Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.05 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí
hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục
chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và
trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp
Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện.
Tuy nhiên những thách thức không nhỏ cũng đồng thời xuất hiện. Sự nỗ lực của
nền kinh tế trong nước mà chính xác là các thành phần kinh tế cần có một cách nhìn
nhận và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho riêng mình để có thể tạo cho mình được sự
cạnh tranh để tận dụng những ưu thế khi hội nhập mang lại.
Mỗi một doanh nghiệp trong thời kỳ này, muốn khẳng định được vị trí của
mình cũng như theo kịp guồng quay của cơ chế thị trường thì không những cần đổi
mới cung cách làm việc mà còn có một điều kiện tiên quyết đó là: sản phẩm và dịch
vụ của mình tung ra thị trường cần phát huy và thể hiện được tính ưu việt của nó.
Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp bên cạnh những yếu tố khác thì cần có một chính sách
đầu tư hợp lý trên nhiều khía cạnh.
Đầu tư là một phạm trù khá phổ biến trong đời sống của chúng ta, nhưng nó lại
đóng một vai trò rất quan trọng quyết định tới sự tồn tại, phát triển hay kém hiệu quả
đi đến phá sản của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề: Đầu tư đúng và đủ là thách thức lớn
đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty khoáng sản và thương
mại Hà Tĩnh nói riêng. Đứng ở vị trí là một sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đầu
tư_Trường Đại học Kinh tế quốc dân_Hà Nội, đang thực tập tại Tổng công ty em sẽ
nghiên cứu về: Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và
thương mại Hà Tĩnh
Với thời gian thực tập ngắn, chuyên đề thực tập không thể tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của cô: Th.s Hoàng Thu Hà để chuyên đề
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô và các cô chú trong Tổng Công ty Khoáng sản và
Thương mại Hà Tĩnh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên
đề.
Hà Nội ngày:10/04/2009


Dương Quốc Khánh
LỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
Biểu 1.1: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty trong
giai đoạn 2006-2008..........................................................................11
Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của TCT
...........................................................................................................14
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Kết quả SXKD chung của Tổng công ty trong 2 năm 2007
và 2008................................................................................................... 10
Bảng 1.2: Kết quả SXKD của các đơn vị hạch toán độc lập..............10
Bảng 1.3: quy mô vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty...11
Bảng 1.4: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công
ty............................................................................................................ 12
Bảng 1.5: Một số dự án của công ty trong thời gian qua....................14
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 1.1: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty trong
giai đoạn 2006-2008..............................................................................11
Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của TCT
............................................................................................................... 14
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
stt Ki hiệu Ý nghĩa
1 ĐT Đầu tư
2 ĐTPT Đầu tư phát triển
3 TCT Tổng công ty
4 SXKD Sản xuất kinh doanh
5 GPMB Giải phóng mặt bằng
6 CBCNV Cán bộ công nhân viên

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

TRONG THỜI GIAN QUA Ở TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
1.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tháng 5/1993 hợp đồng liên doanh được ký kết giữa Công ty METECO Hà
tĩnh và Công ty MIDICO 4 - Bộ Công nghiệp ( Bên Việt Nam) với Công ty
WESTRALIAN SANDS L.t.d AUSTRALIA ( Bên nước ngoài) theo đó Công ty
khoáng sản Titan AUSTRALIA- Hà Tĩnh (gọi tắt là AUSTINH) được thành lập
Đầu năm 1996 thị trường tiêu thụ bị khủng hoảng, kéo theo đó là hàng loạt các
mâu thuẫn phát sinh giữa các bên đối tác. Đến giữa năm 1996 phía AUSTRALIA đơn
phương từ bỏ hợp đồng gây hiệu quả nghiêm trọng cho Công ty liên doanh. Do vậy
ngày 1/6/1996 Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư đã ra quyết định 147/BKH - QLDA
chấm dứt hoạt động của Công ty liên doanh.
Ngày 6/8/1996 UBND tỉnh Hà tĩnh ra quyết định số 1150/QĐ/UB thành lập
Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà tĩnh ( TEPEC Hà tĩnh ). Công ty
hoạt động dưới sự lảnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước theo luật doanh
nghiệp Nhà nước, theo nguyên tắc của doanh nghiệp nhà nước có giám đốc, bộ máy
giúp việc và theo các qui định khác của pháp luật.
Đến tháng 12/2000 UBND tỉnh chuyển giao nhiệm vụ khai thác chế biến
Mangan và than đồng đỏ từ Công ty METECO cho Công ty KT, CB và XK titan Hà
tĩnh và đổi tên thành Công ty khoáng sản và thương mại Hà tĩnh (Tên giao dịch
MITRACO Hà tĩnh) thuộc UBND tỉnh Hà tĩnh. Quyết định thành lập số
2924/QĐ/UB/TCCQ ngày 26/12/2000 của UBND tỉnh Hà tĩnh. Công ty từng bước ổn
định và phát triển vững chắc, mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trên tất
cả các chỉ tiêu đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập người lao
động. Để xứng đáng với qui mô phát triển và tốc độ phát triển ngày 18/4/2003 Công
ty được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 61-2003/QĐ -TTg về việc thành lập
Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh thí điểm hoạt động theo mô hình
công ty mẹ công ty con.

Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà tĩnh hoạt động và sản xuất kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực.
1.1.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty được quy định cụ thể trong điều lệ
cuả công ty
 Khai thác, chế biến khoáng sản
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê
 Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng
 Dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước
 Kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp
 Khai thác, kinh doanh thuỷ điện
 Nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc
 Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin
 Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ
 Chế tạo, lắp đặt, sữa chữa máy móc thiết bị
 Nhập khẩu trang thiết bị, máy móc.
 Xuất khẩu lao động, đào tạo nghề
 Giám định hàng hoá, phân tích sản phẩm
 Dệt may xuất khẩu
 Quản lý, khai thác, dịch vụ cảng biển, logictic.
 Tàng trữ, chiết nạp gas, xăng dầu.
Hiện tại đơn vị là doanh nghiệp có quy mô và tổ chức lớn nhất Tỉnh Hà Tĩnh
và là một trong những doanh nghiệp lớn ở miền Trung, đang trên đà phát triển hướng
tới thành lập tập đoàn kinh tế đa nghành vững mạnh.
1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty
 Cơ quan Tổng công ty:
- Trụ sở TCT: Số 2. Đường Vũ Quang – TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh
Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà tĩnh được thành lập và hoạt động
theo mô hinh Công ty mẹ - Công ty con có Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc.

Tổ chức bộ máy của Tổng công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị.
- Bộ máy giúp việc của Hội đồng quản trị:
+ Tổng giám đốc
+ Phó tổng giám đốc
+ Kế toán trưởng
+ Các phòng ban chuyên môn
+ Các Công ty con, xí nghiệp trực thuộc.
 Các phòng ban Công ty:
Bao gồm 8 phòng
Phòng tổ chức lao động tiền lương; Phòng tài chính - Kế toán ; Phòng kinh
tế; Phòng kỷ thuật; Phòng mỏ; Phòng hành chính tổng hợp; Phòng phân tích và kiểm
soát chất lương sản phẩm, Phòng phát triển dự án.
 Các đơn vị thành viên, công ty cổ phần và các đơn vị
liên kết
* 11 đơn vị thành viên
1. Xí nghiệp khai thác
2. Xí nghiệp Khoáng sản Kỳ Anh
3. Xí nghiệp Chế biến Zircon.
4. Xí nghiệp chế biến Titan Cẩm Xuyên
5. Xí nghiệp Cơ khí.
6. Công ty Chăn nuôi.
7. Công ty chế biến TĂGS Thiên Lộc
8. Công ty chế biến Rau quả.
9. Công ty Than
10. Công ty đầu tư XK lao động.
11. Công ty Việt – Lào.
* 9 Công ty Cổ phần.
1. Công ty CP Khoáng sản Mangan
2. Công ty CP Thiên Ý.

3. Công ty CP Thương mại Mitraco.
4. Công ty CP Vận tải – xây dựng.
5. Công ty CP CNTT Lam Hồng.
6. Công ty CP May Hà Tĩnh.
7. Công ty CP Cảng Hà Tĩnh.
8. Công ty CP Gạch ngói Đồng Nai – Hà Tĩnh.
9. Công ty CP Vật liệu – XD Hà Tĩnh.
* 6 Đơn vị liên kết:
1. Công ty CP Sắt Thạch Khê.
2. Công ty CP Gang Thép Hà Tĩnh
3. Công ty CP Vina Titan
4. Công ty CP Xăng dầu – dầu khí Vũng Áng.
5. Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn.
6. Công ty CP Asiacontrol.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1.1: Kết quả SXKD chung của Tổng công ty trong 2 năm 2007 và 2008
Chỉ tiêu ĐVT TH 2007 KH 2008 TH 2008
TH/KH
%
SS 2007
%
Doanh thu Tr.d 598.893 681.000 808.432 118,7 135
KNXK USD 13.665.668 10.000.000 17.196.444 172 125,8
NNS Tr.d 32.214 30.000 58.396 194,7 181,3
Lợi nhuận
sau thuế
Tr.d 35.068 25.000 32.948 131,8 94
Thu nhập
người LĐ
1000

đ/ng/t
1.550 1.600 1,708 106,7 110,1
Nguồn: Phòng tài chính kế toán TCT
Bảng 1.2: Kết quả SXKD của các đơn vị hạch toán độc lập
TT Công ty Doanh thu
LN sau
thuế(1000đ)
Thu nhập BQ
(1000đ)
1 Công tyCPV.tải - XD 15,067,809 244,643 1,720
2 CTCP CNTT L.Hồng 11,123,210 186,337 2,389
3 CTCP KS Mangan 24,239, 203 5,020,106 2,022
4 CTCP Thiên ý 6,100,310 371,174 1,420
5 CTCP Thương mại 113,331,540 -593,404 1,451
6 CTCP May 7,023,137 -1,175,000 950
7 CTCP VL - XL 10,111,445 800,000 1,900
8 CTCP ASIA Control 885,442 41,479 2,621
9 CT Việt - Lào 66,000,000 7,125,000 3,800
10 Cảng Hà Tĩnh 74,821,000 720,000 1,900
Nguồn: Phòng tài chính kế toán TCT
Trong 2 năm 2007 và 2008 tổng công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn của
nền kinh tế, nhất là trong năm 2008 khi nền kinh tế có nhiều bất ổn, lạm phát cao.
Khi cả nước nói chung và Tổng công ty nói riêng đang phải thực hiện những gói phải
pháp chống lạm phát thì tình hình kinh tế thế giới lại vào giai đoạn suy thoái, vì thế
ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình SXKD của Tổng công ty. Hơn nữa, chính sách
cấm xuất khẩu tinh quặng Ilmenite, diện tích mỏ thu hẹp, tài nguyên cạn kiệt cũng
làm cho Tổng công ty gặp nhiều bất lợi. Nhưng vượt lên tất cả, tổng công ty đã có sự
tăng trưởng cao trong 2 năm. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
Doanh thu năm 2008 đạt 808.432 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007. Nộp ngân sách
58.396 tỷ đồng, và là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất tỉnh. Thu nhập đầu người

đạt 1,708 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2007. Tuy vậy lợi nhuận sau thuế năm
2008 chỉ đạt 32.948 tỷ đồng, trong khi năm 2007 là 35.068 tỷ đồng.
1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2004-
2008
1.2.1. Tình hình huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển
1.2.1.1. Quy mô huy động vốn đầu tư trong giai đoạn 2004-2008
Bảng 1.3: quy mô vốn huy động cho đầu tư phát triển của công ty
Đơn vị: tỷ đồng
chỉ tiêu 2006 2007 2008
vốn huy động cho đầu tư phát triển 232.988 297.65 377.66
tốc độ tăng liên hoàn (%) 0.00 27.75 26.88
Tốc độ tăng định gốc (%) 0.00 27.75 62.09
Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty
Quy mô huy động vốn cho đầu tư phát triển của công ty đã tăng liên tục trong
các năm 2006-2008, với tốc độ tăng bình quân là 27%/ năm. Cụ thể, vốn huy động
cho đầu tư phát triển của công ty năm 2007 là 297.65 tỷ đồng, cao hơn năm 2006 là
64 tỷ đồng, tương ứng với tốc dộ tăng là 27.75%. Tiếp tục đà tăng trưởng, sang năm
2008, vốn đầu tư phát triển của công ty đạt con số 377.66 tỷ đồng, tăng 26.88% so
với năm 2007 và 62.09% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là trên
80 tỷ đồng.
Biểu 1.1: Quy mô vốn đầu tư phát triển của công ty trong
giai đoạn 2006-2008
1.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư huy động
Bảng 1.4: nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng nguồn vốn số tuyệt đối 232.988 297.65 377.66
số tương đối(%) 100 100 100
Vốn nhà nước số tuyệt đối 165.89 204.75 250.50
số tương đối (%) 71.20 68.79 66.33

Vốn tự có số tuyệt đối 24.66 34.47 50.23
số tương đối (%) 10.58 11.58 13.30
Vốn khác số tuyệt đối 42.44 58.43 76.93
số tương đối (%) 18.21 19.63 20.37
Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty
Vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty được huy động từ nhiều
nguồn trong đó bao gồm: vốn nhà nước, vốn tự có ( lợi nhuận giữ lại và thanh lý tài
sản), vốn khác ( vốn vay ngân hàng, …). Nhìn chung cho cả giai đoạn 2006-2008,
vốn nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn, mặc dù tỉ lệ
nguồn vốn này đã giảm liên tục qua các năm về số tương đối nhưng vẫn tăng về số
tuyệt đối. Cụ thể, nguồn vốn nhà nước qua các năm đã tăng từ mức 165.9 tỷ năm
2006 lên mức 204.75 tỷ năm 2007 và đạt cao nhất là 250.50 tỷ trong năm 2008. Điều
này khiến vốn nhà nước chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, cụ thể,
năm 2006 chiếm 71.72%, giảm xuống còn 68.79% năm 2007 và 66.33% năm 2008.
Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn là vốn tự có của công ty, chỉ chiếm
trên 10% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, biểu hiện đáng chú ý là trong giai đoạn 2006-
2008, nguồn vốn này đã tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tương đối, tăng lên
11.58% so với mức 10.58% năm 2006 và tăng lên 13.3% năm 2008 về số tuyệt đối.
Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc chủ động nguồn vốn cho hoạt động
đầu tư phát triển dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh đạt kết quả khả quan. Vốn
khác chiếm tỉ trọng khoảng trên dưới 20% tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2006-
2008, đây là một tỉ trọng tương đối thấp so với các doanh nghiệp bình thường. Điều
này có lợi thế là công ty ít bị phụ thuộc vào thị trường tài chính bên ngoài nhất là khi
thị trường có nhiều bất ốn, lãi suất huy động dao động mạnh hay quá cao sẽ gây ra
gánh nặng lãi suất làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên,
điều này cũng cho thấy công ty còn ít quan tâm tới nguồn vốn này. Biểu đồ cơ cấu
nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ minh họa rõ hơn sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn của
công ty. Tính chung cho cả giai đoạn, cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có sự
chuyển dịch theo hướng phù hợp: giảm dần tỉ trọng vốn nhà nước và tăng dần tỉ trọng
vốn tự có và nguồn vốn khác.

Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển của TCT
1.2.2. Đầu tư theo các dự án
Trong những năm qua, Tổng công ty đã đầu tư vốn vào nhiều dự án. Một số dự
án đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là bảng số liệu vốn đầu tư
cho các dự án.
Bảng 1.5: Một số dự án của công ty trong thời gian qua
Đơn vị: tỷ đồng
TT Tên dự án
Tổng vốn
đầu tư
Vốn điều
lệ
Vốn TCT
Tham gia
Ghi chú
1 Trung tâm Thương mại HT 160 60 32,4 54% VĐL
2 Thủy điện Hương Sơn 535 161,7 48,5 30% VĐL
3
Đầu tư TSCĐ trong 2007,
2008
80 80
4 Cổ phần gang thép Hà Tĩnh 1.800 200 30 15% VĐL
5 Mở rộng Công ty May 18,4 10 5,1 51% VĐL
6 Dự án Gạch tuy nen Kỳ Tiến 46 20 10 50% VĐL
7 DA nghiền bột Thạch cao 19,2 19,2 7,6 40% TĐT
8 DA Tổng kho xăng dầu VA 261 100 15 15% VĐL
9
Công ty CP Vật liệu XD (đá
KP)
20 12 7 60% VĐL

10
Công ty CP Vinatex Hồng
Lĩnh
300 60 6 10% VĐL
11 Công ty CP Sắt Thạch Khê 8.000 2.400 576 24% VĐL
Tổng cộng vốn đầu tư 11.239,6 3.042.9 810,6
Nguồn: phòng tài chính kế toán của TCT
Một số thông tin về các dự án đang được triển khai
* Dự án trung tâm thương mại – khách sạn Hà Tĩnh
- Vốn đầu tư : 160 tỷ đồng.
- Hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Mitraco và BMC.
- Đã thi công: +) Phần thô
+)Trát cơ bản xong phía ngoài khối thấp tầng và cao tầng
+) Thi công xong hệ thống các cầu thang bộ,
hàng rào bảo vệ và mương thoát nước chính.
- Đang thi công:+) Lắp đặt phần điện nước; phòng cháy chữa cháy;
+) Lắp dựng khung cửa; trát tường bên trong.
- Chưa thi công
o Lắp đặt hệ thống điện nước, thông hơi điều hoà,
o Phòng chống cháy, điện nhẹ viễn thông,
o Hệ thống cửa gỗ, cửa kính và vách kính, hệ thống nội thất
o Hệ thống cầu thang máy;
o Bể bơi, sân tennit, sân vườn, đường nội bộ ngoài nhà.
o Hệ thống cấp, thoát nước ngoài nhà
*Dự án thành lập công ty cổ phần vật liệu và xây dựng
- Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 12 tỉ đồng.
- Công suất chế biến: 100 m3/h.
- Hình thành Công ty Cổ phần vật liệu & xây lắp với 5 đơn vị tham gia góp
vốn:

+) Mitraco: 60%,
+) Công ty TNHH Đại Hiệp: 18,4%
+) Cảng Hà Tĩnh: 10%
+) Bà Nguyễn Thị Hương: 5%
+) Bà Nguyễn Quỳnh Hương: 6,6%.
- Tháng 4/2008 đã chạy thử thiết bị, sản phẩm đạt công suất và chất lượng
theo thiết kế, chất lượng tốt.
- Các khách hàng hiện nay : Thuỷ điện sông Trí, Cảng Hòn la, Vũng Áng, Kỳ
Anh
* Dự án xây dựng công ty cổ phần VLXD và phụ gia luyện kim
- Vốn đầu tư: 15 tỷ đồng.
- Công suất chế biến: 100 m3/h.
- Hình thành Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng với 3 đơn vị tham gia góp
vốn:
+) Mitraco: 40%,
+) TKV và TIC: 60%
- Hiện nay đã làm xong thủ tục xin cấp mỏ đá, với diện tích là 50ha (cả khu
chế biến) thuộc mỏ đá Khe chuối nằm ở phía Đông xã Xuân Lĩnh – Nghi Xuân.
*Dự án thành lập công ty cổ phần gạch nói Đồng Nai – Hà Tĩnh
- Vốn đầu tư : 46 tỉ đồng.
- Phương án đầu tư: Thành lập Công ty Cổ phần gạch ngói Đồng Nai – Hà
Tĩnh:
o Mitraco: 50%;
o Công ty Gạch ngói Đồng Nai: 25%;
o Tập đoàn CN Than – khoáng sản Việt Nam: 25%.
- Công suất: 25 triệu viên QTC/năm.
- Công nghệ sản xuất: Lò tuynel, có tráng men bảo vệ tăng tuổi thọ của sản
phẩm.
- Thiết bị chính: Nhập khẩu của Hàn Quốc.
- Sản phẩm: Gạch ngói xây dựng các loại và nhiều sản phẩm trang cao cấp.

- Hiện nay đang xây dựng nhà máy, dự kiến cuối quý I/2009 nhà máy đi vào
hoạt động.
*Dự án xây dựng công ty cổ phần may Hà Tĩnh
- Vốn đầu tư: 18,4 tỉ đồng.
- Vốn điều lệ tại thời điểm CPH Công ty May giai đoạn 1 là 4,5 tỷ đồng, sau
khi hoàn thành nhà máy đưa vào hoạt động sẽ tăng vốn điều lệ lên.
- Mô hình sản xuất công nghiệp và đạt tiêu chuẩn SA8000.
- Qui mô giai đoạn 1: 8 chuyền may đồng bộ hoàn chỉnh, 511 lao động.
- Thiết bị: Mới, hiện đại được nhập khẩu của các nước G7.
- Sản phẩm: Quần âu, áo Jắc két, hàng thời trang và các sản phẩm may mặc
khác.
- Hiện nay các hạng mục XDCB chính cơ bản xong, hiện đang lắp đặt thiết bị
và thi công các hạng mục phụ trợ. Dự kiến đến tháng 2/2009 hoàn thành xây dựng,
lắp đặt thiết bị và đưa nhà máy đi vào sản xuất.
* Dự án thành lập công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vũng Áng
- Mục tiêu dự án: Xây dựng Tổng kho xăng dầu cung cấp cho khu vực miền
Trung, miền Bắc và xuất khẩu sang Lào
- Tổng vốn đầu tư: 261 tỷ đồng
- Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng.
- Công suất kho chứa: 60.000m3
- Tiến độ: Khởi công vào tháng 11/2007, dự kiến hoàn thành đầu tư vào cuối
quý II/2008.
Phương án thực hiện: Thành lập Công ty Cổ phần xăng dầu, dầu khí Vũng
Áng.
+) Mitraco: 15%
+) Công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu
mỏ: 25%
+) Cảng Hà Tĩnh: 5%
+) Công ty CP kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc: 25%
+) Huy động từ CBCNV: 30%

* Dự án xâu dựng nhà máy nghiền bột thạch cao tại Lào
- Vốn đầu tư cho dự án: 19,2 tỉ đồng.
- Công suất nhà máy: 30.000 tấn bột/năm.
- Địa điểm xây dựng: Bản Tung - Huyện Xe bangfai - Tỉnh Khammouane –
Lào, cách khu khai thác mỏ cung đường 3 km
- Sản phẩm: Bột thạch cao xây dựng.
- Chất lượng sản phẩm: Phù hợp với quy định về thạch cao xây dựng
- Công nghệ: Nung sau nghiền, nung bằng than đá.
- Thiết bị: Nhập ngoại.
Hiện nay đã chọn được đơn vị cung cấp thiết bị, hiện đang tiến hành xây
dựng, dự kiến đầu quý I/2009 hoàn thành giai đoạn đầu tư, đưa nhà máy đi vào sản
xuất.
* Dự án thành lập công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh
- Xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp I thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng
- Diện tích xây dựng: 35 ha
Mục tiêu đầu tư :
- Đầu tư khu liên hợp luyện gang – luyện thép với sản phẩm cuối cùng là phôi
thép cung cấp cho các nhà máy cán nóng thép xây dựng.
- Sản xuất gang bằng công nghệ lò cao truyền thống, sản xuất thép bằng công
nghệ lò thổi ô xy, phôi thép dạng đúc liên tục.
- Tận dụng quặng sắt trong nước để sản xuất phôi thay thế nhập khẩu
- Công suất 250.000 tấn/năm, mở rộng đến 500.000 tấn/năm
- Sử dụng khoảng 40% quặng sắt mỏ nhỏ Hà Tĩnh trong phối liệu luyện thép,
Sử dụng khoảng 50% quặng sắt mỏ Thạch Khê trong phối liệu khi mỏ Thạch Khê có
sản phẩm
- Vốn đầu tư: 1.000 tỷ đồng
- Vốn điều lệ: 200 tỷ đồng
- Cổ đông tham gia
+) Tập đoàn Thép vạn lợi: 85%
+) Mitraco: 12%

+) Cty Cổ phần Mangan: 3%
- Tiến độ triển khai dự án
+) Đã khởi công xây dựng nhà máy ngày 16-6-2007
+) Đã san lấp mặt bằng xong
+) Ký hợp đồng phần thiết kế lò cao với nhà cung cấp Trung Quốc
+) Ký hợp đồng tín dụng với 3 ngân hàng : - Ngân hàng Phát triển
- Vietcombank Hà Tĩnh
- BIDV Hà Tĩnh
* Dự án thành lập công ty cổ phần sắt Thạch Khê
- Tổng công ty đóng góp 24% cổ phần tương đương 576 tỷ đồng với vốn điều lệ
2400 tỷ đồng
- Mục tiêu đầu tư:
+) Khai thác mỏ Sắt Thạch Khê phục vụ cho Nhà máy thép liên hợp công
suất 4,5 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại Cảng Vũng Áng
+) Một phần quặng xuất khẩu đổi lấy than mỡ hoặc than cốc cho nhu cầu
luyện kim trong nước
+) Sản phẩm cuối cùng của dự án là quặng vê viên hoặc quặng thiêu kết
* Dự án xây dựng nhà máy Titan Pigment
- Tổng vốn đầu tư 127 tỷ đồng
- Đã nhận phê duyệt ĐTM tháng 12/2007
- Đang triển khai thẩm định dự án, để phê duyệt trước ngày 31/1/2008
- Đã làm thoả thuận thuê 48 ha đất tại KCN Vũng Áng I mở rộng
- Đang tiếp tục đàm phán với Đối tác trong nước và nước ngoài kêu gọi đầu
tư vào dự án để thành lập công ty cổ phần
- HĐQT ra nghị quyết Mitraco tham gia ít nhất 15%
1.2.3. Đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
1.2.3.1. Đầu tư nâng cao năng lực của đội ngũ lao động
Là một Tổng công ty mới hoạt động có thời gian chưa lâu nhưng số lao động
của Tổng công ty rất đông. Số đông đã được đào tạo qua các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật lành nghề và hàng ngàn công nhân được đào

tạo quy trình công nghệ vận hành tại nhà máy.
Trong những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư công tác đào tạo cán
bộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, Tổng công ty đã đào tạo nâng cao trình độ về quản lý,
điều hành sản xuất, đào tạo công nhân kỹ thuật vận hành, sử dụng các thiết bị mới,
hiện đại cho hàng ngàn cán bộ công nhân viên.
Hàng năm, Tổng công ty cử nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân
lành nghề đi học ở các đơn vị trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái
Lan, ....hợp đồng với các trường công nhân kỹ thuật để mở các lớp đào tạo nghề cho
công nhân, có chính sách khuyến khích cho CBCNV học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, chính sách tuyển dụng nhân tài.
Không chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty còn quan
tâm tới các chế độ chăm sóc sức khỏe của người lao động. Sức khoẻ là tài sản vô giá
đối với mỗi con người. Để sống và làm việc hiệu quả, con người cần phải có một sức
khoẻ tốt. Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên tốt có nghĩa là có cơ hội hơn
nữa để có thể hoàn thành tốt công việc, nâng câo năng suất. Xuất phát từ tầm quan
trọng của sức khoẻ nên bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công tác chăm sóc sức
khoẻ cán bộ nhân viên luôn được ban lãnh đạo Tổng công ty khoáng sản và thương
mại Hà Tĩnh quan tâm một cách đặc biệt. Tổng công ty đã xây dựng một trạm xá với
phòng khám chữa bệnh và phòng cấp cứu được trang bị các phương tiện kỹ thuật
hiện đại. Tiếp tục thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên,
nhằm giảm xuống mức tối thiểu những ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp, tạo điều
kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất đó cũng là những yếu tố nâng cao
năng suất lao động của toàn công ty nói chung.
1.2. 3.2 Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh.
Tổng công ty có chính sách đầu tư là đẩy mạnh sản xuất, tránh lãng phí, tiết
kiệm một cách triệt để nhằm ra sức giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,
chiếm lĩnh thị trường.
Thực hiện việc triển khai hệ thống chất lượng ISO 14001:2004 với các đơn vị
thành viên của Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín sản phẩm của Tổng công ty trên

thị trường trong nước và nước ngoài.
Tổng công ty đang tập trung đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực phát triển hệ
thống nguyên vật liệu mới thay thế các nguyên vật liệu cũ đảm bảo chất lượng sản
phẩm không ngừng được nâng cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao sức
cạnh tranh của các sản phẩm.
1.2.3.3. Đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ
Trong thời đại ngày nay, bất cứ ai cũng nhận thức được vai trò quyết định của
thiết bị kỹ thuật và công nghệ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên để
thực hiện được vấn đề đó không phải là một bài toán giản đơn. chính vì vậy những
năm qua Tổng Công ty đã có sự đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này để tạo nên tốc độ
tăng trưởng khá và sự phát triển bền vững của mình. Có thể nói trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh, Tổng Công ty là con chim đầu đàn trong lĩnh vực công nghiệp hoá, đặc biệt là
các đơn vị cơ khí.
Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm
và dịch vụ thoã mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và số
lượng, Tổng công ty đã đặc biệt coi trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ và thiết
bị hiện đại, đầu tư chiều sâu để chế biến các sản phẩm từ khoáng sản, tăng năng suất
lao động, phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong những năm qua Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu
tư đưa công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào sản xuất. Thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, cải tiến công tác quản lý, tổ chức sản
xuất, bố trí lao động theo hướng chuyên môn hoá trong sản suất, đa dạng hoá sản
phẩm, kinh doanh tổng hợp, cải tiến quy trình công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến
vào sản xuất, phát huy các sáng kiến kỹ thuật để hợp lý hoá sản phẩm và tăng năng
suất lao động.
Hiện nay thiết bị công nghệ Tổng công ty đang sử dụng thuộc loại hiện đại, tiên
tiến của Úc, Nhật Bản, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển của Châu âu như Tây
Ban Nha, Italia, Hà Lan … phần lớn các thiết bị được sản xuất từ năm 1999 – 2000.
Đặc biệt, Tổng công ty đã khánh thành nhà máy Zircon siêu mịn với công suất 6.000
tấn/ năm. Đây là nhà máy thứ 6 trên thế giới có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay

cùng một lúc có thể cho 3 loại sản phẩm zircon siêu mịn có cỡ hạt từ 1 – 45 m.
Tổng công ty còn có Phòng phân tích hoá nghiệm với nhiều máy móc thiết bị
tiên tiến, hiện đại của Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu và là máy móc hiện đại vào
loại bậc nhất của Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu giám định chất lượng sản
phẩm. Nhờ phòng phân tích này đã giám định chất lượng sản phẩm của Tổng công ty
(cũng như các doanh nghiệp khác gửi tới). Qua đó khách hàng lớn như: Nhật Bản,
Mỹ ... luôn tin tưởng kí các hợp đồng mua bán dài hạn với Tổng công ty.
1.2.3.4. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy cán bộ quản lý
Tổng công ty đã được cấp nhiều chứng chỉ về quản lý. Đó là:
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 14001:2004
- Hệ thống chứng chỉ VILAS
Đây chính là một sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay
gắt và khốc liệt. Để các phòng ban chức năng thực hiện đúng theo tiêu chuẩn chất
lượng ISO 14001:2004, ISO 9001:2000 thì ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo
nâng cao, đào tạo lại, tuyển dụng thêm cán bộ nhằm nâng cao trình độ tay nghề,
nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên Tổng công ty còn phấn đấu đầu tư cho cơ sơ vật
chất phục vụ công tác nghiệp vụ của bộ phận này. Tất cả các phòng ban chức năng
đều được trang bị các máy vi tính, phòng thí nghiệm được đầu tư mua các thiết bị kỹ
thuật tinh xảo chuyên dùng để phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa
sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Qua đó góp phần nâng cao tính trách nhiệm đối với
chất lượng của các sản phẩm sản xuất của các xí nghiệp trong toàn Tổng công ty. Bên
cạnh đó việc nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý cũng đóng góp những điều kiện
tích cực cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.3.5. Đầu tư vào tài sản cố định
Đầu tư vào tài sản cố định bao gồm việc thay thế các tài sản cố định đã bị hư
hỏng phải thanh lý, đầu tư mới theo chiều rộng nhằm làm gia tăng năng lực sản xuất
của công ty và đầu tư vào tài sản cố định theo chiều sâu nhằm làm tăng thêm năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh trên
thị trường. Cụ thể, đầu tư vào tài sản cố định bao gồm đầu tư xây dựng nhà xưởng,

mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất trực tiếp, mua sắm các công cụ lao
động, và mua sắm các phương tiện vận tải. Theo lĩnh vực đầu tư, đầu tư vào TSCĐ
của công ty luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu đầu tư bởi công ty hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất
1.3. Đánh giá công tác đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn 2004-2008
1.3.1. Kết quả đầu tư phát triển của công ty
1.3.1.1. Tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty
điểm xuất phát thấp, với đồng vốn ban đầu ít ỏi, thiết bị cũ nát do Liên doanh
AUSTINH để lại, mà chỉ sau gần 10 năm phát triển thành Tổng Công ty Khoáng sản
và Thương mại Hà Tĩnh với cơ cấu đa ngành, đa nghề, tốc độ tăng trưởng ngày càng
nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả lượng và chất tạo sự tích luỹ về tài chính bổ
sung cho nguồn vốn kinh doanh bằng lợi nhuận ròng lớn. Đó là một quá trình phát
triển rất đáng ghi nhận, nó được đúc kết từ bao công sức của cán bộ công nhân viên
Tổng Công ty đặc biệt là ban lãnh đạo. Quá trình phát triển của Tổng Công ty qua 3
năm có thể cho chúng ta thấy:
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
TH TH TH
I Các chỉ tiêu về SX
SP Ilmenite Tấn 87,055.00 83,721.87 37,908.00
Zircon siêu mịn Tấn 1,424.00 3,290.00 1,918.05
SP Rutile Tấn 1,810.00 3,167.00 1,119.00
Than Tấn 4,383.00 714.00 -
Mangan Tấn 29,753.00 30,243.70 14,505.00
Vàng Kg - - -
Thạch cao Tấn 62,582.50 80,300.00 100,036.00
Bột thạch cao Tấn - - -
Gạch không nung Tr.viên 1.98 1.38 0.95
Khai thác đá xây dựng M3 30,403.90 125,086.00 80,042.00
Rau quả đóng lọ Lọ 34,201.00 22,848.00 -
May Xuất khẩu SP 136,028.00 195,189.00 150,390.00

Thức ăn gia súc Tấn 1,473.17 8,269.15 7,027.00
Lợn siêu nạc Tấn 507.00 1,029.00 674.00
Xuất khẩu lao động Người 511.00 783.00 259.00
II
Các chỉ tiêu về tài
chính

Tổng doanh thu Tỷ đ 472.41 598.893 808.432
Kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 15.05 13.665.668 17.196.444
Cơ cấu doanh thu
KTCB Khoáng sản % 57.56 42.34 89.47
TM, KS-DL,DV khác % 42.44 57.66 114.53
Nộp Ngân sách Tỷ đ 22.11 32.05 58.396
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đ 62.63 35.068 32.948
Lương bình quân Tr.đ/t 1.30 1.55 1,708
Nguồn: Phòng TC-KT Tổng công ty

Qua các số liệu thống kê 3 năm gần đây ở trên cho thấy Tổng Công ty phát triển
không ngừng và lớn mạnh.
Về mặt doanh thu, doanh thu của năm 2006 là 472.41 tỷ đồng, năm 2007 là
598.893 tỷ đồng, năm 2008 là 808.432 tỷ đồng. Ta thấy rằng doanh thu tăng đều,
tăng mạnh qua các năm, năm 2007 tăng 26,7% so với năm 2006 và năm 2008 tăng
35,05% so với năm 2007. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn ( lạm phát rồi

×