Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Lạm phát là một vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của nền kinh tế thị
trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị xã hội của mỗi
quốc gia. Nó là kết quả tổng hòa các chính sách kinh tế xã hội vĩ mô, các hoạt
động kinh doanh vĩ mô trong sự hòa quyện và ảnh hưởng tương tác với bối
cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới. Lạm phát đã có tác động trực
tiếp và gián tiếp đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của Chính phủ, các doanh
nghiệp và cá nhân, các quan hệ kinh tế đối nội, đối ngoại của quốc gia, tác
động đến tình hình trong khu vực và trên thế giới với mức độ tùy theo vị thế
kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận trong khu vực và trên thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu lạm phát để tìm ra nguyên nhân, biện pháp
khắc phục là điều cần thiết phải quan tâm của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tám
tháng đầu năm 2004 đã có hiện tượng lạm phát. Vậy lạm phát hiện nay do
nguyên nhân gì? cần những biện pháp khắc phục như thế nào? Em xin chọn
đề tài về lạm phát ở Việt Nam hiện nay để nghiên cứu và viết tiểu luận. Với
những kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế về lạm phát, nên rất mong được
sự đóng góp của thầy để bài viết hoàn hảo.
Em xin chân thành cảm ơn.
1
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm
a) Định nghĩa
- Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng - giá các
loại hàng hóa như lương thực, xăng dầu, xe ôtô tăng; tiền lương, giá đất, tiền
thuê tư liệu sản xuất tăng... giảm lạm phát có nghĩa là giá cả và chi phí nói
chung hạ xuống.
- Lạm phát được thể hiện trong chỉ số giá cả. Chỉ số được sử dụng
rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI, tức là chỉ số giá cả trung
bình của một lô hàng tiêu dùng và dịch vụ chính (như thành phẩm, quần áo,
nhà cửa, chất đốt, vận tải và y tế) được tính trên cơ sở giá cả thị trường tại


thời điểm xem xét so với giá cả của những thứ đó ở một thời điểm gốc để biết
mức giá tăng là bao nhiêu.
Ngoài ra, lạm phát còn có thể được đo lường bằng hai chỉ số khác:
+ Chỉ số giá cả sản xuất (PPI) là chỉ số giá bán buôn.
+ Chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, chỉ số này
được xác định bằng tỷ lệ của GWP danh nghĩa và GNP thực tế.
b) Cách xác định tỷ lệ lạm phát
gp = [ip/ip-1] . 100
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip là chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
Ip -1 là chỉ số giá cả thời kỳ trước đó.
c) Mức lạm phát: Tùy theo mức lạm phát người ta chia lạm phát thành
3 loại:
+ Lạm phát vừa phải là tình trạng giá cả tăng chậm, thường là một con
số (dưới 10%/năm). Trong điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định, giá cả
tương đối không khác mức bình thường nhiều.
2
+ Lạm phát phi mã là tình trạng giá cả hàng hóa tăng 2 hoặc 3 con số
trong một năm.
+ Siêu lạm phát là lạm phát tăng đột biến với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã 3 con số trở lên tình trạng tiền giấy đưa vào lưu thông quá nhiều,
giá cả tăng lên gấp nhiều lần mỗi tháng, siêu lạm phát gây thiệt hại, nghiêm
trọng cho nền kinh tế.
2. Nguồn gốc của lạm phát
a) Lạm phát do cầu kéo
Tổng mức cầu vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế trong điều
kiện có đầy đủ công ăn việc làm, nhưng người ta phải chi tiêu quá nhiều tiền
để lấy một lượng cung hạn chế về hàng hóa, làm tăng giá, dẫn tới lạm phát.
Khi nhu cầu tăng đột biến thì tổng cầu AD dịch chuyển từ AD
0

lên
AD
1
làm cho giá cả hàng hóa tăng từ P
0
lên P
1
gây lạm phát. Nghĩa là lạm
phát xảy ra khi quá nhiều chi tiêu săn đuổi quá ít hàng hóa.
b) Lạm phát do phí đẩy
Chi phí đẩy giá lên ngay cả trong những thời kỳ tài nguyên không
được sử dụng hết gọi là lạm phát do phí đẩy.
Ví dụ như việc tăng giá dầu hoặc tăng lượng lớn xảy ra khi nền kinh
tế đang suy thoái đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng giá hàng hóa, dẫn tới lạm
phát.
3
E
1
P
1
P
P
0
O
E
0
Q* Q
AD
0
AD

1
AS
Trong đó:
- Q l sà ản lượng
- Q* l sà ản lượng tiềm
năng
- P l mà ứcgiá
- AS l tà ổng cung
- AD l tà ổng cầu
Trên đồ thị, những sự tăng chi phí đẩy đường cong AS từ AS
0
đến
AS
1
, bởi vậy giá cả hàng hóa tăng từ P
0
lên P
1
.
c) Lạm phát nhập khẩu: Do ngoại tệ đổ vào trong nước nhiều, ngân
hàng nhà nước xuất nội tệ để mua ngoại tệ, nhằm bình ổn tỷ giá tiền tệ.
3. Tác động của lạm phát
Các cuộc lạm phát làm cho tốc độ tăng giá cả không đồng đều giữa
các loại hàng, tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.
Điều này dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả, gây tác động tới đời sống
xã hội và nền kinh tế như sau:
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá
nhân, tập đoàn và các giai cấp tầng lớp trong xã hội, đặc biệt đối với các tài
sản có lãi suất danh nghĩa cố định và những người làm công ăn lương.
- Cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế bị biến dạng, đặc biệt

khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối.
Có những doanh nghiệp, ngành có thể "phất lên, trái lại cũng có những doanh
nghiệp và ngành nghề suy sụp, phải chuyển hướng kinh doanh.
Để thấy rõ tác động của lạm phát người ta chia lạm phát thành hai
loại: Lạm phát thấy trước và lạm phát không thấy trước.
4
E
1
P
1
P
P
0
O
E
0
Q* Q
AD
AS
1
AS
0
+ Lạm phát thấy trước còn gọi là lạm phát dự kiến. Mọi người dự
đoán khá chính xác sự tăng giá tương đối đều đặn. Loại này ít gây tổn hại
thực cho nền kinh tế, tuy nhiên vẫn gây rắc rối trong các quan hệ giao dịch.
+ Lạm phát không thấy trước còn gọi là lạm phát không dự kiến được.
Do bị bất ngờ về tốc độ tăng giá nên loại lạm phát này tác động xấu đến nền
kinh tế như làm phát sinh đầu tư sai lầm, phân phối lại thu nhập một cách
ngẫu nhiên.
Ngoài ra lạm phát còn được đo bởi sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng

lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội). Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, kiểm
soát lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế vĩ
mô.
4. Những biện pháp kiểm soát lạm phát
- Chính phủ cần điều tiết và kiềm chế lượng cầu đang gây sức ép làm
xuất hiện và gia tăng lạm phát bằng những giải pháp tài chính tiền tệ theo
hướng thắt chặt, giảm phát hành tiền thu hẹp tín dụng nâng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, tăng lãi suất phát hành công trái và khuyến khích gửi tiền tiết kiệm; thu
ngân sách giảm chi tiêu Chính phủ nhất là chi tiêu phi sản xuất và điều chỉnh
quy mô, tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng thu hẹp và chậm hơn...
tăng thu hồi nợ chống thất thoát lãng phí chi ngân sách...
- Để thúc đẩy tổng cung, giảm thiếu hụt khan hiếm và đáp ứng với sự
tăng trưởng tổng cầu bằng cách như phát triển sản xuất hàng hóa, gia tăng
dịch vụ bằng việc khai thác động viên những nguồn lực tiềm năng trong nước
đến việc bổ sung bằng nguồn hàng và dịch vụ nhập khẩu bên ngoài.
- Cần đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý và tăng năng suất, hạ giá
thành sản phẩm và dịch vụ cung ứng.
- Kiểm soát giá cả, tỷ giá và tiền lương hay hướng dẫn tự nguyện.
- Dựa vào kỹ thuật của thị trường cạnh tranh để hạn chế việc tăng giá
cả và tiền lương.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×