MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
1. Giới thiệu chung về tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội...............................................................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................2
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty...................................................6
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chính:..................................................6
1.2.2. Các sản phẩm chủ yếu...............................................................6
1.3. Các thành tích đạt được......................................................................7
2. Tổ chức bộ máy của công ty và các thành viên cấu thành.......................9
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của tổng công ty.............................................9
2.2. Các công ty thành viên của tổng công ty cổ phần rượu-bia-NGK Hà
Nội.............................................................................................................9
2.2.1. Các công ty con..........................................................................9
2.2.2. Các công ty liên kết..................................................................14
3. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần
đây...................................................................................................................20
4. Đánh giá những kết quả, những hạn chế trong hoạt động của công ty
trong năm 2008 vừa qua, triển khai kế hoạch 2009 và định hướng hoạt
động của doanh nghiệp đến năm 2010.........................................................21
4.1. Đánh giá kết quả, những hạn chế trong hoạt động của công ty trong
năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009............................................21
4.2. Định hướng hoạt động của công ty năm 2010.................................24
1. Giới thiệu chung về tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà
Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội được thành lập ngày
6/5/2003 theo Quyết định số 75/QĐ - BCN của Bộ Công nghiệp hoạt động theo
mô hình công ty mẹ – con, lấy Công ty Bia Hà Nội làm Công ty mẹ là Sau 5
năm hoạt động, Tổng công ty đã phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng, trở
thành một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, khẳng định vị trí xứng
đáng trên thị trường, được người tiêu dùng mến mộ. Trong các sản phẩm đồ
uống của Tổng công ty, mặt hàng Bia Hà Nội là “số 1”, mang đặc trưng hương
vị văn hoá ẩm thực của người Hà Nội thanh lịch, hào hoa.
Chỉ sau 5 năm hoạt động, Tổng công ty đã phát triển gấp 3 lần: GTSX công
nghiệp từ 774 tỷ đồng lên 2. 454 tỷ đồng; Doanh thu 1.048 tỷ đồng lên 3.339 tỷ
đồng; Nộp ngân sách 458 tỷ đồng lên 1.444 tỷ đồng; Từ 5 đơn vị phát triển lên
thành 13 đơn vị; Từ phục vụ thị trường trong nước đã xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, CHLB Nga... được khách hàng ưa dùng. Đạt
được thành tựu lớn lao đó, chúng ta không quên công lao đóng góp của các thế
hệ đi trước đã đặt nền móng cho sự phát triển của Tổng công ty nói chung và
Bia Hà Nội nói riêng.
Nhớ lại cách đây 50 năm, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định
Giơnevơ ký kết, thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc nước ta. Nhà máy Bia Hà Nội
được Pháp xây dựng từ năm 1896, có tên là Nhà máy Bia Hommel. Trước khi
chủ nhà máy rút khỏi Hà Nội đã tháo dỡ máy móc mang đi, cái nào không mang
đi được thì phá hỏng. Đầu năm 1957, Nhà nước ta chủ trương khôi phục lại Nhà
máy Bia Hommol và đổi tên thành Nhà máy Bia Hà Nội. Thế hệ CBCNV đầu
tiên tiếp quản và khôi phục Nhà máy Bia Hà Nội đã vượt qua rất nhiều khó
khăn, thử thách, thi đua lao động sáng tạo để sớm khôi phục lại Nhà máy. Được
2
sự giúp đỡ của chuyên gia Tiệp Khắc, cùng với sự nỗ lực của cán bộ công nhân
Nhà máy, ngày 15/8/1958 mẻ bia Trúc Bạch đầu tiên đã ra đời phục vụ nhân dân
Hà Nội - đánh dấu sự trở lại của Nhà máy bia vang danh một thời. Công suất
lúc đầu Nhà máy đạt 28 triệu lít/năm, tương đương công suất trước lúc khôi
phục Nhà máy. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của ngành công
nghiệp đồ uống non trẻ ra đời trên miền Bắc XHCN. Ngày 15/8 đã trở thành
ngày truyền thống của Bia Hà Nội suốt 50 năm qua.
Bước sang giai đoạn đất nước có chiến tranh (1965 - 1975), CBCNVC Nhà
máy Bia Hà Nội “vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa lo chi viện sức người sức của
cho chiến trường miền Nam”. Nhà máy hoạt động trong điều kiện khó khăn,
thiếu thốn, chiến tranh ác liệt, nhưng chưa lúc nào phải ngừng sản xuất. Ngay
trong đợt đánh phá cao điểm 12 ngµy đêm cuối năm 1972, Nhà máy cũng chỉ
ngừng sản xuất đúng 1 ngày. Tự vệ Nhà máy đưa súng lên nóc nhà phải hợp với
bộ đội cao xạ bắn máy bay Mỹ, tháo gỡ bom nổ chậm, cứu người, cứu hàng, bảo
vệ an toàn cho Nhà máy trong suốt thời gian bị đánh phá.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), một số cán bộ
của Nhà máy Bia Hà Nội được điều vào miền Nam công tác, làm nòng cốt cho
Nhà máy Bia Sài Gòn và một số cơ sở sản xuất đồ uống các tỉnh phía Nam. Trải
qua 10 năm của thời kỳ sản xuất theo kế hoạch hóa (1976-1986), Nhà máy sản
xuất trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, nền kinh tế lạm phát cao, chiến tranh
biên giới xảy ra, sự bao vây cấm vận từ bên ngoài, đã gây cho chúng ta không ít
khó khăn. Trong khó khăn chung đó đã nảy sinh nhu cầu bia giải khát cho đời
sống nhân dân, đồng thời phục vụ các công trường xây dựng, các nhà máy, hầm
lò, trường học... được xây dựng nhiều sau chiến tranh. Vì vậy, Nhà máy cần
được đầu tư nâng công suất để đáp ứng nhu cầu sản xuất bia trong thời kỳ xây
dựng đất nước.
Đầu tư mở rộng lần thứ nhất: Được sự giúp đỡ của CHDC Đức, Nhà máy
triển khai đầu tư mở rộng lần thứ nhất, từ 1978-1981, bao gồm: Chế tạo nồi hơi
3
và lắp đặt nhà nấu bia mới, bổ sung thiết bị lên men, hệ thống làm lạnh, hệ thống
nồi hơi theo công nghệ của CHDC Đức. Kết quả mở rộng đợt 1 là đã đưa công
suất từ 28,5 triệu lít/năm (thiết bị và công nghệ của Pháp) lên 45 triệu lít/năm
(1981). Ngoài sản lượng bia hàng năm đạt theo kế hoạch Nhà nước giao, mỗi
năm Nhà máy còn sản xuất được 5-6 triệu lít nước ngọt, 50-55 tấn CO2.
Đầu tư mở rộng lần thứ hai: Bước sang giai đoạn đất nước mở cửa (1986-
2006) đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Nhà máy Bia
Hà Nội đã có những bước phát triển cơ bản và vượt bậc để phát triển bền vững
trong cơ chế thị trường định hướng XHCN. Công cuộc đổi mới đã làm thay đổi
nếp nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức Bia Hà Nội.
Kinh tế thị trường mở cửa cho các cơ sở sản xuất đồ uống (trong đó mặt hàng
bia là chủ đạo) phát triển ồ ạt với nhiều hãng bia danh tiếng nước ngoài đã có
mặt tại Việt Nam: Tiger, Carlberg, Heineken, San Miguel, Anchor, BGI, Foster,
Zokok... Kế đến là tỉnh nào cũng đầu tư sản xuất bia, xuống tới cấp huyện thì
hầu như huyện nào cũng đầu tư sản xuất “bia mini”. Trước cơ hội ra của thị
trường bia và cũng là thách thức, cạnh tranh quyết liệt, tập thể lãnh đạo và công
nhân viên chức Nhà máy đã xác định: Thị trường đồ uống cạnh tranh gay gắt.
Muốn đứng vững và phát rtiển trong kinh tế thị trường phải coi trọng chữ tín với
khách hàng. Muốn có chữ tín thì chất lượng sản phẩm phải tốt, muốn có chất
lượng sản phẩm tốt thì phải có máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại.
Muốn máy móc thiết bị công nghệ hiện đại thì phải có vốn đầu tư. Đó là những
yếu tố “cần” và “đủ” để cho Bia Hà Nội phát triển. Thế nhưng, thực tế của Nhà
máy Bia Hà Nội là đã qua hơn 100 năm hoạt động, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết
bị đã cũ kỹ lạc hậu... Những hạn chế đó đã làm ảnh hưởng tới công suất và chất
lượng sản phẩm. Đảng uỷ và Ban giám đốc Nhà máy đã đặt ra mục tiêu là phải
đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại theo tiến độ từng giai đoạn, nhưng phải giữ
nguyên công nghệ Bia Hà Nội cổ truyền. Muốn đạt mục tiêu đó phải tiến hành
đồng thời 2 nhiệm vụ song song: Một là, duy trì sản xuất kinh doanh theo kế
hoạch để đạt mức độ tăng trưởng 15-20%/năm. Hai là, đầu tư xây dựng mới
4
trên cùng một mặt bằng đang sản xuất kinh doanh, nhưng không làm trở ngại
đến nhau. Nghĩa là vừa đầu tư xây dựng mới, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh
trên cùng một mặt bằng đang sản xuất kinh doanh tại 183 Hoàng Hoa Thám –
Ba Đình – Hà Nội. Bằng nguồn vốn tự có và chủ động vay vốn ngân hàng, Nhà
máy Bia Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư lần thứ hai với 3 đợt kế tiếp nhau đã làm
nên bước nhảy vọt cả về sản lượng lẫn chất lượng, tạo nên đa dạng hóa sản
phẩm của Bia Hà Nội.
Đợt 1: Từ 1989-1991, tiếp tục chọn CHDC Đức làm đối tác đầu tư. Với
vốn tự có 30 tỷ đồng và vốn vay 20 tỷ đồng, Nhà máy đã mua mới và lắp đặt
thay thế các máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ từ thời Pháp để lại, nâng công suất từ
45 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm (tăng 5 triệu lít/năm). Đặc biệt đợt mở rộng
này là tạo ra sản phẩm mới đầu tiên đó là bia lon Hà Nội. Năm 1993, Nhà máy
Bia Hà Nội đổi thành Công ty Bia Hà Nội, tên giao dịch HABECO (Ha Noi
Beer Company). Từ đây, HABECO trở thành thương hiệu và cũng là niềm tự
hào của nhiều thế hệ CBCNV Bia Hà Nội.
Đợt 2: từ 1992-1995, Công ty tiếp tục đầu tư 150 tỷ đồng vào các hạng mục
công trình cần thiết như: Cải tạo và mở rộng các nhà xưởng, nhà kho, đường
giao thông nội bộ, mua mới máy móc thiết bị để thay thế cho những máy móc
thiết bị đã quá cũ và thiếu đồng bộ. Đợt 2 đã bắt đầu chú trọng đầu tư chiều sâu
như hệ thống lên men ngoài trời (unitank), thiết bị lọc bia hiện đại, thiết bị nén,
thiết bị thu hồi CO2 mới, thiết bị lạnh..
Đợt 3: Từ 1996 - 2000, Công ty tiếp tục củng cố và đầu tư đợt 3, nâng
công suất sản lượng từ 50 triệu lít/năm lên 100 triệu lít/năm. Doanh thu từ 404
tỷ đồng/năm lên 427 tỷ đồng/năm. Nộp ngân sách từ 225 tỷ đồng lên 233 tỷ
đồng/năm. Lợi nhuận từ 86 tỷ đồng/năm lên 117 tỷ đồng/ năm. Thu nhập bình
quân 1,4 triệu đồng/người/tháng lên 1,65 triệu đồng/người/tháng. Đây cũng là
đợt đầu tư cả bề rộng lẫn chiều sâu theo hướng kinh doanh đa dạng hóa sản
phẩm bia, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa và xuất
5
khẩu. Một số dây chuyền chủ yếu như: dây chuyền chiết chai 30.000 chai/giờ;
dây chuyền chiết lon 18.000 lon/giờ, dây chuyền chiết keg 240 keg/giờ, nồi nấu
bia, tank lên men, lò hơi... được nhập khẩu từ CHLB Đức hiện đại, tiên tiến,
đồng bộ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường với hệ thống quản lý
chất lượng quốc tế ISO 9001-2000, ISO 14001, ISO 22000, Bia Hà Nội đã xuất
khẩu sang CHLB Nga, CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
được bạn bè đánh giá cao.
Đến nay, Tổng Công ty giữ vai trò Công ty mẹ với nhiều Công ty con,
Công ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn vị phụ thuộc trải dài từ miền Trung
Quảng Bình đến các tỉnh thành phía Bắc.
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty.
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia -
Rượu - Nước giải khát và Bao bì;
+ Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất;
+ Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ
chức vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề
khác theo luật định.
1.2.2. Các sản phẩm chủ yếu.
1.2.2.1. Danh mục sản phẩm rượu:
* Rượu anh đào.
* Rượu cafe.
* Rượu chanh.
* Rượu Hà Nội.
* Rượu Lúa mới.
* Rượu Thanh Mai.
6
* Rượu Vodka Blue Bird.
* Rượu Zuz 20 Xanh Đỏ Vàng.
* Rượu Vodka Hà Nội ( nhãn xanh, nhãn đỏ ).
1.2.2.2. Danh mục sản phẩm bia:
* Bia chai 330ml.
* Bia chai 450ml.
* Bia hơi.
* Bia Lager.
* Bia lon 330ml.
* Bia tươi.
1.3. Các thành tích đạt được.
Trong chặng đường hình thành và phát triển, tập thể CBCNV Tổng Công
ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng :
- Huân chương Lao động hạng Ba (1960 – 1962)
- Huân chương Lao động hạng nhì (1960 – 1962)
- Huân chương chiến công hạng Ba (1997)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (2000)
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2006)
- Chính Phủ tặng cờ luân lưu (1992, 1993, 1996, 1998, 1999, 2000, 2002,
2003)
- Bộ công nghiệp tặng cờ thi đua (1998, 1999, 2000, 2002, 2003). Năm
2005, 2006 được nhận Cờ thi đua của chính phủ.
7
- Đảng Bộ Tổng Công ty 14 năm liên tục (1990 – 2003) được Thành ủy và
Đảng Bộ Khối Công nghiệp khen tặng cờ thi đua và công nhận Đảng bộ trong
sạch, vững mạnh.
- Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua Công đoàn cơ sở
vững mạnh xuất sắc (1999, 2000, 2003 - 2006) và nhận Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ tháng 6/2007.
- 5 năm liên tục (1998 – 2002), Đoàn thanh niên Tổng Công ty được
Thành đoàn và Trung ương đoàn tặng bằng khen.
- 10 năm liên tục (1988 – 1998), đại đội tự vệ liên tục giữ cờ thi đua luân
lưu của Quân khu Thủ đô tặng đơn vị tiên tiến xuất sắc, dẫn đầu phong trào dân
quân, tự vệ trong toàn quân và Quân khu.
- Ngoài ra, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đón nhận
nhiều bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp cho các mặt công tác sản
xuất, kinh doanh, xã hội, quốc phòng, đời sống …..
- Tháng 6/2002, hệ thống quản lý chất lượng của Tổng Công ty được tổ
chức TUV NORD của CHLB Đức chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Năm 2005, HABECO được chấp nhận áp dụng hệ thống quản lý môi
trường đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000:2004.
- Năm 2006, HABECO xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005
- Đạt Cúp Vàng chất lượng Việt Nam năm 2002, 2005.
- Topten Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2005.
- Cúp Sao Vàng Đất Việt năm 2003, 2005, 2007
- Cúp vàng Thương hiệu nổi tiếng năm 2004 tại Madrid.
- Giải thưởng Vàng châu Âu về chất lượng và uy tín thương hiệu năm 2005
tại Bỉ.
8
- Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (IAPQA) năm
2006.
2. Tổ chức bộ máy của công ty và các thành viên cấu thành.
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của tổng công ty.
2.2. Các công ty thành viên của tổng công ty cổ phần rượu-bia-NGK Hà Nội.
2.2.1. Các công ty con.
2.2.1.1 Công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội.
- Tên giao dịch: HABECO Trarding.
- Chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2007.
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh Bia, rượu, nước giải khát và vật tư thiết bị nguyên vật liệu
ngành Bia - Rượu - Nước giải khát.
9
+ Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng hát
Karaoke, vũ trường, quán bar).
+ Kinh doanh vận tải hàng hóa.
+ Tổ chức hội chợ triễn lãm.
+ Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
+ Dịch vụ ủy thác xuẩt nhập khẩu.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Doanh thu : 197 tỷ đồng.
+ Lợi nhuận sau thuế : 6,5 tỷ đồng.
+ Sản lượng tiêu thụ : 39 triệu lít bia hơi Hà Nội.
2.2.1.2. Công ty cổ phần bia Hà Nội Hải Dương.
- Tên giao dịch : HADUBECO.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải
khát.
- Kết quả hoạt động kinh doanh:
Chỉ tiêu Đv tính
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Doanh thu tỷ đồng 58,7 75,17 78,08 175
Lợi nhuận tỷ đồng 4,27 6,43 8,07 13
Sản lượng sx triệu lít 21,28 25,76 26,36 39
2.2.1.3. Tổng công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng.
- Tên giao dịch: HÀ NỘI HẢI PHÒNG BEER JOINT STOCK
COMPANY.
10