Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học kì i môn hóa 9 quận 3 thành phố hồ chí minh năm học 2014 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.96 KB, 3 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(đề có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ 1
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2.5 điểm)
Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau:
Al  Al2O3 Al2(SO4)3  AlCl3  Al(OH)3  Al2O3.
Câu 2: (2.0 điểm)
a/ Cho các kim loại sau: Mg, Zn, Ag, Na, Fe, Al, Cu. Hãy sắp xếp các kim loại theo chiều
hoạt động hóa học giảm dần.
b/ Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) của các thí nghiệm sau:
-

Cho kim loại Natri vào nước.

-

Cho dung dịch axit clohidric vào ống nghiệm chứa dung dịch Na 2CO3.

Câu 3: (1.5 điểm)
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Ca(OH) 2, H2SO4, NaCl,
Na2SO4 đựng riêng biệt trong từng lọ.
Câu 4:(3.0 điểm)
Cho 52 gam Bari clorua BaCl 2 tác dụng vừa đủ với V (ml) dung dịch axit sunfuric


H2SO4 nồng độ 20% (D= 1,14 g/ml)
a/ Viết phương trình hóa học.
b/ Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng và tính giá trị V.
c/ Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng sau khi lọc bỏ kết tủa.
Câu 5:(1.0 điểm)
Một người thợ xây dùng một chất rắn A hòa vào nước, khuấy đều tạo thành dung dịch
B và quét lên tường. Một thời gian sau, dung dịch B phản ứng với một chất khí D trong
không khí tạo thành chất rắn E màu trắng không tan trong nước bám chặt lên tường giúp bảo
vệ tường không bị ngấm nước. Em hãy:
a/ Xác định tên các chất A, B, D, E.
b/ Viết các phương trình minh họa cho hiện tượng trên.
---------------------------------HẾT-------------------------------Cho Ba=137, H=1, S=32, O=16, Cl=35,5.
Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.


HƯỚNG DẪN CHẤM HÓA 9
HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2014-2015
CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1 (2,5đ)

Viết đúng 5 PTHH, cân bằng đúng

0,5 x5=2,5 đ


Đúng chất, cân bằng sai : trừ 0,25đ/pt
2 (2đ)

Thiếu điều kiện nhiệt độ: trừ 0,25 đ
2a(0,5đ) - Viết đúng dãy HĐHH kim loại theo chiều giảm

0,5 đ

dần.
2b(1,5đ) - 2 Na + 2 H2O  2 NaOH + H2

0,5 đ

Na tan trong nước, xuất hiện khí.

0,25 đ

- 2HCl + Na2CO3  2NaCl + CO2 + H2O

0,5 đ

Xuất hiên bọt khí

0,25 đ

Không cân bằng PT : trừ 0,25 đ/pt
-Dùng quì tím:

3 (1,5đ)


Qùi tím  xanh : nhận biết dd Ca(OH)2

0,25 đ

Qùi tím  đỏ: nhận biết dd H2SO4

0,25 đ

Qùi tím  không đổi màu: nhận biết 2 muối

0,25 đ

- Dùng dd BaCl2
Xuất hiện kết tủa trắng: nhận biết dd Na2SO4

0,25 đ

Không hiện tượng: nhận biết dd NaCl

0,25 đ

Na2SO4 + BaCl2  2NaCl + BaSO4
4 (3đ)

a (0,5đ)

BaCl2 + H2SO4  2HCl +BaSO4
1

b (2đ)


1

2

1

0,25 đ
0,5 đ

(mol)

Số mol BaCl2 : 52/208 = 0,25 (mol)

0,125 đ

Số mol axit: 0,25 mol

0,125 đ

Khối lượng axit: 0,25 x 98 = 24,5 (g)

0,25 đ

Khối lượng dd axit: 24,5 x 100/20 = 122,5 (g)

0,25 đ

V = 122,5/ 1,14 =107,46 (ml)


0,25 đ

Số mol BaSO4 =0,25 mol

0,125 đ


Khối lượng kết tủa = 0,25 x 233 = 58,25 (g)

0,25 đ

Khối lượng dd mới:
52 +122,5 – 58,25 = 116,25 (g)

0,25 đ

Số mol HCl =0,25 mol

0,125 đ

Khối lượng dd HCl =0,25 x 36,5 = 18,25 (g)

0,25 đ

C% dd HCl = 18,25 x100/ 116,25= 15,69 %

0,5 đ

(nếu hs không tính số mol như trên mà ghi thẳng
số mol các chất trên PT cho trọn 0,5 đ của 4 chất)

5 (1đ)

a (0,5đ)

A:CaO, B: Ca(OH)2, D:CO2, E: CaCO3

0,5 đ

b (0,5đ)

CaO + H2O  Ca(OH)2

0,25 đ

Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O

0,25 đ



×