Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Lý thuyết về Icor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.18 KB, 9 trang )

I.Lý thuyết về Icor
I.1 Giả định:
Việc tính icor thường giả định:
- Mọi nhân tố khác không thay đổi
- Chỉ có giá tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng
I.2 Công thức
a.Phương pháp số tuyệt đối

Trong đó:
: Vốn đầu tư năm t
: GDP năm t
: GDP năm t-1
*Ý nghĩa: Cần gia tăng bao nhiêu đơn vị vốn để gia tăng một đơn vị sản lượng
b.Phương pháp số tương đối

Trong đó:
: Vốn đầu tư năm t
: GDP năm t
: GDP năm t-1
*Ý nghĩa: Cần gia tăng bao nhiêu % vốn để tăng lên 1% GDP
1
*Chú ý:
- Ba đại lượng Vt, Gt, G(t-1) tính theo giá của một năm nào đó ( thường được sử dụng là giá
thực tế năm nghiên cứu hoặc giá cố định) .
- Từ hai công thức trên ta có thể rút ra như sau:
Do đó ICOR tính theo phương pháp tuyệt đối cao hơn ICOR tính theo phương pháp tương đối
trong trường hợp tăng trưởng kinh tế dương.
c.Phương pháp tính của Ngân Hàng thế giới (WB)
*Đặc điểm: Phương pháp này có tính đến độ trễ thời gian trong đầu tư
- Giả định đỗ trễ là 1 năm:
Hay


- Công thức tính ICOR cho giai đoạn nhiều năm( từ năm 0 đến năm t)
Hay
2
Bảng 1: tính hệ số ICOR theo các phương pháp
Năm
GDP
Chênh
lệch
GDP
Tốc độ
tăng
GDP
Vốn đầu

Tỷ lệ
vốn/
GDP
ICOR
tính theo
phương
pháp 1
ICOR
tính theo
phương
pháp 2
ICOR
tính theo
phương
pháp 3
1995 228892 9,54% 72447 31,7%

1996 272036 23238 9,34% 87394 32,1% 3,76 3,44 3,4
1997 313623 23639 8,15% 108370 34,6% 4,58 4,24 3,9
1998 361016 19678 5,76% 117134 32,4% 5,95 5,63 6,0
1999 399942 18222 4,77% 131171 32,8% 7,20 6,87 6,8
2000 441646 28071 6,79% 151183 34.2% 5,39 5,04 4,8
2001 481295 31044 6,89% 170496 35,4% 5,49 5,14 5,0
2002 535762 35425 7,08% 200145 37,4% 5,65 5,28 5,0
2003 613443 41952 7,34% 239246 39,0% 5,70 5,31 5,1
2004 715307 51695 7,79% 290927 40,7% 5,63 5.22 5,0
2005 839211 65329 8,44% 343135 40,9% 5,25 4,84 4,8
2006 974266 74075 8,23% 404712 41,5% 5,46 5,05 5,0
2007 1143715 89425 8,46% 532093 46,5% 5,83 5,38 4,9
Dv: tỷ đồng
(Tình theo giá của năm nghiên cứu)
Lưu ý: Chênh lệch GDP = GDP năm hiện tại –CPI x GDP năm trước
I.3 Nhận xét chung
Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định.
-Yếu tố G thì có trong số liệu niên giám thống kê
-Vấn đề nảy sinh là xác định được mức tăng lên của vốn sản xuất
+Vốn sản xuất: là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch
vụ của nền kinh tế, bao gồm: vốn cố định (công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (có cả hàng tồn kho) và các vốn đầu tư khác.
+Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần
hiện còn tức là phần được tích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liên quan trực tiếp đến sản
xuất và dịch vụ.
+Mức tăng lên của vốn sản xuất là phần tăng thêm trong năm của vốn, bằng số vốn có đến
cuối năm trừ đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản
xuất,... trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng,...
+Việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài
sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào

sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay mức tăng lên của vốn sản xuất bằng chỉ tiêu vốn
đầu tư phát triển hay tích lũy tài sản.
I.4 Nhược điểm của ICOR:
- Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không
được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân.
- Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất, vì ICOR là tỷ lệ
đầu tư/sản lượng gia tăng. Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lượng
3
đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn,
do kỹ thuật càng cao thì càng chậm cải tiến.
I.5 Ý nghĩa của hệ số ICOR
- Phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng.
- Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuât
+ Công nghệ cần nhiều vốn hệ số ICOR cao
+ Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp
- Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư)
+ Giữa các thời kỳ. Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn
kém hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa các thời
kỳ dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động ít khi giống
nhau.
+ Giữa các nền kinh tế. Xu hướng những nền kinh tế phát triển sử dụng những công nghệ cao
cần nhiều vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp như hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp
hơn trong nông nghiệp.
+ Giữa các ngành:VD: hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp thấp hơn trong nông nghiệp.
+ Giữa các khu vực sản xuất: Các khu vực sản xuất kinh doanh cũng có sự khác biệt như ở các
nước đang phát triển, khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn khu vực tư nhân
nhiều.
- So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác:
ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể

thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng
trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR
thấp có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đang tăng vai trò của
mình đối với tăng trưởng
- Sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Giải thích:
Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết
kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư.
Ta có: g = ∆Y/Y, (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu
gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s = S/Y
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S =
I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = ∆K)
Từ công thức hệ số ICOR ta có:
k= ∆K/∆Y = I/∆Y
Vì g = ∆Y/Y = (I∆Y)/(IY) = (I/Y):(I/∆Y)
hay g = S/K
+ Nhận xét:
Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:
+ Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng
tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong
những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế, xã hội.
4
+ Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô
hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn
cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra
II.Chỉ số ICOR và nền kinh tế Việt Nam
II.1.Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
- ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn
Giai đoạn ICOR

1991 – 1995 3,5
1996 – 2000 4,8
2001 – 2003 5,24
2004 – 2006 5,04
2007 – 2008 6,15
2009 (dự tính) 8
Nguồn TCTK
*Đánh giá:
+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã và đang bị giảm nhanh:
Hệ số ICOR giai đoạn 1996-2000 của Việt Nam là 4,8, tức là để có 1 đồng tăng trưởng
cần phải đầu tư 4,8 đồng vốn. Đến năm 2007-2008, số liệu này là 6,15.Ý nghĩa của hệ số ICOR
là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản
xuất.
Hay nói cách khác, hệ số ICOR là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết
quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ
thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất.
Hệ số ICOR đã tăng nhanh qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã và
đang bị giảm nhanh.
+Chỉ số ICOR cao làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường tiêu
thụ :
Chỉ số ICOR cao làm cho tỷ trọng chi phí trung gian trong giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế
tăng cao năm 1999 là 47,76% năm 2000 là 50,35%, năm 2002 là 52,13%.
Song song với việc chỉ số ICOR tăng thì chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong
năm 2009 đã tụt năm bậc (từ 70 xuống 75) dựa theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF). So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau khá xa so với
Singapore (3), Thái Lan (36)...
Điều đó cũng có nghĩa là làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường
tiêu thụ. Nếu không phát huy được lợi thế cạnh tranh ban đầu ban đầu của Việt Nam về lao
động, vị trí địa lý,... và không tạo được những lợi thế cạnh tranh mới thì khi càng hội nhập sâu
với thế giới khó có thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn.

+ Hệ số sử dụng vốn cao xấp xỉ 5 cảnh báo về việc tăng trưởng thiếu bền vững và thất thoát
lãng phí. Lãng phí trong đầu tư cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới lạm phát gia tăng,
do vậy thông qua hệ số ICOR người ta cũng có thể đánh giá được mức độ lạm phát, và muốn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×