Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá sặc rằn giai đoạn phôi, bột, hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 36 trang )


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 304




TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
CỦA CÁ SẶC RẰN
GIAI ĐOẠN PHÔI, BỘT, HƯƠNG





Sinh viên thực hiện




BÙI ÚT MƯỜI


MSSV: 0753040056


Lớp: NTTS K2




Cần Thơ, 2011





2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ: 304



TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG
CỦA CÁ SẶC RẰN
GIAI ĐOẠN PHÔI, BỘT, HƯƠNG









Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ts. PHẠM MINH THÀNH BÙI ÚT MƯỜI

MSSV: 0753040056

Lớp: NTTS K2



Cần Thơ, 2011


3

LỜI CẢM TẠ
Sau gần 3 tháng thực tập, từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011 tại trại cá Minh
Trang, Quận Cái Răng - TP Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với
kinh nghiệm thực tế, nay luận văn đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Phạm Minh Thành - Khoa Thủy Sản -
Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy em trong suốt thời gian
làm đề tài, thường xuyên quan tâm và có những góp ý quý báu để em có thể hoàn
thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong
những năm học vừa qua và tạo dựng cho em vốn kinh nghiệm cần có để em bước vào
cuộc sống sau này.

Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!


BÙI ÚT MƯỜI


4

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện tại trại cá Minh Trang, Quận Cái Răng-TP Cần Thơ
trên đối tượng là phôi, cá bột, cá hương của loài cá Sặc rằn. Thông qua nghiên cứu,
nhằm cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của những giai đoạn đầu
trong chu kỳ sống của cá Sặc rằn, góp phần làm cơ sở cho những giải pháp kỹ thuật

cung cấp thức ăn trong quá trình ương nuôi cá Sặc rằn đạt hiệu quả cao.
Phương pháp nghiên cứu được xây dựng dựa theo “Hướng dẫn nghiên cứu cá” của
I.F.Pravdin, 1973; “Sinh thái học cá” của Nicolski, 1953; và một số phương pháp
thông thường nghiên cứu môi trường nước. Các thí nghiệm được thực hiện trong điều
kiện môi trường thích hợp cho đối tượng và yêu cầu nghiên cứu.
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu, Kết quả thu được là nhiệt độ không sinh học của cá Sặc
rằn là 12,10±1,08
o
C, thời gian dinh dưỡng noãn hoàng là 35,33±0,57 giờ, thời gian
xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 là 1,33±0,55 ngày sau khi nở, thời gian xuất hiện
phase chuyển tính ăn lần 2 là 14 ngày sau khi nở, cường độ dinh dưỡng giảm từ 15
ngày tuổi (6,69 %/giờ) đến 30 ngày tuổi (2,23 %/giờ) và chỉ số độ no cũng giảm dần
từ 15 ngày tuổi (1,60%) đến 30 ngày tuổi (1,20%).
Tứ khoá: Cá Sặc rằn, nhiệt độ không sinh học, thời gian tiêu biến noãn hoàng, phase chuyển tính ăn
lần 1; lần 2, cường độ dinh dưỡng, chỉ số độ no.

5

MỤC LỤC
trang
LỜI CẢM TẠ i
CAM KẾT KẾT QUẢ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vii
DANH SÁCH HÌNH viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu: 2

1.3 Nội dung: 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc Rằn 3
2.1.1 Hệ thống phân loại
3
2.1.2 Đặc điểm hình thái
4
2.1.3 Phân bố
4

2.1.4 Sinh trưởng
5
2.1.5

Dinh dưỡng
5

2.1.6 Sinh sản
6
2.1.7 Khả năng thích nghi với môi trường
7
2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc rằn 8
2.2.1 Sơ lược tình hình nuôi cá Sặc rằn trên thế giới 8
2.2.2 Sơ lược và hiện trạng nuôi cá Sặc rằn trong nước ………………………. 8
2.3 Một số vấn đề cần nghiên cứu 9
2.3.1 Nhiệt độ không sinh học (T
0
)
9
2.3.2 Thời gian dinh dưỡng noãn hoàng

9

2.3.3 Thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng
9


6

2.3.4 Thời điểm xuất hiện pha 2
9
2.3.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no
9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Vật liệu nghiên cứu 10
3.1.1 Dụng cụ
10
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu
10


3.1.3 Thức ăn thí nghiệm
10
3.1.4 Nguồn nước thí nghiệm 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu 10
3.2.1 Xác định nhiệt độ không sinh học
10
3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm
10

3.2.1.2 Tính toán kết quả

11

3.2.2 Xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng
12

3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm 12
3.2.2.2 Ghi nhận kết quả 12
3.2.3 Pha chuyển tính ăn lần 1
12

3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm 12
3.2.3.2 Ghi nhận kết quả 12
3.2.4 Pha chuyển tính ăn lần 2
12

3.2.4.1 Bố trí thí nghiệm 12
3.2.4.2 Ghi nhận và tính toán kết quả 13
3.2.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số no
13

3.2.5.1 Bố trí thí nghiệm 13
3.2.5.2 Tính toán kết quả 13
3.2.6 Xác định một số yếu tố môi trường
14

3.3 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả 14
3.3.1 Xử lý số liệu
14

3.3.2 Đánh giá kết quả

14


7

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1 Xác định nhiệt độ không sinh học 15
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 15
4.1.2 Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học 16
4.2 Xác định thời gian dinh dưỡng noãn hoàng 17
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 17
4.2.2 Kết quả xác định thời gian dinh dưỡng noãn hoàng 18
4.3 Xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 20
4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 20
4.3.2 Kết quả xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 20
4.4 Xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2 22
4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 22
4.4.2 Kết quả xác định thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2 22
4.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no 23
4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 23
4.5.2 Kết quả xác định cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no 24
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27
5.1 Kết luận 27
5.2 Đề xuất 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
PHỤ LỤC x



8


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam là một trong 10 nước đứng đầu về sản lượng
thủy sản thế giới. Để được như vậy, ngoài những ưu đãi về điều kiện tự nhiên, còn do
áp dụng những thành tựu khoa học vào trong ương nuôi một cách có hiệu quả. Bên
cạnh đó, vấn đề con giống là mối quan tâm hàng đầu và hiện nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật đã góp phần vào việc sản xuất giống nhân tạo thành công những
loài cá có giá trị kinh tế: cá Tra, cá Basa, cá Lóc, cá Bống tượng, cá Leo. Bên cạnh
việc phát triển các nguồn lợi trên thì cũng cần củng cố việc sản xuất giống các loại cá
đồng như: cá Rô đồng, Trê vàng, cá Sặc rằn. Cá Sặc rằn là loài cá có chất lượng thịt
thơm ngon và được xem là đặc sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có giá
trị ở cả sản phẩm tươi và đặc biệt là sản phẩm làm khô.
Tuy nhiên, việc ương nuôi giai đoạn từ cá bột đến cá giống vẫn còn gặp không ít khó
khăn. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu nhưng các kết quả này hoàn toàn khác biệt
nhau và cũng chưa xác định khẩu phần dinh dưỡng của cá trong giai đoạn này. Để
việc ương nuôi trong giai đoạn này đạt hiệu quả phải nắm được khẩu phần dinh dưỡng
của cá ở từng giai đoạn nuôi.
Hoạt động dinh dưỡng của cá được bắt đầu khi cá tiếp nhận thức ăn từ môi trường
nước, làm cơ sở cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình biến đổi của cơ thể để tạo
nên các vật liệu cấu trúc, thay cũ đổi mới tế bào, tạo ra các hoạt chất sinh học đặc
trưng, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Hoạt động dinh dưỡng được kết
thúc khi vật chất dinh dưỡng từ thức ăn đã hoàn thành các quá trình trên, để phần cuối
cùng trở lại với môi trường dưới dạng vật chất và năng lượng bài thải. Các chất dinh
dưỡng bao gồm: protein, hydratcarbon, lipid, chất khoáng, vitamin và nước (Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Chúng được cá tiếp nhận chủ yếu từ thức ăn
trong môi trường nước và một số ít bằng con đường thẩm thấu. Đặc trưng dinh dưỡng
của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và theo điều kiện sống (Phạm

Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Những hiểu biết về đặc điểm dinh dưỡng của cá qua các giai đoạn có ý nghĩa quan
trọng đối với người nuôi thủy sản. Đây là cơ sở ban đầu cho những giải pháp kĩ thuật
cung cấp thức ăn trong quản lý, chăm sóc phôi (trong quá trình ương ấp trứng), ương
nuôi cá bột (ấu trùng cá).



9

Vì vậy việc tìm ra thức ăn thích hợp cho cá Sặc rằn trong giai đoạn từ cá bột đến cá
giống có vai trò quan trọng trong quá trình ương nuôi cá. Do đó đề tài “ Tìm hiểu đặc
điểm dinh dưỡng của cá Sặc rằn giai đoạn phôi, bột, hương” được thực hiện nhằm
giải quyết phần nào khó khăn trong ương nuôi cá ở giai đoạn này .
1.2 Mục tiêu đề tài
• Thu thập một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Sặc rằn các giai đoạn:
phôi, cá bột, cá hương. Góp phần làm cơ sở khoa học cho những giải pháp kỹ
thuật cung cấp thức ăn trong quá trình ương nuôi cá con đạt hiệu quả cao.
1.3 Nội dung tiến hành
• Xác định nhiệt độ không sinh học.
• Tìm hiểu thời gian dinh dưỡng noãn hoàng.
• Tìm hiểu thời điểm xuất hiện và kéo dài của phase chuyển tính ăn lần 1, lần 2.
• Cường độ dinh dưỡng và hệ số no của cá 15 ngày tuổi, 20 ngày tuổi và 30
ngày tuổi.


















10

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Sặc rằn
2.1.1 Hệ thống phân loại
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) định loại cá Sặc rằn như sau:
Ngành: Vertebrata
Ngành phụ: Craniata
Tổng lớp: Gnathostomata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii
Tổng bộ: Percomorpha
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Anabantoidei
Họ: Anabantidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster pectoralis (Regan, 1910
)

Tên tiếng Anh: Snakeskin Gouramy
Tên địa phương: Cá Sặc rằn, cá Sặc bổi, cá Lò Tho








Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá Sặc rằn




11

2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) mô tả hình dáng bên ngoài của cá
Sặc rằn như sau: Đầu nhỏ dẹp bên; Mõm ngắn, nhọn; Miệng trên nhỏ; Răng nhỏ mịn
mọc hai bên hàm; Lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn; Mắt lớn nằm trên trục giữa
thân và gần chóp mõm hơn điểm cuối xương nắp mang. Thân dẹp bên; Vẩy lược nhỏ
phủ khắp thân và đầu, có nhiều vẩy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi, vi hậu môn và vi lưng.
Cá có màu xanh đen ở mặt lưng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng. Trên cơ thể có
hai chấm đen tròn, một ở giữa thân và một ở gốc vi đuôi. Ở một số cá thể còn có
nhiều vạch đen mờ nằm vắt xéo ngang thân. Trên vi hậu môn, vi lưng, vi đuôi có
nhiều chấm đỏ li ti màu đỏ cam. Vào mùa sinh sản con đực có màu đen và vi đuôi
màu đỏ cam rõ.
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) sau khi phân tích 23 mẫu thu
thập ở nhiều nơi tại vùng ĐBSCL đã mô tả về cá Sặc rằn như sau: Ðầu nhỏ, dẹp bên;

Mõm ngắn; Miệng hơi hướng trên; Mắt lớn; Thân cá dẹp bên. vẩy lược phủ khắp thân
và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi hậu môn, vi đuôi, vi bụng, vi ngực.
Ðường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang, cong lên phía trên một đoạn ngắn rồi uốn
cong tới trục giữa thân sau đó chạy ngoằn ngoèo đến giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm vi
lưng ngang với vẩy đường bên thứ 17 – 19. Ở cá đực khi trưởng thành, vi lưng kéo dài
tới khỏi gốc vi đuôi còn cá cái thì vi này ngắn, chưa tới gốc vi đuôi. Gốc vi hậu môn
kéo dài. Khởi điểm vi hậu môn ngang với vẩy đường bên thứ 5 và phần cuối nối với
vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn cứng, nhọn. Tia phân nhánh đầu tiên của vi bụng kéo
dài có thể chạm tới ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẽ hai, rãnh chẻ cạn và phần cuối của 2
thùy vi đuôi tròn. Phần bụng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc xám đen và lợt
dần xuống bụng. Có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá. Chiều rộng 2 sọc lớn
hơn khoảng cách 2 sọc. Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rõ nhưng có 1 sọc dọc chạy từ
mõm tới gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có 1 chấm đen tròn. Chấm và sọc này lợt dần và
mất hẳn khi cá lớn. Vi cá có màu xanh đen hoặc xám đen.
Nhìn chung những trích dẫn đều nhấn mạnh mạnh những điểm quan trọng trong phân
loại, hầu như không có sự khác biệt nhiều, nhưng nếu có xuất hiện những đặc điểm
mới đó là do tùy điều kiện môi trường sống mà cá có một kiểu hình biến dị riêng
mang đặc tính riêng của môi trường mà chúng sống. Ðó cũng là kết quả của sự biến dị
thích nghi trong những vùng mà cá Sặc rằn phân bố (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
2.1.3 Phân bố
Cá Sặc rằn là loài cá nước ngọt nhưng có thể sống được ở nước lợ. Cá phân bố ở các
quần đảo thuộc Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Và di giống
theo nhiều nước khác (Phạm Minh Thành và Lê Như Xuân, 1994).

12

Cá Sặc rằn đặc biệt thích sống ở các thủy vực có nhiều cây cỏ thuỷ sinh và có nhiều
chất hữu cơ. Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông MeKong, cá phân bố tập trung
trong các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ao, ruộng, kênh
mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều

chất hữu cơ (Horra và Pilay, 1962). Loài cá này cũng được nuôi phổ biến trong ruộng
lúa và ao gia đình (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) cá Sặc rằn sau khi đẻ 20 giờ ở điều
kiện nhiệt độ 28–30
o
C trứng nở, lúc đầu cá nằm trên mặt nước, sau dần dần di chuyển
xuống lớp nước sâu hơn. Cá một ngày tuổi dài 3 mm, màu đen dinh dưỡng bằng noãn
hoàng, nằm ngữa trên mặt nước bơi lội không định hướng. Cá có khoảng 14 đốt cơ
thân. Cá 3 ngày tuổi dài 4–5 mm, trên thân cá có nhều sắc tố đen rãi rác, cá cử động
mạnh. Cá nằm sấp và thường tập trung nơi có ánh sáng, cá dinh dưỡng bằng thức ăn
bên ngoài. Cá 5 ngày tuổi dài 5 mm, noãn hoàng tiêu biến, xương nắp mang xuất hiện,
tia mang hình thành nhưng chưa đầy đủ. Tim có cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm bầu
động mạch, tâm nhĩ, tâm thất. Cá 7 ngày tuổi dài 6 mm, xuất hiện vi lưng như một
màng mỏng. Cá 15 ngày tuổi dài 10–14,3 mm, trên thân có đường sắc tố đen chạy từ
sau mắt đến cuống đuôi nhưng chưa rõ và chấm dứt bằng một đám sắc tố màu đen
tròn. Ống tiêu hóa giống cá trưởng thành gồm miệng, thực quản, dạ dày ruột. Hệ
thống hô hấp bằng mang hoàn chỉnh. Cá 35 ngày tuổi dài 23–27 mm, lưng màu đen
thân phủ vẩy, vi đuôi, vi lưng, vi hậu môn… đã hoàn chỉnh. Ruột cuộn 1,5–2 vòng (cá
có hình dạng của cá trưởng thành), cá chuyển sang ăn thức ăn đặc trưng của loài. Cá
có tốc độ sinh trưởng chậm. Ở ĐBSCL trong các ao nuôi cũng như trong các thủy vực
tự nhiên sau 1 năm cá nặng 60-80g, 2 năm đạt 100–150g.
Ðối với cá Sặc rằn, vì phân bố chủ yếu trên đồng ruộng hay các vùng trũng phèn ngập
nước, nên thời điểm hình thành vòng tuổi rất có thể là các tháng mùa khô. Bởi vì
trong những tháng này cá thường tập trung ở ao, đìa, kênh mương với mật độ cao, môi
trường khắc nghiệt, thiếu thức ăn (Trương Thủ Khoa và Nguyễn Minh Trung, 1980).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Lê Như Xuân Và Phạm Minh Thành (1994) cá Sặc rằn trưởng thành có cấu tạo
hệ thống tiêu hóa đặc trưng của các loài cá sử dụng mùn bã hữu cơ và thực vật. Lược
mang dạng que nhỏ mịn và dày. Dạ dày hình chữ I ruột dài cuộn thành nhiều vòng và

tỉ lệ Li/L= 5,6–8,5.
Theo Quách Thanh Hùng và csv (1999) thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại như
phiêu sinh động vật (Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật
(Bacillariophycea, Cyanophycea, Flagellata, Chlorophyceae và mùn bã hữu cơ). Ở
thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những

13

loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá Sặc rằn gồm:
mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm non thực vật cũng như
các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước. Ngoài ra, cá cũng sử dụng tốt các loại
thức ăn do con người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, động vật và khi thiếu thức
ăn chúng ăn cả trứng của chính nó.
Phân chia tính ăn của cá theo các loại thức ăn khác nhau là cơ sở cho các nhà nuôi
trồng thủy sản xác định được loại thức ăn, khẩu phần ăn thích hợp cho đối tượng nuôi
trên cơ sở của nguyên tắc “ tôn trọng đặc tính dinh dưỡng của loài”. Nguyên tắc này là
đúng, khoa học và hợp lý, bởi đặc tính dinh dưỡng (tính ăn) của loài phải trải qua thời
kỳ lịch sử của quá trình phát sinh, vận động và phát triển mới có được. Mặc dù nó có
sự mềm dẻo trong phạm vi nhất định nhưng vẫn thể hiện rõ tính “bảo thủ” của mình.
Nếu người nuôi thủy sản không tôn trọng nguyên tắc này, cố tình thay đổi (cung cấp
thức ăn không phù hợp tính ăn của cá) thì hoặc là cá không chấp nhận, hoặc gây ra sự
mất cân bằng, sự xáo trộn trong dinh dưỡng của cá. Khi đó không thể đạt hiệu quả cao,
thất bại trong nuôi trồng thủy sản là điều chắc chắn. Chỉ đối với loài cá ăn tạp, con
người mới có điều kiện linh động nhất (so với những loài cá ăn thực vật và những loài
cá ăn động vật) trong việc xác định thành phần nguyên liệu làm thức ăn cho cá (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Theo Vatnexov (1953) trích dẫn bởi Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009)
đã chỉ ra rằng, trong một chu kỳ sống, sự phát triển cơ thể cá trải qua 5 giai đoạn. Mỗi
giai đoạn có đặc trưng dinh dưỡng riêng “giai đoạn phôi, giai đọan ấu trùng, giai đoạn
tiền trưởng thành, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn già”.

2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) cho rằng ở ngoài tự nhiên cá sinh
sản theo mùa, cá đẻ tập chung vào mùa mưa (tháng 5–9). Vào các tháng này bắt gặp
cá có tinh và có trứng rất cao (tỷ lệ lên tới 90%).
Hora và Pillay (1962) cho rằng cá Sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng tuổi. Khi
thành thục có thể phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của
dấu hiệu sinh dục phụ.
Theo Lê Như Xuân và phạm Minh Thành (1994) khi cá thành thục có thể phân biệt
được cá đực, cá cái bằng một số chỉ tiêu sau:

14

Cá đực
- Phần tia mềm của vi lưng kéo dài tới và
vượt khỏi gốc vi đuôi.
- Các sợi sọc đen từ lưng xuống bụng rất
rõ.
- Các sọc đen chạy dọc thân không liên
tục.
- Chấm đen ở xương nắp mang không rõ.
Cá cái
- Phần tia mềm của vi lưng ngắn không
kéo dài tới gốc vi đuôi.
- Các sợi sọc từ lưng xuống bụng không
rõ.
- Cá sọc đen chạy dọc thân gần như liên
tục.
- Chấm đen ở xương nắp mang rõ.

Sức sinh sản của cá Sặc rằn dao động 200.000 – 300.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn

Tường Anh, 2004).
Bãi đẻ của cá Sặc rằn ngoài tự nhiên là những nơi nước cạn ven bờ có nhiều cây cỏ
thủy sinh, cá có thể đẻ ở nơi có mức nước cạn 7–10 cm. Khi sinh sản trứng thụ tinh và
nổi trên mặt nước, cá đực, cá cái gom trứng vào miệng rồi nhả lại mặt nước dưới dạng
tổ bọt. Những tổ bọt này có đường kính khoảng 5 cm, bên trong có chứa đầy trứng.
Sau khi đẻ cá đực và cá cái thay nhau bảo vệ tổ (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành,
1994).
Kể từ khi trứng thụ tinh, trong điều kiện nhiệt độ nước 27– 29
o
C cá nở sau 20h – 23h.
Trong suốt thời gian kể từ khi trứng đẻ tới lúc nở và dinh dưỡng bằng noãn hoàng, cá
đực thường xuyên bơi lội quanh tổ để bảo vệ và dùng vây quạt nước cung cấp oxy cho
trứng (Nguyễn Văn Kiểm và csv, 1999).
Thời gian tái phát dục ở cá Sặc rằn có thể từ 25– 30 ngày, trong điều kiện đầy đủ thức
ăn cá Sặc rằn có thể đẻ được 3 - 4 lần /năm (Phạm Văn Khánh, 2005).
Dựa vào đặc tính sinh sản của cá Sặc rằn người ta có thể chủ động cho cá đẻ bằng
phương pháp nhân tạo với hormone kích thích là HCG (Humanchorionic
Gonadotropine Hormone) (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994).
2.1.7 Sự thích nghi với môi trường
Cá có cơ quan hô hấp khí trời nên sống được ở điều kiện thiếu nước hoặc không có
oxy.Cá cũng có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, hàm lượng hữu cơ
cao cũng như môi trường có độ pH thấp (pH dao động từ 4–4,5) (Nguyễn Tường Anh,
2004). Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24–30
o
C, có thể chịu đựng nhiệt độ từ 11–39
o
C.
(Nguyễn Phú Trí, 1990).



15

2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá sặc rằn
2.2.1. Tình hình nuôi cá sặc rằn trên thế giới
Cá Sặc rằn cũng là đối tượng nuôi quan trọng hiện nay, cá phân bố tự nhiên ở các thủy
vực vùng Đông Nam Á và Nam Việt Nam.
Theo Soong (1948) trích dẫn bởi Lê Như Xuân (1993) cho biết sản lượng cá Sặc Rằn
nuôi trong ruộng lúa tại Mã Lai thường chiếm gần 50% so với tổng sản lượng các loài
cá đồng được nuôi cùng. Tại Thái Lan, cá Sặc Rằn bắt đầu được nuôi từ năm 1922,
cũng là thời điểm đánh dấu cho nghề nuôi cá của nước này.
Vào năm 1991, cục nghề cá Thái Lan cho biết, sản lượng cá Sặc rằn chiếm khoảng
10,8% tương đương 9,7% về giá trị so với tổng sản lượng cá nước ngọt của Thái Lan
(Komtorn Kaewpaitoon, 1994).
2.2.2 Tình hình nuôi cá sặc rằn trong nước
Cá Sặc rằn là loài cá phù hợp với điều kiện ở ĐBSCL. Đặc điểm thích nghi tốt với
điều kiện môi trường khắc nghiệt và phổ thức ăn rộng nên có thể nuôi cá Sặc rằn với
nhiều mô hình khác nhau. Đây cũng là loài cá có thịt thơm ngon, đặc biệt là sản phẩm
khô của loài cá này. Do đó đây là loài cá không những được tiêu thụ trong nước mà
còn được xuất khẩu ra cả nước ngoài.
Hiện nay, tất cả các tỉnh ở ĐBSCL đều có nuôi loài cá này. Mô hình nuôi hiệu quả
hiện nay là nuôi kết hợp ( cá – heo), và nuôi ghép cùng với các loài cá như: Mè Vinh,
cá Chép, cá Rô đồng, cá Hường… Tỷ lệ nuôi ghép có thể từ 30% - 70% tùy từng mô
hình nuôi.
Bên cạnh nuôi kết hợp và nuôi ghép cá Sặc rằn được nuôi theo mô hình bán thâm
canh và thâm canh cá Sặc rằn trong ao đất với mật độ cá thả dao động từ 5 – 7 con/m
2

tăng lên 30 – 40 con/m
2
(Dương Nhựt Long, 2009).

Trong quá trình nuôi, thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tự chế (cám + các loại phụ
phẩm của nhà máy chế biến thuỷ sản, hay cá tạp…) kết hợp với thức ăn công nghiệp,
trong đó thức ăn tự chế chiếm tỉ lệ cao hơn (60 – 70%).
Tỉnh An Giang, An Phú là huyện có người nuôi cá Sặc rằn tập trung nhiều nhất. Việc
duy trì và phát triển nguồn lợi cá đồng gồm 4 loài cá: cá Lóc, cá Rô đồng, cá Trê
Vàng, cá Sặc rằn đã được thực hiện ở lâm ngư trường sông Trẹm tỉnh Cà Mau. Chính
quyền địa phương đang qui hoạch vùng nuôi thương phẩm cá Sặc rằn nhằm cung cấp
nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu (Phạm Minh Thành, 2006).



16

2.3 Một số vấn đề cần nghiên cứu
2.3.1. Nhiệt độ không sinh học (T
0
)
Là nhiệt độ môi trường mà tại đó quá trình sinh học của cá không xảy ra.
T
0
cũng có giá trị không đổi và đặc trưng theo loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn
Văn Kiểm, 2009).
2.3.2. Thời gian dinh dưỡng noãn hoàng
Thời gian này còn được gọi là thời kỳ dinh dưỡng tự cung cấp: Thủy sinh vật thuộc
nhóm này dinh dưỡng nhờ các chất dự trữ chứa sẵn trong cơ thể (noãn hoàng, chất mỡ,
chất đường) (Đặng Ngọc Thanh, 1974).
Đặc trưng dinh dưỡng của cá ở giai đoạn này là dinh dưỡng bên trong (dinh dưỡng tự
cung cấp), có hệ số sử dụng năng lượng cao nhất (tới hơn 50%) so với các giai đoạn
khác trong chu kỳ sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
2.3.3. Thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng (phase 1)

Vào cuối thời kỳ phôi tự do, noãn hoàng đã sử dụng nhiều tới mức gần hết thì ở cá
xuất hiện phase hỗn dưỡng (phase chuyển tính ăn lần 1); cá vừa dinh dưỡng năng
lượng từ noãn hoàng, lại vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ thức ăn đã được cá tiếp
nhận trong môi trường. Trong khoảng thời gian rất ngắn, đánh dấu bằng sự xuất hiện
phase hỗn dưỡng, cá đã tập luyện thành công và nhanh chống sử dụng tốt thức ăn từ
bên ngoài (từ môi trường nước). Khả năng đó là đặc tính vốn có của cá và thể hiện sự
thích nghi với điều kiện sống mới. Trong phase hỗn dưỡng, thức ăn phù hợp, tốt và
được cá ưa thích nhất là động vật phiêu sinh có kích thước phù hợp với khả năng bắt
mồi của cá. Tuy nhiên, phase hỗn dưỡng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
2.3.4. Thời điểm xuất hiện pha chuyển tính ăn lần 2
Giai đoạn này được chuyển từ sau phase hỗn dưỡng của giai đoạn phôi và cá đã hết
noãn hoàng (kết thúc giai đoạn dinh dưỡng bên trong). Giai đoạn này cá phải tự kiếm
thức ăn trong môi trường nước, các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể còn rất đơn
giản. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự chuyển tính ăn có kích thước phù hợp với
cỡ miệng của cá. Thời kỳ này thức ăn của cá là động vật phù du và thức ăn của loài.
2.3.5. Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no
Cường độ dinh dưỡng là lượng thức ăn mà động vật ăn trong một đơn vị thời gian
trên một đơn vị khối lượng cơ thể (Đặng Ngọc Thanh, 1974).
Chỉ số độ no là tỉ lệ giữa lượng thức ăn trong ruột cá trên một đơn vị khối lượng cơ
thể cá (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).

17

CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Dụng cụ
- Cốc đựng nước.

- Thau, xô chứa nước.
- Máy sục khí.
- Nhiệt kế.
- Đĩa petri.
- Kính hiển vi.
- Máy chụp hình.
- Cân.
3.1.2 Đối tượng nghiên cứu: Là cá Sặc rằn ở các giai đoạn phát triển phôi, cá bột, cá
hương.
3.1.3 Thức ăn thí nghiệm: Moina, trùn chỉ, thức ăn viên
3.1.4 Nguồn nước thí nghiệm
Sử dụng nguồn nước sông có độ pH từ 7 đến 8. Trước khi bố trí thí nghiệm, nước
được lắng 24–48 giờ rồi lọc qua lưới thực vật phù du.
3.2 Phương pháp tiến hành
Phương pháp thí nghiệm được xây dựng trên cơ sở “Hướng dẫn nghiên cứu cá” I.F.
Pravdin (1973) và “sinh thái cá” của Nicolski (1953). Xác định các yếu tố môi trường
theo các phương pháp thông thường được sử dụng trong môi trường nước.
3.2.1 Xác định nhiệt độ không sinh học (T
0
)
3.2.1.1 Bố trí thí nghiệm
Lấy 100 phôi cá ở giai đoạn đầu tiên (trứng mới thụ tinh) cho vào cốc 0,5 lít có chứa
nước rồi đặt cốc trong thau nước 1 lít (như hình 3.1), có sục khí nhẹ.
Theo dõi thời gian phát triển phôi tại 2 giá trị nhiệt độ môi trường khác nhau. Cụ thể
là cốc tại T
1
(Nhiệt độ tự nhiên trong phòng) và tại T
2
(Nhiệt độ nhân tạo). Điều chỉnh
nhiệt độ để đạt T

2
bằng nước nóng hay tăng nhiệt độ bằng Heater. Thêm nước nóng
(tăng 6
o
C so với T
1
) vào thau chứa cốc để thông qua đó điều chỉnh gián tiếp nhiệt độ
môi trường chứa phôi.

18

Việc điều chỉnh nhiệt độ theo nguyên tắc: Trong một giờ nhiệt độ môi trường chứa
trứng không thay đổi vượt quá 2
o
C. Thí nghiệm được bố trí song song 2 giá trị nhiệt
độ T
1
, T
2
.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Trong cốc chứa phôi, đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước
liên tục và loại bỏ kịp thời những trứng không thụ tinh hoặc phôi bị chết trước khi
trứng nở trong suốt thời gian thí nghiệm. Ghi nhận thời điểm có số phôi nở 50% và
thời gian phát triển phôi D
1
, D
2
tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T
1
và T

2
.







Hình 3.1 Thí nghiệm nhiệt độ không sinh học
3.2.1.2 Tính toán kết quả
Sử dụng công thức tính tổng nhiệt phát triển:
S = D(T
mt
– T
0
)
Để tính toán nhiệt độ không sinh học. Tổng nhiệt đó có giá trị không thay đổi trong
các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Tại T
1
sẽ có giá trị D
1
(thời gian phát triển phôi) và tại T
2
sẽ có D
2
. Từ đó ta có
phương trình:
S = D

1
(T
1
– T
0
) = D
2
(T
2
– T
0
)

Từ phương trình (3.2) suy ra nhiệt độ không sinh học (T
0
) được tính như công thức
Reibisch (1902) (I.F.Pravdin, 1963).



T
0
: Nhiệt độ không sinh học.
T
1
: Nhiệt độ tự nhiên trong phòng
D
1
T
1

– D
2
T
2
T
0
=

D
1


D
2
(3.3)

(3.1)
(3.2)

19

D
1
: Thời gian phát triển phôi tương ứng.
T
2
: Nhiệt độ điều chỉnh.
D
2
: Thời gian phát triển phôi tương ứng.

3.2.2 Xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Hai mươi cá mới nở (phôi tự do) được cho vào đĩa Petri có chứa nước quan sát dưới
kính hiển vi. Định kỳ thay nước 3-4 giờ/lần bằng nguồn nước có cùng nhiệt độ với
nước trong đĩa Petri. Theo dõi nhiệt độ liên tục.Trong quá trình quan sát có chụp hình.
3.2.2.2 Ghi nhận kết quả
Mức độ tiêu hóa noãn hoàng được quan sát tại các thời điểm: Cá mới nở, sau nở 10
giờ, 15 giờ, 20 giờ, 25 giờ, 30 giờ đến hết noãn hoàng. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
3.2.3 Pha chuyển tính ăn lần 1 (cá dinh dưỡng hỗn hợp, noãn hoàng với động vật
phù du)
3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Sử dụng 6 đĩa Petri chứa nước, trong đó 3 đĩa thả cá (mỗi đĩa 10 con cá mới nở) và 3
đĩa không thả cá làm đối chứng. Các đĩa Petri được thả thêm 50 động vật phù du
(Moina) vào các thời điểm khác nhau: Sau khi nở 20 giờ, 25 giờ, 30 giờ, 35 giờ, 40
giờ, 45 giờ. Thay nước cùng lúc với thời điểm thêm Moina vào. Trước khi thay nước
đếm số lượng Moina trong mỗi đĩa. Sau khi thay nước cấp 50 Moina mới (thay cho 50
Moina trước đó) cho mỗi đĩa.
Đo nhiệt độ 2 lần/ngày. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá; kết hợp với đếm số lượng
Moina bị hao hụt trong mỗi đĩa Petri chứa cá so với đĩa không chứa cá.
3.2.3.2 Ghi nhận kết quả
Thời gian xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 1 được xác định bằng quan sát thường
xuyên dưới kính hiển vi. Thời gian xuất hiện phase hỗn dưỡng được ghi nhận khi có
50% số cá sử dụng Moina
3.2.4 Pha chuyển tính ăn lần 2 (cá ăn động vật phù du và thức ăn của loài)
3.2.4.1 Bố trí thí nghiệm
Nuôi 20 cá bột trong bocal 1 lít. Sử dụng song song 2 loại thức ăn là Moina và thức ăn
của loài có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá là trùn chỉ. Số lượng thức
ăn đảm bảo nhu cầu bắt mồi của cá trong suốt quá trình thí nghiệm. Trước khi cho ăn,
Trùn chỉ được rửa sạch và cắt thành những đoạn nhỏ (3 – 4 mm). Đếm số lượng trùn
chỉ và cá bột trước khi thả vào bocal.


20

Trong quá trình bố trí thí nghiệm, tiến hành sục khí nhẹ và định kỳ thay nước 1
ngày/lần. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Hằng ngày theo dõi số lượng trùn chỉ bị
hao hụt theo từng thời điểm quan sát (5 giờ/lần).
3.2.4.2 Ghi nhận và tính toán kết quả
Thời điểm xuất hiện phase chuyển tính ăn lần 2 được xác định khi có 50% số cá thí
nghiệm sử dụng thức ăn ưa thích.
3.2.5 Cường độ dinh dưỡng (CĐDD) và chỉ số độ no (CSĐN)
3.2.5.1 Bố trí thí nghiệm
Bố trí 10 cá con (đã được nhịn đói 24 giờ) trong dụng cụ chứa nước có thể tích tùy
thuộc vào kích thước của thí nghiệm. Cụ thể là:
Thể tích 0,5 lít đối với cá 15 ngày tuổi cùng với thức ăn ưa thích là Moina. Sử dụng
dụng cụ với thể tích tương ứng chứa Moina nhưng không chứa cá làm đối chứng.
Thể tích 1 lít đối với cá 20 ngày tuổi, thức ăn ưa thích là trùn chỉ.
Thể tích 2 lít đối với cá 30 ngày tuổi, thức ăn ưa thích là trùn chỉ.
Trước khi bố trí thí nghiệm cân cá thí nghiệm và thức ăn. Sau 24 giờ thí nghiệm, cân
trọng lượng thức ăn trong ruột và trọng lượng cá.
3.2.5.2 Tính toán kết quả
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974) cường độ dinh dưỡng (%/giờ) của cá được xác định
như sau:



P
TA
: Khối lượng thức ăn cá đã ăn (g).
P
C

: Khối lượng cá (g).
Chỉ số độ no (%) được Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) trích dẫn từ
Shorygin (1952) tính theo công thức:





P
TA

CĐDD =
P
C
x 24
x 100
P
TA

CSĐN =
P
C

x 100
(3.5)

(3.4)


21


Trong đó:
P
TA
: Khối lượng thức ăn trong ruột cá (g).
P
C
:
Khối lượng cá đã ăn thức ăn (g).
3.2.6 Xác định một số yếu tố môi trường
 Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, đo định kì theo yêu cầu của từng thí nghiệm.
 Oxy hoà tan xác định theo phương pháp Winker.
 pH đo bằng giấy so màu.
3.3 Xử lý số liệu và đánh giá kết quả
3.3.1 Xử lý số liệu
Loại bỏ các số liệu không mong muốn trước khi đưa vào xử lý bằng chương trình
Excel.
3.3.2 Đánh giá kết quả
Kết quả được đánh giá qua các giá trị trung bình.
















22

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Xác định nhiệt độ không sinh học (T
0
)
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Các chỉ tiêu môi trường là những yếu tố không thể thiếu trong sự sống và phát triển
của bất cứ sinh vật nào. Một số chỉ tiêu về môi trường được theo dõi nhằm đánh giá
sự ảnh hưởng của môi trường đến quá trình phát triển của phôi trong thí nghiệm. Sau
đây là Bảng 4.1 theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian thực hiện thí
nghiệm.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường
Các yếu tố môi
trường
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Trung bình ± độ
lệch chuẩn
Nhiệt độ T
1
(
o
C)
25 27 26 ±1,41
Nhiệt độ T

2
(
o
C)
31,5 32,5 32 ±0,71
pH
7,5 7,8 7,65 ±0,21
Oxy hòa tan (mg/l)
4 6 5 ±1,41
Đây là những yếu tố môi trường quan trọng và cần thiết đến sự sống và phát triển của
tất cả các loài cá nói chung và cá Sặc rằn nói riêng. Đối với lần thực hiện thí nghiệm
này việc bố trí trong cùng một dụng cụ và cùng một địa điểm nên các điều kiện môi
trường (nhiệt độ, oxy, pH) tác động vào tương đối giống nhau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình giữa buổi sáng và buổi chiều chênh lệch không đáng kể
và nằm trong khoảng thích hợp cho cho cá là 26
o
C. Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh
Thành (1994) nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Sặc rằn là
25
o
C – 30
o
C.
Qua bảng 4.1 Oxy hòa tan nằm trong khoảng 4 mg/l – 6 mg/l do trong quá thí nghiệm
được sục khí liên tục, với mức oxy hòa tan như vậy đủ để cá sống và phát triển.
pH: pH = 7,65 là môi trường tốt cho cá phát triển. Theo Lê Như Xuân và Phạm Minh
Thành (1994) cá sống được ở nước phèn với độ pH = 4. Cá Sặc rằn là loài cá có cơ
quan hô hấp phụ nên những yếu tố môi trường như trên là điều kiện tốt để thực hiện
thí nghiệm.
4.12 Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học

Nhiệt độ không sinh học là nhiệt độ môi trường mà tại đó quá trình sinh học không
xảy ra. T
0
cũng có giá trị không đổi và đặc trưng theo loài. Nó góp phần quan trọng
trong việc tìm ra giới hạn chịu đựng (ngưỡng) của cá, từ đó ta có thể tìm được nơi
phân bố của các loài cá dựa vào nhiệt độ không sinh học. Ngoài ra, nhiệt độ không
sinh học là một giá trị không thể thiếu trong việc tính tổng nhiệt phát triển của cá, từ

23

đó nó có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi vỗ cá bố
mẹ. Đồng thời nhiệt độ không sinh học còn là cơ sở quan trọng cho sự tái thành thục
nhanh hay chậm của cá bố mẹ được nuôi vỗ vì tốc độ các quá trình phát triển và thoái
hóa tuyến sinh dục gia tăng cùng với sự gia tăng của nhiệt độ (Phạm Minh Thành và
Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Do đó, thí nghiệm tìm ra nhiệt độ không sinh học của cá
Sặc rằn được tiến hành.
Bảng 4.2 Nhiệt độ không sinh học của phôi cá Sặc rằn
Thời gian phát triển phôi D (Giờ)
Nhiệt độ
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
T
1
= 26
o
C
20 20,33 20,33 20,22±0,19
T
2
= 32
o

C
14 13,83 14,5 14,11±0,37
T
0
(
o
C)
12 13,23 11,08 12,10±1,08
Cá là loài biến nhiệt nên nhiệt độ là một trong những yếu tố có tác động quan trọng và
trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cá, nhất là đối với các loài cá ở vùng nhiệt
đới. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn phát triển trong suốt chu kì sống của
cá. Giai đoạn phát triển phôi và cá con rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Qua bảng 4.2 cho thấy, với nhiệt độ 26
o
C thời gian phát triển phôi của cá Sặc rằn
trung bình khoảng 20,22 giờ dài hơn so với ở nhiệt độ 32
o
C có thời gian phát triển
phôi là 14,11 giờ. Và nhiệt độ không sinh học của phôi cá Sặc rằn là 12,10 ± 1,08
o
C.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với Nguyễn Văn Kiểm và csv (1999) giới hạn chịu
đựng của cá Sặc rằn 11 – 39
o
C. Qua các nhận định trên có thể kết luận rằng, phôi cá
rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ảnh hưởng của nhiệt độ nói chung và giai đoạn phát triển
phôi nói riêng theo định luật Vanthoff: khi nhiệt độ tăng lên 10
o
C thì các quá trình
trao đổi chất trong cơ thể cá tăng lên 2 - 4 lần.

Qua thí nghiệm cho thấy, thời gian phát triển phôi của cá Sặc rằn phụ thuộc vào nhiệt
độ môi trường, khi nhiệt độ càng tăng thì thời gian nở càng ngắn và nhiệt độ giảm
xuống thì thời gian nở càng kéo dài ra. Kết quả này đúng với kết luận của Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009).
Theo Võ Văn Bằng (2010) thì nhiệt độ không sinh học của cá rô đồng là 7,6 ± 0,3
o
C
và cá trôi Ấn Độ là 11,3 ± 0,5
o
C. Cá Mè trắng có nhiệt độ không sinh học là 10,2 ±
1
o
C (Đỗ Minh Nhựt, 2010). Nhìn chung T
0
của các loài cá ở ĐBSCL tương đối cao.
Điều này nói lên sự phân bố của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ. Cá Sặc rằn là một loài
cá bảng địa ở ĐBSCL nên chúng cũng có nhiệt độ không sinh học tương đương với
những loài cá trên. Để khẳng định về kết luận trên xét qua hình 4.1.

24

0
2
4
6
8
10
12
14
cá Sặc rằn cá Rô cá trôi Ấn cá Mè trắng

Loài cá
Nhiệt độ
Hình 4.1 Nhiệt độ không sinh học của cá Sặc rằn, cá Rô, cá Trôi Ấn và cá Mè trắng

Qua hình 4.1 cho thấy nhiệt độ không sinh học của cá Sặc rằn (12,10
o
C) tương đương
với cá Trô Ấn (11,3
o
C) và cao hơn so với cá rô và cá Mè trắng. Điều này nói lên nơi
phân bố của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ. Với T
0
= 12,10
o
C cá Sặc rằn phân bố ở các
quần đảo Ấn Độ, Mã Lai, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Lê Như Xuân và
Phạm Minh Thành, 1994). Và tại giá trị này các quá trình sinh học của phôi không
xảy ra, do cá Sặc rằn có sức chịu đựng cao đối với những thay đổi bất lợi trong môi
trường nên phôi cá cũng có sự thích nghi cao hơn các loài cá trên.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì hầu hết các loài cá nuôi có
xuất xứ, phân bố ở ĐBCL và những vùng phân bố có vĩ độ thấp thì nhiệt độ thích ứng
cho phôi phát triển từ 27 – 30
o
C. Như vậy, nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm là
nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.
Tóm lại ở nhiệt độ 12,10 ± 1,08
o
C các quá trình sinh học bị ức chế tối đa; quá trình
trao đổi chất chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cá Sặc rằn duy trì sự sống nên chúng
ngừng sinh trưởng và phát triển.

4.2 Xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Thí nghiệm xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng các yếu tố: Nhiệt độ, pH và
nồng độ oxy hoà tan được xác định và kết quả thể hiện ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Các yếu tố môi
trường
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Giá trị trung bình
± độ lệch chuẩn
Nhiệt độ (
o
C)
26 28,5 27,12±1,31
Oxy hòa tan (mg/l)
3,5 5,8 4,45±0,98
pH
7 8 7,37±0,47

25

Qua kết quả được thể hiện ở Bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ dao động trong khoảng thích
hợp cho cá (26 - 28,5
o
C).Trong khoảng thời gian bố trí thí nghiệm là 2 ngày thì nhiệt
độ sáng và chiều thay đổi không lớn so với giá trị trung bình (khoảng 1,31
o
C)
Oxy đạt 4,45 mg/l nằm trong khoảng thích hợp và pH có giá trị trung bình là 7,37
cũng nằm trong điều kiện thuận lợi cho cá phát triển. Theo Boy (1990) cho rằng giá trị

oxy hoà tan thích hợp cho cá là từ 3 mg/l trở lên và khoảng pH thích hợp cho tôm cá
nước ngọt là 6-9.
Như vậy, các chỉ tiêu môi trường như trên là điều kiện tốt cho quá trình thí nghiệm.
4.2.2 Kết quả xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng
Thời kỳ này còn gọi là thời kỳ phôi tự do, phôi phát triển ngoài vỏ trứng, thường gọi
là thời kỳ trứng đã nở; được tính từ lúc phôi thoát khỏi vỏ trứng (trứng nở) đến khi sử
dụng hết noãn hoàng. Noãn hoàng là nguồn vật chất dinh dưỡng chính cung cấp năng
lượng cho quá trình phát triển và được tiêu thụ chủ yếu ở thời kỳ này. Thời gian cần
thiết để hoàn thành thời kỳ này tùy thuộc vào lượng noãn hoàng nhiều hay ít theo loài
và tùy thuộc vào cả nhiệt độ.
Nắm được thời gian tiêu biến noãn hoàng sẽ biết được thời gian chết đói của cá mà
cung cấp thức ăn hợp l ý cho cá ở giai đoạn này vì khi vừa hết noãn hoàng cá sẽ ăn
thức ăn ngoài môi trường.
Đặc trưng dinh dưỡng của cá ở giai đoạn này là dinh dưỡng bên trong (dinh dưỡng tự
cung cấp), có hệ số sử dụng năng lượng cao nhất (tới 50%) so với các giai đoạn khác
trong chu kỳ sống (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
Để biết được thời gian tiêu biến noãn hoàng của cá Sặc rằn qua bảng 4.4 sẽ hiểu thêm
về giai đoạn này.
Bảng 4.4 Thời gian và nhiệt độ khi tiêu biến noãn hoàng
Số lần lặp lại Thời gian tiêu biến noãn hoàng (giờ)
I
35
II
36
III
35
Trung bình ± độ lệch chuẩn
35,33 ± 0,57
Qua bảng 4.3 cho thấy với nhiệt độ là 27,12
±1,31


o
C thì thời gian tiêu biến noãn hoàng
là 35,33 giờ sau khi cá nở. Nhìn chung Sặc rằn là loài cá có khối lượng noãn hoàng
nhỏ nên thời gian tiêu biến noãn hoàng ngắn, kết quả này phù hợp với kết luận của
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) những loài cá có khối lượng noãn
hoàng lớn so với khối lượng chung của phôi thì thời gian kéo dài (như Tai Tượng,
Thát Lát có khi tính bằng tuần), những loài cá có khối lượng noãn hoàng nhỏ thì thời
gian ngắn (như Mè Vinh, He Vàng, Bống Tượng … chỉ một hai ngày).

×