Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

giáo dục so sánh chương trình đào tạo sau đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 43 trang )

Viện chiến lược và
chương trình giáo dục

----------------------------------------------

giáo dục so sánh
chương trình sau đại học

****
PGS.TS.Đặng Thành Hưng


Tổng quát nội dung
********
Phần 1. những vấn đề chung của giáo dục
so sánh
Phần 2. những cách tiếp cận cơ bản trong
nghiên cứu giáo dục so sánh
Phần 3. Các phương pháp nghiên cứu giáo
dục so
sánh
Phần 4. Qui trình nghiên cứu đề tài giáo
dục so sánh
Phần 5. Những vấn đề nổi bật hiện nay
trong nghiên cứu giáo dục so sánh


Phần 1. Những vấn đề chung
của giáo dục so sánh
******
1. Giáo dục so sánh trong KHGD


2. Lịch sử phát triển giáo dục so sánh
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của
GDSS hiện đại
4. Khoa học GDSS và phương pháp so sánh
trong khoa học
5. Chức năng, Nhiệm vụ của GDSS


1. Giáo dục so sánh trong KHGD
***
+ GDSS là bộ môn của khoa học giáo dục, thuộc
phần lí luận khoa học giáo dục
+ Có những vấn đề và sự kiện chung với lịch sử
giáo dục, triết học giáo dục và sư phạm học đại
cương
+ Là bộ phận hữu cơ của mọi lĩnh vực nghiên cứu
giáo dục cơ bản
+ Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh của
nghiên cứu khoa học +++


2. Lịch sử phát triển GDSS
****
+ Thuật ngữ chính thức xuất hiện năm 1816-1817
với tác giả M.A. Julien de Paris- Comparative E.
+ Phân biệt GDSS và Giáo dục học so sánh từ
những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên
cứu của nó
+ Quan niệm phổ biến hiện nay là Giáo dục so sánh
Và phạm vi nghiên cứu của GDSS rất rộng lớn, gắn

với hội nhập quốc tế trong giáo dục


3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
của GDSS hiện đại
***

+ Đối tượng: Lí luận và hiện thực giáo dục của thời
đại, chủ yếu của thế giới đương đại và các tổ chức
quốc tế
+ Mục tiêu: Những xu thế chung, những nét tương
đồng và những nét khác biệt trong sự phát triển
giáo dục và khoa học giáo dục của các cộng đồng
quốc gia, các khu vực, các nước và các nền giáo
dục khác nhau


4. Khoa học GDSS và phương pháp
so sánh trong khoa học
***
+ GDSS không đồng nhất với phương pháp so sánh
trong các khoa học, trong khoa học giáo dục và
trong những lĩnh vực nghiên cứu khác
+ GDSS chỉ giải quyết những vấn đề giáo dục và lí
luận giáo dục chung của thời đại trên bình diện
so sánh, không trực tiếp hoạch định và tạo ra
công cụ tác động vào hiện thực giáo dục


5. Chức năng, Nhiệm vụ của GDSS

***
+ Chức năng: phục vụ những nghiên cứu cơ bản,
hoạch định đường lối, chính sách giáo dục, phát
triển giáo dục, phát triển chiến lược và chương
trình giáo dục, dự báo giáo dục và khoa học
giáo dục, phát triển tư duy giáo dục và KHGD
+ Nhiệm vụ:
1- Nghiên cứu tư tưởng, đường lối, triết lí, chính
sách và chiến lược giáo dục của các nước, nhóm
nước và của thế giới nói chung


5. Chức năng, Nhiệm vụ của GDSS
***
2- Xác định các xu thế phát triển giáo dục của thế giới
3- Nghiên cứu và mô tả so sánh các hệ thống giáo dục
4- Phân tích các lí thuyết giáo dục về giá trị khoa học
và hiệu quả kinh tế-xã hội của chúng trên các dữ
liệu đánh giá so sánh hiện thực giáo dục, đặc biệt
là thành tựu giáo dục và trình độ phát triển kinh têxã hội nói chung
5- Khái quát các bài học kinh nghiệm của giáo dục thế
giới đương đại có sự đối chiếu với hoàn cảnh lịch
sử của nước ta


Phần 2 những cách tiếp cận
cơ bản trong nghiên cứu gDSS
******
1- Tiếp cận hệ thống
2- Tiếp cận lịch sử cụ thể

3- Tiếp cận logic biện chứng (lí luận)
4- Tiếp cận đa văn hóa và xuyên văn hóa (hội nhập
và hợp tác quốc tế)
5- Tiếp cận thực chứng và kinh nghiệm


1- Tiếp cận hệ thống
+ Tính hệ thống trong phương pháp nghiên cứu, hệ vấn
đề và đề tài nghiên cứu, trong việc tổ chức các
công cụ và kĩ thuật nghiên cứu (các tiêu chí, chỉ số
và chuẩn)
+ Tính hệ thống trong lựa chọn mẫu nghiên cứu như
nhóm quốc gia, khu vực, liên minh quốc tế phù
hợp với yêu cầu và điều kiện giáo dục của Việt
Nam
+ Tính hệ thống trong xử lí các dữ liệu khoa học và
khái quát các xu thế, qui luật, bài học kinh nghiệm
+ Tính hệ thống trong tập hợp, khai thác tư liệu đủ tính


2- Tiếp cận lịch sử cụ thể
+ Đối chiếu tư tưởng, lí luận giáo dục với hiện
thực giáo dục và hiện thực xã hội của khu
vực và nước cụ thể được nghiên cứu
+ Đối chiếu các xu thế, trào lưu phát triển giáo
dục và khoa học giáo dục thế giới với bối
cảnh chung và các nhân tố phát triển tổng thể
+ Đánh giá các thành tựu phát triển chung và
giáo dục theo những nguyên tắc và tiêu chí
cụ thể phù hợp với nước ta



2- Tiếp cận lịch sử cụ thể
***

+ Tính cụ thể của nội dung nghiên cứu (giáo
viên, hạ tầng vật chất-kĩ thuật, chương trình
giáo dục, kết quả học tập, chính sách và
chiến lược giáo dục, môi trường giáo dục, cơ
cấu và hình thức giáo dục v.v
+ Lưu ý những chế định lịch sử trong giáo dục
Thế giới (đạo đức, hệ tư tưởng, tôn giáo, dân
tộc, kinh tế, nhà nước và pháp luật v.v)


3- Tiếp cận logic biện chứng (lí luận)
+ Chú ý các liên hệ bản chất như Nhân-Quả, Tư
ơng quan hay phụ thuộc lẫn nhau, các quan hệ
Lí luận-Thực tiễn, Khả năng-Hiện thực,
Chung-Riêng, Nội dung-Hình thức, Bản chấtHiện tượng trong các sự kiện giáo dục và lí
luận GD
+ Dựa vào khung quan niệm có logic chặt chẽ
về lĩnh vực giáo dục mà mình nghiên cứu


khung quan niệm
KQN có tính công cụ nhất thiết phải có trong nghiên
cứu GDSS là sự tổ chức hệ thống những khái niệm
sau: Giáo dục; Phát triển; Quản lí GD; Hệ thống
GD; Nguồn lực GD; Môi trường GD; Điều kiện GD;

Chất lượng GD; Hiệu quả GD; Nhà trường; Chính
sách GD; Chiến lược GD; Chuẩn GD; Chương trình
GD; Cải cách GD; Giải pháp GD; Đánh giá GD;
Giảng dạy và Học tập; Mục tiêu và Thành tựu GD;
Giáo viên và Người học; Kế hoạch và Hoạch định
GD v.v


3- Tiếp cận logic biện chứng (lí luận)
+ Nhận diện và xem xét các sự kiện, xu thế của
lí luận và hiện thực giáo dục trong quá trình
phát triển và những hành vi thực tế của chúng
+ Khảo cứu đủ rộng và bao quát nhiều nguồn tư
liệu để đối chiếu và chọn lọc những yếu tố bản
chất, tránh ngộ nhận và phiến diện
+ Tìm đến cội nguồn tư tưởng hoặc lí luận của
các lí thuyết, mô hình, thành tựu, vấn đề GD


4- Tiếp cận đa văn hóa và xuyên văn hóa
(hội nhập và hợp tác quốc tế)
+ Tiếp thu và sử dụng đúng đắn những thành tựu tư
duy và lí luận giáo dục có giá trị của thời đại
+ Sử dụng đúng chỗ những hệ thống tiêu chí, chuẩn,
thuật ngữ, dữ liệu thống kê và công cụ nghiên cứu
giáo dục có tính chất quốc tế
+ Kiên trì lập trường khoa học Mac-Lenin và Tư tưởng
HCM trong nghiên cứu các nền GD và các lí thuyết
giáo dục khác nhau



5- Tiếp cận thực chứng và kinh nghiệm
+ Mọi nhận định, lập luận và khái quát đều dựa
vào bằng chứng xác thực trong lí thuyết và
hiện thực giáo dục thế giới
+ Coi trọng việc sử dụng những nghiên cứu điển
hình tại chỗ (case study) và những dữ liệu
đánh giá, thống kê quốc tế đã được giám định
quốc tế
+ Coi trọng tư liệu gốc (dữ liệu L, dữ liệu Q và
dữ liệu T) và các nguồn sách báo nguyên bản


Phần 3. Các phương pháp nghiên
cứu giáo dục so sánh
1- Phương pháp mô tả khoa học
2- Phương pháp phân tích giáo dục ( gồm cả Giải
thích, Phát hiện)
3- Phương pháp so sánh (đối chiếu)
4- Phương pháp tổng quát hóa
5- Phương pháp phát triển (mô hình hóa và thực
nghiệm)
6- Các phương pháp bổ trợ khác từ khoa học lịch sử,
xã hội học, tâm lí học, kinh tế học, khoa học quản lí
giáo dục


1- Phương pháp mô tả khoa học
Mô tả trong nghiên cứu GDSS là sự tái hiện
bản chất và trạng thái hiện tại của lí thuyết,

hiện thực giáo dục trong phạm vi địa bàn
nghiên cứu bằng các kĩ thuật và thủ tục như
Tổng quan lí luận, Tổng kết kinh nghiệm giáo
dục và phát triển khoa học giáo dục ở nhóm nư
ớc, khu vực hoặc thế giới
Mô tả có chức năng tường thuật một cách
khách quan tình trạng của sự vật dựa vào tập
hợp tư liệu gốc được xử lí chặt chẽ


1- Phương pháp mô tả khoa học
+ Lập trường khoa học khi mô tả
+ Ngôn ngữ mô tả: hệ thuật ngữ chuyên môn,
mô hình, hàm số, đồ họa, số liệu, tiêu chí, chỉ
số, tranh ảnh, ma trận
+ Công cụ mô tả: lập các biến số, chỉ số, tham
số, kích thước, tiêu chí nội hàm cả các khái
niệm và dựa vào khái niệm hoặc nguyên lí để
mô tả có cơ sở rõ ràng; các kĩ thuật thống kê


2- Phương pháp phân tích giáo dục
Phân tích trong nghiên cứu GDSS là quá trình
tách riêng ra để xem xét từng khía cạnh khác
nhau của đối tượng trong trạng thái hiện tại
của chúng. Nói đơn giản, đó là phơi bày ra tất
cả những yếu tố, những liên hệ, những cơ cấu
và những thành phần của đối tượng
Quá trình phân tích đòi hỏi phát giải thích
bằng lí luận, lập luận của ta về những sự kiện,

vấn đề, tình huống mà ta phát hiện được, tức là
luận giải chi tiết những gì cần thiết để làm
sáng tỏ đối tượng


2- Phương pháp phân tích giáo dục
+ Xác định lập trường khoa học khi phân tích
+ Xây dựng các mô hình phân tích: phân tích hệ
thống, phân tích logic-lịch sử, phân tích toán
học, phân tích thống kê.. Và những mô hình
phân tích chuyên biệt trong các lĩnh vực cụ thể
+ Xử lí tư liệu gốc theo mô hình phân tích đã
chọn và giải thích các sự kiện, vấn đề dựa trên
hệ thống tư liệu được tổ chức theo các mô hình
+ Tiến hành những phép phân tích phù hợp với
nội dung tư liệu và logic của đối tượng


3- Phương pháp đối chiếu-so sánh
Đối chiếu-So sánh (Juxtaposition- comparison)
là phương pháp đặc thù của GDSS, gồm những
đánh giá riêng biệt đồng thời nhiều đối tượng,
nhiều hệ thống và đối chiếu chúng với nhau để
lựa chọn vấn đề, phạm vi cụ thể mà chúng ta
cần so sánh, từ đó tiến hành so sánh những đặc
trưng giữa các đối tượng nhằm xác định những
nét chung, xu thế chung, những khác biệt (đặc
điểm) và những liên hệ giữa các hệ thống này



3- Phương pháp đối chiếu-so sánh
+ Xác định lập trường khoa học khi so sánh
+ Đánh giá tư liệu về các đối tượng, hệ thống
khác nhau và đối chiếu chúng với nhau để
chọn lọc phạm vi so sánh (thí dụ: sau khi đối
chiếu các hệ thống phát triển giáo viên ở Châu
á, ta chọn phạm vi so sánh là chế độ văn bằng
và nhóm nước ASEAN)
+ Tiến hành so sánh dựa vào những công cụ cơ
bản là các chuẩn, tiêu chí, quan niệm có tính
quốc tế hoặc thống nhất với tập quán quốc tế


×