Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp tăng cường hỗ trợ vốn cho các DNVVN trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.58 KB, 60 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế
của đất nước là sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp mà chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theosố liệu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, kể từ khi Luật Doanh
Nghiệp của nước ta được ban hành và đưa vào thực hiện, từ năm
2000 đến cuối năm 2003 đã có hơn 72.000 doanh nghiệp được
thành lập, và chỉ tính riêng năm 2008, số lượng doanh nghiệp
đăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 52.162
doanh nghiệp, vượt mức tổng số doanh nghiệp trước giai đoạn
2000. Với sự đa dạng về thành phần sở hữu, doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân.
Tuy nhiên, các DNVVN ở nước ta còn có nhiều hạn chế,
đặc biệt là qui mô quá nhỏ bé so với quy mô doanh nghiệp thông
thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi, mà
nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn.Điều này gây khó khăn lớn
cho các DNVVN nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Như chúng ta đã biết, vốn là một trong 4 yếu tố đầu vào
quan trọng của quá trình sản xuất. Nhưng hiện nay, việc các
DNVVN tiếp cận các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng
gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi còn phải dùng tới nguồn tín
dụng đen với lãi suất cắt cổ.
Vì vậy trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh
Tây Hà Nội,em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường
hỗ trợ vốn cho các DNVVN trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện
1
nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội” .Với đề tài nghiên
cứu này, em hi vọng được đóng góp một phần nhỏ bé trong việc
giải quyết vấn đề kinh tế bức xúc nhất hiện nay đó là hỗ trợ vốn


cho các DNVVN để phát triển kinh tế đất nước.
Tuy đã có nhiều cố gắng song bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót.Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo
hướng dẫn thực tập và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Huy Đức và
các anh chị tại phòng Kế hoạch Tổng hợp của NHNo&PTNT chi
nhánh Tây Hà Nội đã có nhiều cố gắng giúp đỡ em hoàn thành
bài viết này.
2
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ VỐN
CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI
TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)
Có rất nhiều ý kiến khác nhau khi đưa ra khái niệm về SMEs.Hiện
nay trên thế giới có rất nhiều loại hình Doanh nghiệp đa dạng và phong phú
trong nền kinh tế, nếu chúng ta căn cứ vào qui mô hoạt động của các Doanh
nghiệp thì các loại hình Doanh nghiệp được chia ra làm 2 loại: doanh nghiệp
lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các tiêu chuẩn xác định qui mô Doanh
nghiệp nhìn chung ở các quốc gia đó là: số lượng lao động, tổng nguồn vốn
(tổng tài sản) và doanh thu trung bình hàn năm. Nhưng nhìn chung có thể
hiểu SMEs theo nghĩa thông thường là những cơ sở sản xuất kinh doanh
tương đối nhỏ, qui mô không lớn lắm, có tư cách pháp lý, chuyên môn hóa
thấp, qui mô vốn thấp, số lượng lao động và doanh thu hàng năm thấp.Tuy
nhiên khó có thể đưa ra khái niệm chuẩn về SMEs cụ thể bởi vì qui mô lớn
hay nhỏ ở mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế ở mỗi
quốc gia đó, hơn nữa cách xác định SMEs trong từng ngành nghề kinh
doanh là khác nhau, ví dụ như Doanh Nghiệp công nghiệp có thể coi là nhỏ

trong khi một Doanh Nghiệp thương mại cùng cỡ là Doanh nghiệp vừa và
lớn bởi vì Doanh nghiệp Công nghiệp cần nhiều lao động hơn.
Trên thế giới, khái niệm SMEs đã được biết đến từ những năm đầu
của thế kỷ XX, và được quan tâm phát triển từ những năm 50 của thế kỷ
3
XX. Và theo định nghĩa của World Bank, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
được phân chia theo qui mô như bảng sau:
Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Loại hình DN Số lao động
Doanh thu
hàng năm (USD)
Tổng tài sản
(USD)
DN siêu nhỏ 1 – 9 < 0,1 triệu < 0,1 triệu
DN nhỏ 10 – 49 < 3 triệu < 3 triệu
DN vừa 50 – 300 < 15 triệu < 15 triệu
(Nguồn: )
Đây là cách phân loại chung được World Bank đưa ra sau khi thu thập
số liệu về SMEs ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới.Còn cách phân loại
SMEs ở các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) như sau:
Bảng 1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hội đồng EU
Loại hình DN Số lao động
Doanh thu
hàng năm (EURO)
Tổng tài sản
(EURO)
DN siêu nhỏ 1 – 9 <2 triệu <2 triệu
DN nhỏ 10 – 49 < 10 triệu < 10 triệu
DN vừa 50 – 249 < 50 triệu < 43 triệu
DN lớn > 250 > 50 triệu > 43 triệu

(Nguồn: )
Tuy nhiên ở Việt Nam khái niệm SMEs chỉ bắt đầu được biết đến từ
năm 1990 trở lại đây.Ở Việt Nam những năm gần đây, khi vai trò của Doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được khẳng định thì những quan điểm về tiêu
thức xác định SMEs cũng không thống nhất. Ngày 20/6/1998, Thủ Tướng
Chính Phủ đã ban hành công văn số 681/CP-KNT qui định tiêu chí tạm thời
4
xác định SMEs là những Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số
lao động bình quân dưới 200 người. Việc áp dụng một trong 2 tiêu chí hay
cả 2 tiêu chí lại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa
phương, từng ngành, từng lĩnh vực. Đây có thể là văn bản đầu tiên đưa ra
tiêu chí xác định SMEs, là cơ sở để thực hiện các biện pháp hỗ trợ khu vực
này. Đến ngày 23/11/2001, Chính Phủ ban hành nghị định 90/2001/NĐ-CP
về trợ giúp phát triển SMEs thì SMEs được định nghĩa như sau :” Doanh
nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo
pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao
động hàng năm không quá 300 người”. Đây được coi là văn bản chính thức
qui định về SMEs, là cơ sở cho các chính sách và biện pháp hỗ trợ của cơ
quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước.Sự phân loại này tồn tại cho
đến nay.Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của từng ngành, từng địa
phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có
thể linh hoạt áp dụng cả 2 tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong 2 tiêu chí
nói trên.
Theo nghị định này thì các SMEs bao gồm :
♦ Các Doanh nghiệp nhà nước có qui mô vừa và nhỏ thành lập và hoạt
động theo luật Doanh nghiệp.
♦ Các Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
doanh, công ty tư nhân qui mô vừa và nhỏ.
♦ Các hợp tác xã có qui mô vừa và nhỏ hoạt động theo luật hợp tác xã.
♦ Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP

về đăng ký kinh doanh.
Như vậy, 2 tiêu thức chính để xác định SMEs là vốn đăng ký và lao động
trung bình hàng năm :
5
♦ Vốn đăng ký : Đối với Doanh Nghiệp nhà nước thì vốn đăng ký là
vốn điều lệ được nhà nước cấp, đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, vốn đăng ký là vốn ghi trên đăng ký kinh doanh, giấy phếp đầu
tư.
♦ Lao động trung bình hàng năm : là số lao động bình quân mà Doanh
nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý lao động và có tham gia bảo hiểm
xã hội (không bao gồm số lao động mà Doanh nghiệp ký hợp đồng
thời vụ, hợp đồng công việc).
SMEs ở Việt Nam có một hệ thống thể chế hỗ trợ hoạt động dưới sự chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP
ngày 23/11/2001. Các cơ quan ban ngành của Chính phủ ở Trung ương phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức đại diện cho khu vực tư nhân và các nhà cung
cấp dịch vụ tư nhân cũng như nhà nước hỗ trợ SMEs nâng cao năng lực cạnh
tranh.
6
2. Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEs là một thực thể kinh tế và nó mang những đặc điểm riêng biệt
xuất phát từ qui mô của nó. SMEs ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm
giống với các quốc gia khác trên thế giới còn có những điểm riêng biệt đặc
trưng của một nước có nền kinh tế đang phát triển.
SMEs Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức
tổ chức Doanh Nghiệp như đã nêu ở phần trên.Trong một thời gian dài các
Doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau không dược đối xử bình
đắng. Chính điều này ảnh hưởng đến phong cách kinh doanh của các Doanh
Nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát về tiệm cận
nguồn lực không giống nhau. Bên cạnh đó theo đánh giá chung, hành lang

pháp lý cũng như môi trường kinh doanh như hiện nay vẫn chưa đáp ứng
được xu thế phát triển nhanh và đa dạng của SMEs. Đây là một thách thức
lớn, giống như một vật cản trong tiến trình phát triển của SMEs tại Việt
nam.
Mặc dù môi trường pháp lý trong những năm gần đây đã được cải
thiện nhiều song chưa nhanh và chưa thực sự cách mạng. Việt Nam đứng
thứ hạng 113/127 quốc gia do tạp chí Forbes xếp hạng về sự thuận lợi môi
trường kinh doanh. Tạp chí Forbes xếp tới các yếu tố như mức độ năng động
của nền kinh tế, tình trạng quan liêu tham nhũng. Việt Nam đứng cuối bảng
trong số các nước Đông Nam Á được xếp hạng.
Là những Doanh Nghiệp có qui mô vốn và lao động nhỏ, SMEs
thường là những Doanh Nghiệp khởi sự thuộc khu vực tư nhân. Đặc điểm
này đã làm cho các SMEs hoạt động tương đối khó khăn trong thời gian qua.
Thứ nhất về nguồn tài chính, SMEs bị hạn chế về nguồn vốn và khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Đây là đặc điểm chính chi phối các đặc
điểm khác của SMEs.
7
Với đặc thù là qui mô vừa và nhỏ, trung bình tổng tài sản của một
SMEs tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng (sơ đồ)
Vấn đề tiếp cận nguồn tín dụng cũng gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt là
trong tình trạng kinh tế lạm phát hiện nay. SMEs với nguồn vốn hẻo, lại
thêm những hạn chế do chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao, nên cơ hội
tiếp cận càng khó hơn. Với mức lãi suất 21% hiện nay, nhiều DN khó làm
việc hiệu quả để đảm bảo trả nợ và lãi ngân hàng. Trong khi tất cả các chi
phí tăng cao, và tăng nhanh, lợi nhuận làm ra khó để đảm bảo DN có lãi.
Mặt khác khi vay vốn Ngân hàng, SMEs gặp những thành kiến như ăn sâu
vào rễ, cùng với những thủ tục cho vay rườm rà và phức tạp, yêu cầu cho
vay khắt khe.
Nguyên nhân các ngân hàng e ngại khi cho SMEs vay vốn với những
lý do như sau :


o Thứ nhất là vì việc cho vay đối với SMEs khá khó do hệ thống
pháp lý của chúng ta không chặt chẽ. Ví dụ, tại các nước khác,
doanh nghiệp được nhìn nhận mức độ an toàn và rủi ro dựa trên
các đánh giá về xếp hạng điểm tín dụng. Như, nếu doanh
nghiệp không “sòng phẳng” trong thanh toán các công nợ, họ sẽ
bị “đánh tụt” về điểm số, và điều này sẽ gây khó khăn với
doanh nghiệp đó trong tương lai khi muốn tiếp cận nguồn vốn,
vì vậy ý chí tuân thủ pháp lý của họ rất cao.
♦ Trong khi đó tại Việt Nam, một vài doanh nghiệp chưa hình dung
được mức độ quan trọng của vấn đề này, nên tỷ lệ nợ xấu tại các ngân
8
hàng vẫn khá cao do các doanh nghiệp không có khái niệm trả nợ
đúng hạn.
o Thứ hai, ở Việt Nam, thông tin tài chính của doanh nghiệp chưa
thực sự công khai, nhiều doanh nghiệp vẫn “né tránh” việc
kiểm toán, dẫn đến công tác thẩm định từ phía ngân hàng đối
với doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và phức tạp.
Ngoài ra, việc thiếu minh bạch trong kiểm toán tài chính doanh
nghiệp cũng là lý do khiến ngân hàng thường đặt “nghi ngờ”
đối với chính doanh nghiệp này.
♦ Thứ ba, độ chín của các SMEs Việt Nam trong nghề vẫn còn thấp, do
các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp trẻ, chưa va vấp qua
nhiều chu kỳ lên xuống, thăng trầm của nền kinh tế chính vì vậy kinh
nghiệm ứng phó trong các hoàn cảnh cụ thể không cao, dẫn đến dễ đổ
vỡ.
♦ Thứ tư là thiếu tài sản bảo đảm, Vốn tự có tham gia vào dự án,
phương án của SMEs thấp nếu Ngân hàng cho vay, rủi ro với ngân
hàng cao, do đó Ngân hàng yêu cầu các điều kiện về tài sản bảo đảm
nghiêm ngặt hơn, nhưng phần lớn các Doanh Nghiệp lại thiếu tài sản

bảo đảm. Doanh nghiệp thường dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay
là tài sản cá nhân, trang thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường
có giá trị thấp nên không vay được nhiều, tài sản là trang thiết bị nên
phần lớn Ngân hàng ngại vì khó kiểm soát.
9
♦ Cuối cùng là khối DNVVN chịu tác động mạnh nhất bởi tình hình
kinh tế vĩ mô, sức khỏe của ngành tài chính. Do vậy, tác động lan tỏa
từ biến cố kinh tế vĩ mô đến các doanh nghiệp khu vực này là rất lớn.
Chính vì vậy ở Việt Nam, thông thường SMEs chủ yếu được thành lập
dựa trên vốn tự có, sự vay mượn của gia đình bạn bè và người thân, do đó
khả năng tài chính hạn chế, việc mở rộng sản xuất kinh doanh gặp nhiều trở
ngại. Nhiều khi Doanh nghiệp còn phải tiếp cận tới cả nguồn tín dụng đen
với lãi suất cắt cổ. Theo thống kê năm 2008, khoảng 50% doanh nghiệp có
vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% doanh nghiệp có vốn dưới 2 tỷ đồng, và có tới
90% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng ( Nguồn : Cục phát triển SMEs –
Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2008)
Thứ hai về năng lực quản lý, SMEs có năng lực quản lý còn hạn chế,
Các ông chủ của SMEs thường là những người lao động bình thường hoặc là
những kỹ sư, kỹ thuật viên có vốn tự có đứng ra thành lập doanh nghiệp để
hoạt động sản xuất kinh doanh. Những ông chủ, bà chủ này vừa là người
quản lý đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
vận hành máy móc tạo ra sản phẩm… nên trình độ chuyên môn hóa trong
quản lý không cao. Phần lớn những người chủ này điều hành Doanh nghiệp
theo cảm tính và kinh nghiệm mà không qua một trường lớp nào về quản lý
Doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra năm 2008 về thực trạng SMEs do Cục Phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KHĐT) tiến hành với sự tham gia của hơn
63.000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc.Theo số liệu thống kê, có tới
55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống,
trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ

thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%;
đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp
10
trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Điều
đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay những người có trình độ học
vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến
thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc
lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Sự thiếu hiểu biết về kiến thức quản lý kinh tế, pháp luật, đã khiến các
SMEs gặp những khó khăn trong việc hoạch định một chiến lược kinh doanh
rõ ràng, chưa xây dựng cho mình những bước đi trong tiến trình hội nhập khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Điều này cũng chính là một thách thức lớn cho SMEs khi Việt Nam
tham gia vào tiến trình hội nhập WTO, khi mà trình độ quản lý của SMEs
Việt Nam còn tụt hậu xa so với các nước trên thế giới.
Thứ ba về lao động, Số lượng, trình độ học vấn cũng như trình độ tay
nghề của lao động trong SMEs còn có nhiều hạn chế. Số lượng lao động
trung bình trong mỗi Doanh nghiệp cũng không lớn. Theo số liệu thống kê
cuối năm 2004, trong tổng số 88.222 SMEs hoạt động có 2.211.895 lao động
tương đương với tỷ lệ bình quân mỗi Doanh nghiệp có 25 lao động. Như vậy
qui mô về cả vốn và lao động của SMEs ở Việt Nam còn quá nhỏ bé so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một bất lợi lớn khi Việt Nam
gia nhập WTO. Với qui mô quá nhỏ bé như vậy, chưa kể đến trình độ công
nghệ lạc hậu đã buộc SMEs Việt Nam bỏ lỡ những hợp đồng lớn.
Trình độ của lao động tại SMEs còn thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông với trình độ khoa học kỹ thuật thấp, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ
thuật không cao. Mặt khác do không thể trả lương cao, các Doanh nghiệp
vừa và nhỏ thường chọn giải pháp là tuyển những nhân viên tiềm năng, sau
đó sẽ trang bị và đào tạo cho họ những kỹ năng để làm việc hiệu quả. Điều

11
có lợi nhất cho các doanh nghiệp ấy là chi phí "đào tạo" thấp và nhân viên
thích ứng với công việc dễ dàng hơn, song khi những nhân viên này được
dày công đào tạo, họ lại bị lôi kéo bởi những lời mời hấp dẫn hơn từ các
công ty khác. Điều này đã gây ra hiện tượng chảy máu chất xám từ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sang các doanh nghiệp lớn có uy tín.
Nguyên nhân chính của vấn đề này là do SMEs có qui mô vốn nhỏ,
qui mô hoạt động sản xuất nhỏ và doanh nghiệp không có đủ khả năng tài
chính cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn để thuê và giữ chân những người
lao động có trình độ cao. Mặt khác các ông chủ cũng chưa nhận thức được
tầm quan trọng của người lao động có trình độ tay nghề cao, do đó họ có
chính sách đãi ngộ chưa tương xứng với công sức của những lao động trình
độ cao đóng góp cho công ty. Bên cạnh đó theo tâm lý của người lao động,
họ không muốn làm việc tại SMEs cũng chi phối tới trình độ lao động trong
loại hình Doanh nghiệp này.
Thứ tư là về công nghệ, Trình độ sản xuất của Doanh nghiệp, khả
năng đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào yếu
tố công nghệ. Nhìn chung công nghệ tại SMEs ở Việt Nam còn lạc hậu và
chưa được quan tâm.
Về trình độ sử dụng công nghệ, một cuộc điều tra quy mô được Cục
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ KHĐT) tiến hành với sự tham gia
của hơn 63 ngàn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc vào cuối năm
2007, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà
phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp
trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về
công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp. Theo kết quả điều tra đánh giá
trên, hệ thống máy móc, thiết bị trong SMEs lạc hậu khoảng 10 – 20 năm
12
trong ngành điện tử, 20 năm đối với ngành cơ khí, và khoảng 70% công
nghệ ngành dệt may dã được sử dụng 20 năm.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số
doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55%
doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ - LAN, số doanh nghiệp có Website
là rất thấp chỉ 2,16%.
Đây là một kết quả rất đáng lo ngại vì khả năng tham gia thương mại
điện tử và khai thác thông tin qua mạng của các doanh nghiệp còn rất thấp,
chưa tương xứng với mong muốn phát triển thương mại điện tử của Chính
phủ.
Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý; trong khi trình độ về kỹ thuật
công nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của
doanh nghiệp có tỷ lệ rất thấp; chỉ 5.65% doanh nghiệp được điều tra có nhu
cầu về đào tạo công nghệ. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị ở Việt Nam chỉ đang ở
mức 5 – 7%, quá thấp so với mức bình quân 20% trên Thế giới. Công nghệ
lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1.5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế
giới.
Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, chưa coi
trọng đúng mức đến các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Mặc dù đây là yếu
tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.
Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các
doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp của các nước khác. Trong khi
các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công
nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp
13
Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên
quan đến doanh nghiệp, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ
thuật và công nghệ.
Công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ liên quan mật thiết đến năng
lực quản lý của Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt
thường là những Doanh nghiệp thường xuyên có những thay đổi (cải tiến,
đổi mới) công nghệ và cần nhiều vốn. SMEs ở Việt Nam có trình độ công

nghệ lạc hậu cũng do họ gặp khó khăn về vốn. Họ không có đủ tiềm lực tài
chính để nhập những công nghệ hiện đại, do đó họ thường sử dụng những
công nghệ cũ kỹ lạc hậu hiệu quả không cao. Thậm chí có những Doanh
nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu tới hàng chục năm. Việc sử dụng công
nghệ lạc hậu đã dẫn đến sản phẩm làm ra thiếu tính đa dạng, không đáp ứng
được chất lượng và mẫu mã sản phẩm, qui trình sản xuất kéo dài, tốn kém
nhiên liệu, do đó giá thành sản phẩm cao, sản phẩm kém tính cạnh tranh trên
thương trường.
Mặt khác hoạt động nghiên cứu, triển khai ở SMEs cũng ít có khả
năng thực hiện mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và cán bộ giỏi. Do đó
khó có khả năng hình thành công nghệ mới, hoặc những phát minh sang chế
được hình thành cũng khó được thực hiện, và do đó những phát minh, sáng
chế này bị các doanh nghiệp lớn mua lại với giá rẻ mạt.
Trên đây tôi đã đi nghiên cứu về bốn đặc điểm chính của SMEs Việt
Nam đó là : Vốn, Lao động, Năng lực quản lý, Công nghệ. Ngoài những đặc
điểm chính đó, còn có một số đặc điểm khác bị chi phối bởi bốn đặc điểm đã
kể trên :
SMEs thường sử dụng chính diện tích đất riêng của mình để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế nếu Doanh nghiệp muốn mở rộng qui
mô sản xuất kinh doanh đều rất khó khăn vì nằm trong tình trạng thiếu đất
14
để sử dụng mặt bằng. Việc xin cấp đất hoặc thuê đất của SMEs gặp nhiều trở
ngại bởi hồ sơ thủ tục khá phức tạp. Số địa phương cố gắng tạo điều kiện
thuận lợi đang còn rất ít. Và khi Doanh nghiệp thuê được đất thì lại gặp
nhiều trở ngại trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù.
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân chính là SMEs do năng lực tài chính hạn chế nên hoạt động
Maketing không được chú trọng và phát triển. Những khách hàng của họ chủ
yếu là những khách hàng quen thuộc trong phạm vi địa lý nhỏ hẹp. việc mở
rộng thị trường mới tương đối là khó khăn. Việt Nam gia nhập WTO, theo

qui định, Việt Nam phải mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối
nước ngoài. Với qui mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chiến
lược cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe dọa sự tồn tại
của SMEs Việt Nam.
Theo điều tra của Cục Phát Triển Doanh Nghiệp, có 66.95% doanh
nghiệp cho biết họ thường gặp khó khăn về tài chính, 50.62% Doanh nghiệp
thường gặp khó khăn về việc mở rộng thị trường, 41.74% Doanh nghiệp gặp
khó khăn về đất đai và mở rộng mặt bằng sản xuất, 24.23% doanh nghiệp
gặp khó khăn về các ưu đãi thuế, 19.47% Doanh nghiệp khó khăn vì thiếu
thông tin, 25.22% Doanh nghiệp gặp khó khăn về cắt giảm chi phí sản xuất,
17.56% Doanh nghiệp gặp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh
đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước cũng
gặp nhiều khó khăn, chỉ có khoảng 5.2% số Doanh nghiệp được tham gia,
23.12% số Doanh nghiệp khó được tham gia và 71.67% số Doanh nghiệp
không được tham gia.
SMEs bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong nhiều lĩnh vực, trong đó có
33.64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế toán, 31.62% số
nhu cầu đào tạo về quản trị Doanh nghiệp, 24.14% có nhu cầu đào tạo về
15
phát triển thị trường, 20.17% số Doanh nghiệp có nhu câuuf về đào tạo lập
kế hoạch, chiến lược khinh doanh, 12.89% có nhu cầu đào tạo về phát triển
sản phẩm mới, 13.5% có nhu cầu đào tạo về phát triển kỹ năng đàm phán và
ký kết hợp đông kinh tế, 11.62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân
lực, 10.85% Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dụng công nghệ thông
tin trong doanh nghiệp
Rõ ràng là các Doanh nghiệp đã nhân thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo
nhưng chưa được đáp ứng. Đây là vấn đề mà cá cơ quan chức năng cần tập
trung hỗ trợ đồng thời cũng là một thị trường đang cần nhiêu dịch vụ đào tạo
chất lượng cao.
Xét trong dài hạn, trước áp lực cạnh tranh của thị trường trong nước

và quốc tế, SMEs sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công
nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực
tài chính, cải thiện văn hoá doanh nghiệp cho các nhân viên để làm việc một
cách hiệu quả. Có như vậy mới có thể phát triển doanh nghiệp bền vững hơn
trong môi trường cạnh tranh quốc tế bởi nếu không doanh nghiệp sẽ không
thể tồn tại và sẽ bị phá sản, đánh bật ra khỏi thị trường nhất là trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế
SMEs đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân với nhiều hình
thức đa dạng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là
với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. SMEs đang
phát huy tích cực và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Ở mỗi
nền kinh tế, quốc gia hay lãnh thổ, SMEs có thể giữ những vai trò khác nhau
với mức độ khác nhau. Ở Việt Nam với đường lối kinh tế đúng đắn, SMEs
ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhìn
16
chung SMEs có những vai trò chính trong nền kinh tế đang phát triển như
sau :
Là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế,ở Việt Nam SMEs
chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp
đã thành lập trên toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng
góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp,
tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và
26% lực lượng lao động trong cả nước.
Tại nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, những nước
đang phát triển, những nước có nền kinh tế trong thời kì quá độ,
và những nước kém phát triển, tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường là một con số đáng kể. Với một nước có nền kinh tế phát
triển, theo nước Mỹ có đến 99.7% tổng số hãng kinh doanh có
thuê nhân công là doanh nghiệp nhỏ, tạo ra được 75 % số việc

làm mới và chiếm 96% tổng số các nhà xuất khẩu hàng hóa. Ở
khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nền kinh tế khá tiêu
biểu, theo điều tra của Tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan,
năm 2002, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 95% số doanh
nghiệp công nghiệp, tuyển dụng từ 85%-90% lực lượng lao động,
đóng góp trên 50% GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo
việc làm và xuất khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu ở
Thái Lan, là một kết cấu hạ tầng quan Theo Nguyễn Ngọc Phúc
(2005) doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chiếm khoảng 97%
trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp đã thành lập trên
toàn quốc. Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26%
GDP, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49%
17
việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và 26% lực lượng lao
động trong cả nước.
Tại nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, những nước
đang phát triển, những nước có nền kinh tế trong thời kì quá độ,
và những nước kém phát triển, tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ
thường là một con số đáng kể. Với một nước có nền kinh tế phát
triển, theo nước Mỹ có đến 99.7% tổng số hãng kinh doanh có
thuê nhân công là doanh nghiệp nhỏ, tạo ra được 75 % số việc
làm mới và chiếm 96% tổng số các nhà xuất khẩu hàng hóa. Ở
khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước có nền kinh tế khá tiêu
biểu, theo điều tra của Tập đoàn tài chính công nghiệp Thái Lan,
năm 2005, SMEs chiếm khoảng 95% số doanh nghiệp công
nghiệp, tuyển dụng từ 85%-90% lực lượng lao động, đóng góp
trên 50% GDP, có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và
xuất khẩu, phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu ở Thái Lan, là
một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty lớn xuyên quốc
gia trong và ngoài nước hoạt động tại Thái Lan. Ngày nay, tầm

quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quốc tế thừa
nhận, hoạt động và sự phát triển của chúng đóng vai trò lớn trong
sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
• Tạo việc làm cho người lao động: trong báo cáo của Ngân
hàng Thế giới, mức độ sử dụng lao động của các doanh nghiệp
nhỏ tăng gấp 4-10 lần, thu hút nhiều lao động. Điều này có ý
nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, một nước có số dân hơn 80 triệu,
nguồn lao động vẫn tăng liên tục và sức ép dân số tạo ra hiện
tượng di cư vào đô thị gây ra những khó khăn không nhỏ về xã
hội, giải quyết việc làm là một nhu cầu bức bách.
18
• Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập dân
cư: ở hầu hết các quốc gia các doanh nghiệp và nhỏ thường đóng
góp khoảng 20 -50% thu nhập quốc dân. Một khía cạnh khác là
các doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa,
hoạt động dựa trên nguồn lực, phát triển các công nghệ và kỹ
năng trong nước, điều này có ý nghĩa đòn bẩy giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng từ những tiêu cực xã hội.
• Đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: với quy mô kinh
doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả
năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường
mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục
hồi nhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế trên góc độ kinh
tế quốc gia. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ góp
phần tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển ý
tưởng và kỹ năng mới, thúc đẩy sự đầu tư giữa các nền kinh tế
trong và ngoài khu vực.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội sản
xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và dung
lượng thị trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn việc

làm tại chỗ, khai thác các nguồn nguyên liệu địa phương, đóng
góp đáng kể trong quá trình phân bổ thích hợp cho lực lượng lao
động đặc biệt là lao động nông nhàn, giảm bớt khoảng cách
chênh lệch giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, sự phát triển của loại hình doanh nghiệp còn tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa và đa dạng hóa các
ngành nghề, duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống
19
giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần xây dựng và
rèn luyện một lực lượng trẻ mới có năng lực và khả năng thích
ứng nhanh với nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được
quốc tế thừa nhận, hoạt động và sự phát triển của chúng đóng vai
trò lớn trong sự phát triển nền kinh tế quốc gia.
Bảng 1.3: tỷ trọng doanh thu của Doanh Nghiệp vừa và nỏ qua các
năm gần đây
Năm
Tổng doanh thu
(Tỷ đồng)
Tỷ trọng
doanh thu
DNV&N (%)
Theo quy mô lao động (%)
<5 5 - 200 200-300
2002 364844 86,5 4,9 74,2 4,4
2003 485104 82,0 4,2 70,6 7,3
2004 640087 81,5 4,4 72,5 4,6
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động: trong báo cáo

của Ngân hàng Thế giới, mức độ sử dụng lao động của các doanh
nghiệp nhỏ tăng gấp 4-10 lần, thu hút nhiều lao động. Điều này
có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, một nước có số dân hơn 80
triệu, nguồn lao động vẫn tăng liên tục và sức ép dân số tạo ra
hiện tượng di cư vào đô thị gây ra những khó khăn không nhỏ về
xã hội, giải quyết việc làm là một nhu cầu bức bách. Bên cạnh đó
khu vực nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại, nên không những
không thể thu hút thêm lực lượng lao động mà còn tinh giảm biên
20
chế để bộ máy nhà nước bớt cồng kềnh, nên tăng thêm lực lượng
lao động dôi dư. Khu vực đầu tư nước ngoài hàng năm cũng chỉ
tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm mới, một tỷ lệ không đáng kể. Mặt
khác lao động Việt Nam với trình độ học vấn, chuyên môn và tay
nghề chưa cao, chính vì vậy phần lớn số người tham gia vào lực
lượng lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực
SMEs. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2006
cho thấy, SMEs chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh
doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng
77% lưc lượng lao động phi nông thôn. Các doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là SMEs có mức tăng trưởng
cao về số lao động trong những năm qua. Theo thống kê năm
2007, khu vực SMEs tạo khoảng 12 triệu lao động cho xã hội, dự
tính năm 2010 tạo việc làm cho khoảng 20 triệu lao động mà cách
đây khoảng 10 năm, từ năm 1991 đến 1997, SMEs đã tạo ra
khoảng 3,5 triệu việc làm.
• Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập dân
cư: ở hầu hết các quốc gia các doanh nghiệp và nhỏ thường đóng
góp khoảng 20 -50% thu nhập quốc dân. Một khía cạnh khác là
các doanh nghiệp này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa,
hoạt động dựa trên nguồn lực, phát triển các công nghệ và kỹ

năng trong nước, điều này có ý nghĩa đòn bẩy giúp nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng từ những tiêu cực xã hội.
• Đảm bảo tính năng động cho nền kinh tế: với quy mô kinh
doanh gọn nhẹ, vốn nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả
năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với nhu cầu thị trường
mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục
21
hồi nhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế trên góc độ kinh
tế quốc gia. Số lượng loại hình doanh nghiệp này gia tăng sẽ góp
phần tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển ý
tưởng và kỹ năng mới, thúc đẩy sự đầu tư giữa các nền kinh tế
trong và ngoài khu vực.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội
sản xuất nhiều loại hàng hóa, đa dạng phù hợp với quy mô và
dung lượng thị trường phân tán, có khả năng giải quyết công ăn
việc làm tại chỗ, khai thác các nguồn nguyên liệu địa phương,
đóng góp đáng kể trong quá trình phân bổ thích hợp cho lực
lượng lao động đặc biệt là lao động nông nhàn, giảm bớt khoảng
cách chênh lệch giữa các khu vực, góp phần thúc đẩy việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, sự phát triển của loại hình doanh nghiệp còn tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình chuyên môn hóa và đa dạng hóa các
ngành nghề, duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống
giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần xây dựng và
rèn luyện một lực lượng trẻ mới có năng lực và khả năng thích
ứng nhanh với nền kinh tế thị trường.
II.VAI TRÒ CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI
ĐỐI VỚI SMEs
1. Tổng quan về NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội
1. Vị trí

NHN&PTNT chi nhánh tây Hà Nội là một chi nhánh của
NHN&PTNT của TP Hà Nội trong hệ thống NHN& PTNT Việt
Nam, đặt trụ sở chính tại số 115 Nguyễn Lương Bằng . Là một
chi nhánh với quy mô hoạt động lớn. Do vậy phương châm của
22
Ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động an toàn và hiệu quả, mục
tiêu lợi nhuận không phải là hàng đầu mà tập trung vào hỗ trợ
phát triển kinh tế đất nước một cách hiệu quả nhất.
NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu
vượt mọi khó khăn thử thách làm quen và thích ứng với thị
trường. Chi nhánh Tây Hà Nội là một trong những chi nhánh cấp
1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam có doanh số hoạt động lớn
của Ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều hành của Ngân hàng
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu
* Huy động vốn:
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, nhận tiền gửi có kỳ hạn, nhận
tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ các tổ chức, cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài huyện.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng,
kỳ phiếu ngân hàng.
Vay các tổ chức tín dụng khác.
23
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kế toán
Ngân quỹ
Phòng Giao

dịch
Phòng
Hành
chính
Phòng
Tín dụng
Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
* Cho Vay:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND đối với các
tổ chức cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế trên
địa bàn huyện.
* Chuyển tiền điện tử nội tỉnh, chuyển tiền nhanh qua hệ
thống Western Union.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng được phân công như sau:
Ban cán bộ gồm có ba đồng chí đều có trình độ đại học,
trong đó:
Một giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn chi nhánh.
Một phó giám đốc phụ trách về tín dụng.
Một phó giám đốc phụ trách về kế toán ngân quỹ và hành chính.
Mỗi phòng tín dụng và kế toán ngân quỹ hành chính đều có
phó giám đốc
phụ trách chung đồng thời có trưởng phòng, phó trưởng phòng
phụ giúp việc cùng với các nhân viên trong phòng.
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Là một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp - một ngân
hàng thương mại nhà nước hoạt động trên địa bàn huyện thực
hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và cung ứng tín dụng trên mặt
trận nông nghiệp nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên
địa bàn, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội đã và đang cố gắng

nỗ lực hết mình phấn đấu trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo
trên mặt trận kinh tế, thị trường tài chính tín dụng. Trong những
năm qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
24
doanh, song dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, sự đoàn kết nhất
trí của các phòng ban cùng với sự cố gắng phấn đấu không ngừng
của toàn nhân viên ngân hàng đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt
động của ngân hàng, đưa ngân hàng trở thành một trong những
ngân hàng đứng đầu trong khối ngân hàng nông nghiệp hoạt
động trên địa bàn Thành Phố.
Tình hình huy động và sử dụng vốn.
Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay.
Là ngân hàng duy nhất hoạt động trên địa bàn trong một thời gian
dài cho tới hiện tại, ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Tây Hà
Nội đã thể hiện tốt vai trò là một ngân hàng nhận tiền tiết kiệm
và cung ứng phần lớn cho nhu cầu vốn trên địa bàn. Ngân hàng
không ngừng học hỏi đổi mới để khẳng định uy tín, giữ vững
niềm tin trong lòng khách hàng. Lượng vốn huy động cũng như
lượng vốn ngân hàng sử dụng để cho vay tăng nhanh qua các
năm.
Bảng 5: Kết quả huy động vốn và sử dụng vốn.
Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008

So sánh tăng, giảm (%)
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1 Tổng nguồn
vốn
140.433 161.338 190.069 20.905 14.9 28.731 17.8
2 Ng. vốn huy
động
114.998 135.691 164.456 20.693 18 28.767 21.2
3 Lãi trả VHĐ 7.940 10.322 15.833 2.382 30 5.511 53.4
4 Doanh số cho
vay
104.137 144.705 186.068 40.568 39 41.363 28.6
5 Thu lãi từ cho
vay
14.396 20.961 31.651 6.565 45.6 10.690 51
25

×