Mục lục
Phần I.: Quá trình hình thành và phát triển của sở kế
hoạch và đầu tư.......................................................................1
tỉnh Bắc Ninh..........................................................................2
I. Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh.........................2
1. Quá trình hình thành ............................................................................................................2
ii. Thời kỳ từ năm 1997-2000 với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.............5
iii. Thời kỳ từ năm 2001-2005 với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
..................................................................................................................................................8
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh............12
1. Cơ cấu tổ chức:...................................................................................................................12
2. Chức năng nhiệm vụ của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh.......................................13
Phần II : Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt
động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của sở kế hoạch
và đầu tư tỉnh Bắc Ninh........................................................26
I. Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư
của sở kế hoạch và đầu tư..........................................................................................................26
1. Hợp tác đầu tư nước ngoài:................................................................................................26
2. Công tác đầu thầu, quản lý nhà nước về đầu thầu.............................................................32
3. Thẩm định các dự án đầu tư...............................................................................................35
4. Tình hình đầu tư phát triển, đầu tư XDCB........................................................................38
II. Đánh giá chung......................................................................................................................40
1. Những kết quả đạt được.....................................................................................................40
2. Những tồn tại và hạn chế...................................................................................................41
Phần III.: giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả các
hoạt động liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý hoạt
động đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh..............43
I. Định hướng phát triển của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020..................43
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở kế hoạch và đầu tư....................................47
1. Công nghiệp.......................................................................48
III. 3. Văn hoá – y tế - giáo dục.................................................................................................49
Phần I.: Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Bắc Ninh
I. Quá trình hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Bắc Ninh
Sau 35 năm hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc
(hợp nhất ngày 27/10/1962); cán bộ nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có những đóng
góp to lớn cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp chiến
đấu giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc. Theo nghị quyết kỳ họp thứ 10
quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX ngày 6/1/1996, tỉnh
Bắc Ninh được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm
1997. Ngay sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, ban chấp hành lâm thời Đảng bộ
tỉnh đã tập trung lãnh đạo, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, đồng
thời chỉ đạo thành lập các cơ quan nhà nước, các cơ quan sự nghiệp và các hội
quần chúng. Với tinh thần phấn khởi, Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã khẩn
trương bước vào xây dựng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới về phát triển kinh tế xã hội của Đảng
và nhà nước.
1. Quá trình hình thành
Ngày 6 tháng 11 năm 1996 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX thông qua nghị quyết kỳ họp lần thứ 10, tỉnh Bắc Ninh được tái lập
và đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm
1997
Ngày 15 tháng 11 năm 1996 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 857 về lãnh
đạo công tác phân chia đại giới hành chính
Ngày 11 tháng 12 năm 1996 Ban thường vụ tỉnh ủy Hà Bắc ra quyết định số
87/QĐ-TU về việc phân công lãnh đạo hai sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang
Ngày 31 tháng 12 năm 1996 sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Bắc tiến hành
bàn giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức giữa sở kế và đầu tư Hà Bắc với sở kế
hoạch và đầu tư Bắc Ninh. Danh sách công chức, viên chức chia tách về sở kế
hoạch và đầu tư Bắc Ninh gồm 13 người, trong đó lãnh đạo sở 02 người (đồng
chí Trần Sủng và đồng chí Nguyễn Bá Thư), trưởng phòng 02 người và cán bộ
viên chức 09 người
Ngày 06 tháng 01 năm 1997 ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ra quyết định
số 01/UB về việc thành lập các sở ngành và các hội quần chúng. Danh sách
thành lập các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm 20 cơ quan nhà
nước, 02 cơ quan sự nghiệp và 05 hội quần chúng, trong đó mở đầu danh sách
các cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh là Sở kế hoạch và Đầu tư
Trong điều kiện tỉnh mới được tái lập còn nhiều khó khăn, với đội ngũ cán
bộ ban đầu 13 người, Sở kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu khởi thảo đệ trình ủy
ban nhân dân tỉnh những đề án về chính sách, chương trình và, kế hoạch kinh tế-
xã hội và những vấn đề quan trọng khác. Sở đã tập trung tham mưu cho tỉnh ủy,
ủy ban nhân dân tỉnh, giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, đồng thời tiến
hành xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với
tinh thần vừa làm, vừa học, vừa nâng cao trình độ, các cán bộ, công chức, viên
chức, công nhân viên của sở đã tổ chức triển khai tốt công việc được giao, tích
cực nghiên cứu, thực hiện tốt vai trò tham mưu của mình. Xuất phát từ những
đặc điểm, tình hình cụ thể, quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội VIII của
đảng, tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch năm 1997 là:
- Khai thác và sử dụng mọi tiềm năng bên trong của các cơ sở kinh tế xã
hội, của mọi thành phần kinh tế, của mọi tầng lớp nhân dân, sớm đi vào ổn
định và tạo đà phát triển
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, trang thủ sự giúp đỡ của các cơ quan
trung ương, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
- Phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó chú ý thỏa đáng các đòn bẩy kinh
tế, các lợi ích kinh tế nhằm mục tiêu cao nhất là từng bước xây dựng tỉnh bắc
ninh giàu manh và văn minh
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế năm đầu tái lập tỉnh ngày càng
mở rộng và phát triển. Ngoài các xí nghiệp đã có, tiếp tục xây dựng một số cơ sở
công nghiệp mới như nhà máy kính nổi, nhà máy khí công nghiệp, nhà máy
gạch, các xí nghiệp may….bước đầu hình thành khu công nghiệp tập trung Tiên
sơn, Quế võ. Phong trào hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển sang làm dịch vụ,
kinh tế hộ gia đình phát triển
Cùng với Sở kế hoạch và đầu tư, một số phòng kế hoạch của các sở, ban
ngành, phòng tài chính kế hoạch các huyện, thị được huy động để tập trung tổ
chức nghiên cứu những quy hoạch được đặt ra. Một số dự án Quy hoạch đã được
lập và phê duyệt như: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm
2000, định hướng đến năm 2010; quy hoạch ngành công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp, cải tạo phát triển mạng lưới điện, giao thông, thể dục thể thao, định
hướng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng quy
hoạch thị xã Bắc Ninh….
Kết thúc năm kế hoạch đầu tiên (1997), nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt mức
kế hoạch đề ra. Có thể nói báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội tại kỳ họp thư nhất Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 09 tháng 01 năm 1997
được đánh dấu như bước chuẩn bị cho giai đoạn đổi mới kinh tế xã hội của tỉnh
thời kỳ mới.
ii. Thời kỳ từ năm 1997-2000 với việc xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1997-2000 được tổ chức nghiên
cứu trong bối cảnh thực trạng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó
khăn và thách thức, đòi hỏi nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới
cơ chế kế hoạch hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh.
Điều đó đòi hỏi sự vươn lên cả về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của sở kế
hoạch và đầu tư nói riêng và ngành kế hoạch và đầu tư nói chung
Đội ngũ cán bộ sở thời kỳ này đã được tăng cường ( từ ngày 01/01/1997 có
13 người, đến năm 2000 tăng lên 20 người). Bộ máy tổ chức được củng cố, công
tác xây dựng cơ chế chính sách, các giải pháp kinh tế xã hội, công tác quy hoạch
được chú ý xây dựng. Trình độ cán bộ nhìn chung đã được nâng lên khá nhiều so
với thời gian đầu mới chia tách. Phong cách nghiên cứu tư duy và cách tiếp cận
nghiên cứu đã có nhiều đổi mới, tầm nhìn trung hạn và dài hạn, thông tin và kiến
thức về kinh tế thị trường, phương pháp và khả năng dự báo …đều được nâng
cao.
Sở kế hoạch và đầu tư đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo nhằm nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ trong toàn ngành để đáp ứng công cuộc đổi mới như mở
các khóa đào tạocác lớp ngắn hạn. Tham quan khảo sát học tập theo các chuyên
đề ở trong nước va cả nước ngoài, khuyến khích học tin học, ngoại ngữ. Phong
trào học tập chuyên môn, ngọai ngữ, tin học trong cơ quan được mở rộng, khỏa
lấp dần những khoảng trống năng lực; chất lượng nghiên cứu do vậy dần dần
được nâng cao.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1997-2000 được xây dựng sát với
thực tế. Các cân đối được dự báo và tính toán có căn cứ. Đã đưa ra nhiều giải
pháp đòn bẩy, mang tính khuyến khích và thúc đẩy phát triển kinh tế tạo ra nhiều
khả năng và điều kiện huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để
phát triển.
Dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, kết hợp với các Sở,
Ngành, Địa phương, Sở kế hoạch và đầu tư đã tổ chức và triển khai nghiên cứu
soạn thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đầu tiên đã được tổ
chức nghiên cứu kỹ lưỡng. Kế hoạch lấy ổn định làm trọng tâm đồng thời tạo
điều kiện cho sự phát triển nhanh hơn trong giai đoạn sau.
Đại hội đại đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV đã thông qua phương hướng,
mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời kỳ này là
“phát huy truyền thống cách mạng và văn hiến, tinh thần làm chủ của dân, khai
thác mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ vượt qua khó khăn thủ thách tiếp tục sự
nghiệp đổi mới, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu; phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc
của xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo
đảm an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tạo tiền đề
vững chắc cho bước phát triển tiếp theo”.
Đồng thời với tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, Sở đã tập hợp đông đảo cán bộ ngành kế hoạch và đầu tư đi sâu nghiên
cứu tìm tòi các giải pháp kinh tế xã hội, huy động các nguồn lực; giải tỏa những
ách tắc, cản trở, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và đổi mới các cơ
chế chính sách, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế… để vượt qua những khó khăn
thử thách đưa tỉnh ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết thúc thời kỳ kế hoạch 1997-2000, nhìn chung kinh tế của tỉnh tăng
trưởng với nhịp độ cao, và đạt được nhiều mục tiêu chủ yếu do đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XV đề ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân hàng năm
12,4%. Trong đó nông nghiệp tăng 7,4%, công nghiệp tăng 23%, dịch vụ tăng
9,2%. GDP bình quân đầu người tăng từ 256 USD năm 1996 lên 395 USD năm
2000. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 46% năm 1996 xuống 38%
năm 2000. Tỷ trọng khu vực công nghiệp- dịch vụ tăng từ 54% năm 1996 lên
62% năm 2000.
Song song với mức tăng trưởng và khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Bắc
Ninh đã xây dựng hai khu công nghiệp tập trung, tạo môi trường thu hút vốn đầu
tư vào tỉnh. Các khu công nghiệp này bước đầu đã phát huy tác dụng. Đầu tư
phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề. Lập các giải pháp khôi
phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Tiến hành tổ chức sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa và đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhằm
khai thác có hiệu quả tài sản xã hội, khuyến khích toàn nhân dân và các nhà đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra cũng tham mưu cho tỉnh tiến hành
một số giải pháp đồng bộ như mở rộng thị trường, xây dựng các chính sách kinh
tế xã hội phù hợp để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh phát huy hiệu
quả. Đó là tiền đề cho một triển vọng tăng trưởng đưa Bắc Ninh đi lên vững chắc
Hoạt động kinh tế đối ngoại được quan tâm chỉ đạo và khuyến khích phát
triển đạt hiệu quả bước đầu. tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh hơn 139 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 49 triệu USD,
tăng 2,4 lần so với năm 1996 , kim ngạch nhập khẩu 29,7 triệu USD, tăng 2 lần
so với năm 1996
Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh về quy mô, chất lượng giáo dục toàn
diện được nâng lên một bước, đón đầu những yêu cầu, đặc điểm của nền kinh tế
tri thức trong tương lai. Thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”.
Đời sống nhân dân trong tỉnh có cải thiện đáng kể. Một số công trình phúc
lợi công cộng như bệnh viện, đường xá, cầu cống, các công trình văn hóa được
xây dựng. Đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp, phục vụ giao lưu,
trao đổi hàng hóa, đi lại giữa các huyện thị. 100% các xã, phường, có điện sinh
hoạt. Thông tin liên lạc tiếp tục được hiện đại hóa, dịch vụ viễn thông phát triển.
iii. Thời kỳ từ năm 2001-2005 với việc xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm
Ngày 03 tháng 01 năm 2001, Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI
khai mạc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005) đã được
thông qua với mục tiêu tổng quát là : “… đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo hướng định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội với nhịp
độ cao, hiệu quả, bền vững; từng bước cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đảng, chính trị trong sạch vững
mạnh, tăng cường công tác dân vận, tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng Bắc Ninh
giàu mạnh, văn minh”.
Mặc dù còn nhiều khó khăn song với nỗ lực phấn đấu, trình độ nghiên cứu
của đội ngũ cán bộ trong ngành kế hoạch và đầu tư nói chung, cán bộ sở kế
hoạch và đầu tư nói riêng đã được nâng cao một bước. Tổ chức bộ máy trong cơ
quan sở đã được củng cố. Số lượng cán bộ công chức sở năm năm 2005 tăng lên
28 người trong đó có 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 23 cử nhân, kỹ sư. Trung tâm tư vấn đầu
tư thuộc sở được thành lập với biên chế là 7 người; ngành kế hoạch và đầu tư đã
đáp ứng được vai trò tham mưu kinh tế cho tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ
chức nghiên cứu đề xuất những giải pháp tạo ra động lực phát triển mới, bước
đột phá mới, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhìn chung các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đều đạt và
vượt các chỉ tiêu đề ra, kinh tế xã hội phát triển, GDP tăng 14% ( mục tiêu đại
hội 13.5%) gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Công nghiệp, Xây dựng tăng mạnh từ 35%
năm 2000 lên 46,2% năm 2004 , tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 38
% năm 2000 xuống còn 25% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của
tỉnh mang tính đột phá, giai đoạn 2001-2005 tăng 26,6% năm 2005 giá trị sản
xuất công nghiệp đạt 6800 tỷ đồng vượt 28,3%. Khu vực các doanh nghiệp nhà
nước, sản xuất được tổ chức sắp xếp lại, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị,
công nghệ nên có mức tăng trưởng liên tục cao. Khu vực công nghiệp nha nước
trung ương đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm
2001-2005 là 30,4%/năm, khu vực công nghiệp nhà nước địa phương đạt
49%/năm, khu vực công nghiệp ngoài nhà nước đạt 31,7%/năm. Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước tăng trưởng khá và đang có xu hướng
ngày càng tăng lên. Nếu như tỷ trọng của khu vực này hầu như không đáng kể
chỉ có 0,4 tỷ đồng năm 1997 thì đến năm 2000 là 796,6 tỷ đồng và 1400tỷ đồng
năm 2005, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất sản phẩm
công nghiệp, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. ngoài các khu công
nghiệp tập trung Tiên sơn, Quế võ, Đại đồng-Hoàn sơn, thì các khu công nghiệp
mới như Yên Phong, Nam sơn-Hạp lĩnh, khu công nghệ thông tin, 21 khu công
nghiệp làng nghềm cụm công nghiệp vừa và nhỏ với tổng diện tích khoảng
500ha cũng đã được đầu tư xây dựng.
Khu vực dịch vụ, thương mại tích cực phát triển theo hướng tích cực, sức
mua tăng, hàng hóa kinh doanh có khối lượng dồi dào, cơ cấu chủng loại phong
phú, quy cách mẫu mã ngày càng được cải thiện, cung ứng dịch vụ dần được
nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng xã hội. Giáo dục và đào tạo đạt được
những thành tựu nổi bật; đã hoàn thành giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đầu tiên
của cả nước . Hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và tăng cường cả về cở sở vật
chất, trang thiết bị và cán bộ . Chất lượng khám chữa bệnh của các dịch vụ chăm
sóc sức khẻo nhân dân ngày càng được cải thiện, cao hơn mức trung bình của cả
nước.
Các chương trình xóa đói giảm nghèo và cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa
đối với những người có công với cách mạng đã trở thành phong trào sâu rộng ,
đã tạo được việc làm cho hơn 14 nghìn lao động hàng năm, tỷ lệ đói nghèo giảm
từ 10,2% năm 2000 xuống còn 4,5% năm 2004 . Kết quả là tỉnh Bắc Ninh đã giải
quyết cơ bản số hộ đói, giảm đáng kể số hộ nghèo và xuất hiện ngày càng nhiều
số hộ giàu. Đại bộ phận nhân dân có cuộc sông ấm no hạnh phúc.
Với tầm nhìn chiến lược, ngành kế hoạch và đầu tư đã tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh đề ra nhiều biện pháp sáng tạo, kết hợp chặt chẽ việc huy động
các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư và đã hoàn thành thắng lợi các
mục tiêu cơ bản là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, từng bước khôi phục và
phát triển các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Bộ mặt Bắc Ninh có
nhiều biến đổi tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, lòng tin của nhân dân
vào sự nghiệp đổi mới, vào Đảng vào chế độ được cố và nâng lên.
Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa; dưới sự chỉ đạo của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngành kế hoạch và đầu
tư Bắc Ninh, với vai trò tham mưu tổng hợp về kinh tế và xã hội cho tỉnh, luôn
luôn phát huy được truyền thống vẻ vang của mình. Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội qua từng thời kỳ đã thực sự là công cụ chủ yếu trong điều hành, quản lý
và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mỗi một bước trưởng thành, một thành tựu
trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đều mang dấu ấn đóng
góp tích cực của ngành kế hoạch và đầu tư
Đội ngũ cán bộ cán bộ của ngành đã được lớn mạnh. Cơ cấu tổ chức bộ
máy được hoàn thiện. Chức năng nhiệm vụ của các phòng đã được xây dựng và
đang vận hành một cách tích cực có hiệu quả trong công tác nghiên cứu tổng hợp
kế hoạch, trong công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, thẩm định
dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp …
Bên cạnh những thành tích về chuyên môn, các hoạt động trên lĩnh vực
Đảng, Đoàn thể cũng được quan tâm đặc biệt. Chi bộ đảng hiện có 26 đảng viên
là khối hạt nhân của khối đoàn kết, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu Chi bộ
trong sạch vững mạnh. Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên luôn đạt được danh
hiệu xuất sắc. Tập thể, cán bộ ngành kế hoạch và đầu tư được tặng thưởng nhiều
giấy khen, bằng khen của các Bộ, Ngành, của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Thủ
tướng Chính phủ. Năm 2004 sở kế hoạch và đầu tư đã vinh dự được Chủ tịch
nước tặng huân chương lao động hạng ba.
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc
Ninh
1. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh được tổ chức bao gồm lãnh
đạo sở và các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao
Lãnh đạo sở gồm: Giám đốc và các phó giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư
và hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.
Phó giám đốc giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước
pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Giám đốc, phó giám đốc sở theo
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư quy định
và các quy định của đảng, nhà nước, về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc sở thực hiện theo quy định của pháp luật
Các phòng ban của sở gồm có:
- Văn phòng
- Phòng tổng hợp
- Phòng văn hóa- xã hội
- Phòng kinh tế đối ngoại
- Phòng đăng ký kinh doanh
- Phòng xây dựng cơ bản
2. Chức năng nhiệm vụ của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh
2.1. chức năng của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Kế hoạch và Đầu tư
bao gồm các lĩnh vực:
- Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-
xã hội trên địa bàn tỉnh
- Đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương
- Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
- Đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương
Lãnh đạo sở
Văn
phòng
Thanh
tra
Tổng
hợp
Văn hóa-xã
hội
Kinh tế đối
ngoại
Đăng ký
kinh doanh
Xây dựng
cơ bản
- Về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp
luật
- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và
theo quy định của pháp luật
Sở kế hoạch và đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chê, và công
tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, và hướng dẫn, và kiểm tra về
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở kế hoạch và đầu tư
- Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thỉ về quản lý các lĩnh vực quy
hoạch kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vii quản lý của sở theo quy định của pháp
luật, phân cấp của Bộ kế hoạch và đầu tưvà chịu trách nhiệm về nội dung các
văn bản đã trình.
- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các sở ban ngành của tỉnh theo
quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực
hiện các quy định phân cấp đó.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trên địa
bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch,
sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Về quy hoạch và kế hoạch
• Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn,
kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa
phương, các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích
lũy và tiêu dùng, cân đối đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định
• Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội theo nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh
điều hòa, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội của tỉnh
• Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch
được UBND tỉnh giao
• Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện thị xã thuộc tỉnh xây dựng
quy hoạch kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
chung của tỉnh đã được phê duyệt.
• Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành và quy hoạch, kế
hoạch của UBND huyện, thị xã đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh để trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
• Phối hợp với sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh
- Về đầu tư trong nước và ngoài nước
• Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh
về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cho từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết
• Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh
về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành;
lĩnh vực, bố trí danh mục dự án đầu tư và tổng mức vốn đầu tư cho từng dự án