Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT số SUY NGHĨ về NGHIÊN cứu xây DỰNG CHIẾN lược PHÁT TRIỂN KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.92 KB, 6 trang )

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2020
1. Bối cảnh trong nước, những thuận lợi và khó khăn đối với việc xây dựng Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Việt Nam đã triển khai thực hiện có kết quả Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ 1991-2000; đồng thời đang tiến hành thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, mà bước khởi đầu nổi bật là việc hoàn thành thắng
lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005.
Những thành tựu qua 20 năm đổi mới (1986-2005) làm cho thế và lực của nước ta lớn
mạnh lên nhiều. Đất nước đã ra khỏi thời kỳ khó khăn, khủng hoảng và đang bước vào giai
đoạn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hướng tới mục tiêu đến năm 2020,
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính trị, xã hội ổn định,
kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tạo được niềm tin cho toàn dân, cho các doanh nghiệp,
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) gắn với hội nhập kinh tế quốc tế bước đầu đã hình thành và vận hành có hiệu quả.
Những cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, thu hút cao hơn
các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Tư duy kinh tế đã có bước đổi mới mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để có thể hoạch
định các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút các nguồn lực và cải thiện môi
trường đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, bước đầu
hiện đại hoá trong một số ngành then chốt. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh
vực đã có những cải thiện. Các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế nước ta đang thích nghi
ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế.
Kinh tế vùng đã phát huy được các lợi thế so sánh, tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường trong thời kỳ Chiến lược
2011-2020. Sự liên kết giữa các vùng kinh tế bước đầu mở ra, trong đó các vùng động lực đã
từng bước phát huy được sức lan tỏa, hỗ trợ các vùng khó khăn cùng phát triển tốt hơn.
Mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển, hàng xuất khẩu của Việt Nam
đã đứng vững được trên nhiều thị trường và có triển vọng sẽ được mở rộng. Tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế thế giới, việc thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa
phương, việc trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)... sẽ tạo


điều kiện phát huy tốt hơn những thế mạnh trong nước, tạo ra thế phát triển mới cho đất nước.
Các mặt xã hội đều có bước phát triển; công tác xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều
kết quả và trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân, thực sự giúp các hộ
nghèo giảm bớt khó khăn, từng bước tự vươn lên thoát cảnh đói nghèo và hoà nhập với cộng
đồng. Đời sống dân cư nhiều vùng có cải thiện là nhân tố góp phần tạo ra động lực mới thúc
đẩy kinh tế phát triển nhanh và ổn định.
Thành tựu đạt được là to lớn, song yếu kém và hạn chế còn tồn tại không phải là nhỏ.
Nếu so sánh với mục tiêu chiến lược đến năm 2010 “tạo được nền tảng để năm 2020, nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thì phần việc đã làm được trong
thời gian qua còn ít và tương đối chậm.
Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các tiền đề

1


cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) chưa được phát triển đồng bộ, thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN chậm được hình thành; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp;
khoa học - công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; các mặt xã
hội còn nhiều bức xúc.
Thời kỳ Chiến lược 2011-2020 là thời kỳ nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký
kết với các nước và các tổ chức quốc tế; có cùng một “sân chơi” WTO trên thương trường
quốc tế. Tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư từ nước ngoài cả
đối với nhiều lĩnh vực nhạy cảm mà đến nay Nhà nước còn bảo hộ; thực hiện nghiêm ngặt các
quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường và các cam kết khác trong điều kiện kiên
trì và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới sẽ là cơ hội để tạo lập nhiều loại hình kinh doanh mới có
hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Đồng thời, tham gia vào tiến trình toàn
cầu hoá và gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các
nước thành viên, không bị phân biệt đối xử, sẽ có nhiều điều kiện mở rộng thị trường xuất
khẩu; khai thông và tăng khả năng thu hút vốn, lao động, công nghệ từ nước ngoài để phát
triển nhanh, có hiệu quả, chất lượng.

Tuy vậy, trong thời kỳ Chiến lược 2011-2020, đan xen với những mặt tích cực, mặt
thuận lợi, tình hình trong nước sẽ vẫn tiềm ẩn những thách thức và khó khăn rất lớn:
Trước hết, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, trên bình diện sâu rộng hơn. Đây sẽ là
sự cạnh tranh giữa năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng sản phẩm, từng doanh nghiệp
của Việt Nam với các sản phẩm, các doanh nghiệp của các nước. Sự cạnh tranh giữa trí tuệ
với trí tuệ, giữa phương pháp quản lý với phương pháp quản lý... không chỉ trên thị trường thế
giới mà diễn ra ngay trên thị trường nội địa. Cạnh tranh thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp
và gián tiếp với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng lên.
Thứ hai, chênh lệch mức sống dân cư có nguy cơ doãng ra do sự "phân phối" lợi ích
không đồng đều trong cơ chế thị trường. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí
còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và
nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn; từ đó có thể sẽ dẫn đến
bất ổn định về xã hội.
Thứ ba, các thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả có nhiều khả năng sẽ diễn biến phức
tạp hơn, nhất là diễn biến giá cả thế giới, như giá năng lượng và nguyên liệu, chính sách tỷ
giá, lãi suất của các đối tác lớn dễ gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất
lợi đối với nền kinh tế nước ta.
Thứ tư, một số lĩnh vực xã hội còn nhiều yếu kém nhưng việc xử lý, khắc phục rất
khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Đời sống nhân dân ở nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn thấp; tệ nạn xã hội
còn biểu hiện nghiêm trọng; trật tự, an ninh ở một số vùng chưa tốt.
2. Bối cảnh quốc tế và những yêu cầu đặt ra cho giai đoạn phát triển mới
Bối cảnh quốc tế trong thời kỳ Chiến lược 2011-2020 sẽ tác động vào nền kinh tế Việt
Nam thông qua mở rộng quan hệ hợp tác với các thị trường và các đối tác quốc tế, cả đa
phương và song phương, trước hết là 4 đầu tàu kinh tế thế giới, gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU
và Trung Quốc.
Nhiều dự báo cho rằng, kinh tế chính trị thế giới và khu vực trong thời kỳ 2011-2020
có thể có những biến động cục bộ phức tạp, nhưng chiều hướng chung về cơ bản sẽ phát triển
theo hướng đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá. Liên kết kinh tế của nhiều khu vực, nhiều nước


2


sẽ vượt qua biên giới quốc gia; từ đó tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo những thách
thức lớn, mà trong đó, sự phân cực của nhiều nhóm phát triển, nhiều vùng phát triển và nhiều
thị trường phát triển là một trong những nét đặc trưng. Các nước lớn có các chính sách vừa
liên kết vừa cạnh tranh rất đa dạng, đa chiều. Xu hướng các nước đẩy mạnh đàm phán và ký
kết các hiệp định tự do thương mại song phương FTA sẽ tiếp tục phát triển, nhất là Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản. Cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và
công nghệ sinh học, sẽ tiếp tục phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp và tiếp tục tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xây
dựng và phát triển kinh tế tri thức sẽ là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước,
nhất là các nước công nghiệp phát triển.
Các quy định về thương mại quốc tế không chỉ khá phức tạp mà còn đặc biệt bất lợi
cho hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế với chi phí sản xuất còn lớn. Trong điều kiện đó,
sự cạnh tranh kinh tế - thương mại, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ cũng thêm gay
gắt.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm tới một mặt phải
vượt qua những khó khăn, hạn chế do tính đặc thù của một nền kinh tế sản xuất nhỏ gây ra,
một mặt phải nhanh chóng hoà đồng và phát triển trong chiến lược kinh tế toàn cầu, nhất là
với các nền kinh tế trong khu vực. Đồng thời, Chiến lược phải thể hiện xu thế tất yếu của thời
đại trong tiến trình phát triển của thế giới. Hội nhập và phát triển sẽ lôi cuốn guồng máy hoạt
động kinh tế - xã hội của đất nước vào dòng chảy của kinh tế toàn cầu, trong khi nền kinh tế
nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao cho giai đoạn phát
triển mới, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2020.
Trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, kế tục và phát triển đường lối đổi mới
đã được vạch ra và nâng tư duy kinh tế lên tầm cao mới nhằm tạo ra động lực có tính đột phá
trong thời kỳ Chiến lược, đưa nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển có chất lượng, hiệu
quả trong bối cảnh hội nhập. Gắn việc đổi mới tư duy phát triển kinh tế của đất nước với
những nguyên tắc và quy luật phát triển của kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở đó, đẩy nhanh tiến

trình cải cách kinh tế một cách toàn diện hơn, sâu, rộng hơn, đi vào giải quyết những vấn đề
về thể chế kinh tế, về động lực phát triển, về sở hữu, về phân phối lợi ích... với mức độ khó
khăn, phức tạp hơn nhiều so với các giai đoạn trước.
Thứ hai, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế tri thức, nâng
cao rõ rệt khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để
thúc đẩy phát triển trong nội bộ nền kinh tế với khả năng thực hiện công nghiệp hoá rút ngắn.
Cơ cấu lại doanh nghiệp, làm sống động các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở cơ sở, tăng
khả năng hội nhập trong từng sản phẩm, từng ngành hàng và trong toàn bộ nền kinh tế.
Thứ ba, xác định mô hình phát triển phù hợp của đất nước trong điều kiện hội nhập
toàn diện về kinh tế và toàn cầu hoá. Đặt CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập và
phát triển bền vững, phát huy lợi thế so sánh, kết nối cơ cấu kinh tế trong nước với cơ cấu
kinh tế trong khu vực và trên thế giới để tạo ra và tận dụng những cơ hội phát triển trong quá
trình phân công, hợp tác khu vực và toàn cầu.
Thứ tư, xác định rõ các loại hình sở hữu và mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu
trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ; phát
triển nền kinh tế đa sở hữu; tạo lập đồng bộ các thị trường và yếu tố thị trường, hình thành các
thị trường có tính hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; bảo đảm sự kết hợp kế hoạch với thị
trường, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động
kinh tế, xã hội.

3


Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch,
vững mạnh. Đẩy lùi quan liêu, tham nhũng. Thực hiện quy chế dân chủ và công khai ở cơ sở
và các cấp chính quyền; kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước. Nhanh chóng thực hiện
việc tách chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất - kinh doanh ở các bộ, ngành trung
ương.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
Khi triển khai công cuộc đổi mới hơn 20 năm trước đây, chúng ta bắt đầu từ đổi mới

tư duy kinh tế, lấy sự tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan và thúc đẩy nền kinh tế sản
xuất hàng hoá với sự tham gia của các thành phần kinh tế làm căn cứ để phát triển đất nước
theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trải qua các thời kỳ sau đó, nhận thức tư duy lý
luận về phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được bổ sung sát thực hơn, phù hợp hơn với quy
luật phát triển. Điều đó đã tác động tích cực và mạnh mẽ trong quá trình xây dựng và chỉ đạo
thực hiện các chiến lược, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát huy những thành quả đã đạt được, với thực hiện trạng tại của nền kinh tế còn
nhiều hạn chế, chúng ta bước tiếp vào một giai đoạn phát triển mới đầy khó khăn và nhiều
thách thức hơn so với các giai đoạn trước; vì vậy, đương nhiên chúng ta cần tập trung trí tuệ
của toàn dân tộc để xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong thời kỳ 2011-2020.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thể hiện ý nguyện của cả dân tộc
vươn lên một tầm cao mới, thoát khỏi vị trí nước có thu nhập thấp và hướng tới những mục
tiêu cao hơn trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Trong bối cảnh đó, tư duy phát
triển phải xuất phát từ và thể hiện được ý nguyện đó; phải gắn kết sự đồng thuận ở trong
nước, sự phù hợp với những nguyên tắc, luật lệ và tập quán của cộng đồng quốc tế.
Nhiệm vụ và mục tiêu của Chiến lược sẽ được xác định trên cơ sở đánh giá lại toàn bộ
những việc làm được và chưa làm được trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu của
Chiến lược trước đó. Và điều không kém phần quan trọng là xác định chỗ đứng của đất nước,
hiện tại và sắp tới, trong cộng đồng các nước trên thế giới.
Đứng trước yêu cầu phát triển và xu thế của thời đại, trong Chiến lược 2011-2020,
Việt Nam cần phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với
các nước trên thế giới, trước hết là so với các nước trong khu vực.
Chiến lược cần thể hiện và tập trung vào mục tiêu và các nhiệm vụ chính sau đây:
Một là, tăng tốc, hiệu quả, hiện đại và bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế và toàn
cầu hoá. Quan điểm chỉ đạo ở đây là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững; tăng
trưởng không chỉ nhấn mạnh mặt tốc độ mà còn cần phải có chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh
tranh, giữ được các cân đối lớn của nền kinh tế trong một cơ cấu kinh tế hiện đại. Đặt cơ cấu
kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác và hội nhập toàn diện với các nước trong bối
cảnh toàn cầu hoá.

Một số số liệu so sánh quốc tế
1. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, quy mô GDP và GDP bình quân đầu người năm
2004 của Trung Quốc là 1.677 tỷ USD và 1.290 USD/người; Hàn Quốc là 673 tỷ USD và
14.110 USD/người, Malaixia là 117 tỷ USD và 4.674 USD/người,Thái Lan là 159 tỷ USD và
2.620 USD/người, Inđônêxia là 258 tỷ USD và 1.184 USD/người, Xingapo là 107 tỷ USD và
24.841 USD/người. Số liệu tương ứng của Việt Nam năm 2005 là 53 tỷ USD và 640

4


USD/người.
2. Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (tính theo thu nhập năm 2003): nước thu nhập
thấp (LIC) có GDP bình quân đầu người dưới 765 USD; nước thu nhập trung bình thấp
(LMC) từ 766-3.035 USD; các nước thu nhập trung bình cao (UMC): từ 3.036-9.385 USD;
nước thu nhập cao trên 9.386 USD.
3. Theo xếp hạng về chỉ số tự do kinh tế năm 2005 do Qũy Heritage và tờ Wall Street Journal
công bố, mức độ tự do kinh tế của Việt Nam (3,89) thấp hơn so với các nước trong khu vực:
Xingapo 1,6; Malaixia 2,96; Philipin 3,25; Thái Lan 2,98; Inđônêxia 3,54 (chỉ số càng nhỏ
thì mức độ tự do càng cao).
4. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp ở Philipin chiếm 29%, Thái Lan 30,8%,
Malaixia 51,1%, Xingapo 73%, Việt Nam 20%.
5. Chỉ số phát triển con người HDI của Việt Nam năm 2002 là 0,691 đứng 112 trên tổng số
177 nước, năm 2005 đứng thứ 108, trong khi nhiều nước có thu nhập tương tự thì xếp hạng
thấp (mức trung bình của nước thu nhập thấp là 0,5).
6. Xếp hạng về hoạt động và chiến lược kinh doanh cũng như xếp hạng về môi trường kinh
doanh quốc gia, Việt Nam đều đứng sau các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Philipin,
Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Hàn Quốc, Xingapo.
7. Chỉ số bền vững môi trường (ESI) năm 2005, Việt Nam đạt 42,3 điểm, đứng thứ 8 trong
các nước ASEAN, đứng sau cả Mianma, Lào và Cămpuchia.
Hai là, xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp hiện đại là nhiệm vụ trọng tâm

trong thời kỳ Chiến lược. Trọng tâm của việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong 10 năm
tới là xây dựng nền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Nội dung xây dựng nền tảng nói ở đây bao gồm: (1) xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở
vật chất - kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; (2) phát triển nguồn nhân lực và
yếu tố con người; và (3) định hình về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả thể chế kinh
tế thị trường và cả hệ thống quản lý kinh tế - xã hội.
Ba là, xây dựng nền kinh tế tri thức, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Xây
dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, phát triển khoa học và công nghệ sẽ tiếp tục là ưu tiên
trong chính sách phát triển của đất nước. Khoa học và công nghệ sẽ là lực lượng sản xuất trực
tiếp và tiếp tục tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
theo hướng hiện đại hoá. Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày
càng cao, xem đây là một điều kiện có ý nghĩa quyết định, đặc biệt là để tiếp cận dần tới nền
kinh tế tri thức. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ tốt yêu cầu CNH, HĐH và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Đi nhanh vào
công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt, nhất là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới... tạo bước nhảy vọt về kinh tế
và công nghệ, đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực.
Bốn là, thực hiện chiến lược vì con người và cho con người với một cuộc sống đầy đủ,
hiện đại, trí tuệ và văn minh. Phát huy nhân tố con người, mở rộng cơ hội cho mọi người đều
có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành
quả phát triển; đồng thời có trách nhiệm góp sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, ở, đi lại, phòng và trị bệnh, học tập, làm

5


việc, tiếp nhận thông tin, sinh hoạt văn hóa.
Năm là, phát triển kinh tế, xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên và xã hội. Các vấn đề

môi trường, phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ MDG sẽ được đặc biệt
chú ý do tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong giai đoạn phát triển mới.
Chủ động phòng tránh và khắc phục tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí
hậu bất lợi và giải quyết hậu quả chiến tranh còn để lại đối với môi trường sinh thái. Bảo vệ
và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với
nâng cao ý thức của mọi người dân.
Các giải pháp chiến lược cần tạo ra những bước đột phá, thúc đẩy việc thực hiện toàn
diện mục tiêu của Chiến lược:
Bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại gắn liền với bước
nhảy vọt về khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết cấu hạ tầng
hoàn chỉnh.
Bước đột phá về cải cách hành chính, xây dựng bộ máy quản lý kinh tế - xã hội, gắn
liền với bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp trong bối cảnh
hội nhập; cải cách bộ máy hành chính công...
Bước bứt phá, vượt trước ở các vùng lãnh thổ động lực gắn liền với việc xây dựng
các cơ chế đặc thù, tạo mối liên kết, liên doanh đa dạng để phát triển giữa các vùng trong
nước, trong khu vực và với nước ngoài#
NGUYỄN BỬU QUYỀN - Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Vụ trưởng Vụ
Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, số 16 – 4/2007

6



×