MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 2
Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.........................................................4
Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ 1988_ 2008 của Việt Nam..................................11
Chương III : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn ( 2009-2010)...............................................................26
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 35
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................... 37
1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây
dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vị thế của Việt Nam trên mặt trận kinh tế càng ngày càng
được khẳng định.
Khi tự do hóa thương mại là một tất yếu thì nó chỉ ra rằng sự hội nhập sâu
rộng với kinh tế thế giới là một hành trang trên bước đường phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia dân tộc. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới
WTO, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới, sự ràng
buộc ngày càng mạnh mẽ hơn giữa các nền kinh tế. Đây là xu hướng hoàn toàn phù
hợp với quy luật khách quan của sự phát triển. Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực cũng như quốc tế của các quốc gia đã kéo theo sự bùng nổ hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu.
Ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư của nước ngoài đưa
vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta. Bên cành đó cũng có nhiều dự
án, vốn của các cá nhân tổ chức Việt Nam đầu tư vào các nền kinh tế quốc gia khác.
Vai trò của khối doanh nghiệp FDI là vô cùng to lớn đối với nền kinh tế nước ta, nó
đã được kiểm chứng trong suốt hơn hơn 20 năm đổi mới của đất nước ta cũng như
các quốc gia phát triển khác. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư FDI nhằm phát triển kinh tế nước nhà. Đây là một vấn đề khó
nhưng không có nghĩa là không có lời giải đáp. Đúc rút từ kinh nghiêm thực tế thu
hút vốn FDI trong nước cũng như trên giác độ phân tích thu hút vốn FDI của các
quốc gia khác để vận dụng một cách linh hoạt vào những điều kiện thực tế của Việt
Nam nhằm mang lại hiệu quả tối ưu là hết sức cần thiết.
Từ thực tiễn đó em đã chọn đề tài ‘Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn FDI tại Viêt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
toàn cầu’ làm đề án môn học kinh tế thương mại của chuyên ngành học Quản trị
Kinh doanh Thương mại. Nội dung đề án bao gồm 3 chương:
- Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ 1988_ 2008 của Việt
Nam
- Chương III : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút ,
thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn
( 2009-2010)
Tuy đã cố gắng, nghiêm túc trong suốt quá trình làm việc song với kiến thức
còn hạn chế chắc chắn đề án còn nhiều thiếu sót cần được sữa đổi bổ sung để đề án
1
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Việt Cường đã hướng
dẫn cố vấn nội dung cho đề án trong quá trình hoàn thiện.
1
Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI
1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có
vốn FDI
1.1 Khái niệm
Trong thực tế còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm doanh
nghiệp có vốn FDI :
Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế có tư cách
pháp nhân , có vốn của bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước
ngoài. Nhằm để tiến hành các hoạt động kinh doanh mục đích thu được lợi ích như :
lợi nhuận , tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn , mở rộng thị trường…
Doanh nghiệp có vốn FDI là những pháp nhân mới được thành lập tại nước
sở tại tiếp nhận đầu tư. Trong đó , các đối tác có quốc tịch khác nhau và bên nước
ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên
nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt
động theo luật pháp nước sở tại tiếp nhận đầu tư. Mục đích tiến hành các hoạt động
kinh doanh nhằm để thu được lợi ích cho các bên.
Trên cở sở đó có thể hiểu thuật ngữ Doanh nghiệp có vốn FDI như sau :
“ Doanh nghiệp FDI là các loại hình Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại nước
sở tại tiếp nhận đầu tư. Bên nước ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để tham gia
quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích
cho tất cả các bên đầu tư và nhận đầu tư.
1.2 Các đặc trưng cơ bản của khối doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có vốn FDI là một phạm trù chỉ tất cả các loại hình doanh
nghiệp có vốn của bên nước ngoài ở nước sở tại tiếp nhận đầu tư. Tuy doanh nghiệp
FDI bao hàm nhiều loại hình doanh nhiệp khác nhau nhưng chúng đều có những đặc
trưng cơ bản sau.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp nước sở tại , các hiệp
định và các điều ước quốc tế.
Trong các doanh nghiệp này có sự quản lý trực tiếp của nước ngoài.Quyền
quản lý của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế và là những
pháp nhân của nước sở tại.
1
Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ sát của các nền văn hoá khác nhau. Các
chủ thể tham gia góp vốn mang đến nước sở tại những văn hóa vùng miền dân tộc
khác nhau. Ở đó có sự giao lưu đan xen giữa các nét văn hóa cũa mỗi quốc gia đất
nước.
Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn có sự cộng đồng trách
nhiệm của các bên , đại diện cho lợi ích của các quốc gia khác nhau.
Các đặc điểm là đặc trưng cơ bản ở trên giúp chúng ta phân biệt giữa doanh
nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước. Đồng thời cũng nhờ những đặc
trưng này là cơ sở để chúng ta phân biệt nhận diện được doanh nghiệp có vốn FDI
hoạt động ở tất cả mọi nền kinh tế, mọi quốc gia khác nhau.
2. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài
và phân loại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam
2.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTNN) hơn 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu
vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu
quả đối với các nước đang phát triển.
Nhìn lại hơn 20 năm trước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị
tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất
nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp,
nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên
700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng
thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh
tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi
trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung
và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn
cảnh mới.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành
Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng,
mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm
đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ
trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
1