghề nghiệp cha, mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Ở trọ hay ở nhà (lưu ý rõ có người quản lý hay không).
+ Công việc thường làm ở nhà.
+ Sở thích, năng khiếu.
+ Bạn gần nhà, bạn cùng đường.
+ Số điện thoại cha, mẹ.
+ Số ngày nghỉ (phép hay không phép), số lần cúp giờ, không thuộc bài hay một số
vi phạm khác… ở năm học trước.
+ Kết quả học tập từng môn.
+ Nhận xét của chủ nhiệm năm qua.
Đây là những dữ liệu cần thiết trong quá trình chủ nhiệm học sinh, thông
qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm đầy đủ các thong tin của học sinh và từ kinh
nghiệm, phán đoán có thể hiểu được cách giáo dục của cha mẹ học sinh trong thời
gian qua, hiểu được nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của học sinh, từ đó giáo
viên chủ nhiệm vạch ra kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh.
Nội dung điều tra trong năm: (lập sổ thi đua của từng tổ trong lớp) để nắm
nề nếp học tập, kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, sức khỏe, tâm tư tình cảm, yêu
cầu, nguyện vọng… của học sinh.
- Biện pháp điều tra:
+ Xem học bạ học sinh năm trước để nắm rõ tình hình phấn đấu, rèn luyện và học
tập của từng em trong lớp; cho học sinh ghi phiếu lý lịch trích ngang, nắm kết quả
kiểm tra văn hóa đầu năm; quan sát hoạt động của học sinh trong trường, trong giờ
học, trò chuyện với học sinh…
+ Trao đổi với cha mẹ học sinh về những nội dung cần tìm hiểu (lập phiếu hỏi ý
kiến cha mẹ học sinh về những nội dung cần tìm hiểu).
+ Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên bộ môn, với ban cán sự
lớp.
* Hiệu trưởng đề ra các yêu cầu xây dựng kế hoạch phối hợp như:
- Lập sổ kế hoạch (trong sổ chủ nhiệm có dành riêng các trang để ghi kế hoạch

phối hợp).
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm xây dựng cụ thể những công việc chính cần phối
hợp.
- Số lần hội nghị, thời gian hội nghị, xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể trước khi
hội nghị.
- Quy định trường hợp nào mời cha mẹ học sinh đến trường, khi nào nhất thiết phải
đến thăm nhà học sinh…
- Ghi nhận xét cuộc tiếp xúc, theo dõi kết quả tiến bộ của học sinh sau khi tiếp xúc
với cha mẹ học sinh.
- Lập dự trù kinh phí đóng góp của cha mẹ học sinh: Xây dựng các tiêu chuẩn khen
thưởng học sinh, xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại khóa, tham quan…


2.2. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh
lớp:
* Thời điểm tổ chức:
Thông thường ở nhà trường hàng năm có 3 lần tổ chức họp cha mẹ học sinh:
Lần 1: Vào đầu năm học, giáo viên báo cáo sơ bộ về tình hình học tập của học
sinh năm học trước và tình hình của học sinh lớp mình phụ trách. Nội dung là phổ
biến những yêu cầu của nhà trường đối với việc học tập của học sinh, trao đổi giữa
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để thống nhất việc giúp đỡ các em học tập
ở nhà và ở trường.
Lần 2: Vào cuối học kỳ I để thong báo kết quả học tập, ưu khuyết điểm của từng
em, chú ý những em yếu kém và những vấn đề đòi hỏi gia đình cần phối hợp với
nhà trường giúp các em học tốt hơn trong học kỳ II.
Lần 3: Chỉ tổ chức cho khối 12, vào đầu tháng 4, sau khi có kết quả kiểm tra giữa
ky2II, phân tích kết quả cho cha mẹ học sinh nắm được thế mạnh, yếu của học sinh
để tạo điều kiện bồi dưỡng giúp đỡ học sinh học tập tốt hơn, đặc biệt là tìm biện
pháp tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho học sinh, kế hoạch phụ đạo những học sinh học
yếu, kém.

Ngoài các đợt tổ chức hội nghị toàn thể cha mẹ học sinh, giáo viên chủ
nhiệm chủ động mời gặp riêng cha mẹ học sinh khi cần thiết như học sinh vắng
học không phép nhiều ngày; học sinh học tập giảm sút (thường xuyên không thuộc
bài, ngủ gật…), học sinh có biểu hiện bất thường, nghi vấn khác…
* Nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng:
- Hiệu trưởng phổ biến với giáo viên chủ nhiệm về nội dung và thời gian tổ chức
hội nghị cha mẹ học sinh lớp thong qua buổi họp hội đồng sư phạm, yêu cầu giáo
viên chủ nhiệm cho học sinh gửi giấy mời họp về cha mẹ học sinh.
- Hiệu trưởng gợi ý nội dung họp, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung
họp cụ thể bằng văn bản (từ chương trình, nội dung, chuẩn bị các biểu mẫu…).
Về chương trình:
- Thư ký thu nhận thư mời và ghi nhận danh sách cha mẹ học sinh dự họp.
- Giáo viên chủ nhiệm giới thiệu thành phần tham dự và yêu cầu của cuộc họp.
- Giáo viên chủ nhiệm báo cáo sơ bộ kết quả hoạt động của nhà trường, lớp trong
thời gian qua; thong báo cụ thể kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh, đặc biệt
lưu ý đến các học sinh cá biệt và học sinh yếu, kém.
- Giáo viên chủ nhiệm lần lượt đi vào từng nội dung cuộc họp.
- Gợi ý cho cha mẹ học sinh nêu ý kiến đóng góp, thảo luận.
- Giáo viên chủ nhiệm giải trình, trao đổi các ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh.
- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Thư ký thông qua biên bản, đại diện cha mẹ học sinh ký tên, nộp biên bản cho
lãnh đạo nhà trường tổng hợp và tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh cấp trường.
Về nội dung: Mỗi lần họp, ngoài những hiệm vụ chung cần có nội dung mới
riêng, phù hợp với từng thời điểm họp; tránh đơn điệu, không cần thiết, giúp cho
cha mẹ học sinh cảm nhận được sự cần thiết khi đến họp và mong muốn nhà
trường tổ chức họp nhiều hơn nữa:


Ví dụ (nội dung lần 1): Giáo viên chủ nhiệm thông qua kế hoạch hoạt động
trong tâm, mục tiêu chủ yếu của trường, lớp; sinh hoạt nội quy học sinh cho cha

mẹ học sinh nắm; nêu những quy định về xếp loại hạnh kiểm và học tập.
Giáo viên chủ nhiệm thong báo cụ thể các khoản thu – chi, và thời hạn thu,
chế độ miễn giảm đối với từng trường hợp cụ thể.
Giáo viên chủ nhiệm trao đổi về các biện pháp phối kết hợp giữa giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh, nói rõ hình thức, biện pháp sử dụng sổ liên lạc và
điện thoại để phối hợp với gia đình khi cần thiết.
Bầu chọn ban đại diện cha mẹ học sinh lớp gồm 1 hội trưởng, 1 thư ký và 1
ủy viên làm thủ quỹ hội của lớp.
Gợi ý thành lập quỹ khuyến học của lớp (theo tinh thần tự nguyện và ý kiến
thống nhất của cha mẹ học sinh lớp), giới thiệu một số địa chỉ học sinh có hoàn
cảnh khó khan cần giúp đỡ; gợi ý tiêu chuẩn thi đua của lớp để cha mẹ học sinh
phát thưởng cho học sinh, nhằm động viên khuyến khích học sinh.
Về biểu mẫu:
Lần 1 cần chuẩn bị: Kết quả của năm học trước và kết quả điều tra sơ bộ
đầu năm, phiếu liên lạc cho cha mẹ học sinh ký mẫu, các yêu cầu của nhà trường,
lớp đối với học sinh.
Lần 2: Kết quả xếp loại 2 mặt của học kỳ I (Giáo viên chủ nhiệm ghi kết
quả trên bảng, phân tích điểm số của học sinh cho cha mẹ học sinh nắm được năng
lực của con em minh, kế hoạch học kỳ II).
Lần 3: Kết quả kiểm tra giữa kỳ II, kế hoach ôn thi tốt nghiệp.
Phân công giáo viên bộ môn của lớp (không chủ nhiệm) làm thư ký và đồng
thời hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm giải quyết những tình huống phát sinh trong
quá trình tiếp xúc với cha mẹ học sinh.
Kết quả đạt được:
Từ chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường đã tác động đến giáo viên chủ nhiệm,
nên đã có nhiều giáo viên nhận thức được những công việc cần phải chuẩn bị trước
khi tổ chức họp với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị đầy đủ
những thong tin cần thiết về từng học sinh và những nội cần trao đổi với cha mẹ
học sinh. Nhiều giáo viên đã cụ thể những nội dung chính của hiệu trưởng, tìm ra
nhiều ý tưởng hay, phù hợp với lớp mình, mỗi chi hội cha mẹ học sinh của lớp đều

hoạt động với sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp (hiệu trưởng chỉ đạo chung
cho các giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh của lớp đồng thời cũng
là người phối hợp với cha mẹ học sinh của trường; việc của lớp thì có giáo viên
chủ nhiệm bàn với chi hội của lớp, việc lớn của trường thì hiệu trưởng bàn với giáo
viên chủ nhiệm và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để tìm giải pháp).
2.3. Nâng cao năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm để họ có khả năng
vận động, thuyết phục cha mẹ học sinh và biết gợi ý, định hướng hoạt động của
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Đầu mỗi năm học, sau khi phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng
có trang bị cho giáo viên chủ nhiệm cơ sở lý luận, các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ngành, nhà trường và địa phương để bảo


đảm giáo viên chủ nhiệm nắm vững các yêu cầu sư phạm, nắm vững nhiệm vụ của
họ trong công tác phối hợp với gia đình học sinh.
- Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm, do đó giáo viên có thể
thay đổi kinh nghiệm, hợp tác, cùng nhau xây dựng các phương pháp phối hợp
hiệu quả hơn, tìm ra được giải pháp thích hợp cho từng đặc điểm đối tượng học
sinh, đối tượng giáo viên chủ nhiệm của lớp.
=> Nhằm nâng cao chất lực công tác của giáo viên chủ nhiệm để họ có khả năng
vận động, thuyết phục cha mẹ học sinh, như:
+ Cách hướng dẫn cha mẹ học sinh đánh giá kết quả học tập của con em mình bằng
cách: kiểm tra vở học mỗi ngày theo thời khóa biểu, quan sát việc học bài ở nhà
giáo viên chủ nhiệm của học sinh, theo dõi điểm số các bài kiểm tra và lời nhận xét
trong bài kiểm tra…
+ Yêu cầu và hướng dẫn cha mẹ học sinh những công việc cần thực hiện ở nhà như
chỗ học, thời gian học, đôn đốc, kiểm tra bài tập của học sinh ở nhà.
+ Tổ chức tốt các kỳ họp cha mẹ học sinh trong năm học với mục đích chính là
làm cho cha mẹ học sinh nắm được tình hình học tập của con em, thấy được trách
nhiệm của gia đình. Vì vậy, khi tổ chức họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm

lớp phải chuẩn bị đầy đủ những thông tin cần thiết về từng học sinh và những nội
dung cần trao đổi với cha mẹ học sinh.
- Thông qua các cuộc họp giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, hiệu trưởng thường đề
cập đến một số tình huống (qua phản ánh của cha mẹ học sinh, học sinh, các nguồn
dư luận khác) và tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm cách giải quyết, hoặc biểu dương
những cá nhân có những sáng kiến hay, hiệu quả để cho giáo viên khác tham khảo
và nhân rộng.
- Hiệu trưởng hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm biết gợi ý, định hướng hoạt
động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp: họ là người vận động các mạnh
thường quân tham gia đóng góp hỗ trợ cho học sinh, giúp cho giáo viên chủ nhiệm
động viên, lôi kéo được cha mẹ học sinh trong lớp cùng quan tâm, nhất là những
cha mẹ học sinh có cá tính.
Nhất là vấn đề về tài chính, phải bàn bạc thống nhất, công khai minh bạch,
và tốt nhất là chính Ban đại diện cha mẹ học sinh tự quản lý, tự thu chi.
Ví dụ: Trong năm học nhà trường tổ chức học tăng giờ ôn tập cho học sinh,
hoặc tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho học sinh,… giáo viên chủ nhiệm thảo luận cùng
với cha mẹ học sinh, cùng thống nhất, sau đó chính Ban đại diện cha mẹ học sinh
của lớp sẽ đứng ra thu tiền và chi trả cho giáo viên giảng dạy, họ quản lý tiền tự
thu chi, họ có thể vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ lẫn nhau (một số học sinh diện
chính sách, khó khan đột xuất…) từ đó tổ chức được lớp học có nề nếp, học sinh
khỏi phải tìm học them tràn lan, tốn kém và khó quản lý, dễ sinh ra tiêu cực.
2.4. Biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia đình và
Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Hàng tuần họp các giáo viên chủ nhiệm hoặc trước khi tổ chức họp cha mẹ học
sinh, hiệu trưởng đề ra các quy định cụ thể, thống nhất phù hợp với tình hình thực
tế của trường, có đúc kết kinh nghiệm của những năm trước nhằm đảm bảo thực
hiện các hình thức phối hợp có nề nếp.


- Hàng năm, hiệu trưởng đều tổ chức 1 buổi hội thảo về chuyên đề công tác chủ

nhiệm. Trong hội thảo, hiệu trưởng nhấn mạnh trao đổi về kinh nghiệm phối hợp
với cha mẹ học sinh. Tổ chức một buổi hội thảo về việc kết hợp ba môi trường
giáo dục nhằm trao đổi với nhau về các nội dung và hình thức phối hợp giúp giáo
viên chủ nhiệm và một số cha mẹ học sinh có thêm kinh nghiệm.
- Trước khi tổ chức họp cha mẹ học sinh, hiệu trưởng họp các giáo viên chủ nhiệm
phác họa, gợi ý nội dung, chương trình, hình thức, tư vấn trước một số tình huống
có thể xảy ra, như:
+ Cách nhận xét học sinh trong giao tiếp với cha mẹ học sinh.
+ Cách giao tiếp với cha mẹ học sinh.
+ Cách gợi ý nêu vấn đề cho cha mẹ học sinh tham gia đóng góp ý kiến.
+ Cách hướng dẫn cha mẹ học sinh tổ chức quản lý việc học tập ở nhà của học
sinh.
+ Cách giáo dục học sinh cá biệt.
+ Cách quan tâm học sinh một cách đúng mức.
- Hiệu trưởng có thành lập các tổ, khối chủ nhiệm hoạt động theo sự phân công
nhiệm vụ của hiệu trưởng, đã có nhiều sáng tạo, tham mưu, đề xuất cho hiệu
trưởng kịp thời.
Kết quả đạt được:
- Hiệu trưởng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉ đạo giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh, nên có đầu tư bồi dưỡng và tạo điều kiện cho
giáo viên chủ nhiệm trang bị them kinh nghiệm phối hợp với cha mẹ học sinh.
- Do hiệu trưởng có chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm trước khi tổ chức họp
cha mẹ học sinh nên việc phối hợp nhìn chung đã đạt được một số kết quả sau:
+ Số cha mẹ học sinh tham dự họp ngày càng đông.
+ Cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn, số học sinh vi
phạm nội quy giảm rõ rệt.
+ Cha mẹ học sinh nhiệt tình hưởng ứng các cuộc vận động của giáo viên chủ
nhiệm, nổi bật nhất là hỗ trợ tiền, quần áo, sách vở, xe đạp… cho học sinh nghèo
của từng lớp.
+ Lập quỹ khuyến học của từng lớp giúp đỡ học sinh khó khan, tổ chức học tăng

giờ cho học sinh.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Nhà trường đã xây dựng, củng cố tốt, định hướng đúng các hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ của Ban đại diện đã phát huy nhiều khả năng không chỉ tác động
đến giáo dục gia đình mà còn huy động được lực lượng về nhiều mặt của cha mẹ
học sinh tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. Thể hiện qua một số
việc cụ thể như:
+ Chất lượng học tập: Vào đầu năm học mới tổ chức họp cha mẹ học sinh để thông
báo kết quả và đánh giá năng lực học tập của học sinh năm học trước, đưa ra
những yếu kém tồn tại để phụ huynh nắm bắt và yêu cầu có sự phối hợp một cách
cụ thể. Đối với giáo, hiệu trưởng quán triệt tinh thần trách nhiệm và giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng khối, từng cá nhân (thông qua đăng ký chất lượng), sau mỗi kỳ


kiểm tra tổ chức rút kinh nghiệm từng môn để có sự điều chỉnh tốt hơn trong cách
dạy, cách học, cùng phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức kiểm tra
kiến thức của học sinh một cách thường xuyên và có ghi nhận đánh giá cụ thể nên
chất lượng học tập của học sinh ngày càng tốt hơn.
Nếu giáo viên chủ nhiệm làm tốt việc phối hợp sẽ giúp cho hoạt động của
lớp dễ dàng hơn, từng học sinh sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, được giúp đỡ, giáo
dục kịp thời hơn.
Bảng tỉ lệ % số cha mẹ học sinh tham dự hội nghị đầu năm
Khối
10
11
12

Năm học 2010 - 2011
79.2 %
68 %

82 %

Năm học 2011 - 2012
85 %
81.6 %
91.5 %

Ghi chú

Bảng tỉ lệ % kết quả 2 mặt:
Nội dung
Tổng số học sinh
Kết quả lên lớp
Hạnh kiểm tốt

Năm học
2010 - 2011
1167
80.89 %
61.26 %

Năm học
2011 - 2012
1316
82.9 %
70.6 %

Ghi chú

Qua bảng số liệu cho thấy hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo

viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh thì cha mẹ học sinh mới nhận thức
được trách nhiệm của mình đối với con em, và từ đó kết quả học tập, hạnh kiểm
ngày càng tăng.
- Ban đại diên cha mẹ học sinh hoạt động ngày càng có hiệu quả , làm tốt vai trò
cầu nối giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, có nhiều hỗ trợ thiết thực hơn để nhà
trường có điều kiện thực hiện công tác giáo dục. Nhiều cha mẹ học sinh đã ngày
càng nhận thức được trách nhiệm và quan tâm đúng mức đến nề nếp học tập, ăn
mặc, nói năng, đi lại… của con em nên học sinh bị kỷ luật cũng ngày càng giảm rõ
rệt. Cụ thể, năm học 2010 – 2011 có 59 học sinh ra hội đồng kỷ luật bị xếp hạnh
kiểm yếu, cuối năm có 11 học sinh phải rèn luyện trong hè. Năm học 2011 – 2012
có 37 học sinh ra hội đồng kỷ luật bị xếp hạnh kiểm yếu và cuối năm không có học
sinh phải rèn luyện trong hè.
- Tinh thần đóng góp xây dựng trường xanh – sạch – đẹp cũng được cha mẹ học
sinh ngày càng quan tâm, thiết thực và đầy trách nhiệm.
Bên cạnh đó là sự hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường đã
tổ chức nhiều phong trào quyên góp giúp bạn vượt khó, nuôi heo đất, quyên góp
xây dựng nhà tình thương….để giúp đở cho các em học sinh có hoàn cảnh khó
khăn có đủ tập, sách, quần áo để đi học; Vận động Hội khuyến học tặng học bổng
cho học sinh nghèo; tổ chức nhiều sân chơi phù hợp, thân thiện, hợp tác cho học
sinh làm cho các em yêu thích đến trường, tạo thêm mối quan hệ gắn bó, tình cảm


thân thiết thầy trò, bạn bè để các em thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui mà
tích cực học tập.
IV.

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Để đạt dược mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhà trường giữ vai trò quan trọng
và quyết định bởi nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và

hình thành nhân cách con người cho xã hội, muốn thế người hiệu trưởng cần phải
thiết lập tốt mối quan hệ với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để
đồng tác động đến ý thức xã hội, tác động đến cha mẹ học sinh, tác động đến ý
thức trách nhiệm của lực lượng giáo viên, đến học sinh; trong đó giáo viên chủ
nhiêm là lực lượng trực tiếp, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng đến cha mẹ học
sinh, là lực lượng đông đảo, hội đủ điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công
công tác xã hội hóa giáo dục.
Hiệu trưởng cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phối hợp hiệu quả với gia đình học sinh, với
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, từ đó quan tâm đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm về công tác phối hợp.
Thực hiện có hiệu quả mối quan hệ:
- Hiệu trưởng cùng thống nhất nội dung, chương trình hoạt động, quy chế phối hợp
với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cụ thể
hóa chương trình hoạt động, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và Ban đại
diện cha mẹ học sinh của lớp, phản hồi thong tin kịp thời đến hiệu trưởng. Giáo
viên chủ nhiệm phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ học sinh, họ trở
thành những người bạn đồng hành với giáo viên chủ nhiệm, giải quyết những bất
cập xảy ra trong quá trình giáo dục học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh
và Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp gắn kết chặt chẽ với giáo giáo viên chủ
nhiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, vừa là người thực hiện, vừa là người tuyên
truyền.
Chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh ở nhà trường vẫn phải chịu nhiều
yếu tố xã hội anh hưởng đến, nhưng hiệu trưởng phải xác định yếu tố nhà trường
đóng vai trò quyết định, trách nhiệm nhà trường phải tổ chức xây dựng các biện
pháp phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh, phải chủ động phối
hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh trên mọi phương diện để thúc
đẩy việc xây dựng và phát triển nhà trường. Không nên lơ là thiếu trách nhiệm, bởi
cha mẹ học sinh có rất it con, ít hiểu tâm lý của học sinh, còn giáo viên chủ nhiệm

đã từng có rất nhiều “con” rất hiểu tâm lý của học sinh nên phải là người tư vấn và
hướng dẫn cha mẹ học sinh cùng thực hiện.
Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp
với cha mẹ học sinh một cách cụ thể, xây dựng quy định, quy chế phối hợp giữa
giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh một cách rõ rang, phù hợp. Trong quá
trình thực hiện đảm bảo nguyên tắc “Dân chủ - công khai – hiệu quả” và “Tất cả
vì học sinh thân yêu”.


Hiệu trưởng phải tăng cường công tác chỉ đạo, phân công nhiệm rõ rang,
thường xuyên kiểm tra giám sát, kịp thời nhắc nhở, động viên, giúp đỡ, khen
thưởng khích lệ giáo viên chủ nhiệm.
Hiệu trưởng tổ chức nhiều phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao tay
nghề giáo viên, giáo viên giảng dạy ngày càng đạt kết quả hơn, có trách nhiệm
hơn, học sinh tin yêu và say mê học tập hơn. Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi
bổ ích, nhằm động viên học sinh “Vui khỏe để học tốt”. Tổ chức nhiều hoạt động
vui để học, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cho học sinh để các em không bị hụt
hẫng kiến thức, tránh học ngày càng yếu, chán học rồi bỏ học.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp
về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, kết hợp với cha mẹ học
sinh, hội khuyến học điều tra số học sinh có hoàn cảnh khó khan có nguy cơ bỏ
học để giúp đỡ các em như tập sach, quần áo, tiền, gạo… nhằm tạo điều kiện cho
các em an tâm đến trường. Đồng thời cảm hóa những học sinh lười học, ngỗ
nghịch, mê chơi… có ý thức học tập đúng đắn hơn.
Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh làm cho cha mẹ học sinh nắm được
mục đích giáo dục chung, mục tiêu giáo dục, các chuẩn kiến thức học sinh cần đạt
trong năm học. Biện pháp phối hợp quản lý học sinh ở nhà, biện pháp phối hợp
giáo dục học sinh (tránh nhà trường giáo dục một đằng, gia đình giáo dục một
nẻo), kế hoạch tổ chức giảng dạy ở trường, cách quản lý và chăm sóc học sinh của
cha mẹ học sinh ở nhà. Phân tích một số khía cạnh học sinh thường gặp trở ngại

trong học tập để cùng cha mẹ học sinh thào gỡ. Thông qua nội quy học sinh, các
chỉ tiêu khen thưởng, các hình thức xử lý kỉ luật học sinh. Thường xuyên lien hệ
với nhau để nắm bắt tình hình của học sinh mà có biện pháp giáo dục kịp thời hơn.
Định hướng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng nhà trường tổ chức
nhiều hoạt động giáo dục học sinh, vận động mạnh thường quân, tham mưu chính
quyền địa phương giúp đỡ cha mẹ học sinh có nghề nghiệp ổn định để nuôi dạy
con tốt hơn.
Một số kiến nghị:
Chính quyền địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền “Luật giáo
dục” trong rộng rãi quần chúng nhân dân, vận động nhân dân thực hiện nếp sống
văn minh; tạo việc làm cho dân nghèo tại địa phương; hoạt động thật tốt và có hiệu
quả công tác khuyến học, khuyến tài. Cần đưa vào nghị quyết, tiêu chí thi đua của
xã (thị trấn) về trách nhiệm của gia đình trong việc học hành của con em, như chỉ
tiêu chống bỏ học, chỉ tiêu đậu tốt nghiệp, đậu đại học, cao đẳng, THCN…, xem
đây là công việc chung của toàn xã hội; huy động mọi nguồn lực trong xã hội tạo
môi trường học tập lành mạnh, thuận lợi, hiệu quả; ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm
nhập vào nhà trường.
Hiệu trưởng ngoài việc tổ chức các hoạt động chỉ đạo cho giáo viên chủ
nhiệm phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, thực hiện tốt việc kết hợp ba môi giáo
dục, nên có chính sách động viên khích lệ những giáo viên chủ nhiệm thực hiện
tốt, có nhiều sáng kiến, mô hình và phổ biến, nhân rộng cho tất cả giáo viên.


Hiệu trưởng cần tác động đến giáo viên chủ nhiệm phải làm sao cho cha mẹ
học sinh hiểu, tin và cùng sát cánh chung vai với nhà trường. Giúp cha mẹ học
sinh biết cách giáo dục đúng mức con em mình và ý thức quan tâm tới cộng đồng
xã hội. Chú trọng công tác giáo dục ý thức học tập của học sinh, học sinh xem việc
học là niềm vui trong cuộc sống, học có mục tiêu, có động lực thúc đẩy.
Hiệu trưởng luôn tìm tòi, nghiên cứu định hướng tổ chức nhiều phong trào
thi đua dạy tốt học tốt, những phong trào hoạt động giáo dục toàn diện cho học

sinh, tạo được thương hiệu riêng của nhà trường, xã hội tin tưởng và nhiệt tình ủng
hộ. Không để học sinh nghèo nàn về các chuẩn giá trị tinh thần và vật chất, luôn
dồi dào tình thương, sự chăm sóc, sự quan tâm của nhà trường – gia đình và xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức trách nhiệm, thật sự là những kỹ sư tâm
hồn, luôn được xã hội tôn vinh, “tất cả vì học sinh than yêu”. Luôn là tấm gương
sáng về đạo đức và tự học cho học sinh noi theo.
Tóm lại: Bác Hồ thường khuyên những người làm công tác quản lý: phải đi
sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể,
thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với
tình hình thực tế, kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ
và của địa phương. Do đó người hiệu trưởng cần phát huy cao độ dân chủ trong
nhà trường, tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò,
tạo mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường – gia đình – xã hội, phải xác định đúng
tầm quan trọng của việc phối hợp, kết hợp lực lượng giáo dục trong nhà trường,
nhất là giáo viên chủ nhiệm; kết hợp lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như
tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương mà đặc biệt là
vai trò củ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Với những thành quả đạt được trong sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong
thời gian qua và qua cơ sở lý luận, tôi thấy cần phải quyết tâm cùng với tập thể nhà
trường đẩy mạnh hơn nữa việc kết hợp ba môi trường giáo dục, tìm nhiều giải pháp
hữu hiệu hơn để giáo viên chủ nhiệm định hướng được nhiều hoạt động phối hợp
tốt với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, từng đơn vị lớp thực hiện tốt
thì chắc chắn ban đại diện cha mẹ học sinh của trường sẽ rất vững mạnh, tạo dựng
được lực lượng hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, thực
hiện lời chỉ dẫn của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
tram năm thì phải trồng người”.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Phan Bá Kiên



V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

2.

Luật giáo dục.

3.

Điều lệ trường trung học.

4.

Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

5.

Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.

Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Xuân Thọ


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với
cha mẹ học sinh trường THPT Xuân Thọ.
Họ và tên tác giả: Phan Bá Kiên. Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị: trường THPT Xuân Thọ.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ........................ 

- Phương pháp giáo dục 

- Lĩnh vực khác: ................................................. 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)




×