Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu của khách du lịch thái lan thuộc trung tâm xúc tiến du lịch đà nẵng khi đến đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

VÕ THỊ NHÃ

ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH
THÁI LAN THUỘC TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐÀ
NẴNG KHI ĐẾN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC

ĐÀ NẴNG - 2010


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
từ phía các thầy cô giáo, gia đình , bạn bè và người thân.
Trước hết, em xin gởi lời biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa
Tâm lý – Giáo dục. Những người đã nhiệt tình cung cấp cho em những kiến thức trong
suốt 4 năm học Đại học để em có thể hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này.
Cám ơn cô Th.s Tô Thị Quyên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này
Con cám ơn cha mẹ, anh chị - Là điểm tựa vững chắc cho con trong suốt những
chặn đường qua .
Xin chân thành cám ơn đến anh chị phòng Nghiệp vụ du lịch – Sở văn hoá- Thể
thao và du lịch Đà nẵng đã giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập và phát phiếu điều
tra.
Cám ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm khoá luận
này.
Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình điều tra nghiên cứu không tránh khỏi


những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các quí thầy cô và các bạn để đề tài
nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, Ngày 22/05/2010
Người viết
Võ Thị Nhã


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐN: Đà Nẵng
DL: Du Lịch
KDL: Khách du lịch
TL: Thái Lan
HDV: Huớng dẫn viên
STT: Số thứ tự
TTXTDLĐN: Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng
DK: Du khách
TB: Trung bình

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo
dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nằm ở vùng
duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Thành phố hiện là một trong bốn đô thị loại 1
của Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Là cầu nối hai miền nam bắc của đất
nước. Trong những năm qua Đà Nẵng đã không ngừng đầu tư phát triển, tạo nên
những bước tiến lớn – Thay đổi bộ mặt thành phố. Ngoài vị trí chiến lược về phát
triển kinh tế, Đà Nẵng còn được biết đến là thành phố của du lịch. Mỗi năm thu hút
hàng ngàn lượt khách đến tham quan.



Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế
giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi
rõ vai trò của thành phố trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển
khách. Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có
nhiều danh thắng đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến
thăm thành phố này. Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó
là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến
rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…
Hằng năm, đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến với Đà Nẵng, đặc biệt là
khách quốc tế, đây là thị trường tiềm năng cho việc khai thác du lịch của thành
phố. Khách quốc tế đến Đà Nẵng thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Theo báo cáo
đánh giá tình hình hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2008 của Phòng Nghiệp vụ
Du lịch thuộc Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch Đà Nẵng thì 10 thị trường trọng
điểm theo thứ tự ưu tiên là: Thái Lan (chiếm 28,47% tổng số khách quốc tế đến
Đà Nẵng), Mỹ (chiếm 16,85%), Nhật Bản (8,15%), Úc (7,02%), Pháp (5,75%),
Hàn Quốc (4,67%), Trung Quốc (4,64%), Đức (3,23%), Canada (2,85%), Anh
(1,8%). Theo số liệu thống kê trên thì dự đoán tình hình du lịch của Đà Nẵng trong
những năm tiếp theo sẽ gia tăng số lượng khách quốc tế đến thành phố trong đó
khách du lịch đến từ Thái Lan là một thị trường trọng điểm cần quan tâm và khai
thác.
Quá trình đi du lịch tất yếu nảy sinh rất nhiều nhu cầu khác nhau như nhu cầu vận
chuyển, nhu cầu ở và ăn uống, nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí, nhu cầu mua
sắm, nhu cầu làm đẹp, nhu cầu thông tin…Vì vậy mà trong ngành du lịch việc tìm
hiểu nhu cầu, thị hiếu và khả năng chi tiêu của du khách là điều rất quan trọng.
Qua việc nắm bắt nhu cầu và khả năng chi tiêu của du khách.Ta có thể cung cấp
những dịch vụ phục vụ tương ứng thỏa mãn nhu cầu của du khách một cách tốt


nhất, giúp du khách đạt được mục đích trong chuyến đi của mình. Và đồng thời tạo

cơ hội khai thác phát triển tiềm năng du lịch của địa phương.
Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng thuộc sở Văn hóa – Thể thao và du lịch là
một trung tâm có uy tín trong lĩnh vực du lịch của thành phố, chuyên tổ chức các
tour cho du khách khi đến đây. Hàng năm,Trung tâm đã đón tiếp hàng trăm lượt
khách du lịch, trong đó có một lượng khách không nhỏ đến từ Thái Lan. Mặc dù,
Trung tâm đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức các chương trình du lịch cho du
khách quốc tế nhưng đối với thị trường tiềm năng như Thái Lan trong thời gian tới
cần có những nghiên cứu để khai thác một cách tốt nhất.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “Đặc điểm nhu cầu du lịch của du khách Thái
Lan thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng khi đến Đà Nẵng” nghiên cứu
này nhằm giúp trung tâm có những khắc phục và thay đổi phù hợp trong việc
tổ chức các tour cho khách du lịch Thái Lan trong thời gian tới.

2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu du lịch của du khách Thái lan thuộc Trung tâm
xúc tiến du lịch Đà Nẵng khi đến tham quan du lịch tại Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thiết kế các sản phẩm du lịch đồng thời xây
dựng và triển khai các chiến dịch xúc tiến hướng vào thị trường khách du lịch Thái
Lan.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nhu cầu du lịch của khách du lịch Thái Lan khi đến Đà Nẵng
3.2Khách thể nghiên cứu
- Khách du lịch Thái Lan thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng khi đến
tham quan du lịch Đà Nẵng.


- Hướng dẫn viên tiếng Thái thuộc trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng
3.3 Đối tượng khảo sát
- 150 Khách du lịch Thái Lan thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng khi đến

tham quan Đà Nẵng.
- 6 Huớng dẫn viên tiếng Thái thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
- Nhu cầu của khách du lịch Thái Lan thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch Đà nẵng
khá phong phú, mức độ đòi hỏi cao
- Khả năng chi tiêu của du khách Thái tại Đà Nẵng không nhiều
- Khả năng quay lại Đà Nẵng của khách Thái cao

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận theo khía cạnh tâm lý học về nhu cầu du lịch của
du khách khi đi du lịch.
Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu du lịch của du khách Thái Lan thuộc Trung tâm xúc
tiến du lịch Đà Nẵng khi đi du lịch tại Đà Nẵng
Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để trung tâm có được những biện pháp tổ
chức tốt hơn các chương trình du lịch , khắc phục những khâu thiếu hụt và tăng
cường các dịch vụ phục vụ đáp ứng nhu cầu đi du lịch cho du khách Thái Lan.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tổng hợp và phân tích tài liệu
6.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng
vấn .
6.3 Phương pháp toán học: Thống kê và xử lí số liệu


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Các khái niệm cơ bản
1. Các vấn đề lí luận về Nhu cầu
1.1 Một số quan niệm về nhu cầu
A.N.Leonchiev: Nhu cầu là một trạng thái của con người, cần một cái gì đó cho
cơ thể nói riêng, con người nói chúng sống và hoạt động. Nhu cầu luôn có đối

tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng khả năng thỏa
mãn nhu cầu, Nhu cầu có khả năng định hướng, đồng thời là động lực bên trong
kích thích hoạt động của con người.
Theo viện sĩ Phạm Minh Hạc: Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó.
Nhu cầu chỉ có được chức năng hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách
thể. Nhu cầu là thành tố quan trọng tạo nên nhân cách của cá nhân và cùng với các
thành tố khác như hứng thú, niềm tin, thế giới khách quan, lí tưởng thì nhu cầu là
sự bộc lộ ra bên ngoài của xu hướng. Nhu cầu là biểu hiện mối quan hệ tích cực
của cá nhân với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu của con người thấy cần được thỏa
mãn để tồn tại và phát triển.
Một quan niệm không thể thiếu khi nhắc đến nhu cầu là học thuyết về nhu cầu
của A.Maslow. Maslow đã xây dựng một hệ thống nhu cầu theo cấp bậc rất nổi
tiếng. Trong hệ thống này, ông đưa ra 5 nấc thang nhu cầu có nội dung bao hàm


hơn, được sắp xếp theo thứ tự từ nhu cầu vật chất cơ bản đến nhu cầu tinh thần
nâng cao như sau:
Nhu cầu sinh lí
Nhu cầu về an toàn
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu được thể hiện mình

NNhNha
cầu được thể hiện

Nhu cầu thể hiện
mình

mìnha hu


Nhu cầu được tôn trọng
được tôn trọng

Nhu cầu được giao lưu tình cảm và
được trực thuộc

Nhu cầu được an toàn

Nhu cầu sinh lý


Maslow cho rằng nhu cầu sinh lí mạnh mẽ nhất, nhu cầu được thể hiện mình là
nhu cầu yếu nhất. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc là nhu cầu
vừu thấp vừa cao. Các nhu cầu thấp thường được ưa tiên chú ý trước so với những
nhu cầu bậc cao này. Những nhu cầu này xuất hiện theo thứ tự trong quá trính phát
triển của chủng loại, cũng như phát triển của cá nhân. Đồng thời đây cũng là thứ tự
để thỏa mãn các nhu cầu đó. Nếu không thỏa mãn nhu cầu cấp thấp thì không thể
nào thỏa mãn nhu cầu cấp cao. Lý thuyết của Maslow được vận dụng nhiều trong
kinh doanh để nắm bắt được tâm lý của khách hàng, công tác quản lý nhân sự để
biết được tâm lý của nhân viên.
1.2Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là
sự đòi hỏi tất yếu của con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
1.3Phân loại nhu cầu
Hệ thống nhu cầu của con người rất đa dạng, có nhiều cách phân loại khác nhau:
-Căn cứ vào tính chất của nhu cầu, có 2 loại nhu cầu: Nhu cầu tự nhiên và nhu
cầu xã hội
- Căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh
thần.

- Căn cứ vào mức độ thỏa mãn nhu cầu: có nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao.
-Một trong những học thuyết được nhắc đến nhiều nhất là lí thuyết phân cấp nhu
cầu của Maslow.Ông chia nhu cầu thành 5 loại, được trình bày ở trên .Và cũng là
cách phân loại phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu.
1.4 Đặc điểm của nhu cầu
• Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng:
Khi nào chủ thể gặp đối tượng được ý thức về giá trị để thỏa mãn nhu cầu và có
điều kiện thực hiện phương thức thỏa mãn thì nhu cầu đó trở thành động cơ thúc
đẩy chủ thê hoạt động nhằm vào đối tượng. Đối tượng của nhu cầu càng được xác
định cụ thể , ý nghĩa của nhu cầu đối với cá nhân và xã hội càng được nhận thức
sâu sắc thì nhu cầu nhanh chóng nảy sinh, củng cố và phát triển. Đối tượng của nhu
cầu nằm ngoài chủ thể đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu.


Bản thân đối tượng đáp ứngnhu cầu luôn tồn tại khách quan và không bộc lộ ra khi
chủ thể tiến hành hoạt động. Nhờ vậy mà nhu cầu có tính đối tượng và chính bản
thân vật thể được nhận biết, nghĩa là được chủ thể hình dung, tư duy ra lại thành
động cơ có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động . Khi đã xác định được
hướng, tức là đối tượng của nhu cầu được chủ thể ý thức thì nhu cầu thực sự là sức
mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn hoạt động.
Tính đối tượng của nhu cầu xuất hiện trong hoạt động có đối tượng của chủ thể.
Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động khi được”
đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế. Với ý nghĩa đó, nhu cầu thực sự là
một cấp độ phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầu được phát triển thông qua sự
phát triển nội dung của đối tượng nhu cầu. Đây là đặc điểm đặc trưng cho nhu cầu
của con người.
Quá trình phát triển của nhu cầu thực chất là quá trính phát triển của nội dung
đối tượng của các nhu cầu và mức độ cao hơn của thế giới đối tượng, là sự phát
triển của các động cơ cụ thể của con người. Như vậy, sự phát triển của các nhu cầu
con người diễn ra theo con đường phát triển các hoạt động tương ứng với một

phạm vi đối tượng ngày càng phong phú và đa dạng.
•Nhu cầu có tính ổn định:
Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại( thông thường ở
mức độ cao hơn) khi sự đòi hỏi gây ra nhu cầu tái hiện. Một yêu cầu về một điều
gì đó chỉ sảy ra một lần mang tính chất riêng lẻ và không lặp lại nữa thì sẽ không
biến thành nhu cầu và không đặc trưng cho những đặc điểm tâm lý của con người.
•Phương thức thỏa mãn nhu cầu:
Nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động. Chỉ có thông qua hoạt động thì
đối tượng của nhu cầu mới bộc lộ và đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu. Chỉ thông qua
hoạt động có đối tượng thì nhu cầu mới được cụ thể hóa về mặt tâm lý và mới
được thỏa mãn. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu luôn có mối quan hệ mật thiết với động
cơ. Phương thức thỏa mãn nhu cầu của chủ thể phụ thuộc vào sự phát triển , phong
tục truyền thống… của mỗi xã hội mà chủ thể đang sống, phụ thuộc vào trạng thái


tâm lí nói riêng cũng như khả năng hoạt động của chủ thể. Mỗi nhu cầu cụ thể
được thỏa mãn trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động tương ứng.
• Trạng thái ý chí- cảm xúc:
Nhu cầu thường đi kèm với trạng thái ý chí- cảm xúc, đặc biệt khi nhu cầu ở mức
độ cao. Những trạng thái cảm xúc tiêu biểu như tính hấp dẫn của một đối tượng có
liên quan đến nhu cầu nhất định, sự không hài long thậm chí đau khổ khi nhu cầu
không được thỏa mãn. Trạng thái ý chí- cảm xúc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm cách
thúc cần thiết nhằm thỏa mãn nó. Chính vì vậy mà nhu cầu trở thành một trong
những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các
hành vi ý chí nói riêng. Trạng thái ý chi- cảm xúc sẽ giảm , thậm chí có lúc biến
mất hoặc chuyển sang trạng thái ngược lại thì nhu cầu được thỏa mãn.
Tóm lại nhu cầu phản ảnh mối quan hệ giữa chủ thể với điều kiện sống. Nó là
nguồn gốc của tính tích cực, đồng thời được bộc lộ thông qua tính tích cực của chủ
thể . Hoạt động là phương thức thỏa mãn nhu cầu, nhu cầu và cả hoạt động của con
người cũng không ngừng phát triển.

• Nhu cầu có tính chu kì:
Khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn không có nghĩa là nhu cầu đó chấm dứt mà
nó tạm thời lắng xuống sau một khoảng thời gian lại tiếp tục tái diễn nếu ngườ ta
vẫn ở tropng điều kiện và phương thức hoạt động cũ.
Nhu cầu của con ngườ khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: Nhu cầu của
con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội.
1.5 Sự hình thành nhu cầu
Xung quanh sự hình thành nhu cầu đã tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau giữa
các nhà tâm lý học phương tây và các nhà tâm lý học Macxit.
Các nhà tâm lý học phương tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định nhu cầu
xã hội. Nhu cầu sinh vật là nhu cầu cơ bản và có nguồn gốc bẩm sinh, con người
không ý thức và can thiệp bằng ý chí.
A.N.Leonchiev và các nhà tâm lý học Macxit khẳng định mối quan hệ chặt chẽ
giữa nhu cầu và hoạt động: “ Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt


động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong
hoạt động.
A.N.Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt
động( hoạt động- nhu cầu- hoạt động) . Ông giải thích như sau: thoạt đầu nhu cầu
xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nhưng ngay khi chủ thể
bắt đầu hành động thì ngay lập tức sảy ra sự biến hóa của nhu cầu và sẽ không
còn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “ tự nó” nữa.Sự phát triển
của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động cũng chuyển
hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động. Ông cho rằng vì bản thân của thế giới
đối tượng đã hàm chứ tiềm tàng của những nhu cầu. Nên trong quá trình chủ thể
hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi phải được
đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầu mới. Thông qua lao động
sản xuất loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu
cầu mới. Vì thế con người không ngừng hoạt động tích cực lao động sản xuất qua

đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Để hình thành nhu cầu về một đối tượng nào đó, chúng ta phải làm cho chủ thể
có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động với đối tượng. chính trong
quá trình trãi nghiệm đó chủ thể có cơ hội và điều kiện để thấy được vai trò, ý
nghĩa của đối tượng đối với cuộc sống của bản thân, từ đó mà hình thành mong
muốn về đối tượng và nhu cầu sẽ dần xuất hiện.
2. Các vấn đề lí luận về du lịch và khách du lịch (du khách)
2.1 Du lịch
2.1.1 Khái niệm du lịch
Khi loài người bước vào giai đoạn phân công lao động lần thứ ba ( nông nghiệp,
chăn nuôi và công nghiệp), ngành thương nghiệp được tách ra khỏi sản xuất vật
chất. Xã hội xuất hiện tầng lớp thương gia, họ đem hàng hóa từ nơi này đến nơi
khác trao đổi và làm nảy sinh các nhu cầu về vận chuyển , ăn ở, hướng dẫn… Đó
là cơ sở cho ngành du lịch ra đời.
Theo I.I Pỉôgiơnic (1985 – Liên xô cũ) Thuật ngữ du lịch bao gồm 3 nội dung:


- Cách thức sử dụng thời gian nhàn rỗi ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên .
- Một dạng chuyển cư đặc biệt tạm thời .
- Một ngành kinh tế phi sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội của người
dân.
Như vậy theo ông, du lịch là một dạng hoạt động đặc biệt của người dân trong
một khoảng thời gian nhàn rỗi với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên, nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh , phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế và ăn hóa. Hay nói cách khác , du lịch là việc đi lại , lưu
trú tạm thời ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của các nhân với mục đích thỏa
mãn các nhu cầu đa dạng.
2.1.2 Các loại hình du lịch
a. Phân loại theo nhu cầu của du khách

• Du lịch để chữa bệnh: Khách có nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe.
Một số nước phát triển đã kết hợp việc khai thác, sử dụng nước khoáng, bùn,
thuốc, khí hậu biển..với kinh doanh phục vụ khách du lịch.
•Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn liền với một một môn thể
thao. Ở du lịch thể thao chủ động khách du lịch là các vận động viên leo núi ,
trượt tuyết săn bắn, bơi lội hoặc đến khu vực tổ chức các giải để trực tiếp thi đấu.
Ở du lịch thể thao bị động, khách du lịch đến đó để xem thi đấu.
•Du lịch nghỉ ngơi: Khách du lịch muốn gần thiên nhiên và thay đổi không
khí, môi truờng sống hằng ngày. Loại hình này cũng mang đặc điểm của du lịch
chữa bệnh.
•Du lịch văn hóa(khoa học): Khách du lịch tham quan các di tích lịch sử, kiến
trúc, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của nhân dân nước mà họ đến thăm…
Khách là những nhà khoa học, chuyên gia, sinh viên, đi du lịch với mục đích
nghiên cứu khoa học rõ rệt và yêu cầu tìm hiểu về nơi mà họ thăm viếng thường
rất cao và rất cụ thể.


•Du lịch công vụ( kết hợp với công tác): Đối tượng là những người đi dự hội
nghị, hội thảo, chuyên đề. Loại khách này có yêu cầu cao về phòng ngủ, nhà hàng,
phòng họp, hệ thống dịch thuật, máy chiếu phim, triển lãm, điện thoại di động,
quầy giải khát, các chương trình tham quan du lịch, vui chơi giải trí.
•Du lịch có tính chất xã hội: Khách đi du lịch kết hợp với thăm viếng người
thân, quê hương, dự đám cưới, đám ma, theo tín ngưỡng. Loại khách này chủ yếu
phát triển ở những nước có nhiều kiều dân nước ngoài như Việt Nam, Italia, Anh,
Nam Tư, Tây Ban Nha… các vùng có tôn giáo lớn.
b.Phân loại dựa vào nơi cư trú.
•Du lịch trong Hotel: Khách lưu lại trong hotel trong quá trình tham quan du
lịch, khách du lịch có tuổi và những người khá giả thường thích lại trong khách
sạn vì các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch rất đa dạng và đầy đủ.
•Du lịch trong motel( hotel bên đường có chổ để ô tô cho khách) rất phổ biến

ở Mĩ vào thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hầu hết các loại dịch vụ trong
motel là tự phục vụ. Khách đi du lịch bằng xe con tự nhận buồng, gara xe, tự gọi
ăn ở nhà hàng… Vì vậy mà giá cả ở motel rẻ hơn trong hotel.
•Du lịch trong nhà trọ: Loại hình rất phát triển ở Pháp, Tây Đức, Ba Lan,và
một vài nước khác. Nhà trọ là những hotel loại nhỏ thuộc tư nhân( hoặc có biệt
thự) rất tiện cho mõi gia đình có trẻ em đi du lịch cùng.
•Du lịch cắm trại: Ngày nay loại hình này đã trở thành mốt du lịch, rất được
giới thanh niên ưa chuộng. Vốn đầu tư cho lịch lịch cắm trại không lớn , chủ yếu
sắm lều, bạt, giường, tiền. Những vùng du lịch nàyngười ta thường chế biến và
phục vụ ăn uống theo kiểu cấp phát khẩu phần chia sẵn.
c. Phân loại căn cứ vào cách tổ chức du lịch:
• Du lịch theo đoàn: Khách được tổ chức đi tập thể theo một chương trình
định sẵn và thường trả theo giá trọn gói. Du lịch theo đoàn là rất phổ biến ở các
nước xã hội chủ nghĩa.




Du lịch đi lẻ: Khách tự chọn cho mình một chương trình tham quan nghỉ

ngơi trong số rất nhiều chương trình du lịch do các tổ chức kinh doanh du lịch ấn
định hoặc tự tổ chức đi du lịch đến nơi mà mình thích.
2.1.3 Nhu cầu du lịch của con người
Nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu
này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý ( sự đi lại) và
các nhu cầu tinh thần ( nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức và giao tiếp).
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực luợng sản xuất trong xã hội
và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao , các mối quan hệ xã
hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch biến thành động cơ thúc đẩy con người đi
du lịch . nói cách khác, nhu cầu du lịch của xã hội chỉ có thể phát triển trong điều

kiện khi điều kiện kinh tế , chính trị, văn hóa của xã hội được nâng cao.
Nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng phát triển , sự phát triển này có
nhiều nguyên nhân :
Đi du lịch trở thành phổ biến đối với mọi người
- Số thành viên trong gia đình ít, tạo điều kiện cho người ta đi du lịch dễ dàng
hơn,
-

Khả năng thanh toán cao, phí tổn du lịch giảm.
Trình độ dân trí được nâng cao.
Đô thị hóa
Thời gian nhàn rỗi nhiều
Mối quan hệ thân thiện hòa bình giữa các quốc gia
Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống
Các xu hướng du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng phát triển rất

nhanh…
Nhu cầu du lịch rất đa dạng, phong phú, thỏa mãn nhu cầu du lịch là đồng thời
thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch.
Nhu cầu du lịch phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên, chính trị, kinh tế - xã
hội trong một xã hội cụ thể, nhóm xã hội nào đó mà con người ta sống, lao động và
giao tiếp. Mặt khác, những điều kiện khách quan này luôn luôn bị “ khúc xạ” thông
qua kinh nghiệm, đòi hỏi bên trong của mõi con ngưòi cụ thể .
Quá trình hình thành nhu cầu của du khách diễn ra theo hai giai đoạn:




Giai đoạn 1: Con người hình thành những nhu cầu chung đối với việc đi du


lịch như: do sự căng thẳng, mệt mỏi phải nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe; do yêu
cầu của vIệc tìm hiểu, nghiên cứu; do nhu cầu của việc giao lưu, buôn bán; do yêu
cầu của việc tổ chức xã hội; do sự quảng cáo hấp dẫn…Từ những lý do đó làm
nảy sinh nhu cầu đi du lịch.
• Giai đoạn 2: Con nguời hình thành những nhu cầu cụ thể như:
- Nhu cầu hiểu biết về nơi sẽ đến du lịch : phong cảnh, địa hình, các di tích
văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…
- Trong thời gian đi du lịch, con người nảy sinh các nhu cầu dịch vụ về cơ sở
vật chất, về văn hóa tinh thần, về hàng hóa…
2.2 Khách du lịch(du khách)
2.2.1 Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi
có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe, tham quan,
vãn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức cái mới lạ , hoặc kết hợp việc
nghỉ ngơi với hội họp, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…
2.2.2 Phân loại khách du lịch
a. Khách du lịch: Là khách thăm viếng lưu trú tại một quốc gia khác( hoặc một
nơi khác nơi ở thường xuyên) trên 24 tiếng và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích:
kinh doanh, tham dự hội nghị, gia đình, nghỉ dưỡng, công vụ, tôn giáo, thể thao…
hoặc nói một cách khác, bất cứ ai đi đến một quốc gia hoặc một nơi khác và lưu trú
lại nơi đó hơn một ngày ( có nghỉ qua đêm tại đó) thì được gọi là khách du lịch( trừ
trường hợp đến đó hành nghề để kiếm sống).
b. Khách tham quan: Còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày, là khách thăm viếng
lưu lại một khu vực dưới 24 giờ những người đi đến một quốc gia khác hay một
nơi khác bằng tàu thủy theo tuyến cũng được gọi là khách tham quan. Nhân viên
của thủy thủ đoàn hay phi hành đoàn nếu không thường trú tại khu vực đó thì cũng
được gọi là khách tham quan. ( Ngoại trừ họ nghỉ ngơi tại khách sạn đó)
Sự khác biệt giữa khách tham quan và khách du lịch là khách tham quan không
lưu lại qua đêm ở nơi đến du lịch.



2.2.3 Các nhu cầu của khách du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, người ta có thể phân ra nhiều loại nhu cầu của du khách
cũng như các loại dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu đó . Tuy nhiên, căn cứ theo cơ
cấu chi tiêu cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách, ta phân nhu
cầu du lịch của khách thành các loại cơ bản:
a. Nhu cầu vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở
thường xuyên tới điểm du lịch nào đó và người lại , sự di chuyển ở nơi du lịch
trong thời gian du lịch của du khách.
Sự phát sinh nhu cầu vận chuyển xuất phát từ đặc điểm tiêu dùng trong du lịch:
Hàng hóa dịch vụ du lịch không đến với người tiêu dùng giống như tiêu dùng
hàng hóa thông thường ; muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó buộc
người ta phải rời chổ ở thường xuyên của mình đến điểm du lịch, nơi tạo ra các
sản phẩm và điều kiện tiêu dùng du lịch.
Từ nơi ở thường xuyên của khách đến đến điểm du lịch thường có khoảng cách
xa . Ngoài ra, vị trí của các đối tượng du lịch tại nơi du lịch cũng có những khoảng
cách nhất định.
Do đó điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và tổ chức các dịch vụ vận
chuyển .
Nhu cầu vận chuyển được thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển của hàng loạt
những nhu cầu mới.
Đối tượng thỏa mãn nhu cầu này chính là các phương tiện , dịch vụ vận chuyển
như: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, ôtô, xe máy, xe đạp, xích lô… Do chất lượng về
cơ sở hạ tầng cũng như về phương tiện và dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch
cần chú ý đến điều kiện tự nhiên, địa hình, chất lượng, mức độ an toàn của phương
tiện, tính chính xác và chuẩn mực trong phục vụ của lái xe và hướng dẫn viên du
lịch.
Có nhiều yếu tố chi phối việc thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của khách du lịch :
+ Khoảng cách cần vận chuyển

+ Mục tiêu của chuến đi
+ Khả năng thanh toán


+ Thói quen tiêu dùng
+ Xác suất an toàn của phương tiện , uy tín , nhãn hiệu, chất lượng, sự thuận
tiện
+ Tình trạng sức khỏe của khách.
Khi tổ chức dịch vụ vận chuyển cho khách , các nhà kinh doanh du lịch phải cân
nhắc đến các yếu tố trên.
Tâm lý của khách du lịch chịu sự tác động tương đối lớn của cuộc hành trình .
Những nhu cầu của du khách khi sử dụng các dịch vụ vận chuyển rất đa dạng và
luôn phát triển nên các nhà kinh doanh du lịch phải phải lưu ý đến chất lượng của
dịch vụ này.
b. Nhu cầu ở và ăn uống
Nhu cầu ở, nghỉ ngơi và ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu của con
nguời , nhưng để thỏa mãn nhu cầu này ở các địa điểm du lịch thì phương tiện vật
chất phải có sự thay đổi , nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn thỏa mãn
nhu cầu tâm lý.
Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này là các cơ sở lưu trú , các nhà hàng, quán
rượu, các sản phẩm ăn uống…Trong quá trình kinh doanh lưu trú , ăn uống nhất
thiết phải lưu ý đến : chất lượng, vệ sinh, an toàn , phong cách- qui trình phục vụ,
cơ cấu, chủng loại sản phẩm, giá cả…
Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này của khách chịu sự tác động và chi phối của
các yếu tố sau:
Khả năng thanh toán của khách.
Hình thức đi du lịch( cá nhân hay tổ chức).
Thời gian hành trình và lưu lại .
Khẩu vị ăn uống ( mùi vị, cách nấu, cách ăn..)
Đặc điểm tâm lý cá nhân của khách.

Mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi .
GIá cả , chất lượng phục vụ của doanh nghiệp kinh doanh.
Tổ chức kinh doanh khách sạn và nhà hàng phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề
sau: Vị trí, phong cách kiến trúc, trang trí nội thất, thực đơn ăn uống và tổ chức
trong khâu phục vụ.


Phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch nào đó, phải giới thiệu
với du khách về bản chất văn hóa , nền văn minh của bản địa ở điểm du lịch đó.
Trang trí nội thất phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính tiện nghi, hiện đại, độc đáo và
vệ sinh.
Đối với mỗi loại thức ăn , đồ uống cần phải làm nổi bật những nét đặc trưng về
hương vị và kiểu cách của chúng, đặc biệt những món ăn mang tính chất đặc sản
của điểm du lịch.
Khâu tổ chức phục vụ đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh
của doanh nghiệp. Chất lượng của khâu tổ chức lưu trú , phục vụ , biểu hiện ở các
mặt sau:
+ Năng lượng chuyên môn đối với từng nghiệp vụ
+ Phong cách giao tiếp và thái độ của người phục vụ.
Đây là một trong những yếu tố tâm lý tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội tỏa
mái, lành mạnh ở nơi du lịch.
Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất ở tính hiếu kì và hưởng thụ.
Có nghĩa là họ muốn thay đổi , chờ đón và mong đợi sự thỏa mái và tốt đẹp khi
đến điểm du lịch nào đó.
Các nhà kinh doanh khách sạn – nhà hàng của du lịch phải cần lưu ý một số điểm
sau:
+ Thái độ và phong cách phục vụ phải luôn niềm nở, lễ độ, phục vụ chu đáo,
đúng thời gian: tự giácvà nhiệt tình với công tác đuợc giao.
+ Thực hiện đúng qui định kĩ thuật của từng nghiệp vụ
+ Định kì thực hiện việc duy trì,bảo dưỡng và kiểm tra trang thiết bị trong tất cả

các bộ phận của khách sạn.
+ Thực hiện vệ sinh tốt tất cả các khu vựe và các khâu trong khách sạn.
c. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm mỹ của con
người . Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu
khiển, tạo nên những cảm tưởng du lịch trong con người. Cảm tưởng du lịch được
hiểu là những rung động do tác động của các đối tượng ở nơi du lịch tạo thành,
biến thành những kỉ niệm thường xuyên tái hiện trong trí nhớ của du khách.
Các đối tượng có thể gây ra những cảm tưởng du lịch trong du khách:


- Vị trí , địa hình, khí hậu, phong cảnh thiên nhiên.
- Các vườn quốc gia, các công viên giải trí, công viên có chủ đề.
- Các hồ và cây xanh trong thành phố.
- Các công trình kiến trúc độc đáo có tính lịch sử hay bản sắc của một nền văn
hóa.
- Chiến trường xưa, khu phố cũ
- Các khu di tích, viện bảo tang và các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng.
- Phong tục tập quán, truyền thống, lễ hội đặc biệt ( mang tính độc đáo) của cư
dân vùng du lịch.
- Những sự vật, hiện tượng huyền bí.
- Các công trình thế kỉ
Các trò chơi mang bản sắc dân tộc, hiện đại…
Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch là do các đối tượng này tạo
nên. Sản phẩm Tour có hấp dẫn hay không , thu hút được du khách tham gia nhiều
hay ít tùy thuộc vào sự phong phú và hấp dẫn của các đối tượng này.
Các giá trị thẩm mĩ mà thiên nhiên ban cho hay do con người tạo ra ở nơi du lịch
là cái mà du khách tìm kiếm. Sự thỏa mãn nhu cầu này mang tính chủ quan sâu sắc
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Các đặc điểm tâm lý của cá nhân: tâm trạng, sở thích, tính cách, thị hiếu thẩm

mĩ…của du khách
Các đặc điểm tâm lý của xã hội: Giai cấp, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, hộc
vấn…của du khách.
Ngoài ra khả năng thanh toán, mục đích chính cần thỏa mãn của chuyến đi và
mức độ hấp dẫn, độc đáo của các tài nguyên du lịch….cũng là các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu tham quan, giải trí của khách du lịch.
Khi tổ chức các cuộc vui chơi , giải trí phục vụ khách du lịch đòi hỏi phải tính
đến các yếu tố sau:
Tính hấp dẫn, lôi cuốn của các chủng loại dịch vụ, đáp ứng được thị hiếu chung
của du khách.
Nội dung của các cuộc vui chơi, giải trí phải bao hàm 2 yếu tố giải trí mở mang
nhận thức và phát triển thể chất.


Khâu tổ chức phải chu đáo, cần phẩi xác định đặc điểm nơi tổ chức các dịch vụ
một cách chi tiết và cụ thể: phong cách , khí hậu, điều kiện đi lại, an ninh trật tự,
các công trình có ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa đã được xếp loại.
Yêu cầu cả khách du lịch đối với các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí là các
dịch vụ này phải mang đến cho họ những cảm tưởng du lịch, làm cho họ phấn
chấn, vui vẻ, tinh thần sản khái , các uẩn khúc được giải tỏa.
d. Các nhu cầu khác
Trong thực tế cuộc sống, nhu cầu của con nguời là vô tận. Quá trình đi du lịch tất
yếu nảy sinh các nhu cầu khác và để thỏa mản các nhu cầu đó, các dịch vụ tương
ứng nảy sinh. Các nhu cầu – dịch vụ tiêu biểu:
- Nhu cầu mua hàng – bán hàng lưu niệm, hàng đặc sản, hàng tiêu dùng…
Nhu cầu mua hàng là sự cần thiết phải mua sắm một số hàng hóa trong thời gian
hành trình du lịch của du khách. Nó đồng thời cũng là một biểu hiện tâm lý của
khách du lịch muốn đánh dấu nơi mình đã từng qua.
Những nhân tố tác động đến sự nảy sinh và mức độ biểu hiện của nhu cầu này là:
+ Đặc điểm tâm lý( sở thích, tình cảm, phong tục, giới tính, độ tuổi, dân tộc…)

của khách du lịch đối với một mặt hàng lưu niệm nào đó.
+ Mục dích của chuyến đi.
+ Khả năng thanh toán
+ Tính độc đáo của hàng hóa.
+ Giá cả, chất lượng, hình thức… của hàng hóa.
Để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách du lịch, các cơ sở kinh
doanh du lịch cần có các hoạt động liên doanh. Liên kết với các ngành sản xuất để
đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đặc biệt là
hàng lưu niệm, đồng thời tổ chức tốt các hoạt động bán phục vụ tại các điểm du
lịch.
- Nhu cầu thông tin- Dịch vụ thông tin liên lạc
- Nhu cầu giặt là, gội sấy, y tế… Dịch vụ giặt là, làm đẹp, y tế…
Đây là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc vào thời gian nhàn rỗi của khách du
lịch tại điểm du lịch. Khi tiến hành tổ chức các hoạt động này, các nhà kinh doanh
du lịch phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thuận tiện, tổ chức phục vụ hợp lý, không làm mất thời gian của du khách


Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ cao; giá cả rõ ràng công khai.
Đa dạng hóa các dịch vụ, tổ chức phục vụ tốt, không chỉ mang lại hiệu quả kinh
tế lớn, đầu tư nhỏ, xuất khẩu tại chổ, quay vòng vốn nhanh, ít rủi ro mà lại là điều
kiện tốt để thu hút khách, giữ chân khách, hướng dẫn các nhu cầu của họ để họ lưu
lại lâu hơn, có chi tiêu nhiều hơn.
II. Tổng quan về điều kiện du lịch Đà Nẵng và Trung tâm xúc tiến du lịch ĐN
1. Những tiềm năng du lịch Đà Nẵng
1.1 Vị trí và tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng nằm ở trung điểm của Việt Nam : Cách Hà Nội 783km, cách thành
phố Hồ Chí Minh 967 km.
- Là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC)
- Tâm điểm đến với các di sản văn hóa thế giới của khu vực miền Trung Việt

Nam: Cách Cố đô Huế 100km, cách Phố cổ Hội An 30km và cách Thánh địa Mỹ
Sơn 60km.
- Có hệ thống giao thông phát triển hết sức thuận lợi :
+ Sân bay quốc tế Đà Nẵng: Hiện có 05 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà
Nẵng:
- Đường bay Singapore – Đà Nẵng với tầng suất bay 04 chuyến/tuần
- Đường bay Nhật Bản – Đà Nẵng với tần suất 02 chuyến/tuần và 18 chuyến bay
nội địa hàng ngày đi - đến các thành phố lớn trong nước.
- Đường bay Hồng Kông – Đà Nẵng
- Đường bay Đài Bắc – Đà Nẵng
- Đường bay Quảng Châu – Đà Nẵng sắp khai trương
Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện đang được đầu tư nâng cấp với tổng số vốn đầu tư
84 triệu USD để có thể đón 6 triệu khách/năm (Dự kiến đầu năm 2011 sẽ hoàn
thành và đưa vào khai thác phục vụ).


+ Cảng biển quốc tế : Cảng nước sâu có thể đón tàu trên 45.000DWT (30.000
tấn) cập cảng. Hàng năm có khoảng trên 40 chuyến tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng
với trên 30 ngàn du khách.
+ Đường bộ (tuyến đường quốc lộ 1A, đường xuyên Á 14B) và đường sắt xuyên
Việt. Cùng với cơ sở hạ tầng giao thông nội thành được đầu tư phát triển đồng bộ
và hiện đại.
Với sự thuận lợi về giao thông, Đà Nẵng trở thành đầu mối đón tiếp và trung
chuyển khách của khu vực miền Trung – Tây Nguyên Việt Nam.
1.2 Tiềm năng về sản phẩm du lịch
a. Các khu điểm du lịch, loại hình du lịch và chương trình tour phong phú
- Phát triển Du lịch núi – biển: Với Bán đảo Sơn Trà với khu rừng già nguyên
sinh và dòng sông Hàn hết sức thơ mộng ngay trong lòng thành phố.
- Khu du lịch Bà Nà: nằm ở độ cao1482m so với mặt nước biển, với điều kiện khí
hậu thuận lợi có 4 mùa trong 1 ngày. Đặc biệt tại đây vừa khánh thành và đưa vào

khai thác hệ thống cáp treo đạt 02 kỷ lục thế giới (khoảng cách dài nhất 5,1km và
có độ chênh cao nhất).
- Đặc biệt có nhiều bãi biển đẹp : Bờ biển dài 90km với nhiều bãi biển đẹp :
Xuân Thiều, Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước. Được tạp chí Forbes của Mỹ bình
chọn là một trong 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh
- Đèo Hải Vân được mệnh danh : Thiên hạ Đệ nhất hùng quan
- Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn – Thiên hạ đệ nhất động với 5 ngọn núi Ngũ
Hành.
- Bảo tàng Chăm: Trưng bày khoảng 650 hiện vật bằng đá từ thời Vương quốc
Chămpa cổ. Là Bảo tàng duy nhất ở Đông Nam Á bảo tồn được kiến trúc điêu khắc
Chăm.
- Các làng quê, làng nghề truyền thống : Phong Nam, Yến Nê…với các lễ hội dân
gian truyền thống.


- Các chương trình city tour:
+ Đà Nẵng – Cổ viện Chàm – Ngũ Hành Sơn – Bán đảo Sơn Trà
+ Đà Nẵng – Ngũ Hành Sơn – Bán đảo Sơn Trà
- Các chương tour Sơn Trà, Bà Nà
+ Tour câu cá cùng ngư dân
+ Tour lặn biển ngắm san hô
+ Tour lên rừng xuống biển
+ Ấn tượng phố biển Đà Nẵng
+ Tour khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ
+ Tour khám phá phố biển Đà Nẵng
+ Bà Nà – Mùa xuân nước Pháp
- Chương trình kết nối các di sản thế giới và các địa phương
+ Đà Nẵng – Phố Cổ Hội An
+ Đà Nẵng - Huế
+ Đà Nẵng – Đà Lạt

+ Đà Nẵng – Nha Trang
+ Đà Nẵng – Quảng Bình (thăm di sản thiên nhiên thế giới)

b. Cơ sở vật chất du lịch
- Khách sạn: Hiện Đà Nẵng có 162 khách sạn với hơn 5000 phòng; trong đó
khách sạn từ 3 sao – 5 sao có 14 khách sạn với 1.500 phòng.
- Lữ hành: Đà Nẵng là 01 trong 03 trung tâm lữ hành lớn của Việt Nam (Sau
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) và là Trung tâm lữ hành lớn nhất khu vực
miền Trung. Hầu hết các công ty lữ hành lớn của Việt Nam đều có chi nhánh và
VPĐD tại Đà Nẵng. Hiện thành phố có 88 đơn vị lữ hành với 26 công ty lữ hành
quốc tế, trong đó có 02 công ty liên doanh với nước ngoài


- Hướng dẫn Viên: Đà Nẵng là nơi tập trung và điều phối lực lượng HDV khu
vực Miền Trung – Tây Nguyên với trên 400 HDV với các ngôn ngữ Anh, Pháp,
Đức, Nhật, Hoa, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ý
Hiện thành phố có 50 HDV tiếng Trung. với cơ sở đào tạo là Khoa tiếng Trung
của ĐH Đà Nẵng trong thời gian đến ngành Du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị này
trong đào tạo phát triển đội ngũ HDV tiếng Trung để có thể đáp ứng đủ yêu cầu
phục vụ hướng dẫn thị trường khách Trung Quốc.
- Phương tiện vận chuyển: Hiện Đà Nẵng có khoảng 500 xe ô tô từ 04 đến 50
chổ vận chuyển du lịch; trong đó có trên 50% xe được đầu tư mới có chất lượng
cao (xe sản xuất từ 2004 đến 2008). Bên cạnh đó có 07 hãng xe taxi với 620 xe từ
04 – 07 chổ và đội xe xích lô du lịch 70 chiếc.
- Nhà hàng, cơ sở mua sắm : Bên cạnh hệ thống các nhà hàng trong các khách
sạn du lịch, Đà Nẵng có khoảng 200 nhà hàng có quy mô lớn và chất lượng (kể cả
nhà hàng chuyên các món ăn Trung Quốc với 10 Nhà hàng sức chứa mỗi nhà hàng
500-1400 chỗ ngồi). Các nhà hàng Âu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và đặc biệt là các nhà hàng hải sản biển đặc sắc.
Hệ thống mua sắm của thành phố khá đa dạng với các mặt hàng lưu niệm truyền

thống và đặc trưng của vùng miền: Đá Non Nước, sản phẩm Mây tre, vải Lụa,
Gấm, hàng thủ công mỹ nghệ…
c. Các điểm vui chơi giải trí về đêm
Dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng với:
- Phố du lịch Bạch Đằng
- Các show diễn truyền thống và hiện đại tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiễn Dĩnh,
Nhà hát Trưng Vương
- Các vũ trường hoạt động sau 24h (UBND thành phố đồng ý 05 cơ sở được phép
tổ chức hoạt động thí điểm, cụ thể: Vegas Club, New Phương Đông, Camel,
Seventeen Saloon và CLB Nhạc trẻ No.1)


×