Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.15 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU. ........................................................................................................................................2
Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.........................................................3
Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ 1988_ 2008 của Việt Nam..................................10
Chương III : Khái quát vai trò của khu vực FDI. ....................................................................................18
Chương IV : Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút , thúc đẩy giải ngân và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI giai đoạn ( 2009-2010)...............................................................25
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................34
Tài liệu tham khảo...............................................................................................................................36

1
1
1
LỜI MỞ ĐẦU.
Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây
dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vị thế của Việt Nam trên mặt trận kinh tế càng ngày càng
được khẳng định.
Khi tự do hóa thương mại là một tất yếu thì nó chỉ ra rằng sự hội nhập sâu
rộng với kinh tế thế giới là một hành trang trên bước đường phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia dân tộc. Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới
WTO, thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng bắt đầu đi ra thế giới, sự ràng
buộc ngày càng mạnh mẽ hơn giữa các nền kinh tế. Đây là xu hướng hoàn toàn phù
hợp với quy luật khách quan của sự phát triển. Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực cũng như quốc tế của các quốc gia đã kéo theo sự bùng nổ hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) trên phạm vi toàn cầu.
Ngày càng có nhiều dự án và nhiều tỷ USD vốn đầu tư của nước ngoài đưa
vào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nước ta. Bên cành đó cũng có nhiều dự
án, vốn của các cá nhân tổ chức Việt Nam đầu tư vào các nền kinh tế quốc gia khác.
Vai trò của khối doanh nghiệp FDI là vô cùng to lớn đối với nền kinh tế nước ta, nó


đã được kiểm chứng trong suốt hơn hơn 20 năm đổi mới của đất nước ta cũng như
các quốc gia phát triển khác. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư FDI nhằm phát triển kinh tế nước nhà. Đây là một vấn đề khó
nhưng không có nghĩa là không có lời giải đáp. Đúc rút từ kinh nghiêm thực tế thu
hút vốn FDI trong nước cũng như trên giác độ phân tích thu hút vốn FDI của các
quốc gia khác để vận dụng một cách linh hoạt vào những điều kiện thực tế của Việt
Nam nhằm mang lại hiệu quả tối ưu là hết sức cần thiết.

1
1
1
Chương I : Cơ sở lí luận chung về đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI.
1. Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp có
vốn FDI.
1.1 Khái niệm.
Trong thực tế còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
doanh nghiệp có vốn FDI :
Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế có tư cách
pháp nhân , có vốn của bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước
ngoài. Nhằm để tiến hành các hoạt động kinh doanh mục đích thu được lợi ích như :
lợi nhuận , tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn , mở rộng thị trường…
Doanh nghiệp có vốn FDI là những pháp nhân mới được thành lập tại nước
sở tại tiếp nhận đầu tư. Trong đó , các đối tác có quốc tịch khác nhau và bên nước
ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của bên
nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt
động theo luật pháp nước sở tại tiếp nhận đầu tư. Mục đích tiến hành các hoạt động
kinh doanh nhằm để thu được lợi ích cho các bên.
Trên cở sở đó có thể hiểu thuật ngữ Doanh nghiệp có vốn FDI như sau :

“ Doanh nghiệp FDI là các loại hình Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại nước
sở tại tiếp nhận đầu tư. Bên nước ngoài có tỉ lệ góp vốn tối thiểu đủ để tham gia
quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhẳm thu được lợi ích
cho tất cả các bên đầu tư và nhận đầu tư.
1.2 Các đặc trưng cơ bản của khối doanh nghiệp FDI.
Doanh nghiệp có vốn FDI là một phạm trù chỉ tất cả các loại hình doanh
nghiệp có vốn của bên nước ngoài ở nước sở tại tiếp nhận đầu tư. Tuy doanh nghiệp
FDI bao hàm nhiều loại hình doanh nhiệp khác nhau nhưng chúng đều có những đặc
trưng cơ bản sau.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp nước sở tại , các hiệp
định và các điều ước quốc tế.
Trong các doanh nghiệp này có sự quản lý trực tiếp của nước ngoài.Quyền
quản lý của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế và là những
pháp nhân của nước sở tại.

1
1
1
Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ sát của các nền văn hoá khác nhau. Các
chủ thể tham gia góp vốn mang đến nước sở tại những văn hóa vùng miền dân tộc
khác nhau. Ở đó có sự giao lưu đan xen giữa các nét văn hóa cũa mỗi quốc gia đất
nước.
Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn có sự cộng đồng trách
nhiệm của các bên , đại diện cho lợi ích của các quốc gia khác nhau.
Các đặc điểm là đặc trưng cơ bản ở trên giúp chúng ta phân biệt giữa doanh
nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước. Đồng thời cũng nhờ những đặc
trưng này là cơ sở để chúng ta phân biệt nhận diện được doanh nghiệp có vốn FDI
hoạt động ở tất cả mọi nền kinh tế, mọi quốc gia khác nhau.
2. Quá trình hình thành hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài

và phân loại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam.
2.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài.
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTNN) hơn 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu
vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu
quả đối với các nước đang phát triển.
Nhìn lại hơn 20 năm trước: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị
tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất
nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp,
nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên
700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng
thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh
tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi
trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung
và chi tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn
cảnh mới.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành
Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng,
mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm
đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ
trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

1
1
1
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung

4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các
văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông
thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các
văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý
đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng
không ngừng được mở rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong
điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có
thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác biệt
đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự
thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một sân chơi bình đẳng, không
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện
thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư,
năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay
thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi
này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có
vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu
phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình
hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới
một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng
thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần
quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào
Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN hơn 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi
trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài
đã thực sự trở thành đòn bẩy quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam

trong hơn 20 năm qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và
Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế,
cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm
bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp
thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc
chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn
lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.

1
1
1
Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ
trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết
trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý
thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa
bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các
Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách,
dự báo, kiểm tra, giám sát.
Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa
phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã
được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp
phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong
quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp
GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ
các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh
mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,….

đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa,
liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác
động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử
dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản
lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động
ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có
vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) nước ta.
2.2 Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI.
Trong thực tế, doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm rất nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, đối tác khác nhau, quy mô khác nhau, hình
thức pháp lý khác nhau ... Có thể phân loại các doanh nghiệp có vốn FDI theo cáo
tiêu thức sau.
2.2.1 Căn cứ vào loại hình pháp lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn FDI :Là một loại hình công ty đối vốn,
gồm các thành viên liên kết với nhau để kinh doanh trên cơ sở bản điều lệ công ty,
trong đó các thành viên thỏa thuận hình thức góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh
và quyền quản lý giữa các thành viên.
Thuật ngữ công ty đối vốn là công ty trong đó các thành viên cùng góp vốn
để tiến hành hoạt động kinh doanh và mỗi thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong
phần góp vốn của mình đối các khoản nự của công ty, tức là chịu trách nhiệm hữu
hạn chứ không phải là vô hạn.

1
1
1
Công ty cổ phần:Là một loại công ty đối vốn, trong đó các thành viên được
gọi là cổ đông có cổ phiếu và chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị những cổ phần mà
mình có.
Công ty sở hữu hoàn toàn và công ty sở hữu chung.

2.2.2 Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp: đây là các
doanh nghiệp có vốn của người nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của người
nước ngoài trong lĩnh vực lĩnh vực sản xuất công nghiệp.\
Doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực dich vụ.
Số lượng doanh nghiệp (vốn đầu tư) của các doanh nghiệp FDI và tỷ trọng
của chúng trong tổng số dự án (vốn đầu tư) được gọi là cơ cấu doang nghiệp (cơ
cấu vốn đầu tư) có vốn FDI theo lĩnh vực.
2.2.3 Căn cứ vào tính chất của sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên khai thác: Là các doanh nghiệp có vốn của
người nước ngoài, hoạt động trong ngành khai thác các tài nguyên khoáng sản, thủy
sản, lâm sản như khai thác dầu khí, quặng, than, gỗ, cá...
Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên hoạt động chế biến: Là các doanh nghiệp
có vốn của người nước ngoài, có nhiệm vụ chế biến các nguyên vật liệu thành các
sản phẩm như chế tạo ô tô, xe máy, các sản phẩm điện tử, chế biến đồ hộp...
Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động phục vụ: Là các doanh nghiệp có vốn
của người nước ngoài, hoạt động kinh doanh có tính chất phục vụ hoạt động khai
thác và chế biến, như các doanh nghiệp thương mại, quảng cáo, các đại lý phấn
phối, cung cấp nhiên liệu, dịch vụ sữu chữa, đào tạo
2.2.4 Căn cứ vào tính chất vật chất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất vật chất: đây là các doanh nghiệp mà
hoạt động của nó sản xuất ra các sản phẩm có tính chất vật chất.
Doanh nghiệp có vốn FDI phi sản xuất vật chất: Đây là các doanh nghiệp
mà sản phẩm của nó thuộc về tinh thần, dịch vụ, tri thức, nghệ thuật
2.2.5 Căn cứ vào địa giới hành chính.
Các doanh nghiệp có vốn hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương như: Các doanh nghiệp có vốn FDI ở thành phố Hà Nội, Nghệ An, Hải Phòng,
Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...


1
1
1
2.2.6 Căn cứ vào tỉ trọng vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh: Là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên
tham gia cùng góp vốn,có quốc tịch khác nhau, cùng kinh doanh, cùng quản lý và
cùng phân phối kết quả kinh doanh, nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng
liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh phù hợp với khuôn khổ luật pháp của
nước sở tại.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam
2.3 Phân biệt doanh nghiệp có vốn FDI với nhau và với các doanh
nghiệp trong nước.
2.3.1 Phân biệt doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài.
Về cơ sở pháp lý: Hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp liên doanh
(DNLD) là hai văn bản pháp lý quan trọng nhất của DNLD, trong khi đó doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài (VNN).
Về mức độ sở hữu doang nghiệp: Các bên chỉ sở hữu một phần doanh nghiệp
tương ứng với tỉ lệ vốn góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp của DNLD, trong khi
nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vì họ
đầu tư toàn bộ vôn pháp định của doanh nghiệp.
Về vấn đề ra quyết định: Trong DNLD phải có sự bàn bạc của các bên để ra
quyết định quản lý ngược lại trong doanh nghiệp 100% VNN thì nhà đầu tư tự
quyết định mà không cần bàn bạc với ai.
Về mức độ phức tạp trong quản lý điều hành: DNLD có mức độ phức tạp
hơn rất nhiều so với doanh nghiệp 100% VNN.
Về mức cộng đồng trách nhiệm của các bên trong quá trình kinh doanh:
Trong các DNLD mức độ cộng động của các bên cao hơn vì kết quả kinh doanh của

DNLD được chia cho các bên tương ứng với tỉ lệ vôn góp của các bên vào vốn pháp
định của doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp 100% VNN mức độ cộng động
trách nhiệm thấp hơn vì nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.3.2 Phân biệt doanh nghiêp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước.
Giữa hai loại doanh nghiệp này có sự khác nhau ở một số khía cạnh, đặc
điểm sau đây:
Về nguồn vốn: Một loại doanh nghiệp chỉ có vốn trong nước , không có vốn
của nước ngoài, loại doanh nghiệp còn lại phải có vốn của người nước ngoài và
phải có sự quản lý doanh nghiệp của bên nước ngoài.

1
1
1
Về cơ sở pháp lý: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hoạt động theo
khuôn khổ luật pháp trong nước. Còn doanh nghiệp có vốn FDI vừa phải hoạt động
tuân thủ pháp luật nước sở tại và vừa phải tuân thủ luật pháp ở nước họ, luật pháp
quốc tế.
Về quan hệ lợi ích trong doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước đại diện cho lợi ích của một dân tộc, quốc gia. Doanh nghiệp có vốn FDI đại
diện cho lợi ích cho từ hai quốc gia dân tộc trở lên.
Về mức độ phức tạp trong quan hệ của doanh nghiệp: Do sự khác nhau về
văn hóa, ngôn ngữ vuât thân của các đối tác trong các doanh nghiệp có vốn FDI nên
mức độ phức tạp trong các doanh nghiệp này cao hơn rất nhiều so với các doanh
nghiệp có vốn trong nước.

1
1
1
Chương II : Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI từ

1988_ 2008 của Việt Nam.
3.Tổng quan FDI vào Việt Nam.
3.1 Số lượng các dự án, số vốn cam kết, số vốn giải ngân thực tế.
Số lượng các dự án được cấp phép đầu tư tính từ thời điểm 1988_ 2008 lên
tới 9803 dự án với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Trong đó vốn điều lệ
đăng ký hoạt động là 52 014 038 372 USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm
là 149 774 721 399 lớn hơn rất nhiều con số vốn điều lệ đăng ký. Điều đó cho thấy
các nhà đầu tư không ngừng mở rộng vốn đầu tư ban đầu vào Việt Nam.
Trong vòng 3 năm trở lại 2006-2008 đây vốn đăng ký đã có bước chuyển
mạnh mẽ mang tính đột biến. Vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký mới và vốn đăng
ký tăng thêm liên tục đạt mức cao kỷ lục. Năm 2006 cả nước đã thu hút được 12 tỷ
USD vốn đăng ký tăng 83% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đăng ký tiếp tục lập
kỷ lục với 21,3 tỷ USD, tăng 71% so với năm 2006. Riêng năm 2008, vốn đăng ký
tăng 3 lần so với năm 2007 với vốn đăng ký đạt trên 64 ỷ USD.
Nhìn chung , trong 3 năm qua , vốn FDI thực hiện cũng có sự tăng trưởng
đáng kể. Năm 2006 vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24% so với năm 2005.
Năm 2007 đạt 8 tỷ USD , tăn 96% , gần gấp 2 lần năm 2006. Trong năm 2008, vốn
giải ngân đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2007, đạt mức cáo nhất
trong hơn hơn 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3.2 Phân chia FDI theo hình thức đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư từ năm 1988_ 2008. Tính
tới ngày 19/12/2008 và với các dự án còn hiệu lực.
Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ
100% vốn nước ngoài 7574 87 603 370 097 30 987 349 841
Liên doanh 1822 51 581 669 776 15 097 682 920
Hợp đồng hợp tác KD 227 4 614 081 702 4 141 568 783
Công ty cổ phần 170 4 130 866 824 1 237 493 828
Hợp đồng BOT, BT, BTO 9 1 746 725 000 466 985 000
Công ty Mẹ_Con 1 98 008 000 82 958 000
Tổng số 9 803 149 774 721 399 52 014 038 372


1
1
1
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.3 Cơ cấu FDI theo khu vực, nước đầu tư.
Trong 3 năm trở lại đây 2006-2008, có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam. Trong đó Malaysia đứng vị trí thứ nhất, chiếm 17,o% tổng vốn đăng
ký. Đài Loan đứng thư hai, chiếm 13,1% ; Nhật Bản đứng vị trí thưa ba chiếm
11,1% ; Hàn Quốc đứng thứ tư, chiếm 10,8% và British Virgrin Islands đứng thứ
năm, chiếm 9,5%. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự dịch chuyển
theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vũng lãnh thổ thuộc Châu Á như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Công…sang các khu vực khác như
Châu Âu gồm Thủy Sĩ, Anh, Samoa, Síp, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan Mạch…và Châu
Mỹ như Canada, Hoa Kỳ
Tính từ 1988-2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước đã có tới 6 nước có
số vốn đầu tư trên 11 tỷ USD.
STT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ
1 Đài Loan 1940 19,650,567,091 7,816,779,142
2 Malaysia 302 17,783,408,023 3,812,797,776
3 Nhật Bản 1046 17,158,201,448 4,875,799,623
4 Hàn Quốc 2058 16,526,117,830 5,862,630,195
5 Singapore 651 15,438,025,346 5,132,305,330
6 BritishVirginIslands 404 11,704,426,217 3,917,299,736
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
3.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành từ năm 1988_ 2008. Tính tới ngày
19/12/2008 và với các dự án còn hiệu lực. Theo đó ngành Công Nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong suốt thời ký dài hơn 20
năm đổi mới thu hút đầu tư. Bên cạnh đó lĩnh vực Nông nghiệp không nhận được

sự quan tâm ưu ái trong các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, với tỷ
trọng vốn đầu tư trên tổng số vốn đầu tư chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 3%
trong khi đó Công Nghiệp Xây Dựng chiếm tới 59% gấp gần 20 lần.

1
1
1
STT Chuyên
ngành
Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ
I
CN-xây dựng 6 303 87,799,745,637 29,663,816,911
CN dầu khí 48 14,477,841,815 4,658,841,815
CN nhẹ 2740 15,680,141,811 6,884,439,318
CN nặng 2602 47,164,684,169 14,132,235,521
CN thực phẩm 350 4,199,005,162 1,875,954,424
Xây dựng 563 6,278,072,680 2,112,345,833
II
Dịch vụ 2,525 57,182,184,193 20,059,393,674
Dịch vụ 1438 3,332,641,410 1,347,865,673
GTVT – bưu
điện
235 6,254,568,683 3,475,235,406
Khách sạn du
lịch
250 15,411,708,335 4,465,834,460
Tài chính
ngân hàng
68 1,057,777,080 991,354,447
Văn hóa – Y

tế Giáo dục
294 1,758,606,263 642,864,566
XD khu đô thị
mới
14 8,224,680,438 2,841,813,939
XD Văn
phòng căn hộ
189 19,361,686,326 5,735,689,586
XD hạ tầng
KCN KCX
36 1,780,515,658 558,735,597
III
Nông lâm
nghiệp
976 4,792,791,569 2,290,827,787
Nông-lâm
nghiệp
838 4,322,791,540 2,024,892,567
Thủy sản 138 470,000,029 265,935,220
Tổng số 9,803 149,774,721,399 52,014,038,372
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1
1
1
3.5 Phân bổ FDI theo địa phương.
Cơ cấu đầu tư theo địa bàn có sự dịch chuyển tích cực hơn. Bên cạnh các địa
bàn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng
Tàu, Long An) nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một

số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu
Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang…
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ
1 TP HCM 2834 26,266,686,160 9,362,483,703
2 Bà Rịa-Vũng Tàu 161 15,556,779,896 5,244,663,861
3 Hà Nội 1308 17,549,421,744 7,025,252,680
4 Đồng Nai 960 13,528,649,779 6,401,187,017
5 Ninh Thuận 19 9,967,716,566 841,817,678
6 Bình Dương 1720 9,628,703,085 3,840,130,207
7 Hà Tĩnh 11 7,920,755,000 2,718,460,000
8 Thanh Hóa 35 6,963,212,144 448,721,987
9 Phú Yên 40 6,321,446,438 1,428,858,655
10 Quãng Ngãi 16 3,594,028,689 574,883,000
11 Hải Phòng 304 3,027,597,521 1,301,263,820
12 Long An 259 2,897,385,092 1,194,867,540
13 Kiên Giang 14 2,772,730,857 1,195,170,082
14 Đà Nẵng 129 2,554,172,950 1,005,641,689
15 Hải Dương 221 2,295,383,881 821,308,321
16 Vĩnh Phúc 170 2,235,597,756 753,176,192
17 Dầu khí 39 2,158,441,815 1,801,441,815
18 Bắc Ninh 137 1,920,872,241 570,216,235
19 Thừa Thiên Huế 53 1,891,343,235 414,403,114
20 Quảng Ninh 107 1,172,665,685 480,740,872
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1
1
1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988-2008 đã có 20 địa phương có tổng
vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tính tới thời điểm 19/12/2008

Trong 3 năm gần đây 2006 – 2008, cả nước có 63 địa phương thu hút được
dự án đầu tư nước ngoài trong đó 10 địa phương dẫn đầu là TP HCM chiếm 13,7%
tổng vốn đăng ký, Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 13,2% , Ninh Thuận chiếm 10,3% ,Hà
Tính chiếm 8,1% , Hà Nội chiếm 6,8% , Thanh Hóa chiếm 6,5% , Phú Yên chiếm
6,3% , Đồng Nai chiếm 5,5% , Bình Dương chiếm 4,9% và Kiên Giang chiếm 2,4%
.

4.Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các
dự án ĐTNN.
4.1 Vốn giải ngân ĐTNN từ 1988 đến 2007:
Trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đô la Mỹ,
đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm
cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn),
chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm
vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự
án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất
nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

1
1
1

×