Thăm đồ, xác định vùng khai thácTổ chức khai thác, sau khai thácVận chuyển, tập kết quặngSP KK và HT Grade ILTuyển tĩnh điện Ilmenite IL tuyển vétThải từ quy trình tuyển ILNL Sx MonaziteZircon ZrO2 > 52%Các bước tuyển Zircon
Cát thải sau tuyển Zircon
Nước thải tuyển vítNL Sx RutileLắng, lọc, bơmCác bước công nghệ tuyển RutileGạch không nung làm từ cát thảiRutile TiO2 > 65%3 vít tuyển vét3 vít tuyển trung gian4 vít tuyển chính2 vít tuyển tinhSản phẩm vít >70%
TTTVTGCT
NL-M-KT
Thải bãi
<0,3%
sàng 1.5mm
NL xưởng phụ
Sản phẩm tuyển vít tại Mỏ
Phơi, sấy
Sàng 1,5 mm
Thãi sỏi sạn Bàn đãi
Tuyển tinh- tuyển từ nam châm đất hiếm
Tuyển tinh- tuyển từ nam châm đất hiếm tầng trên
Sản phẩm IL CH01
Tuyển tinh- tuyển từ nam châm đất hiếm tầng trên
Sản Phẩm IL CH02
Sàng 1,2 mm
NL cho xưởng phụ
Sàng 0,8 mm
Thải sỏi sạn Bãi thải
Tuyển từ Trung
Sàng 0,6 mm
NL cho cụm vít NL Zircon
Tuyển từ con lăn đất hiếm tầng trên
Tuyển từ con lăn đất hiếm tầng trên
Sản phẩm IL CH03
Thải Monazite
4 bàn đãi tuyển nguyên liệu Rutile8 Bàn đãi tuyển nguyên liệu Zircon, RutileNL. bàn đãi
TG
NL Rutile > 80% KVNNL ZirconThải bãi < 1%NL Rutile > 80% KVNNL Zircon >90% KVN
HĐQTBan Kiểm Soát
Ban Giám ĐốcVăn Phòng Trực thuộcCác đơn vị trực thuộcPhòng Kỹ ThuậtXN kỳ AnhPhòng Kinh TếXN Khai ThácPhòng hành chínhXN Titan Cẩm XuyênPhòng Tổ chức LĐTLXN Titan Thạch HàPhòng MỏXn Zircon và RutilPhòng Phát triển DAXn G¹ch kh«ng NungXN Zircon siêu mịnPhòng phân tíchVP Đại diện HNĐánh giá nhu cầuTCTcần quản lý chất lượng tốt hơnSưu tầm bộ ISO 9001:2000Làm theo ISO 9001:2000Áp dụng HTQLCL ISO 9001:2000Chọn mô hình đảm bảo theo ISO
Đánh giá định kỳ hoặc đột xuấtGửi chương trình đánh giáTiến hành đánh giáLập lịch trình đánh giáLập báo cáo kết quả đánh giá
Xem xét phê duyệt
Xem xét phê duyệt
Chuẩn bị đánh giá
Xem xét phê duyệtPhân phối lưu trữHướng dẫn kết quả khắc phụcBáo cáo kết quả khắc phụcXem xét phê duyệtPhân phối lưu trữ
Plan Do
Action Check
Plan Do
Action Check
Khẳng định chính sách chất lượng đã được công bố.Nghiên cứu, dự báo về khả năng thực hiện của TCTNghiên cứu và dự báo nhu cầu khách hàng.Xác định mục tiêu chất lượngXây dựng các P/á có thể của mục tiêuDự báo kết quả thực hiện.Lựa chọn mục tiêu ưu tiên Quyết định mục tiêu và cụ thể hoá bằng văn bản
Khả năng Định
hiện tại hướng
của nhân viên đào tạo
Yêu cầu của
công việc
Các mục tiêu
Các chương trình và phương pháp
Các nguồn lực cần thiết
Sự hỗ trợ về nội bộ cần thiết
Đánh giá năng lực đã nâng lên
Đo lường hiệu quả và tác động với tổ chức.
Chính sách chất lượngĐào tạoPhân công trách nhiệmKiểm định tính hiệu lựcĐánh giá kết quảXác định mục tiêuXây dựng tổ chức đào tạoThực thi và theo dõiNêu nhu cầu đào tạoChương trình và tài liệu
Tiếp tục đào tạođưa vào làm việcKiểm tra sau khi đào tạoĐào tạo đã xongKiểm tra trước khi đào tạoTiêu thức đánh giá
Sự kiện
Dữ liệu
Dữ liệu bằng lời
Dữ liệu bằng số
Xác định vấn đề sau khi thu thập số liệu bằng số
Bảy công cụ truyền thống
Bảy công cụ mới
Để chỉ ra vấn đề bằng phương pháp phân tích
Để phát huy sáng kiến và lập kế hoạch bằng phương phá thiết kế
Thông tin (Hiểu biết cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra)
Sắp xếp
Mọi người thường xuyên có dữ liệu bằng lời hơn bằng số về các vấn đề đang cần giải quyết
Xác định vấn đề trước khi thu thập số liệu bằng số
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI
NÓI ĐẦU
Ngày nay, trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế quốc tế, chất lượng hàng
hoá và dịch vụ có một vài trò quan trọng và đang trở thành một thách thức lớn
đối với tất cả các nước nhất là đối với các nước đang phát triển trên con đường
hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Sự thành bại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào mức
chất lượng của hàng hoá và dịch vụ, giá cả hợp lý và điều kiện giao nhận. Vì vậy
muốn cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, thoả mãn nhu cầu, mong
muốn của khách hàng có hiệu quả cũng như đạt mức lợi nhuận hợp lý, chính đáng và
lâu dài thì điều kiện đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đó phải là vấn đề chất
lượng và quản lý chất lượng. Có thể nói, chất lượng và quản lý chất lượng chính là
chìa khoá vàng đem lại sự phồn vinh cho các doanh nghiệp, các quốc gia thông qua
việc chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần và phát triển kinh tế.
Dưới tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, của nền kinh tế thị trường
và của hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong các doanh nghiệp tự đánh giá các
hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị để có những cải tiến, thay đổi cho
phù hợp với môi trường cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường. HTQL
chất lượng ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý
của các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược kinh doanh,
không theo kiểu trước mắt. Tuy nhiên, cũng có các doanh nghiệp đang áp dụng
bộ tiêu chuẩn ISO ở việt nam, có không ít doanh nghiệp làm theo kiểu phong
trào.
Khoáng sản là nguồn tài nguyên quý giá, cần được khai thác theo hướng “tiết
kiệm” khoáng sản bởi nguồn tài nguyên này không phải là vô hạn và chú trọng
vào sản xuất tinh hơn là xuất thô. Luật khoáng sản quy định là phải có quy hoạch
thăm dò, khai thác, chế biến, khoáng sản Quốc gia (do Bộ xây dựng và Bộ Công
nghiệp xây dựng ). Bên cạnh đó, các loại khoáng sản cần phải được điều tra
khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng để có hướng quản lý hiệu quả. Đảm bảo,
cải tiến chất lượng và tăng cương, đổi mới thực hiện ở các doanh nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của các doanh nghiệp.
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Chính vì lý do trên, trong thời gian thực tập cuối khoá học ở Tổng công ty
Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu lực và
hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 tại Tổng công ty khoáng
sản và Thương mại Hà Tĩnh" cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài gồm có
bốn chương.
Chương I: Các đặc điẻm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO-9001 tại Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh .
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng vào hiệu lực và hiệu quả hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9001 Tổng công ty Khoáng sản và
Thương mại Hà Tĩnh.
Chương IV: Kết luận.
Thông qua thực hiện đề tài, em mong được đóng góp phần nào vào sự
thành công của các doanh nghiệp trong duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất
lượng tại Công ty khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là sự thay đổi tư duy
quản lý và kinh doanh, từ đó các thành viên chủ lực của Tổng công ty khoáng sản
và thương mại Hà Tĩnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn Tổng công ty
thực sự có hiệu lực và hiệu quả góp phần giúp cho Tổng công ty tạo được niềm
tin với bạn hàng quốc tế rằng: Chất lượng là một tố chất chính của chiến lược
kinh doanh của Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, là cơ sở để Tổng
công ty thực hiện chiến lược phát triển an toàn và bền vững.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Trương Đoàn Thể và Ban lãnh
đạo Tổng công ty, Cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã trực tiếp giúp đỡ,
hướng dẫn và đóng góp ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành đề án thực tập.
Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian nghiên cứu của bản
thân tác giả, chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của cô giáo và của các bạn quan tâm để Đề án được hoàn thiện hơn.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I
CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY.
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH.
1.1 Tổng quan về Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.
Quyết định số 1150QĐ/UB-CN, ngày 06/8/1996 của UBND tỉnh Hà Tĩnh
thành lập “Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh”. Quyết
định 2924 QĐ/UB-TCCQ, ngày16/12/2000 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc
đổi tên thành “Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh” và Quyết
định số 61/2003/QĐ-TTg về việc thành lập"Tổng công ty Khoáng sản và
Thương mại Hà Tĩnh” thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công
ty Con".
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh là Doanh nghiệp
Nhà Nước, có tất cả 23 đơn vị trực thuộc và thành viên, trong đó có 10
Công ty Xí nghiệp trực thuộc, 8 công ty cổ phần và Trách nhiệm hữu hạn
và 5 Công ty liên doanh với hơn 3000 cán bộ, Công nhân viên, với hàng
trăm kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và hàng ngàn công nhân lành nghề được
chuyên môn hoá với trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là khai thác, chế biến
và kinh doanh các loại Khoáng sản, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng, kinh doanh Thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn
phòng cho thuê; Nhập khẩu MMTB, sản xuất kinh doanh các nghành nghề
khác nhau phù hợp với năng lực và pháp luật cho phép.
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của TCT là: Tăng cường năng lực sản
xuất và năng lực cạnh tranh, để hình thành một TCT mạnh, đa sở hữu,
kinh doanh đa nghành trong đó nghành chính là khai thác, chế biến sâu,
kinh doanh và xuất khẩu các loại Khoáng sản.
Lịch sử khai khoáng Hà Tĩnh đã trãi qua nhiều gian nan, sóng gió, để
lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Từ 3 doanh nghiệp, gần 300 công nhân năm
1987, đến 24 đơn vị với hàng nghìn lao động năm 1992 đã cho thấy những
bước tiến nhanh về quy mô. Năm 1993, Công ty AUSTINH (liên doanh với
Ôxtraylia) ra đời, nhưng hoạt động không hiệu quả, để lại nhiều sản nghiệp
cùng trách nhiệm nặng nề cho Công ty khai thác và chế biến Titan Hà Tĩnh
(đơn vị tiền thân của TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh). Trong một
số năm đầu khởi nghiệp TCTđã đối mặt với bao thử thách với cơ sở vật
chất kỹ thuật kém, vốn ban đầu gần như không có, nguồn lao động lớn với
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
trên 1.000 công nhân, địa bàn phân bố rộng ở 9/11 huyện, thị trong tỉnh và
các chi nhánh ngoài tỉnh. Nghề khai thác mỏ lại đồi hỏi đầu tư kết cấu hạ
tầng và MMTB lớn, rủi ro cao. Trong khi đó, thị trường nước ngoài biến
động, sự cạnh tranh gay gắt về khai thác, chế biến, tiêu thụ ngay giữa các
doanh nghiệp trong nước, sự bất ổn về an ninh, chính trị, kinh tế... Nhưng
sau chặng đường 10 năm, doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể, một sắc diện
và một bản lĩnh mới dần được khẳng định. TCT đã thay đổi không ngừng,
đặc biệt trong những năm gần đây sự phát trển ngày càng vững chắc, có
nhịp độ tăng trưởng khá cao. Từ nhiệm vụ ban đầu chỉ khai thác chế biến,
xuất khẩu Titan, đến nay đã mở rộng sang các loại Khoáng sản khác. Ngoài
Khoáng sản hiện TCT đang đầu tư mở rộng các nghành nghề các lĩnh vực
khác như Thương mại, khách sạn, du lịch và Công ty đã đầu tư nhiều dự án
hướng về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Bằng việc liên tục mở rộng
quy mô hoạt động, TCT đã phát triển mạnh, bền vững, thể hiện được tầm
vóc của doanh nghiệp lớn. TCT là Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình
công ty mẹ - công ty con đầu tiên tại Hà Tĩnh, với mô hình này đã giúp giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đa dạng hoá hình
thức hoạt động, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau nhằm
nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao sức cạnh tranh của TCT, từng bước
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh xứng đáng là “con
chim đầu đàn” trong các doanh nghiệp Hà Tĩnh, là đơn vị tiên phong trong
việc thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực để tiếp tục xây dựng một TCT phát triển
ngày càng an toàn, bền vững, đóng góp một phần quan trợng vào công cuộc
CNH-HĐH tỉnh Hà Tĩnh.
1.2 Hoạt động khai thác, chế bién khoáng sản của Tổng công ty.
1.2.1 Giới thiệu về các Xí nghiệp khai thác và chế biến Khoáng sản.
TCT là thành viên cuả hiệp hội Titan Việt Nam, với mức sản lượng
chiếm 60% tổng sản lượng của hiệp hội và là thành viên của hiệp hội Titan
thế giới.Toàn bộ hệ thống SXKD của TCT đều được áp dụng HTQLCL theo
tiêu chuẩn ISO9000:2000, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001, có phòng phân tích thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAT 17025.
TCT là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân là đơn vị hoạch
toán độc lập được nhà nước giao quyền quản lý vốn và các nguồn thực lực
khác để thực hiện nhiệm vụ khai thác, chế biến và xuất khẩu Khoáng sản
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Titan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Dưới Công ty có các xí nghiệp trực thuộc
hoạch toán định mức, đội kho cảng, đội tái tạo môi trường.
Mục đích kinh doanh của TCT trong lĩnh vực khai thác, chế biến và
xuất khẩu quặng Titan:
- Khai thác triệt để Khoáng sản theo quy mô lớn và tuân thủ quy định
pháp luật Khoáng sản và Nghị định 68/CP.
- Sử dụng và phát huy tài sản, thiết bị Công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân
viên.
- Duy trì và mở rộng thị trường .
- Phát huy thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng tỷ trợng công nghiệp
trong tổng thu nhập quốc dân.
- Kết hợp hài hoà, đảm bảo lợi ích cộng đồng cho địa phương có mỏ,
đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng, đảm bảo môi sinh, tái tạo môi trường, tăng
cường an ninh và trật tự vùng mỏ.
- Đầu tư để khai thác công nghiệp và hiện địa hoá chế biến tăng tuổi
thọ mỏ, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
- Để thực hiện đường lối xây dựng kinh tế nhà nước do trong thời gian
trước đây. không đủ điều kiện để xây dựng nhà máy Pigmen nên tiến hành
xuất khẩu Ilmenite, Zircon, Rutin. Hiện nay TCTđang hạn chế dần việc
xuất khẩu nguyên liệu thô và sự dụng các sản phẩm này làm nguyên liệu
cho nhà máy Pigmen và xuất sản phẩm của Titan.
TCT luôn biểu dương mô hình mới, những điển hình tập thể và cá
nhân tiên tiến, những cá nhân xuất sắc trong lao động sản xuất cũng như
trong nghiên cứu khoa học, nhằm khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo,
phát huy truyền thống tốt đẹp, để thực hiện khẩu hiệu chiến lược: “Phát
huy những kết quả đạt được, tiếp tục lao động sáng tạo, xây dựng TCT
ngày càng phát triển an toàn bền vững”. Với cơ cấu đa nghành nghề, tốc độ
tăng trưởng ngày càng nhanh, mạnh cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả lượng
và chất, nó được kết tinh từ bao công sức, trí tuệ, tâm huyết của CBCNV
của TCT đặc biệt là Ban lãnh đạo Tổng công ty.
Dưới tác động của khoa học - công nghệ, của nền kinh tế thị trường và
hội nhập nền kinh tế thế giới, Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời bảo
vệ môi trường, tài nguyên khác có liên quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản. TCT đã
không ngừng đa dạng hoá sản phẩm của mình. Ngoài khai thác và xuất
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
khẩu quặng thô, TCTđã xây dựng và phát triển các dự án khai thác và chế
biến sâu quặng Titan, đặc biệt TCTđã hình thành các Công ty con nhằm
phục vụ cho việc chế biến sâu quặng Titan như: Công ty chế biến Zircon,
Công ty chế biến Zircon siêu mịn, Công ty khoáng sản Cẩm Xuyên, Công ty
khoáng sản Thạch Hà, Công ty khoáng sản Kỳ Anh, Công ty Gạch không
nung. Đây là những Công ty trực thuộc của TCT trong lĩnh vực khai thác
chế biến khoáng sản nhằm hạn chế xuất khẩu thô quặng Titan. Hiện tại
TCT đang xây dựng 2 dự án lớn đó là dự án pigmen Titan và dự án khai
thác mỏ sắt Thạch Khê, 2 dự án này đã tạo cơ hội để TCT Khoáng sản và
Thương mại Hà Tinh tự khẳng định được mình và từng bước nâng cao hơn
nữa vị thế của TCT ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế
giới.
1.2.2 Các khái niệm liên quan đến quặng Titan.
Titan (TiO2) là hợp chất có các tính chất: nhẹ, độ nóng chảy cao (bền
nhiệt), ít chịu tác dụng hoá học (bền hoá), độ che phủ lớn, chịu màu hao
mòn, độ cứng lớn nhưng vẫn giữ được độ dẻo tốt, ít nứt gãy, dù ở dạng bột
màu hay dạng kim loại vẫn là nguyên liệu quý để chế tạo ra các sản phẩm
cao cấp mang tính chất tốt đặc biệt không thể tổng họp từ nhiều nguyên
liệu kim lạo khác lại: nhẹ của nhôm, bền hóa của vàng, cứng của thép, chịu
nhiệt của zircon .v..v...
Bột màu TiO2 chất lượng hơn hẳn các loại bột màu khác như ZnO,
Lithopon ( ZnO, BaSO4 ). TiO2 có độ che phủ cao, hạt mịn đều, độ thấm
dầu tốt và rất bền dưới tác dụng của không khí ẩm, nước biển, khí H2S,
SO2 và không độc. Mặt khác, TiO2 có tỷ trợng nhỏ 3,5-4,2Mm. Có ưu điểm
là rất bền hoá học đối với các hợp chất hữu cơ, sản phẩm không bị biến tính
theo thời gian.
Công dụng của Titan và các sản phẩm của nó.
Tỷ lệ sử dụng TiO2 trong các nghành: 100%
Sơn, mực in: 60%
Nhựa tổng hợp, cao su, vải bạt: 20%
Giấy: 9%
Sứ men các loại: 4%
Mỹ phẩm và các nghành khác: 7%
Các chỉ tiêu chất lượng và thành phần của quặng Titan:
TT Loại Tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo (%)
I Ilmenite TiO2 FEO FE203 CR2O3 P2O3 V2O5 U+Th
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
2
3
KK
HT
CH
54,5-55,5
53-54
53-55
20-22
24-25
28-30
15-17
10-14
9-10
0,08-0,10
0,05-0,07
0,03-0,05
0,08-0,01
0,08-0,09
0,04-0,06
0,09-0,11
85-89
0,08-0,09
110-130
65-80
II Zircon
ZrO2+HFO
2
SIO2 FE2O3 TiO2
U+Th
(ppm)
1
2
Loại 1
Loại 2
63-65
50-52
31,5-33 0,4-0,5 0,5-0,7 200-300
III Rutile TiO2 TFE ZrO2 SIO2 P S
U+Th
(ppm)
1
2
3
Loại 1
Loại 2
Loại 3
93-95
83-85
73-75
0,5-2 0,5-1 1,0-1,5 0,05-0,1 0,01-0,03 100-150
IV Monazite Tr203
50-54
TCTcó tất cả 8 nhà máy tuyển tinh và chế biến khoáng sản như:
ILmenite, Rutile, Zircon... Trong tổng số 8 nhà máy có 5 nhà máy tuyển
tinh và chế biến sa khoáng với tổng công suất 200.000-250.000 tấn/năm.
Sản phẩm công ty bán cho các nhà máy sản xuất trong nước và được khách
hàng đánh giá cao về chất lượng như:
- Zircon bán cho nhà máy sản xuất gạch chịu lửa.
- Zircon siêu mịn bán cho các nhà sản xuất kính, các nhà máy sản xuất
gạch men, sứ, thuỷ tinh ...
- Ilmenite bán cho các nhà máy luyện thép.
- Rutile bán cho các nhà máy sản xuất que hàn.
Thị trường tiêu thụ trong nước khoảng 40% sản phẩm của Công ty.
60% sản phẩm còn lại của TCT được xuất khẩu sang các nước như; Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Thái lan, Nga, Đức ...Tổng công cũng đã
ký kết nhiều hợp đồng dài hạn từ 5-7 năm với các tập đoàn lớn của các
nước thuộc nhóm G7. TCT luôn được các bạn hàng đánh giá cao về chất
lượng, khối lượng cũng như tiến độ giao hàng. Khối lượng của các loại sản
phẩm của TCT phụ thuộc vào khối lượng khai thác, từ quặng được khai
thác từ các mỏ Tổng công ty sẽ phân loại quặng thành các sản phẩm khác
nhau theo tỷ lệ thành phần hoá học của các chất. Đối với từng loại khách
hàng sẽ có yêu cầu về tỷ lệ Khoáng vật nặng trong sản phẩm khác nhau, với
các mức giá khác nhau. Hầu hết quặng xuất khẩu là chưa được qua chế
biến mà chỉ phân loại nên khách hàng không có đồi hỏi hoặc yêu cầu về
chất lượng sản phẩm.Ngoài ra, Quặng Titan là loại khoáng sản quý đựơc sử
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
dụng trong rất nhiều nghành nghề nên quặng sau khi khai thác, chế biến
được xuất khẩu hết cho khách hàng truyền thống trên thế giới và khu vực.
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY.
2.1 Lực lượng lao động trong Tổng công ty.
TCTđến nay có 2.955 người lao động trong đó có: 1.814 nam, 1.141
nữ.Trình độ trên đại học 03 người; Đại học 192 người; Cao đẳng 84 người;
Trung cấo 49 người; Sơ cấp 49 người;Công nhân kỹ thuật 216 người; 104
người lái máy; 123 người lái xe. Địa bàn hoạt động 10/11 huyện thị kể cả
Nghệ An, Hà Nội, Nhật Bản và nước bạn Lào. Lực lượng lao động tập trung
vào khai thác, chế biến khoáng sản được thể hiện trong bảng sau:
TT Loại sản phẩm
Công nhân
(người)
Phụ trợ
(người)
Gián tiếp
(người)
Tổng cộng
I Khai thác mỏ: 682 186 48 916
1 Khai thác QT = vít tuyển 605 165 42 812
2 Khai thác dây chuyền 120T/h 77 21 6 104
II Sản xuất sản phẩm: 983 263 97 1.343
1 Ilmenite tuyển đầu 540 144 53 737
2 Zircon 65% Zr02 158 42 16 216
3 Rutile 83 % Zr02 94 25 9 128
4 Zircon siêu mịn 68 18 7 93
Tổng 1665 449 145 2.259
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chiến lược phát triển bền vững của
TCTkể các trước mắt và lâu dài, đồi hỏi Đội ngũ quản lý phải có đủ trình
độ, năng lực toàn diện, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. TCT có
chiến lược đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn, đào tạo mới và đào tạo
lạo đội ngũ CBCNV, Do vậy chất lượng CBCNV từng bước đáp ứng nhiệm
vụ phải đảm nhiệm. Bằng việc tổ chức, đánh giá, phân loại lao động hàng
tuần, hàng tháng đảm bảo khách quan, chính xác, có phương án bố trí
dụng phù hợp với năng lực trình độ, sở trường của từng người đối với công
việc đựơc giao. Từ đó có sự điều chuyển cán bộ, công nhân viên giữa các
đội, các ca sản xuất. Đi đôi với đánh giá, phân loại, quy hoạch, bố trí sắp
xếp CBCNV là công tác tổ chức bộ máy và quản lý lao động, các đơn vị đã
chủ động sắp xếp bố trí lại lao động gián tiếp ở đơn vị mình, Ca trưởng tại
đơn vị chuyển sang làm công nhân trực tiếp, trả lương theo sản phẩm,
hưởng phụ cấp theo trách nhiệm ca Trưởng, xưởng trưởng, đội trưởng
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thường xuyên bám sát hiện trường nhân viên văn phòng của các đơn vị,
thường xuyên bám sát cơ sở để tăng cường kiểm tra giám sát, quản lý lao
động và giải quyết ách tác trong sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý lao
động được kiểm tra và quản lý chặt chẻ số giờ công, số ngày công, quân số
cao hơn, chấp hành nội quy và quy chế của đơn vị. Số cán bộ công nhân vi
phạm kỷ luật Giảm đáng kể, công tác khen thưởng những tập thể cá nhân
lao động xuất sắc, động viên khuyến khích những cá nhân lao động tích cực
tham gia vào phong trào lao động sáng tạo đã được thực hiện thường xuyên
và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồ tại như:
- Tính chủ động trong tổ chức và sản xuất còn hạn chế, việc bố trí lao
động sản xuất gián tiếp còn chung chung, năng suất lao động vẫn còn thấp,
phong trào xây dựng văn hoá Doanh nghiệp – văn minh công sở, tác phong
làm việc và sinh hoạt còn chậm.
- Một số CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ
chức, quản lý điều hành sản xuất còn hạn chế, tư duy về thị trường còn yếu
chưa nhạy bén, một số chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp và chưa chủ động
sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chưa ngang tầm với đồi hỏi của thời kỳ đẩy
mạnh CNH-HĐH.
2.2 Khả năng MMTB hiện có của Tổng công ty.
Chất lượng Ilmenite của Việt Nam rất phù hợp cho việc chế biến pigmen
Titan, nhu cầu Pigmen Titan trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng.
Nhu cầu hiện của Việt Nam là 15.000 tấn pigmen Titan/năm và mức tăng hàng
năm khoảng 10%. Công nghệ sử dụng trực tiếp nguồn Ilmenite tự nhiên có hàm
lượng trung bình 51% TiO2, suất đầu tư thấp, chi phí vận hành thấp, các hoá
chất được sử dụng trong quá trình chế biến được tái sử dụng tuần hoàn để Giảm
thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Các giai đoạn khai thác, chế biến quặng Titan:
Giai đoạn 1: Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản: việc đánh giá
tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất,
làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm đồ.
Giai đoạn 2: Khảo sát khoáng sản: hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài
nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng
để thăm đồ.
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Giai đoạn 3: Thăm đồ khoáng sản: hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác
định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc
lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản.
Giai đoạn 4: Khai thác khoáng sản: hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào,
sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
Giai đoạn 5: Chế biến khoáng sản: hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản,
hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
Giai đoạn 6: Tiêu thụ khoáng sản: hoạt động cung cấp sản phẩm ra thi
trường.
Quá trình sản xuất quặng tại TCTphải trãi qua nhiều quá trình phức tạp trên
các MMTB khác nhau cũng nhuư bàn tay khéo léo của của người công nhân mới
cho sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên ta có thể tổng quát quá trình công nghệ sản
xuất quặng như sau:
Quy trình tuyển quặng Titan:
Sản phẩm
Quy trình tuyển thô:
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
: Đường quặng : Đường trung gian : Đường cát :Đường cấp
liệu
Quy trình sản xuất Ilmenite:
Đường từ tính Đường TG Đường KTT Đường cấp
liệu
Sản xuất Ilmenite tại Xưởng phụ
TG TT
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Đường từ tính Đường trung gian Đường không từ Đường cấp
liệu
Quy trình sản xuất nguyên liệu Zircon và Rutile:
`
`
Đường tinh quặng Đường trung gian1 Đường trung gian2 Đường cát
thải
Trong những năm qua, TCT đã đầu tư hàng loạt công nghệ mới, tiên
tiến, MMTB hiện đại, từng bước cơ giới hoá các công đoạn sản xuất trên tất
cả các nhà máy như: dây truyền Nhà máy Zircon siêu mịn, Nhà máy cẩm
xuyên, Nhà máy Tuyển ướt 120T/h, Nhà máy Zircon - Rutile 1 vạn tấn/năm.
Cùng với với sự phát triển ngày càng nhanh những thiết bị sản xuất, dây
truyền công nghệ cùng với sự đồi hỏi về tính đồng bộ hiện đại của MMTB
đặt ra thách thức không nhỏ đối với TCT, đó là làm sao bắt kịp thời các
tính năng kỹ thuật, các phương pháp sử dụng thiết bị cũng như quy trình
sử dụng bảo dưỡng MMTB... Công tác cải tiến và chăm sóc công nghệ:
Thực hiện chủ trương của TGĐ chỉ đạo phòng ban và các đơn vị khai thác
Ilmenite phải tiếp tục duy trì và giữ bằng được KVN trong cát thải 0,3%
của Xí nghiệp khai thác và 0,5% ở kỳ Anh. TCT đã tích cực khảo sát,
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nghiên cứu mở rộng sản xuất bằng lựa chọn thiết bị hiện đại, công nghệ tiên
tiến tạo điều kiện cho TCTcung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt
chất lượng cao góp phần vào việc nâng cao uy tín, cũng cố và phát triển
thương hiêu và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, như Dự án
pigmen Titan là dự án chế biến sản phẩm Titan lần đầu tiên ở nước ta
nhằm tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, Giảm việc xuất khẩu thô và
thay thế nhập khẩu, bước đầu cho công nghiệp sản xuất Dioxit Titan; việc
đầu tư đồi hỏi vốn lớn và có những rủi ro do nước ta chưa có kinh nghiệm
thực tiễn.
2.3 Nguyên liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu.
Báo cáo trữ lượng Ilmenite Các mỏ, điểm quặng sa khoáng ven biển và quặng
gốc Việt Nam.
- Vùng quặng gốc thuộc địa phận tỉnh Bắc thái.
Mỏ Cây Châm huyện Phú Lương trữ lượng Cấp C+C1+C2= 4.834.000 tấn.
- Vùng mỏ quặng sa khoáng ven biển thuộc địa phận các tỉnh; Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị- Huế gồm:
20 mỏ quặng và 4 điểm quặng tổng trữ lượng:
Ilmenite: 14.622.868 nghàn tấn.
Zircon: 1.179.7 nghàn tấn.
Vùng ilmenite chôn vùi thuộc đới Duyên hải thuộc tỉnh Hà Tĩnh ở độ sâu mực
nước 0-15(m)
Trữ lượng Ilmenite dự báo là 4.653,549 tấn.
- Vùng sa khoáng ven biển Các tỉnh Bình Định, phú Yên, Khánh Hoà.
Tổng trữ lượng Ilmenite các mỏ Đề Zi, cát khánh, sông cầu ...
cấp C1+C2 = 1.630.000 tấn; trữ lượng Zircon = 33.800 tấn.
- Vùng sa khoáng ven biển thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận.
Trữ lượng IL Cấp C1 +C2 là 1.680.000 tấn; trữ lượng Zircon 187.000tấn.
Tổng trữ lượng IL cả nước là 27.420.462 nghìn tấn trong đó các mỏ sa khoáng
là 22.586.462 nghìn tấn, quặng gốc là 4.834 nghìn tấn.
Bảng Trữ lượng mỏ tài nguyên các mỏ, điểm quặng sa khoáng ven biển.
TT
Tên Mỏ
Trữ lượng ( ngàn tấn )
C1
C2
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
P1
P2
IL
Rutil
Zr
IL
Rutil
Zr
IL
Zr
IL
Zr
1
Quãng Đông- Quãng Bình
70.9
11.4
59.7
7.7
2
M.Ngư Thuỷ, Quãng Bình
257,6
37,3
3
M.Vĩnh Thái, Quang Trị
123,8
25
258,8
41,0
171,4
22,38
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
M.Kế Sung, Huế
3000
20
5
Mỏ Bắc Cửa Việt
2.084
428,0
6
Mỏ Thuận An - Huế
660.0
46.0
166.0
906.0
64.0
199.0
7
Mỏ Quảng Nhạn, Huế
1.322
240,7
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Cộng
783,8
46,0
191
1.236
64,0
251,4
3.894
735,3
300
20
Tổng cộng:
C1 +C2: ILmenite 2019,5 ngàn tấn; Rutil 110,0 ngàn tấn; Zircon 442,4v ngàn tấn.
C1+C2: Ilmenite 4.194,4 ngàn tấn; Zircon 755,3 ngàn tấn.
Bảng báo cáo tổng hợp Mỏ sa khoáng Ilmenite Hà Tĩnh.
TT Tên Mỏ
Trữ lượng các cấp ( tấn khoáng vật nặng )
Tổng Trữ lượng
B C1 C2 P
1 2 3 4 5 6 7
1 Cẩm hoà 653.393 180.612 184.698 1.018.703
2 Kỳ Khang 1.317.416 250.259 1.567.675
3 Kỳ xuân 234.959 65.058 300.017
4 Cẩm nhượng 114.165 49.026 163.191
5 Cẩm thăng 285.667 285.667
6 Phổ thịnh 850.636 850.636
7 Cẩm sơn 30.411 30.411
8 Cương gián 100.981 100.981
9 Song nam 47.771 47.771
10 Vân sơn 36.904 36.904
11 Xuân sơn 8.352 8.352
12 Kỳ phương 25.916 25.916
13 Kỳ Lợi 30.265 30.265
14 Kỳ Ninh 140.579 140.579
15 Hoàn Lê 31.000 31.000
Tổng cộng 767.558 1.782.013 2.088.497 4.638.068
Các Dự án là cần thiết và phù hợp với luật Khoáng sản về khuyến khích chế
biến sâu Khoáng sản, làm ra sảm phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Tuy
nhiên, về quy mô, công nghệ, thiết bị nhà máy cần phải được nguyên cứu cân
nhắc cụ thể trên cơ sở nguồn quặng Titan hiện có của nước ta để giải quyết vấn
đề nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ công nghiệp chủ trì xây dựng
quy hoạch thăm đồ, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Titan trình Chính phủ để
xem xét và phê duyệt.
Để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sa khoáng Titan ven biển
phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thì việc nghiên cứu, tìm ra
các phướng pháp chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiệm vụ hàng đầu của Tổng công ty. Để đảm bảo nguồn tài nguyên dự trữ ổn
định lâu dài cho hoạt động của nhà máy TCT chủ động cần hạn chế khai thác và
chế biến quặng Titan.
2.4 Tổ chức quản lý TCT.
TCT có 1 Xí nghiệp khai thác quặng Titan và có 6 Xí nghiệp chế biến
khoáng sản, đặc biệt trong đó có nhà máy chế biến Zircon siêu mịn đầu tiên và
duy nhất ở Việt Nam. Nhà máy mới được trang bị các dây truyền hiện đại của
Tây Ban Nha và Italia.
Sơ đồ của TCT trong lĩnh vực khai thác và chế biến quặng Titan.
Hội đồng quản trị: là cơ quan địa diện trực tiếp chủ sở hữu nhà
nước tại Tổng công ty, có quyền nhân danh TCT để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và
quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền sở hữu
và trách nhiệm của chủ sở hữu.
Ban kiểm soát do HĐQT lập để giúp HĐQT kiểm tra, giám sát tính
hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều
lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT, chủ tịch HĐQT.
Tổng giám đốc: là người đại diện cho pháp luật, điều hành hoạt động
hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định
của HĐQT, phù hợp với điều lệ Tổng công ty, chiụ trách nhiệm trước
HĐQT và pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Qua hình vẽ trên chúng ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý của TCT quán
triệt kiểu cơ cấu trực tiếp - chức năng để tránh tình trạng tập trung chồng
chéo, trùng lặp, hoặc bỏ sót nên chức năng quản lý được phân công phù
hợp cho các đơn vị.
Cơ cấu này thể hiện sự phân công phân cấp phù hợp với các điều kiện
đặc thù của TCT và năng lực cán bộ chủ chốt, cơ cấu tổ chức được thiết kế
thành các bộ phận quản trị và các cấp quản trị, số cấp trong TCT là rất lớn
cho phép Tổng công ty có thể điều khiển phối hợp các hoạt động của các
đơn vị cơ sở, các nhân viên, có thể bố trí nhân sự và nguồn lực vào nhiệm
vụ của TCT và các công ty con, TCT sẽ có thể phối hợp những hoạt động
của mình nhằm theo đuổi những nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Thông qua mô
hình này TCT điều phối được các hoạt động của CBCNV trong toàn Công
ty làm việc với nhau và thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của
TCT một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, Mô hình này có thể dẫn đến các nhà
quản trị có xu hướng mất khả năng kiểm soát toàn bộ cơ cấu tổ chức vì có
quá nhiều cấp quản lý sẽ ngăn cản việc trao đổi thông tin và phối hợp giữa
các nhân viên, các chức năng, làm tăng chi phí hành chính.
Các chức năng của TCT được triển khai trong mối tương quan với các hoạt
động tạo ra giá trị để làm nâng cao hiệu quả, chất lượng, đổi mới công nghệ
hoặc có trách nhiệm với khách hàng. Vì vậy cho phép các đơn vị có thể thực
hiện các chúc năng, kỹ năng của mình được chuyên môn hoá và có hiệu lực đối
với từng lĩnh vực mà các đơn vị cơ sở đang kinh doanh, qua đó phát huy hơn
nữa lợi thế sản xuất kinh doanh của Công ty mình đáp ứng với yêu cầu, nhiệm
vụ và sự phát triển an toàn bền vững của TCT trong giai đoạn mới.
Mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" tại Tổng công ty, nó cho phép TCT
không ngừng tăng trưởng và đa dạng hoá trong khi vẫn đảm bảo khả năng kiểm
soát mọi hoạt động của Tổng công ty. Trước hết đó là mỗi Công ty con có một
dây truyền sản xuất riêng được đặt trong Công ty con với tất cả các chức năng
hỗ trợ. Trong mô hình đa bộ phận này, các công việc hằng ngày tại các Công ty
con thuộc trách nhiệm của các cán bộ quản lý, quản lý Công ty con có trách
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiệm thực hiện. Tuy nhiên các cán bộ quản lý trung tâm bao gồm các thành
viên của ban Giám đốc, cũng như giám đốc điều hành có trách nhiệm xem xét
các kế hoạch dài hạn và các hướng dẫn, phối hợp giữa các công ty con. Chính sự
liên kết giữa các đơn vị thành viên của TCT với sự quản lý tập trung trong toàn
TCT cho thấy trình độ phân cấp ngang dọc rất cao trong tổ chức. Mô hình "Công
ty mẹ - Công ty con" nếu TCT quản lý có hiệu quả ở cả hai cấp Công ty mẹ và
Công ty con thì cơ cấu này có thể đồng thời tăng cả lợi nhuận toàn TCT, vì chúng
cho phép tổ chức thực hiện nhiều loại sản phẩm của TCT tổng hợp hơn.
Chương II
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HTQLCL THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2000 TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN
VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, với những số liệu về quá trình hoạt động của Tổng công ty
Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh trong những năm gần đây, chúng ta thấy
rằng mặc dù có rất nhiều khó khăn chung cũng như khó khăn riêng về nguyên
vật liệu, MMTB, tay nghề công nhân. Cụ thể:
Thuận lợi:
- Được kế thừa truyền thống nhiều năm hoàn thành kế hoạch và sự phát
triển ổn định của năm 2004, tạo đà phát triển thuận lợi cho năm 2005.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Tổng công ty, sự
phối hợp chặt chẻ giữa phòng ban và đơn vị bạn.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các Nghành, chính quyền và nhân
dân địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng và An ninh trên vùng mỏ.
- Có đội ngũ cán bộ CNV có kinh nghiệm sản xuất và tin tưởng vào sự
lãnh đạo của TCT cũng như Xí nghiệp. MMTB làm việc ổn định phù hợp với
yêu cầu sản xuất.
- Được sự tăng cường chỉ đạo của đoàn công tác, đã tạo cho Xí nghiệp giải
quyết nhiều công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thiện đã
từng bước hoàn thành công nghệ tuyển, đảm bảo yêu cầu năng suất, chất
lượng sản phẩm và cát thải.
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Khó khăn:
Tài nguyên Khoáng sản ngày một cạn kiệt, hàm lượng quặng ngày càng
nghèo, đồng thời các yêu cầu về sản phẩm ngày càng tăng. Công tác đền bù giải
phóng mặt bằng khai thác ngày càng khó khăn và phức tạp.
Đơn vị hoạt động trên địa bàn rộng, tiếp xúc với nhiều đối tượng xã hội,
điều kiện thông tin liên lạc còn khó khăn.
MMTB hoạt động quá thời gian, hư hỏng nhiều, công nghệ tuyển còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ thu hồi để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
kéo dài tuổi thọ Mỏ.
Trình độ của CBCNV còn hạn chế nên trong quá trình sản xuất sản xuất
cũng như quản lý con gặp nhiều bất cập.
Song với nỗ lực của toàn bộ công nhân viên đặc biệt trong công tác quản lý
chất lượng, TCT đã đạt được một số kết quả đáng mừng, đặc biệt là uy tín sản
phẩm của TCT trên thị trường thị phần của TCT ngày càng được mở rộng, chất
lượng và giá thành phù hợp. Với phương trâm hoạt động không ngừng cải tiến
HTQLCL cung cấp sản phẩm và dịch vụ thoả mãn yêu cầu của khách hàng về
chất lượng, số lượng, thời gian và tiến độ giao hàng, giá cả hợp lý. Được sự chỉ
đạo sát sao của ban giám đốc với nỗ lực chung của toàn thể CBCNV của TCT đã
xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9001.
HTQLCL của TCT đã và đang ngày càng hoàn thiện và áp dụng vào tất cả
các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tiêu chí "Chất lượng sản phẩm
là hàng đầu, là chiến lược cho sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty", TCT đã
đầu tư MMTB hiện đại cho phòng phân tích thủ nghiệm nhằm kiểm soát và
nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó mà công tác quản lý chất lượng ngày
càng hoàn thiện, từ đó chất lượng sản phẩm TCT ngày càng ổn định và nâng
cao. Tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng Giảm đáng kể, số lượng sản phẩm giữ lại
không được xuất khẩu và tình hình khiếu nại được TCT giải quyết triệt để. Nhờ
đó mà sản xuất của TCT ngày càng cũng cố và phát triển, tạo đủ công ăn việc
làm thường xuyên cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp và Doanh
thu tăng lên rõ rệt. Hàng năm TCT đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách với
Nhà nước và đảm bảo đời sống cho Công nhân. Một số chỉ tiêu được phản ánh
qua các năm như sau:
TT Diễn giải
Đơn
vị
TH
2003
TH
2004
TH
2005
So sánh
Tồn
kho 27/12/05
04/03 05/04
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
Sản phẩm sản xuất
IL (Loại 1,2,3) Tấn 131..907 159.851 133.846 121 84 33.432
Zircon '' 7.747 9.364 6.634 121 71 437
Zircon siêu mịn '' 855 4.523 2.953 5.29 65 60
Rutin '' 3.275 1.807 2.881 55 159 411
Than 29115 24550 14305 84 58% 30296
Man gan 24164 34505 39351 143 114% 18114
Vàng kg 22,80 23 7.2 101% 31% 13,7
2
Sản phẩm tiêu thụ ''
IL (Loại 1,2,3) '' 157.380 162.009 148703 103 92%
Zircon '' 6.630 5.400 3.240 81 60%
Zircon siêu mịn '' 938 4.395 2.865 469% 65%
Rutin '' 586 92 190 16 207%
Than '' 8.776 15.770 20.191 180 128%
Man gan '' 25.680 37.021 23.621 144 64%
Vàng kg 29,3
3 Doanh thu trđ 310.619 389.361 443760 125 114%
KDTM+K.sạn tr. đ 55.318 72880 92536 132 127%
4 Doanh thu XK 243.911 301.255 312540 124 104%
5 Kim nghạch XK USD 15.713.836 19.056.925 19.668.997 121 103%
6 LN tr. đ 43.157 54.039 59.443 125 110%
8 LN sau thuế 37.917 46.407 51.030 122.391110%
9 TSCD tr. đ 190.849 222.997 278.263 117 125%
10 Tổng vốn kinh doanh 190.125 225.008 295.551 118 131%
11 Nộp NSNN 14.318 18.747 19.314 131 103%
Thuế TNDN 7.051 6.300 8.540 89 136%
12 Lao động 2.290 2.970 3.000 130 101%
Thu nhập BQ 1.250 1.300 1.350 104 104%
13
trích lập các quỹ 34.818 44.006 45.705 126 104%
LN/DT 13,98 1.388 1.343 100 97%
14 LN/ VKD 22,70 2.402 2.016 106 84%
15Số dư tiền vày NH 10.930 7.000 9.632 64 138%
16 Số dư tiền vày DH 19.247 14.602 8.808 76 60%
1.2 Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động khai thác chế biến ta thấy chữ
lượng quặng khai thác chế biến tại các đơn vị như sau:
Giá trị sản xuất công nghiệp:
Năm 2004 khối lượng sản phẩm IL tăng so với năm 2003 nguyên nhân chính
do 3 loại sản phẩm: IL thực tế tăng 2,9% (tương ứng với 3.571m3), sản phẩm IL
tăng 23,6% (tương ứng tăng 23.711 m3). Trong đó khối lượng IL thực tế tại Xí
nghiệp khai thác tăng 14,1 % (tương ứng 796,8 m3), . Do trữ lượng khai thác
tăng và hàm lượng IL trong Titan cao nên sản phẩm chế biến năm 2004 của
TCTtăng lên ở các Xí nghiệp Khoáng sản Cẩm xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà nên
khối lượng sản phẩm Zircon và Rutile đều tăng lên đáng kể. Cụ thể nguyên liệu
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
Zircon chuẩn cung cấp cho Xí nghiệp Zircon Cẩm Xuyên tăng 0,5% tương ứng
8,23m3, IL thải 1 tăng 9,1% (tương ứng 16.886 m3). Điều này đã làm cho sản
phẩm tiêu thụ của TCT trên thị trường tăng lên, trong đó tăng chủ yếu là
Ilmenite 0,3% (tương ứng 4.629 m3) và Zircon siêu mịn tăng 369% tương ứng
3.457 m3, trong giai đoạn này TCT đã chú trợng vào chế biến Zircon siêu mịn
hơn là xuất khẩu thô loại sản phẩm này nên khối lượng tiêu thụ của Zircon Giảm
xuống để cung cấp nguyên liệu cho Xí nghiệp Zircon Cẩm Xuyên .
Năm 2005 do nguồn khoáng sản ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là nhà nước ra
chỉ thị không cho phép các Doanh nghiệp xuất khẩu thô quặng Titan sang các
nước, việc giải phóng mặt bằng còn rất chậm, chi phí bỏ ra lớn và đặc biệt trong
năm 2005 Đội Cẩm Dương phải ngưng sản xuất 14/9-9/11 tại thôn Rạng đông
do nhân dân địa phương không cho khai thác. Tổng chi phí đền bù và giải phóng
mặt bằng năm 2005 là: 544.446.000 Đồng, tình trạng do công tác kiểm tra của
các ca Trưởng, Cán bộ Kỹ thuật không thường xuyên nên sản phẩm không đạt
yêu cầu phải gia công lại, với những đội đã tuyển xong công nghệ tuyển cụm 12
vít do ý thức chăm sóc công nghệ chưa tốt nên xuất hiện tình trạng cát thải vượt
yêu cầu 0,3% KVN, nên khối lượng sản phẩm khai thác chế biến Giảm mạnh,
đặc biệt sản phẩm IL loại 1,2,3 Giảm 16% tương ứng 25.664 m3. Do nguồn
nguyên liêu sau chế biến IL Giảm nên làm cho các loại sản phẩm kèm theo cũng
Giảm như: Zircon Giảm 29%, zircon siêu mịn Giảm 35%, hàn lượng KVN để
chế biến Rutile cao nên khối lượng sản phẩm Rutil tăng lên nhưng không đáng
kể. Tuy nhiên khối lượng sản phẩm tiêu thụ của TCTcho thị trường vẫn ít biến
động do TCTđã chủ động dự trữ để cung cấp cho khách hàng, sản phẩm dự trữ
nhiều nhất là IL với khối lượng 33.432 m3 nên sản phẩm tiêu thụ chỉ Giảm 8%
tương ứng 13.036 m3, Zircon Giảm 40% t ư ơng ứng 2.160 m3, zircon siêu mịn
Giảm 35% tương ứng 1.530 m3, Rutil tiếp tăng 107% tương ứng 98 m3.
Lợi nhuận và Doanh thu:
Doanh thu thuần năm 2004 so với năm 2003 mức tăng là là 78.728 triệu
đồng (tương ứng với tăng 25,35%). Doanh thu thuần năy 2005 tăng so với năm
2004 là 53,049 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,63%). Bình quân trong
một đồng Doanh thu tỷ trợng giá vốn năm 2004 so với năm 2003 có Giảm 0,9%
(62,13 - 63,03), nhưng năm 2005 lại tăng 1,17% so với năm 2004 (63,30 -
62,13%). Tỷ trợng chi phí bán hàng năm 2004 Giảm 1,01% (15,42-16,43) nhưng
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm 2005 lại tăng so vớinăm 2004 là 1% (16,42-15,42) còn tỷ trợng chi phí
quản lý doanh nghiệp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,57% (7,92%-6,72%)
và năm 2005 lại Giảm so với năm 2004 là 43$ (6,86%-7,92%).
Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của TCTlà 54,201 triệu đồng tăng so với
năm 2003 là 11.045 triêu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,59% và năm
2005 lợi nhuận trước thuế tăng 9,9 %. Trong đó, chủ yếu là lợi nhuận thuần từ
hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 5.181 triệu đồng, tương ừng là 9,57%.
Như vậy nguyên nhân chủ yếu của tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận năm
2005 so với năm 2004 thấp hơn tốc độ tăng của năm 2004 so với năm 2003.
Chính sách Nhà nước thay đổi hạn chế xuất thô một số sản phẩm chất lượng
thấp như: Ilmenite thải và Mangan. Bên cạnh đó, do thời gian giải phóng mặt
bằng gặp khó khăn nên thời gian ngừng nghỉ sản xuất không đạt chỉ tiêu kế
hoạch sản xuất dẫn đến thiếu nguyên liệu cho các nhà máy tuyển tinh đặc biệt là
nhà máy Zirconl siêu mịn. Các loại nguyên vật liệu đầu vào giá tăng nhanh như:
xăng dầu, sắt thép… dẫn đến giá thành các loại sản phẩm tăng nhanh, tỷ trợng
giá vốn trong một đồng doanh thu tăng 1.17% so với năm 2004. ngoài việc duy
trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh TCTcũng rất chú trợng đến việc
tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống tốt cho CBCNV. TNBQ trên đầu người của
TCT không ngừng tăng lên so với tổng số CBCNV năm 2005 hơn 3000 người
nhưng Thu nhập của năm sau cùng cao hơn năm trước (năm 2003 bình quân thu
nhập trên đầu người là 1.250.000 đồng/người, còn năm 2005 bình quân thu nhập
1.350.000 đồng/ người). TCT luôn thực hiên nộp ngân sách Nhà Nứơc vượt kế
hoạch giao (năm 2003 tổng nộp ngân sách 9.929 triệu đồng) và năm 2005 là
19.314 triệu đồng.
II. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO
9001:2000 TẠI TỔNG CÔNG TY.
Hiện nay, ISO là một trong những chứng chỉ chất lượng quốc tế quan
trợng đối với Các đơn vị, TCT nhận thấy sự thay đổi đáng kể về năng suất,
chất lượng do phong trào chất lượng đã mang lại. Trước tiên, chất lượng
Quặng do doanh nghiệp làm ra ngày càng được khẳng định, không chỉ đẩy lùi
sản phẩm ngoại nhập, mà còn tham gia vào công tác xuất khẩu ngày càng
nhiều. Giá trị quặng Titan và các sản phẩm kèm theo được xuất khẩu của Việt
Nam gia tăng mỗi năm đã chứng minh thành công của phong trào chất lượng.
Đồng thời với chất lượng, công tác quản lý trong doanh nghiệp đã có sự phát
triển vượt bậc so với trước đây. Nhờ áp dụng hệ thống chất lượng mà trình độ
quản lý của doanh nghiệp theo kịp với các nước trong khu vực. Nhà quản lý
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44
kiểm soát được công việc và doanh nghiệp; người lao động hiểu rõ ràng hơn
trách nhiệm và quyền hạn của mình trong sản xuất. Điều này đã giúp doanh
nghiệp Giảm được chi phí, gia tăng năng suất lao động. Nhiều đơn vị thay đổi
chủ động bỏ hệ thống cũ và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế.
Có hai nguyên nhân dẫn đến thành công của TCTđó là sức ép của hội
nhập và cạnh tranh của thị trường, buộc doanh nghiệp phải cải cách hệ thống
quản lý ổn định hơn và hiện đại hơn và vài trò của Nhà nước thay đổi cách
quản lý từ cơ chế giám sát chuyển sang hỗ trợ để doanh nghiệp tự quyết định
chất lượng sản phẩm.
Sự thay đổi này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện tinh thần đổi mới, doanh nghiệp
tự chủ thay vì dựa hoàn toàn vào Nhà nước. Có thể khẳng định, phong trào chất
lượng đã làm thay đổi rất lớn các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Để đạt được
sự thành công này, thì việc thay đổi cách thức quản lý hay cải tiến nâng cao trình
độ hệ thống hiện có để tạo ra nó là một việc làm thiết thực và phải được đảm
bảo một mô hình quản lý nhất định, nhận thức được tầm quan trợng của công tác
quản lý chất lượng trong cạnh tranh và phát triển TCTđã lựa chọn mô hình đảm
bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để áp dụng và vận hành tại tổ
chức.
2.1 Lựa chọn mô h ình QLCL:
Việc xây dựng HTQLCL theo mô hình ISO 9001 phụ thuộc vào một số yếu
tố như tính chất kinh doanh, tình trạng kiểm soát chất lượng hiện hành tại
TCTvà yêu cầu của thị trường. Ban lãnh đạo TCT tin tưởng vào việc áp dụng
HTQLCL ISO:9001 sẽ đem lại lợi ích cho việc kinh doanh, từ đó Lãnh đạo
TCTđịnh hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu
và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi
ích thiết thực cho tổ chức. Ban lãnh đạo TCT xem HTQLCL là điều kiện quan
trợng để TCTđứng vững trên thị trường và mở rộng thị trường, đặc biệt là thị
trường mới.
Khi TCTlựa chọn mô hình xây dựng và áp dụng HTQLCL thì TCTlần lượt
xem xét:
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ mô hình lựa chọn HTQLCL:
Đánh giá nhu cầu:
Nhu cầu Thị Trường: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế
giới, khu vực và trong nước, yêu cầu đặt ra đối với sự tồn tại đứng vững trong
thị trường cạnh tranh và phát triển của Tổng công ty là cung cấp cho khách hàng
sản phẩm có chất lượng ổn định và giá cả hợp lý, không ngừng cải tiến liên tục
chất lượng sản phẩm thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với tỷ trợng sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang các nước thì đồi hỏi nay càng cấp
thiết hơn, buộc công ty phải có những bước đi thích hợp mang tầm chiến lược để
kịp thời thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Trước tiên, Tổng công ty
phải thay đổi căn bản cách thức, lề lối quản lý chất lượng để đảm bảo sản phẩm
cung cấp cho khách hàng luôn ổn định và tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó mà
giữ vị thế cạnh tranh và từng bước phát triển.
Yêu cầu của Khách Hàng: Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang
Nhật Bản, Mỹ, thụy điển, Australia, ... Đây là những thị trường rất cao và yêu
cầu khắt khe về tiêu chí chất lượng sản phẩm và các tiêu chí khác của Tổng công
ty để có thể tiếp tục duy trì sản phẩm tiêu thị tại các thị trường hiện có thì sản
phẩm Tổng công ty cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu chất lượng sản phẩm mà
thị trường đó chấp nhận cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của
cộng đồng các nước. Để đảm bảo điều đó, TCT phải xây dựng và áp dụng mô
hình quản lý chất lượng được các nước nhập khẩu và thế giới thừa nhận để làm
tiêu chuẩn đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Yêu cầu điều chỉnh của Tổng công ty: Để cạnh tranh thành công trong môi
trường hiện nay và nhất là sự hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế thế giới
SV: Dương Xuân Bình - QTCL44