MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
Chương 1:
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ................3
1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế .......................................................3
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế.............................................................4
1.2.1 Đối với nền kinh tế...........................................................................4
1.2.2. Đối với Ngân hàng..........................................................................5
1.3. Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế .....................6
1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ..................................8
1.4.1 Phương thức chuyển tiền..................................................................8
1.4.2. Phương thức nhờ thu.......................................................................9
1.4.2.1 Phương thức nhờ thu phiếu trơn..............................................9
1.4.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ. .....................................10
1.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ............................11
1.4.2.4. Nội dung của thư tín dụng.....................................................15
1.4.2.5. Các chứng từ cơ bản của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ.............................................................................................27
1.4.2.6. Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ.............................................................................................30
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ......................................................................................32
Chương 2:
Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định..........................................36
2.1 Một vài nét về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của
Ngân hàng TMCP Gia Định ....................................................................36
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Ngân
hàng TMCP Gia Định ...........................................................................36
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Gia Định :
.................................................................................................................40
2.1.2.1 Tình hình kinh doanh về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối
và xúc tiến thương mại của Ngân hàng TMCP Gia Định ..................41
2.1.2.2 Tình hình về thị trường khách hàng .....................................43
2.1.2.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định ..........43
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận :........................48
2.2 Thực trạng thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Gia Định trong thời gian qua.......................................................49
2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Gia Định...............................................................49
2.2.2 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định .....................................56
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của môi trường tác động tới hoạt
động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng TMCP Gia Định ............................................................................58
2.2.3.1 Ảnh hưởng của môi trường vi mô...........................................58
2.2.3.2 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô...........................................60
2.2.4. Đánh giá về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Gia Định
trong năm 2008.......................................................................................61
Chương 3:
Một số giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định ................................67
3.1 Định hướng về công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ của Ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian tới....67
3.2 Giải pháp hoàn thiện thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Gia Định ........................................................................................70
3.2.1 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ......70
3.2.2 Hoàn thiện và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật..............................73
3.2.3 Chủ động mở rộng mối quan hệ đại lý với các Ngân hàng nước
ngoài........................................................................................................74
3.2.4 Tiếp tục xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối
thủ cạnh tranh và áp dụng mạnh Maketing Ngân hàng vào hoạt động
thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.........................75
3.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh toán viên..........................78
3.2.6. Nâng cao hiểu biết về thanh toán tín dụng chứng từ cho khách
hàng.........................................................................................................79
3.2.7 Một số biện pháp tránh lừa đảo trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ..........................................................................................80
3.3 Kiến nghị..............................................................................................82
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước.................................................................82
3.3.1.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế....82
3.3.1.2 Cải thiện cán cân thanh toán.................................................84
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:.............................................86
3.3.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng,
tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt nam...............................86
3.3.2.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán của hệ thống Ngân hàng
Việt nam.............................................................................................87
KẾT LUẬN...........................................................................................89
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại và phát
triền mà thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế. Xuất nhập khẩu trở
thành chiếc cầu nối quan trọng để một nước tham gia vào đời sống kinh tế sôi
động, đa dạng và phong phú của toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn nguyên
liệu dồi dào với chi phí thấp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy
sự phát triển sản xuất trong nước, mang lại thu nhập ngày càng cao cho các
nhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độ
phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát
triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế đã không ngừng
được đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và
hiệu quả cho các bên tham gia, trong đó được sử dụng nhiều nhất hiện nay là
phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Phương thức này thật sự đã
góp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
và của cả nền kinh tế nói chung.
Tại Việt Nam, cùng với sự hội nhập nền kinh tế Thế giới, hoạt động xuất
nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác
thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại. Phương thức thanh toán
bằng thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng
hoá xuất nhập khẩu.
Qua thực tế tìm hiểu tại Ngân hàng TMCP Gia Định thì hình thức dịch
vụ rất quan trọng, gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế, đó
là hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ. Nó không những phục vụ cho việc mở rộng, phát
SVTH: Tạ Duy Đức 1 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
triển hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh tế đối ngoại, mà còn là một
yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng.
Từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP Gia Định ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, em hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện
hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Chương 2: Thực trạng về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP Gia Định
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Gia Định.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới:
Thầy giáo hướng dẫn : GS.TS. Đỗ Đức Bình - Giảng viên khoa Thương
mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Ban Giám đốc và các anh chị cán bộ của Ngân hàng TMCP Gia Định đã
tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bản
chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
SVTH: Tạ Duy Đức 2 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Chương 1:
Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế
và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các
dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ... giữa các tổ chức hay cá
nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia
với một tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước
liên quan.
Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại:
quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng
bao gồm: thanh toán phi mậu dịch và thanh toán mậu dịch.
- Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên
quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất
thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở
nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách Nhà nước,
các tổ chức, cá nhân.
- Thanh toán mậu dịch: Khác hoàn toàn với thanh toán phi mậu dịch,
thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ
thương mại theo giá cả quốc tế. Thông thường trong nghiệp vụ thanh toán
mậu dịch phải có chứng từ hàng hoá kèm theo. Các bên mua bán bị ràng buộc
với nhau bởi hợp đồng thương mại, hoặc một hình thức cam kết khác (thư,
điện giao dịch...). Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung
hợp đồng phải quy định điều kiện thanh toán cụ thể.
Ngoài hai loại hình thanh toán nêu trên, trong thanh toán quốc tế còn có:
thanh toán vay nợ viện trợ. Thực chất loại thanh toán này cũng là thanh toán
SVTH: Tạ Duy Đức 3 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
mậu dịch, nhưng chỉ khác nhau ở nguồn vốn. Thanh toán mậu dịch được thực
hiện bằng nguồn vốn tự có, còn thanh toán vay nợ viện trợ do nước ngoài cấp
vốn.
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.2.1 Đối với nền kinh tế
- Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển
kinh tế đối ngoại.
Với sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động giao lưu quốc tế, nhu cầu hợp
tác, phân công lao động quốc tế, trao đổi hàng hóa... giữa các nước gia tăng
không ngừng. Từ đây bắt đầu phát sinh các mối liên hệ giữa người mua và
người bán, người cho vay và người trả nợ, người đầu tư và người nhận đầu
tư... và các bên liên quan trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau về địa lý, về
loại tiền sử dụng, về tập quán kinh doanh...vì vậy thanh toán quốc tế ra đời là
đòi hỏi tất yếu để giải quyết một phần và làm hài hoà các mối quan hệ đó.
- Thanh toán quốc tế là một hình thức dịch vụ quan trọng gắn liền với
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kể từ khi tiền tệ ra đời, hoạt động thanh toán đã trở thành bộ phận riêng
nhưng lại gắn bó hữu cơ với hoạt động buôn bán hàng hoá. Có thể thấy trên
một hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ điều khoản thanh toán luôn luôn là
điều khoản không thể thiếu và rất quan trọng. Thực hiện thanh toán như thế
nào liên quan chặt chẽ tới quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng. Các điều khoản thanh toán được quy định và thỏa thuận một cách
thống nhất và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho các bên tham gia tránh được
những rủi ro, cũng như có biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Việc thực hiện các
điều khoản thanh toán có nghiêm túc hay không ảnh hưởng tới uy tín và độ
bền vững trong quan hệ mua bán giữa các bên trên thương trường. Do đó có
SVTH: Tạ Duy Đức 4 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
thể nói hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh XNK một phần lớn nhờ
vào chất lượng của khâu thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối
ngoại phát triển.
- Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh.
Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
do vậy ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của các bên tham gia.
Thông qua hoạt động thanh toán, chúng ta có thể đánh giá khả năng tài chính,
uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị. Chính vì vậy xem xét tình hình
thanh toán là một trong những cơ sở để tìm đối tác, bạn hàng trong quan hệ
kinh doanh sao cho có lợi cho mình nhiều nhất. Có thể nói rằng, kinh tế đối
ngoại có được mở rộng hay không một phần là nhờ vào hoạt động thanh toán
quốc tế có được thực hiện tốt hay không. Thanh toán quốc tế hoạt động tốt sẽ
tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trong
nước, khuyến khích nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện mục tiêu chiếm
lĩnh thị trường xuất khẩu của các quốc gia.
1.2.2. Đối với Ngân hàng
Đối với Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Đây không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà còn được coi là không
thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ
cho hoạt động kinh doanh khác trong Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho Ngân hàng thu hút thêm nhiều
khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, phần lớn là các khách hàng hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có
SVTH: Tạ Duy Đức 5 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
thể mở rộng qui mô hoạt động, tăng thêm nguồn thu nhập, củng cố khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
Trên phương diện quản lý nhà nước, thông qua hoạt động thanh toán
quốc tế, Chính phủ thực hiện tốt quản lý nguồn ngoại tệ ra vào của một quốc
gia dựa trên cán cân thanh toán quốc tế và làm cơ sở cho việc xây dựng và
thực hiện chính sách tài khoá - tiền tệ. Như vậy, trong xu thế phát triển hiện
nay thanh toán quốc tế có một vị trí rất quan trọng và đòi hỏi các Ngân hàng
phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế.
Cũng chính bởi thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ không thể
thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM, vì thế các ngân hàng cũng
có một vai trò rất lớn để đẩy mạnh và phát triển dịch vụ này. Nhờ có sự tham
gia của mạng lưới các ngân hàng rộng lớn trên khắp thế giới với chức năng
làm trung gian thanh toán, việc thanh toán giữa các quốc gia được diễn ra
thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí, từ đó nó thúc đẩy các quan hệ
kinh tế quốc tế phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng không chỉ thực hiện dịch
vụ thanh toán quốc tế đơn thuần mà còn tham gia vào việc tư vấn và hỗ trợ
cho các doanh nghiệp hoàn thiện nghiệp vụ này tránh những rủi ro dựa vào sự
hiểu biết của ngân hàng.
1.3. Khái quát về quá trình phát triển thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế đã xuất hiện từ lâu, nhưng thực sự chỉ được phát
triển từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và từ đó đến nay nó trở thành một bộ phận
không thể tách rời của nền kinh tế. Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được
mở rộng. Hàng năm, một khối lượng lớn hàng hoá được giao lưu trên Thế
giới, vì vậy thanh toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Cùng với sự phát
triển của thương mại quốc tế, yêu cầu trong thanh toán quốc tế phải có
những phương thức thanh toán mới cho phù hợp. Do đặc tính thuận lợi của
hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cùng với sự phát triển của hệ thống
SVTH: Tạ Duy Đức 6 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Ngân hàng ở các nước cho nên trong thanh toán quốc tế sử dụng thanh toán
không dùng tiền mặt (tức chuyển khoản) là chủ yếu.
Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa
được thành lập, quan hệ kinh tế giữa các nước Xã hội chủ nghĩa được hình
thành và phát triển thì quan hệ thanh toán cũng được mở rộng. Trong thời
gian đầu, Liên xô là nước cung cấp hàng hoá chủ yếu cho các nước Xã hội
chủ nghĩa khác, cho nên việc thanh toán hàng hóa mới chỉ là thanh toán
Clearing tay đôi giữa Liên xô với từng nước Xã hội chủ nghĩa. Sau một thời
gian, nền kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa được phục hồi và dần dần
phát triển thì quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các nước cũng được mở rộng, từ
đó hình thành quan hệ thanh toán Clearing tay đôi giữa các nước Xã hội chủ
nghĩa với nhau.
Quá trình phát triển quan hệ thanh toán quốc tế giữa Việt Nam với các
nước Xã hội chủ nghĩa cũng bắt đầu từ chế độ thanh toán Clearing hai bên
(Việt nam với Liên Xô, Việt Nam với Tiệp Khắc...), tiếp đến là chế độ thanh
toán Clearing nhiều bên và thanh toán Clearing nhiều bên bằng đồng Rup
chuyển khoản qua Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (RCK).
Bước sang những năm 90, tình hình Thế giới có nhiều biến động trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị... Theo xu hướng mới, hệ thống các nước Xã hội
chủ nghĩa ngày càng giảm sút, tan rã..., cơ chế thanh toán nhiều bên bằng
RCK không còn phù hợp nữa vì vậy từ năm 1991, đồng RCK đã bị loại bỏ
khỏi Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời Ngân hàng hợp tác kinh tế
quốc tế cũng được cải tổ lại thành một Ngân hàng thương mại khu vực.
Từ năm 1990 trở về trước, song song với hệ thống thanh toán của khối
các nước Xã hội chủ nghĩa thì các nước Tư bản chủ nghĩa cũng thiết lập cho
riêng mình một hệ thống thanh toán Tư bản chủ nghĩa.
SVTH: Tạ Duy Đức 7 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựu khoa
học kỹ thuật, cùng với xu hướng mới của thời đại, quan hệ quốc tế đã và đang
chuyển sang một thời kỳ mới. Sự giao lưu hàng hoá không còn bị giới hạn bởi
chế độ chính trị của mỗi quốc gia, thị trường quốc tế mở rộng, việc mua bán,
trao đổi hàng hoá, dịch vụ sử dụng hệ thống giá cả thống nhất vì vậy nội dung
thanh toán quốc tế của mỗi nước cũng đổi mới sử dụng các điều kiện thanh
toán (phương thức, tiền tệ) thống nhất trên phạm vi toàn Thế giới, không còn
phân biệt màu sắc chính trị như trước đây.
1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
1.4.1 Phương thức chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu, hoặc bằng điện (Telegaphic
tranfer-T/T) hoặc bằng thư (Mail tranfer-M/T). Hiện nay các ngân hàng sử
dụng hình thức chuyển tiền bằng điện là chủ yếu.
- Ưu điểm: Phương thức này có thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, phí thanh
toán không cao nên thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
Thanh toán những lô hàng có giá trị nhỏ, hai bên mua bán có sự tin cậy
lẫn nhau.
Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và chi phí có liên quan đến hoạt
động xuất nhập khẩu như phí vận tải, tiền hoa hồng, tiền bồi thường.
chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư.
- Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì phương thức chuyển
tiền còn có nhiều hạn chế như không đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền
SVTH: Tạ Duy Đức 8 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
hàng trong trường hợp thanh toán sau và không bảo bảm cho người mua nhận
được hàng như yêu cầu trong trường hợp thanh toán trước.
1.4.2. Phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi
giao hàng ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến Ngân hàng nhờ thu
hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó.
Các bên tham gia:
Người bán (người hưởng lợi).
Người mua (người trả tiền).
Ngân hàng bên bán: Ngân hàng nhận sự uỷ thác của người hưởng lợi
(người bán) để thực hiện nghiệp vụ uỷ thác thu.
Ngân hàng bên mua: là Ngân hàng phục vụ người mua. Ngân hàng này
thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng bên bán và ở nước của người mua.
Ngân hàng trung gian: Đứng ra làm trung gian thanh toán khi Ngân hàng
bên bán và Ngân hàng bên mua không có quan hệ đại lý với nhau (Ngân hàng
trung gian có thể có hoặc không).
Phương thức nhờ thu được phân thành hai loại: đó là phương thức nhờ
thu phiếu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
1.4.2.1 Phương thức nhờ thu phiếu trơn.
Đây là phương thức thanh toán mà người bán ký phát hối phiếu nhờ
Ngân hàng thu hộ số tiền bán hàng ghi trên hối phiếu từ người mua, mà không
gửi kèm theo bất cứ một chứng từ thương mại nào. Cùng với việc gửi hàng
hoá cho người mua, người bán gửi thẳng bộ chứng từ cho người mua để
người mua đi nhận hàng.
Phương thức này chỉ được áp dụng trong trường hợp:
- Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ liên doanh
với nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty con hoặc giữa các chi nhánh.
SVTH: Tạ Duy Đức 9 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
- Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hoá như
tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt. Do đó thanh toán này không cần thiết
phải kèm theo chứng từ.
Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế vì không đảm
bảo quyền lợi cho người bán và người mua do việc nhận hàng và thanh toán
hoàn toàn tách rời nhau.
1.4.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau
khi giao hàng, ký phát hối phiếu và kèm theo với bộ chứng từ gửi hàng hoá để
nhờ Ngân hàng thu hộ tiền từ người mua. Với điều kiện là Ngân hàng chỉ trao
bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng sau khi người mua trả tiền, hoặc
ký chấp nhận thanh toán (trong trường hợp bán chịu). Trong phương thức nhờ
thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho Ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền
còn có nhiệm vụ khống chế chứng từ hàng hoá đối với người mua. Đây là sự
khác nhau cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Với cách
khống chế này, quyền lợi người bán được đảm bảo hơn.
Những mặt còn hạn chế của phương thức này:
- Tuy đã khống chế được quyền định đoạt đối với hàng hoá của người
mua nhưng chưa khống chế được việc người mua có trả tiền hay không.
Người mua có thể chậm trễ hoặc không thanh toán bằng cách trì hoãn việc
nhận chứng từ hàng hoá hoặc không nhận hàng hoá nữa. Việc thanh toán diễn
ra chậm chạp.
Ngân hàng chỉ đóng vai trò là một trung gian thu tiền hộ, còn không có
trách nhiệm dến việc trả tiền của người mua.
Có hai loại nhờ thu kèm chứng từ:
+ D/P (Document again payment): có nghĩa Ngân hàng chỉ trao chứng
từ cho người mua khi người mua đã trả tiền.
SVTH: Tạ Duy Đức 10 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
+ D/A (Document again acceptance): có nghĩa Ngân hàng chỉ trao chứng
từ cho người mua khi người mua ký hối phiếu chấp nhận thanh toán.
1.4.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Ngày nay trong thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong buôn bán quốc tế
và được coi là phương thức khá hiệu quả. Tuỳ theo thói quen và thông lệ của
từng nước mà Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau: Letter of
Credit, Credit, Document Credit... ở Việt Nam, ngoài tên là Tín dụng chứng
từ còn được gọi dưới nhiều tên khác như Tín dụng thư, Thư tín dụng, L/C và
thông dụng nhất là từ “ Tín dụng chứng từ” (Document Letter of Credit) vì nó
thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. Khi áp dụng phương thức
thanh toán này, nó đem lại sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của các
bên tham gia trong quá trình mua bán. Cùng vớí sự tham gia của các ngân
hàng trong quá trình thanh toán, rủi ro được hạn chế và chia đều cho người
mua và người bán. Đây cũng chính là nội dung chính của đề tài nghiên cứu.
* Khái niệm và đặc điểm thư tín dụng.
Theo định nghĩa trong UCP 600 (Quy tắc và thực hành thống nhất tín
dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, số xuất bản 600 do phòng Thương mại
quốc tế Paris phát hành), tín dụng chứng từ là bất cứ thỏa thuận nào trong đó
Ngân hàng phát hành hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính bản thân mình để:
- Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của phía thứ ba (người hưởng lợi) hoặc
chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát,
hoặc
- Uỷ quyền cho Ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận và thanh toán hối
phiếu hoặc cho phép Ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư
SVTH: Tạ Duy Đức 11 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
tín dụng với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện
của thư tín dụng.
Với giác độ là một phương thức thanh toán, tín dụng chứng từ có lợi cho
cả người mua và người bán. Người mua yêu cầu ngân hàng mở một thư tín
dụng trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình
cho ngân hàng một bộ chứng từ chứng tỏ rằng họ đã giao hàng theo đúng yêu
cầu của thư tín dụng. Như vậy, người bán tin chắc sẽ nhận được tiền hàng đã
xuất khi anh ta thực hiện nghĩa vụ của mình là lập và xuất trình chứng từ đầy
đủ, đúng hạn như đã quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng được chỉ
định. Còn đối với người mua thì quyền lợi của anh ta cũng được đảm bảo chỉ
trả tiền khi hàng hoá đã được giao thể hiện qua bộ chứng từ mà người bán
xuất trình theo L/C.
Ngân hàng không đơn thuần là một trung gian thu hộ mà là người đại
diện bên nhập khẩu, trực tiếp cam kết thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu.
Đối với ngân hàng đây được coi là một khoản tín dụng của ngân hàng đối với
người mua vì nếu người mua không trả được thì ngân hàng vẫn phải trả tiền
cho người bán. Do đó ngân hàng phải xem xét khả năng thanh toán của người
mua trước khi chấp nhận mở thư tín dụng. Khi ngân hàng mở thư tín dụng
cho người mua vay một phần hoặc toàn bộ giá trị của thư tín dụng là ngân
hàng đã thực hiện một khoản tín dụng thực sự. Nhưng khi ngân hàng buộc
nhà nhập khẩu kí quỹ 100% trị giá của thư tín dụng thì lúc này ngân hàng
không cấp cho nhà nhập khẩu khoản tín dụng bằng tiền nào mà chỉ cho họ vay
uy tín của mình bằng cam kết thanh toán.
Tính độc lập của L/C là điều đáng lưu ý nhất. Tuy được hình thành trên
cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở, nó lại hoàn toàn độc lập với
hợp đồng mua bán, có nghĩa là khi thanh toán, các ngân hàng chỉ căn cứ vào
bộ chứng từ mà thôi. Sự tồn tại của bộ chứng từ này cũng như sự phù hợp của
SVTH: Tạ Duy Đức 12 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
nó với các thời hạn tín dụng, tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng kèm chứng
từ, bởi vì ngân hàng không cần nhìn thấy hàng hoá, mà chỉ xét các chứng từ.
Tính độc lập của L/C đã chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán,
quy định toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
* Các bên tham gia:
Trong phương thức tín dụng chứng từ truyền thống có sự tham gia của:
- Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhập khẩu
hàng hoá.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người bán, người xuất
khẩu, hay bất cứ người nào khác được chỉ định.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): là Ngân hàng đại diện cho
người nhập khẩu, có thể cấp tín dụng cho ngời nhập khẩu. Khi nhận được bộ
chứng từ phù hợp, ngân hàng mở sẽ thay người mua trả tiền cho người hưởng
lợi.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): thường là Ngân
hàng đại lý của Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc Ngân hàng bên bán. Đây là
Ngân hàng ở nước người bán.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank), Ngân hàng chiết khấu
(Negotiating bank), Ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank): các Ngân hàng
này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin
mở thư tín dụng và sự uỷ nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng.
* Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Tùy từng trường hợp cụ thể, tùy vào yêu cầu của người xin mở thư tín
dụng và tùy vào sự uỷ nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng mà trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có sự tham gia của bao nhiêu Ngân
hàng, Ngân hàng nào là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng
chấp nhận hay Ngân hàng chiết khấu và với mỗi trường hợp thì trình tự thực
SVTH: Tạ Duy Đức 13 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
hiện của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng lại khác nhau. Trong
khuôn khổ của mục này, em xin trình bày trình tự thực hiện của phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ khi có sự tham gia của hai Ngân hàng đó là
Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng thông báo (là Ngân hàng đại lý của
Ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu), trong đó Ngân hàng mở
thư tín dụng là Ngân hàng trả tiền. Đây là trường hợp thường xảy ra trong
thực tế.
Sơ đồ thực hiện.
(1). Nhà xuất khẩu và nhập khẩu tiến hành giao dịch thương mại.
(2) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng của
mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
(3). Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng và hợp
đồng thương mại, Ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và
thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu để thông báo
việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
SVTH: Tạ Duy Đức 14 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Ng©n hµng
më th tÝn dông
Ngêi
NhËp khÈu
Ng©n hµng th«ng
b¸o th tÝn dông
Ngêi
XuÊt khÈu
(8) (7) (2)
(3)
(5)
(6)
(6) (5) (4)
(1)
(4). Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo
cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó,
và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(5). Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp
nhận thì tiến hành giao hàng, nếu không thì trực tiếp hoặc thông qua Ngân
hàng mở thư tín dụng đề nghị người nhập khẩu sửa đổi, bổ sung thư tín dụng
cho phù hợp với hợp đồng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của
Ngân hàng mở thư tín dụng mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một
bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và huỷ bỏ thư tín dụng
cũ.
Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu
cầu của thư tín dụng, xuất trình thông qua Ngân hàng thông báo cho Ngân
hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
(6). Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu
thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
Nếu thấy không phù hợp, Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ
chứng từ cho người xuất khẩu.
(7). Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ
chứng từ hàng hoá cho họ.
(8). Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với thư tín dụng
thì trả tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng (trong trường hợp trả tiền ngay)
hoặc chấp nhận trả tiền (trong trường hợp trả chậm), nếu chứng từ không phù
hợp thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán.
1.4.2.4. Nội dung của thư tín dụng.
Thư tín dụng là một phương tiện thanh toán rất quan trọng trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ. Không mở được thư tín dụng chứng từ thì
phương thức thanh toán này không được xác lập và người bán không thể giao
SVTH: Tạ Duy Đức 15 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
hàng cho người mua. Thư tín dụng là một văn bản pháp lý trong đó Ngân
hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong một thời hạn nhất định
được quy định trong thư tín dụng.
Nội dung của thư tín dụng bao gồm:
- Số hiệu thư tín dụng: mỗi thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của
nó. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên đến thư
tín dụng. Số hiệu này còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan
trong bộ chứng từ thanh toán của thư tín dụng.
- Địa điểm và ngày mở thư tín dụng: địa điểm mở thư tín dụng là nơi mà
Ngân hàng mở thư tín dụng viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa
điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có
xung đột pháp luật về thư tín dụng đó.
- Ngày mở thư tín dụng là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của Ngân
hàng mở thư tín dụng với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu
lực của thư tín dụng và cuối cùng là căn cứ của người xuất khẩu kiểm tra xem
người nhập khẩu thực hiện việc mở thư tín dụng có đúng hạn đã quy định
trong hợp đồng hay không.
- Loại thư tín dụng: đây là nội dung quan trọng có tác dụng điều khiển
tính chất, nghiệp vụ, quyền lợi của các bên tham gia.
Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ:
+ Người nhập khẩu (người yêu cầu mở thư tín dụng) và người xuất khẩu
(người hưởng lợi thư tín dụng).
+ Các Ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có
Ngân hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng trả tiền, Ngân
hàng chiết khấu, Ngân hàng xác nhận... tùy từng trường hợp cụ thể mà các
Ngân hàng trên có hay không. Trên thực tế, trong phương thức thanh toán tín
SVTH: Tạ Duy Đức 16 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
dụng chứng từ thường chỉ có sự tham gia của Ngân hàng mở thư tín dụng và
Ngân hàng thông báo.
+ Số tiền của thư tín dụng: số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số
vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thư
tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẫn với nhau. Tên của đơn
vị tiền tệ phải rõ ràng.
+ Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư
tín dụng:
+ Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà Ngân hàng mở thư
tín dụng cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình
bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những quy định
trong thư tín dụng. Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng tính từ ngày mở thư tín
dụng đến ngày hết hiệu lực của thư tín dụng.
+ Thời hạn trả tiền của thư tín dụng là chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền
về sau. Điều khoản này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hợp đồng. Nếu
việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký
phát hối phiếu. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư
tín dụng nếu như trả tiền ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của
thư tín dụng nếu trả tiền có thời hạn.
+ Thời hạn giao hàng cũng phải được ghi trong thư tín dụng và do hợp
đồng mua bán quy định. Đó là thời hạn quy định bên bán phải giao hàng cho
bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng có quan hệ
chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
+ Các nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả,
quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...
+ Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện cơ sở giao
hàng, nơi gửi, nơi giao nhận hàng hoá, cách vận chuyển và cách giao hàng...
SVTH: Tạ Duy Đức 17 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: đây là nội dung
then chốt của thư tín dụng, là bằng chứng để chứng minh rằng người xuất
khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong
thư tín dụng.
Tính xác thực của thư tín dụng: có hai hình thức phát hành thư tín dụng
bằng thư và bằng điện. nếu là phát hành bằng thư thì ngươì ký phát thư tín
dụng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, nghĩa là thư tín dụng
phải được đại diện ngân hàng có thẩm quyền ký. Nếu thư tín dụng được phát
hành bằng điện thì phải đảm bảo tính chân thực và xác thực thông qua mã
khoá (testkey) giữa ngân hàng mở và ngân hàng thông báo. Ngày nay, các
ngân hàng thường áp dụng cách phát hành thư tín dụng bằng điện vừa nhanh,
vừa đảm bảo an toàn, chính xác.
- Các loại thư tín dụng:
Hoạt động xuất nhập khẩu vốn rất phong phú về hình thức hợp đồng,
hình thức vận chuyển hàng hoá cũng như chủng loại hàng hoá dẫn đến việc
áp dụng các hình thức thanh toán cũng khác nhau. Thêm vào đó sự tin cậy
giữa người bán và người mua cũng ở nhiều cấp độ khác nhau, những sự khác
biệt này dẫn đến sự tồn tại đồng thời của rất nhiều loại thư tín dụng.
+ Nếu phân theo loại hình thư tín dụng, ta có:
Thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable Letter of Credit)
Thư tín dụng có huỷ ngang (Revocable Letter of Credit)
+ Nếu phân theo phương thức sử dụng, ta có:
Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận (Unconfirmed
Irrevocable L/C)
Thư tín dụng không huỷ ngang, có xác nhận (Confirmed Irrevocable
L/C)
SVTH: Tạ Duy Đức 18 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Thư tín dụng không huỷ ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without
recouse L/C).
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C).
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C).
Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).
Thư tín dụng chuyển nhượng (Irrevocable transferable L/C).
Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C).
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C).
+ Nếu phân theo phương thức thanh toán, ta có:
Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight).
Thư tín dụng trả chậm (Defferred L/C).
Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một số loại thư tín dụng thường được sử
dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm:
+ Thư tín dụng không huỷ ngang: là loại L/C mà Ngân hàng mở không
có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà chưa có sự thoả thuận của các
bên tham gia. Nếu không được sự đồng ý của bên bán thì NH mở không được
phép thực hiện theo yêu cầu đơn phương của bên mua, do đó quyền lợi của
bên bán được đảm bảo. Đây là loại L/C được sử dụng rộng rãi trong thương
mại quốc tế ngày nay.
+ Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: là loại thư tín dụng không
thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác xác nhận theo yêu cầu của NH mở.
Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợi nếu như
Ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Đối với loại thư
tín dụng này, quyền lợi của người hưởng lợi được đảm bảo hơn.
Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do người hưởng lợi không tin tưởng vào
Ngân hàng mở thư tín dụng, cho nên họ yêu cầu một ngân hàng khác có uy tín
xác nhận thư tín dụng đó, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận cũng nặng
SVTH: Tạ Duy Đức 19 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
như trách nhiệm của Ngân hàng mở thư tín dụng. Vì vậy, để được xác nhận
thư tín dụng thông thường Ngân hàng mở thư tín dụng phải ký quỹ một khoản
tiền tại Ngân hàng xác nhận và phải trả phí xác nhận khá cao.
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: là loại thư tín dụng
không thể huỷ ngang mà sau khi người bán được trả tiền thì NH mở không có
quyền đòi lại tiền trong bất kỳ trường hợp nào. Đối với loại thư tín dụng này,
người bán được ghi lên hối phiếu chữ “ không được truy đòi người ký phát
phiếu ” nhất là đối với loại hối phiếu trả tiền sau. Thư tín dụng không thể huỷ
ngang miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại thư tín dụng không thể hủy ngang
mà Ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một
hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của
Ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi chữ “ chuyển
nhượng ”. Thư tín dụng chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần
nhưng có thể chuyển nhượng cho nhiều người. Người được chuyển nhượng
có thể là ở trong nước hoặc ở ngoài nước. Chi phí chuyển nhượng thường do
người hưởng lợi thứ nhất của thư tín dụng chịu. Sở dĩ có loại thư tín dụng này
là do có nhiều người trung gian đứng ra giao dịch mua bán để hưởng hoa
hồng nhưng họ thực sự không phải là thương nhân xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, còn vì lý do người có giấy phép xuất khẩu không nhất thiết là
người xuất khẩu thực sự. Cho nên những người trung gian này yêu cầu mở
thư tín dụng chuyển nhượng.
+ Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng
xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lực như cũ và được tiếp
tục sử dụng sau một thời gian nhất định.
SVTH: Tạ Duy Đức 20 Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Loại thư tín dụng này thường được dùng trong việc mua bán những mặt
hàng có số lượng lớn, giao thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm với số
lượng ít thay đổi nhằm tránh đọng vốn bên mua và đơn giản hoá thủ tục mở
thư tín dụng.
Có hai loại thư tín dụng tuần hoàn tích luỹ và không tích luỹ.
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ: là loại thư tín dụng theo đó Ngân hàng
phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định (30% hoặc 50%) số tiền của thư
tín dụng cho người hưởng lợi khi nhận được các chứng từ, thông thường là:
hối phiếu của số tiền ứng trước, hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam kết giao
hàng.
Trong rất nhiều trường hợp, người hưởng phải thương lượng với Ngân
hàng của mình để phát hành bảo lãnh thư trước khi nhận được khoản tiền theo
điều khoản đỏ.
Thư tín dụng giáp lưng: là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư
tín dụng khác làm bảo đảm. Một thương nhân dùng thư tín dụng được mở
thanh toán cho mình để mở một thư tín dụng khác cho một người hưởng lợi
khác. Hai thư tín dụng này đại bộ phận có nội dung như nhau, trừ một số điểm
sau đây:
Số chứng từ của thư tín dụng thứ hai thường nhiều hơn.
Kim ngạch thư tín dụng thứ hai ít hơn kim ngạch thư tín dụng thứ nhất,
khoản chênh lệch này dành cho người trung gian trả chi phí mở thư tín dụng
thứ hai và hưởng hoa hồng.
Thời hạn giao hàng của thư tín dụng thứ hai sớm hơn thời hạn giao hàng
của thư tín dụng thứ nhất.
Trong phương thức mua bán trung gian, chuyển khẩu người ta thường
dùng thư tín dụng giáp lưng.
SVTH: Tạ Duy Đức 21 Lớp: Kinh tế quốc tế 47