Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH xây dựng đức thành.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.42 KB, 63 trang )

Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
MỞ ĐẦU

Trong bất kỳ thời đại nào, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại với sự bùng nổ của nền kinh tế thế giới và
sự bùng nổ của khoa học công nghệ thì vai trò của nguồn nhân lực càng đóng vai
trò quan trọng. Nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vừa là
nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, là điều kiện quyết định
để các tổ chức có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ
chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức
và có kế hoạch.Với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật,
công nghệ và xu hướng phát triển kinh tế tri thức việc cập nhật và trang bị kiến thức
cho người lao động để họ hoàn thành tốt công việc được giao là một yêu cầu tất
yếu. Do đó các nhà quản trị cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo như
là một bộ phận trong các kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH là một doanh nghiệp xây lắp chuyên
thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi và công trình dân dụng. Đang không
ngừng lỗ lực phấn đấu tranh thủ thời cơ phát huy thế mạnh để không vươn lên và
đứng vững trên thị trường.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc Sĩ Nguyễn
Thị Hoài Dung và CBCNV trong Công ty, xuất phát từ những vấn đề thực tế trong
Công ty, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Tôi dã
quyết định lựa chọn đề tài " Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Công
ty TNHH xây dựng Đức Thành" là chuyên đề tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm các chương như sau:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI TY
TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH


Lớp: QTKDCN & XDCB K38 1 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
ĐỨC THÀNH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Tên Công ty:
Tên thương mại : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH
Tên tiếng Việt : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH
Tên giao dịch : DUCTHANH CO.,LMT
2. Hình thức pháp lý của Công ty:
Công ty TNHH xây dựng Đức Thành là một Công ty tư nhân với hình thức
pháp lý là Công ty TNHH.
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 2502 000091 do Sở Kế hoạch - Đầu tư Hoà Bình
cấp ngày 05/08/2002.
Vốn điều lệ: 6.300.000.000 VNĐ (Sáu tỷ ba trăm triệu đồng chẵn)
Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Văn Thành
Chức vụ: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty
3. Địa chỉ giao dịch của Công ty:
Địa chỉ: Phố Tân Giang - TT Vụ Bản - Lạc Sơn - Hoà Bình.
Điện thoại: 02183.862570 Fax: 02183.862570
Email:
4. Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi;
- Trang trí nội ngoại thất, thi công điện nước;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- San lấp mặt bằng;
- Tháo dỡ các công trình xây dựng, công trình điện nước, cầu cống.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 2 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân

5. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
`
Bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt nhưng Công ty TNHH xây dựng Đức Thành đã khẳng định mình trên
thị trường bằng uy tín và chất lượng công trình trong lĩnh vực xây dựng. Làm được
điều đó một phần là do Công ty có phương pháp, chiến lược kinh doanh, cách tổ
chức quản lý kinh tế và quản lý sản xuất hiệu quả.
5.1. Chức năng nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban, ban Giám đốc
- Cơ cấu lãnh đạo Công ty gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
- Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật. Phó giám đốc được Giám đốc phân
công và uỷ nhiệm quản lý, điều hành chung trong toàn Công ty.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 3 Sv: Vũ Văn Sáng
Giám đốc
PGĐ Tài chính PGĐ Kỹ thuật
Phòng
Hành chính
Phòng Kế
hoạch
Phòng
Kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Đội
Thi công
Phân xưởng
Sản xuất
Cửa hàng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân

- Các phòng, ban chức năng: Gồm 04 phòng, 03 Đội thi công và 03 phân
xưởng sản xuất, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo
lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Đảm nhiệm công tác phục vụ hành chính trong
Công ty, thực hiện công tác thanh tra nội bộ, giải quyết các đơn thư khiếu nại của
quần chúng, bố trí xe đưa đón cán bộ phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thực hiện công tác tổ chức quản lý nhân sự, thực hiện chế độ tiền lương,
BHXH, Công tác thi đua đào tạo. Giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ, quyền
lợi của người lao động. Thường xuyên trực tiếp đến công trường, kiểm tra việc thực
hiện kỷ luật lao động.
Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm lập và tổng hợp các kế hoạch phục vụ cho
sản xuất kinh doanh: Kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa
chữa lớn..vv.. theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh các kế hoạch cung
ứng vật tư. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng cho nhu cầu sản xuất của
đơn vị, ký kết hợp đồng xây lắp công trình, kiểm tra quản lý tiến độ, chất lượng các
công trình.
Đảm bảo toàn bộ công tác kỹ thuật của Công ty, chỉ đạo thi công đúng theo
thiết kế kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các công trình của khách hàng, chỉ đạo
hoạt động công tác kỹ thuật tại các đội sản xuất, biên soạn qui trình, định mức tiêu
chuẩn kỹ thuật và công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về an toàn trong toàn Công ty.
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết lập mạng máy tính cho toàn Công ty.
Kiểm tra trang bị, thay thế, cài đặt, sửa chữa máy tính và các thiết bị công nghệ
phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty dưới hình thái tiền tệ, tham mưu đắc lực cho Lãnh đạo Công ty thông qua việc
quản lý tình hình mua sắm, nhập - xuất vật tư thiết bị, tập hợp chi phí sản xuất để
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 4 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
lập báo cáo kế toán kịp thời chính xác. Lập kế hoạch tài chính cho đơn vị, phân tích

tình hình tài chính - tham mưu cho Giám đốc trong các vấn đề tài chính để nâng cao
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thẩm tra quyết toán của các
đội sản xuất.
- Tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán. Cung cấp
thông tin về các số liệu tài chính kế toán cho các bộ phận có liên quan theo qui định.
- Bảo vệ giá trị quyết toán với chủ đầu tư.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất thi công cho các tổ đội,
phân xưởng sản xuất. Tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật trong
hoạt động sản xuất, thi công…..
- Kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhập kho;
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, kiểm tra các giai đoạn thi công công trình.
- Nhiệm vụ chung của các phòng ban chức năng là:
+ Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ,
nội qui của Công ty và chỉ thị, mệnh lệnh công tác của Giám đốc Công ty.
+ Phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đề xuất với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp để giải quyết
khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản lý đơn vị.
Đội thi công : hiện nay tại Công ty thành lập 03 đội thi công có nhiệm vụ thực
hiện thi công xây lắp các công trình theo đúng kế hoạch được giao, đảm bảo chất
lượng, kỹ thuật thi công công trình.
Phân xưởng sản xuất : Hiện nay do nhu cầu thực tế của công ty, Phân xưỏng
có 03 phân xưởng sản xuất, có nhiệm vụ khai thác và chế biến các loại sản phẩm
như: cát vàng, các loại đá phục vụ cho xây dựng….
Cửa hàng: có nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ một phần sản lượng của Công t
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 5 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
5.2 Mô hình tổ chức sản xuất
Do đặc tính riêng có của hoạt động thi công xây lắp công trình, Công ty đã tổ
chức thành lập các đội chuyên thực hiện xây lắp các công trình. Đội xây lắp được
đánh theo số thứ tự từ 1 đến 3 và phân xưởng sản xuất đựơc đánh số thứ tự từ 1

đến 3. Mỗi đội có khoảng 15 đến 20 người bao gồm Đội trưởng - phụ trách chung, 1
kỹ thuật viên và một nhân viên kế toán.
Các đội tổ chức thi công công trình theo hợp đồng kinh tế do Công ty ký kết
và theo thiết kế được duyệt.
Căn cứ vào tính chất và nhu cầu của hoạt động xây lắp, ngoài các đội thi
công, Công ty còn thành lập các tổ phục vụ cho công tác thi công các công trình
như:
+ Tổ xe: có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phương tiện
máy móc thi công, đưa đón cán bộ, công nhân viên đến địa điểm thi công công trình.
+ Đội xây dựng: chuyên xây dựng các công trình điện, vỏ trạm biến áp, đúc
cột điện loại nhỏ, làm móng cột, lắp dựng cột, kéo dây, hoàn thiện công trình.
5.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
So sánh với các ngành công nghiệp và sản xuất vật chất khác, hoạt động sản
xuất trong xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cũng chứa những yếu
tố và quá trình tương tự đồng thời cũng mang những đặc thù riêng.
+ Chi phí sản xuất và khác biệt theo từng công trình: Chi phí đầu tư cho công
trình thường dải ra trong một thời kỳ dài. Trong phương thức đấu thầu, người nhận
thầu đôi khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian đợi
vốn của chủ đầu tư.
+ Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi xây dựng làm cho chi phí
sản xuất của từng Công trình rất khác nhau.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 6 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
+ Thời gian thi công kéo dài, giá trị công trình lớn, sản phẩm đơn chiếc và
được xây dựng theo đơn đặt hàng.
+ Tỷ trọng tài sản cố định và NVL chiếm từ 70-80% giá thành công trình.
Thiết bị thi công đa dạng không cố định một chỗ mà phải di chuyển liên tục từ vị trí
này sang vị trí khác dẫn đến việc quản lý rất phức tạp.
Ngoài ra đơn vị còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong quá trình thi
công như: chế độ chính sách của nhà nước, do các đều kiện tự nhiên thay đổi ...

Quy trình thi công các công trình được tiến hành qua các công đoạn:
Bước 1 : Chuẩn bị sản xuất bao gồm: lập dự trù nguyên vật liệu phục vụ cho
thi công công trình, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm NVL, chuẩn bị vốn và
các điều kiện khác để thi công công trình và các trang thiết bị chuyên ngành để phục
phụ cho việc thi công công trình.
Bước 2: Khởi công xây dựng: quá trình thi công được tiến hành theo công
đoạn, điểm dừng kỹ thuật mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu
chuyển bước thi công.
Bước 3 : Hoàn thiện công trình, tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình cho
chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.1. Quá trình hình thành
Công ty xây dựng Đức Thành đi lên từ một nhóm thợ, chuyên đi nhận xây
dựng công trình nhà ở dân dụng ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Từ khi Đảng
nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế với cơ chế thị trường, mở rộng sản
xuất hàng hoá nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước. Nắm bắt
được tình hình với sự nhạy bén, đây là một cơ hội lớn để phát triển, họ đã có định
hướng và chiến lược đúng khi chuyển đổi hình thức kinh doanh, từ nhận những
công trình nhỏ lẻ, nay chuyển thành là quyết định thành lập Công ty xây dựng Đức
Thành. Theo quyết định 1995/QĐ - UB ngày 25/06/1997 của UBND tỉnh Hoà Bình.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 7 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
2.2. Quá trình phát triển
Từ khi thành lập đến nay Công ty TNHH xây dựng Đức Thành đã không
ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty xây dựng lớn của tỉnh và khu
vực các tỉnh miền núi trung du phía bắc. Hàng năm công ty chuyên nhận xây dựng
các công trình trường học, đường giao thông, trạm điện, trạm y tế, công trình thuỷ
lợi. Đặc biệt là kể từ khi có chương trình quốc gia 135, với uy tín của mình trong
nghành xây dựng công ty đã nhận được những hợp đồng lớn trong trương trình 135
thi công xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn.

III.KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến kết
quả sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả sản xuất kinh doanh cho biết tình hình
phát triển của Công ty là hiệu quả hay không hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty , ta phân tích kết
quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 03 năm qua:
Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần 4.451 5.650 6.754
Giá vốn hàng bán 4.095 5.198 6.214
Lợi nhuận gộp 356 452 540
Chi phí BH + CPQL 223 283 338
Lợi nhuận thuần từ
HĐSXKD
133 169 202
Lợi nhuận HĐTC 0 0 0
Chi phí tài chính 0 0 0
Tổng thu nhập trước
thuế
133 169 202
Thuế TNDN 37 47 56
Lợi nhuận sau thuế
96 122 146
Thu nhập BQ của CNV 1.5 1.8 2
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 8 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
1 người/tháng
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

Qua biểu trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm,
đạt mức tăng là 1.199 triệu đồng, tương ứng 127% (năm 2006 so với năm 2005) và
tăng 1.104 triệu đồng, tương ứng 119.5% (năm 2007 so với năm 2006).
Như vậy, tổng doanh thu của Công ty tăng đều trong 03 năm qua cho thấy
Công ty luôn sản xuất kinh doanh vượt mức kế hoạch năm trước.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy lợi nhuận gộp của Công ty tăng nhanh và
đều qua các năm. Giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.103 triệu
đồng, tương ứng 26.9%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.016 triệu đồng, tương
ứng 19.5%. Đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng lên. Năm
2006 tăng 60 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 27%, năm 2007 tăng 55
triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với 19.4%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2006 tăng 36 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với 27%, năm
2007 tăng 33 triệu đồng tương ứng với 19.5%.
Qua Bảng số liệu trên ta thấy tuy rằng chi phí (năm 2007 so với năm 2006)
giảm đi (năm 2006 so với năm 2005) nhưng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh lại tăng chậm hơn. Điều đó chính tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng phát triển nhưng hiệu quả chưa cao.
Nhìn chung những kết quả mà Công ty đạt được là khả quan. Đạt được kết
quả như vậy là do tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã cố
gắng không mệt mỏi trong việc cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động và kiện toàn bộ máy quản lý.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 9 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỨC THÀNH
I- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY.
1. Đặc điểm về thị trường.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 10 Sv: Vũ Văn Sáng

Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Sau 6 năm trưởng thành và phát triển Công ty đã từng bước phát huy được
những thế mạnh và ưu thế của mình, đã tạo được lòng tin về sản phẩm của mình
trên thị trường.
Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao nên nhu cầu về hàng hoá, sản phẩm đạt
chất lượng rất lớn để phục vụ cho người tiêu dùng góp phần vào tăng trưởng chung
của nền kinh tế thế giới.
1.1. Thị trường mua:
Khi mới thành lập do chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa có các nhà cung
cấp ruột, nguồn hàng của Công ty được cung cấp chủ yếu bởi các đơn vị thương
mại và sản xuất do các đơn vị bạn giới thiệu do vậy thiếu sự chủ động về nguồn
hàng, giá cả, tiến độ cung cấp cũng như chủng loại của hàng hoá, dẫn đến tình
trạng Công ty luôn ở thế bị động trong kinh doanh, thiếu tính cạnh tranh, không mở
rộng được thị trường, tốc độ tăng trưởng chậm. Đến cuối năm 2005 Công ty đã
quyết định thay đổi chính sách về nguồn hàng kinh doanh. Công ty đã chủ động tìm
kiếm được các nhà cung cấp có các mặt hàng cạnh tranh trên thị trường và trở
thành bạn hàng lâu dài, cùng hợp tác phát triển. Ban đầu Công ty chủ yếu chỉ nhập
hàng tại thị trường Hoà Bình và các tỉnh lân cận. Đến nay Công ty đã mở rộng
nguồn hàng từ các nhà sản xuất trên khắp Đất nước. Do vậy Công ty đã chủ động
hoàn toàn được nguồn cung cấp hàng hoá, đây chính là vấn đề quan trọng nhất
giúp Công ty mở rộng thị trường, có tính cạnh tranh cao.
1.2. Thị trường bán:
Thời kỳ đầu Công ty mới chỉ triển khai bán hàng ở thị trường Hoà Bình. Khi
Công ty đã chủ động hoàn toàn được nguồn hàng hoá thì thị trường của Công ty
luôn được mở rộng và phát triển không ngừng trên khắp cả nước.
Một số công trình tiêu biểu trong những năm qua:

Nhà khách vườn Quốc gia Cúc Phương;

Kho bạc tỉnh Hoà Bình;


Nhà hiệu bộ trường dân tộc nội trú Hoà Bình;

Nhà bộ môn trường dân tộc nội trú Hoà Bình;
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 11 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân

Trường THCS Tân Lập...
1.3. Dự báo về thị trường và giá
Qua việc nghiên cứu thị trường và giá, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra được
những kết luận quan trọng xây dựng nên bản dự báo về thị trường và giá giúp
doanh nghiệp có một kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất.
Dự báo thị trường: trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thị trường để có những
giải pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc dự báo
đúng đắn thị trường giúp cho doanh nghiệp vạch ra hướng chiến lược và triển vọng
của mình tham gia vào thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn đối với việc
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Về mặt thời gian dự báo thị trường, doanh nghiệp
có thể dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Nội dung chính của dự báo thị
trường là dự báo khả năng và triển vọng về cung - cầu sản phẩm doanh nghiệp
đang sản xuât và những loại sản phẩm mới mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Dự
báo về khách hàng để lựa chọn những khách hàng chủ lực, thường xuyên của
doanh nghiệp, có thể xuất hiện những loại khách hàng mới. Dự báo về số lượng và
cơ cấu, chủng loại sản phẩm có triển vọng. Dự báo về xu thế biến động của thị
trường...
Dự báo về giá cả: Từ kết quả của qúa trình nghiên cứu giá cả, doanh nghiệp
sẽ phải xây dựng bản dự báo giá cụ thể. Việc dự báo đúng đắn và chính xác về giá
cả của các loại sản phẩm mà mình định cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm
bảo được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng như kế hoạch lợi nhuận. Nhưng do tính
chất biến động của thị trường nên các bản dự báo về giá của doanh nghiệp thường
trong giai đoạn ngắn hạn và luôn được điều chỉnh một cách kịp thời nhằm tiêu thụ

nhanh chóng sản phẩm mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Lựa chọn thời điểm bán
hàng và tiêu thụ sản phẩm sẽ lá lý luận quan trọng nhất trong bản dự báo về giá của
doanh nghiệp, nó đảm bảo cho sản phẩm bán được giá và lợi nhuận tối đa cho
doanh nghiệp.
2. Đặc điểm về sản phẩm
Do đặc thù hoạt động của Công ty là hoạt động trên lĩnh vực xây dựng vì vậy
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 12 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
sản phẩm chủ yếu là những công trình xây dựng. Sản phẩm của Công vừa mang
đặc điểm của bất động sản vừa mang tính chất của các sản phẩm thương mại khác.
Các công trình chủ yếu mà Công ty đang thực hiện chủ yếu là các công trình
thuỷ lợi của các xã thuộc Huyện Lạc Sơn – Hoà Bình, các công trình của nhà nước
cũng như tư nhân trên địa bàn tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh lân cận.
3. Đặc điểm về lao động của Công ty.
Lao động là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp, sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả là mục tiêu của Công ty.
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó, số lượng lao động có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc tổ chức lao động cho sản
xuất của Công ty là công việc hết sức cần thiết, những năm qua Công ty đã không
ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức lao động, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên để phục vụ sản xuất. Ta có thể thấy được tình hình lao động của Công ty
qua bảng số liệu sau:
Qua bảng 1 ta thấy: tổng số lao động của Công ty có sự biến động qua các
năm. Năm 2005 tổng số lao động của Công ty là 180 người, năm 2006 tổng số lao
động là 200 người, tăng 20 người, tương đương với 11%.
Đến năm 2007 tổng số lao động đã là 220 người, tăng 20 người, tương
đương 10%. Nhìn chung sự biến động về số lao động trong 03 năm có ảnh hưởng
không nhỏ tới sản xuất của Công ty.
Trong tổng số lao động làm việc tại Công ty thì lao động trực tiếp chiếm đa số

từ 83% đến 85%. Tuy rằng qua các năm có một số lao động đến tuổi về hưu nhưng
số lao động trẻ lại tăng thêm nên cơ cấu không thay đổi là mấy.
Bảng 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY
Đơn vị: Người
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 13 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Tổng số cán bộ CNV 180 100 200 100 220 100
1 - Khối sản xuất 150 83,3 170 85 185 84.1
- Khối phòng ban 30 16,7 30 15 35 15.9
2 - Lao động hợp đồng 180 100 200 100 220 100
3 - Giới tính: - Nữ 30 16.7 30 15 35 15.9
- Nam 150 83.3 170 85 185 84.1
4 - Độ tuổi: + < 30 50 27.7 65 32.5 70 31.8
+ 31 - 45 70 39 75 37.5 85 38.6
+ 46 - 55 50 27.7 52 26 57 26
+ Trên 56 10 5.6 8 4 8 3.6

5 -Trình độ chuyên môn
+ Đại học 20 11.1 20 10 22 10
+ CĐ, trung cấp 60 33.3 70 35 78 35.5
+ CN kỹ thuật 100 55.6 110 55 120 54.5
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Về trình độ lao động của Công ty thì khối lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ
lệ lớn (khoảng 55%), song khối lao động này đang có chiều hướng sẽ giảm đi, còn
khối lao động có tình độ từ trung cấp trở lên lại có xu hướng tăng thêm. Năm
2006 so với năm 2005 lao động có trình độ trung cấp trở lên tăng 10 người tức là
12.5%, năm 2007 tăng 10 người tức là 11.1%, nguyên nhân do đơn vị tuyển thêm
lao động có trình độ nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Điều đó cho thấy chất lượng lao
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 14 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
động của Công ty đang dần được nâng cao, Công ty đã chú trọng tới chất lượng
của đội ngũ lao động.
Do nhu cầu, đặc điểm của ngành xây dựng nên lao động nam luôn chiếm tỷ lệ
cao trong tổng số lao động. Qua các năm tổng số lượng lao động là nữ hầu như có
tăng nhưng không đáng kể. Còn số lao động nam tăng đều qua các năm và chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của Công ty.
4. Đặc điểm về tài sản của Công ty TNHH xây dựng Đức Thành
Từ Bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐHH đến thời điểm cuối năm là
660.000.000đ, nguyên giá TSCĐHH được sử dụng hoàn toàn vào việc sản xuất kinh
doanh, Công ty không có tài sản không cần dùng hay chưa cần dùng. Nhà máy đã
sử dụng tối đa TSCĐ vào sản xuất kinh doanh làm giảm đi hao mòn vô hình.
- Thời điểm đầu năm nguyên giá TSCĐHH là 770.000.000đ trong đó
Nhà cửa là 264.000.000 đ chiếm tỷ trọng 34.3% tổng nguyên giá TSCĐHH
Máy móc thiết bị là 604.800.000đ chiếm tỷ trọng 51.2% tổng nguyên giá
TSCĐHH
Thiết bị dụng cụ quản lý 11.200.000đ chiếm tỷ trọng 14.5% tổng nguyên giá
TSCĐHH

- Thời điểm cuối năm nguyên giá TSCĐHH của Công ty là 660.000.000đ giảm
so với năm 2006 là 110.000.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.28% trong đó giảm
do khấu hao sử dụng.
Bảng 3: Tình hình tài sản của Công ty
Khoản mục Nhà cửa
Máy móc thiết
bị
Dụng cụ
quản lý Tổng cộng
1. Nguyên giá TSCĐHH
SD đầu năm 330.000.000 784.000.000 14.000.000 1.100.000.000
Mua trong năm
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 15 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
SD cuối năm 330.000.000 756.000.000 14.000.000 1.100.000.000
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
SD đầu năm (66.000.000) (151.200.000) (2.800.000) (220.000.000)
KH trong năm
(33.
000.000)
(75.600.00
0)
(1.40
0.000)
(110.00
0.000)
SD cuối năm
(99.0
00.000)
(226.800.0

00)
(4.200.
000)
(330.00
0.000)
3. Giá trị còn lại của
TSCĐ
tại ngày đầu năm
264.00
0.000 604.800.000 11.200.000
770.000.
000
tại ngày cuối năm
231.00
0.000 529.200.000 9.800.000
660.000.
000
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Tóm lại năm 2007 Công ty không đầu tư thêm TSCĐ phục vụ sản xuất kinh
doanh cụ thể là các máy móc thiết bị thi công phục vụ sản xuất không tăng.
Để biết rõ hơn năng lực sản xuất của TSCĐ chúng ta phải đi nghiên cứu xem
TSCĐ của Công ty còn giá trị như thế nào, đã khấu hao hết hay chưa, mức khấu
hao hiện nay như thế nào, giá trị còn lại nhiều hay ít...
Bảng 4: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2007
Khoản mục
Giá trị còn lại trên nguyên giá
Đầu năm Cuối năm
Nhà cửa 80% 70%
Máy móc thiết bị 80% 70%
Thiết bị quản lý 80% 70%

Tổng TSCĐ 80% 70%
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 16 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty ở thời điểm 31/12/2007 là 660.000.000đ
còn 70% trên nguyên giá TSCĐ.
Như vậy có thể nói giá trị còn lại của TSCĐ vẫn có khả năng sử dụng tốt,. Tuy
nhiên Công ty vẫn nên chú ý đầu tư đổi mới TSCĐ để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm và duy trì sự ổn định lâu dài.
Qua sự tìm hiểu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cộng với việc phân tích ở
Bảng 02 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của
Công ty. Với tình hình đầu tư vào TSCĐ của Công ty như trên thì yêu cầu đặt ra là
làm sao trong những năm tới đây Công ty phải khai thác tối đa năng lực sản xuất
của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty. Để làm
được điều này thì chúng ta phải đi nghiên cứu hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty
trong năm 2007 được đánh giá qua một số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh với năm
2006.
5. Đặc điểm về nguồn vốn của Công ty
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả tốt thì ngoài việc phải phát huy được lượng vốn nhất định để tiến hành
hoạt động thì còn phải biết sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý nhất, sinh nhiều
lợi nhuận nhất.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp biết được tình
hình sử dụng vốn của mình, từ đó sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
sử dụng vốn của mình và đề ra kế hoạch sử dụng vốn cho tương lai.
Để nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như để hiểu
rõ hơn về tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh

Giá trị
(trđ)
(%)
Giá trị
(trđ)
(%)
Giá trị
(trđ)
(%)
2006/
2005
2007/
2006
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 17 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
I. Tổng giá trị TS 3.476 100 3.527 100 3.610 100 101.5 102.4
1. Tài sản lưu
động
2.596 74.7 2.757 78.2 2.950 81.7 106.2 107
2. Tài sản cố
định
880 25.3 770 21.8 660 18.3 87.5 85.7
II. Tổng giá trị
nguồn vốn
3.476 100 3.527 100 3.610 100 101.5 102.4
1. Nợ phải trả 1.068 30.7 1.075 30.5 774 21.4 100.6 72
2 Nguồn vốn
CSH
2.408 69.3 2.452 69.5 2.836 78.6 101.8 115.6
(Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình của nguồn vốn của Công ty cũng
thay đổi qua các năm. Điều đó cũng có thể nhận thấy là hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty có xu hướng thay đổi.
Cụ thể, năm 2006 so với năm 2005:
Tổng giá trị nguồn vốn tăng 51 triệu đồng ứng với 1.5%, trong đó nguồn vốn
chủ sở hữu tăng 44 triệu đồng tương ứng với 1.8%, nợ phải trả cũng tăng 7 triệu
đồng 0.6%. Ta thấy nguồn vốn lớn hơn hoặc bằng nợ phải trả, như vậy qua đó ta
thấy được tình hình tài chính của Công ty khá tốt.
Năm 2007 so với năm 2006: nguồn vốn chủ sở hữu tăng 384 triệu đồng tức
là tăng 15.6%, nợ phải trả giảm 301 triệu đồng tương ứng với 28%.
Như vậy xét về tổng thể thì nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nợ phải trả cho
nên tình hình tài chính của Công ty là khá tốt.
Qua phân tích ở trên ta thấy được nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ tiềm
lực tài chính của Công ty khá tốt. Nói chung tình hình về nguồn của Công ty có
những chuyển biến tốt, Công ty đã chủ động được nguồn vốn và sử dụng khá hợp
lý, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
II- TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
2.1. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 18 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Phân tích doanh nghiệp: Căn cứ quan trọng nhất để Công ty xây dựng kế
hoạch đào tạo phát triển chính là mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty đã vạch ra trong những năm đó. Nhưng phần lớn Công ty chỉ
gắn xây dựng kế hoạch đào tạo khi có nhu cầu cấp thiết, hay là gắn với mục tiêu
ngắn hạn chứ chưa gắn đào tạo với chiến lược lâu dài của mình.
Công ty đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho những người lao động trong
công ty. Bên cạnh đó cũng chú ý đến việc bồi dưỡng cho các cán bộ quản lí cho phù
hợp với sự thay đổi hình thức sở hữu thay vì là một cơ quan nhà nước như: lớp tập
huấn đấu thầu, quản lí dự án, lớp tư vấn giám sát công trình, lớp quản trị doanh
nghiệp…Các lớp đào tạo ngắn hạn này đã giúp cho người lao động nắm bắt và làm

việc dễ dàng hơn trước sự chuyển đổi sang hình thức sở hữu mới của công ty.
Phân tích công việc kết hợp với phân tích nhu cầu nhân viên
 Đào tạo nâng cao cho cán bộ: Dựa trên nhu cầu đào tạo cán bộ chuyên
môn trong từng ngành nghề, nhu cầu cần có đội ngũ cán bộ thay thế những cán bộ
đã đến tuổi nghỉ hưu, công ty cử một số cán bộ theo học một số lớp học nghiệp vụ
ngắn hạn và các lớp lí luận chính trị cao cấp.
 Đào tạo đại học tại chức cho cán bộ: Công ty khuyến khích người lao động
chủ động tham gia vào các khoá đào tạo để nâng cao trình độ, chuyên môn của
mình. Khi tham gia các khoá đào tạo tại chức như vậy Công ty cũng hỗ trợ một
phần nhưng không đáng kể để khuyến khích tinh thần học tập của công nhân viên.
Hiện tại trong công ty có 25 cán bộ nhân viên đang theo học tại chức và hầu hết là
xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực của mỗi nhân viên. Việc xác định nhu cầu
đào tạo tại chức trong công ty chủ yếu là xuất phát từ nhận thức của các nhân viên
trong công ty.
 Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân kĩ thuật: đào tạo về
nâng cao tay nghề dựa vào mức độ phức tạp của các công trình hiện tại để đào tạo
phù hợp với yêu cầu sản xuất nhằm hoàn thành công việc. Xây dựng một công trình
thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nên yêu cầu đối với người lao động cũng
khác nhau. Trong giai đoạn đầu, công việc chưa yêu cầu về lao động kĩ thuật chuyên
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 19 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
môn cao mà chủ yếu là đào đắp, vận chuyển nguyên vật liệu…chỉ cần một đội ngũ
lao động có sức khoẻ là có thể đảm nhận công việc. Khi công việc đòi hỏi cao hơn
như: thiết kế, gia công, lắp đặt trang thiết bị thì đòi hỏi lao động có trình độ nhất định
mới thực hiện được. Công ty quy định là phải công nhân bậc 4 trở lên mới có thể
đảm nhận công việc lắp đặt máy móc thiết bị vì thế mà công ty cũng quan tâm tới
công tác đào tạo người lao động có thời gian làm việc khá lâu ở bậc 3 và chuẩn bị thi
lên bậc 4 nhằm tận dụng hết số lao động trong công ty, tiết kiệm chi phí và thời gian
cho quá trình tuyển lao động mới.
Công ty thường áp dụng phương pháp xác định nhu cầu đào tạo dựa vào

tổng thời gian hao phí lao động cho từng công trình, từng sản phẩm xây dựng của
Công ty.
 Đào tạo mới, đào tạo thêm nghề: Áp dụng với những lao động mới tuyển
dụng do nhu cầu nhân lực thiếu hoặc những người từ bộ phận khác chuyển sang
chưa làm quen với công việc. Nhu cầu đào tạo mới được xác định thông qua việc
cân đối số lao động hàng năm:
Số lao động cần tuyển = Nhu cầu lao động cần có năm sau đó – Số lao động
hiện có trong năm trước.
Với những nhân viên mới tuyển, công ty đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo
với hình thức hướng dẫn trực tiếp do những người có kinh nghiệm dày dặn trong
công việc dẫn dắt, cũng có thể căn cứ vào mục tiêu sắp tới của công ty mà cho
nhân viên mới tham gia những khoá đào tạo khác. Hàng năm số lao động cần tuyển
mới của công ty là vào khoảng 25 người, trong đó 70% là công nhân kỹ thuật xây
dựng và 30% là cán bộ công nhân viên quản lý.
Căn cứ vào số lao động làm việc trong các phòng ban để phát hiện ra số lao
động thừa thiếu và có biện pháp sử dụng lao động hợp lý nhất. Công ty cân đối
nhân lực trong các phòng ban bằng cách chuyển lao động từ các phòng thừa sang
các phòng thiếu, kết hợp với việc tiến hành đào tạo cho số lao động này. Hàng năm
công ty cũng thuyên chuyển lao động giữa các phòng, ban quản lý để tận dụng hết
nguồn nhân lực trong công ty.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 20 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo bằng phương
pháp bảng hỏi, phỏng vấn và sử dụng các kết quả trong biểu đánh giá công việc
hầu như không được áp dụng mà thường là sử dụng phương pháp quan sát và
thông qua ý kiến tập thể.
2.2. Thực trạng về lập kế hoạch và chuẩn bị đào tạo
Dựa vào nhu cầu đào tạo, phòng Hành chính nhân sự kết hợp các bộ phận
lập kế hoạch đào tạo trình lên Giám đốc để phê duyệt. Kế hoạch đào tạo của Công
ty có hai loại chính đó là kế hoạch định kỳ và kế hoạch đột xuất.

Kế hoạch đào tạo định kỳ được lập ra hai lần một năm vào tháng 1 và tháng
6. Kế hoạch định kỳ của Công ty thay đổi rất ít qua các năm. Khoá học năm trước
như thế nào thì năm sau vẫn rập khuôn như vậy. Đó là do quá trình xác định nhu
cầu đào tạo chưa tốt, chỉ mang tính hình thức, chưa xác định rõ nhu cầu thực tế của
các bộ phận và của cá nhân người lao động.
Kế hoạch đào tạo đột xuất căn cứ theo nhu cầu cấp bách của công việc.
Phòng Hành chính nhân sự thường lập ra kế hoạch này trong một thời gian ngắn.
Mỗi khi Công ty có quy chế mới hoặc mở lớp huấn luyện cho nhân viên thì phòng
Hành chính nhân sự sẽ tổ chức để buổi học diễn ra trong 1 đến 2 ngày.
Kế hoạch đào tạo phát triển bao gồm những nội dung sau:
2.2.1. Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo.
Trong những năm 2005 trở lại đây, các chương trình đào tạo phát triển Công
ty đã đề ra những mục tiêu như sau:
 Với những khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn thì chất
lượng đội ngũ lao động sau đào tạo được đặt lên hàng đầu, đánh giá thông qua số
lượng lao động ở trình độ Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp và tăng cấp bậc của Công
nhân. Công ty đánh giá cao chất lượng đội ngũ lao động vì khi trình độ người lao
động được nâng lên thì hiệu quả làm việc, năng suất lao động cũng tăng lên, giá trị
sản lượng gia tăng và người lao động sẽ có hứng thú trong công việc hơn và kích
thích người lao động bằng khoản tiền lương, tiền công được trả nhiều hơn.
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 21 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
 Với khóa đào tạo thêm nghề, đào tạo mới nhằm bổ sung kiến thức, kĩ năng
ban đầu cần thiết cho người lao động thuyên chuyển công tác hoặc nhân viên mới
tuyển vào Công ty: mục đích của khoá đào tạo này là tạo điều kiện cho người lao
động nắm bắt, làm quen với công việc và hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
trong từng thời kì.
2.2.2. Xác định đối tượng đào tạo.
 Thực trạng xác định đối tượng đào tạo là lao động gián tiếp: Công ty
thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp lí luận chính trị cao cấp. Tiêu chuẩn để tham

gia các khoá đào tạo này bao gồm: cán bộ phải là Đảng viên, có trình độ bậc Đại
học trở lên (chính quy hoặc tại chức), có kinh nghiệm công tác, độ tuổi trên 35. Dựa
vào những tiêu chuẩn đó mà hàng năm công ty xác định số lượng người tham gia
các khóa đào tạo (thường là 8 -10 người).
 Đối với kỹ sư, cử nhân, nhân viên thì công ty cũng có những chính sách
quan tâm đến việc đào tạo phát triển những đối tượng này. Công ty thường cử họ đi
đào tạo các lớp ngắn hạn hoặc do những người có trình độ cao trong công ty trực
tiếp chỉ bảo, kèm cặp. Hàng năm công ty cũng tổ chức mở các lớp học ngắn hạn
3lần/năm để tại điều kiện cho người lao động học tập và nâng cao trình độ được
liên tục.
 Đối với đối tượng đào tạo là công nhân kĩ thuật: Vì công ty hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng nên đặc biệt phải chú ý tới việc đào tạo công nhân. Công tác đào
tạo diễn ra chủ yếu với công nhân là đào tạo lại nghề và nâng cao tay nghề cho
người lao động. Trước khi tiến hành công tác đào tạo thì công ty cũng phải tổ chức
kì thi giữ bậc, công nhân phải đạt tiêu chuẩn về tiêu chuẩn thời gian giữ bậc và tiêu
chuẩn thi nâng bậc, nếu qua phần thi này thì mới được tham gia cuộc thi nâng bậc.
Hình thức chủ yếu của các cuộc thi này gồm hai phần: lí thuyết và thực hành. Với
bất kì người lao động tham gia thì đều phải tuân thủ nguyên tắc, quy định của cuộc
thi đề ra.
 Công tác đào tạo lại nghề: Công ty tiến hành đào tạo lại nghề đối với
những lao động đang làm những việc không đúng với trình độ hoặc làm những công
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 22 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
việc không đúng với ngành học và đối với những công nhân đã tham gia các lớp
đào tạo dài hạn, hiện nay do yêu cầu công việc đòi hỏi cần phải đào tạo lại.
Những năm gần đây Công ty đặc biệt quan tâm đến đào tạo công nhân. So
với năm 2005 thì năm 2006 tăng lên 5 người, chiếm 1,02%. Trong quá trình đào tạo
đối tượng này Công ty chú trọng tới hình thức thi nâng bậc và đào tạo nâng cao tay
nghề. Năm 2007 số lượng công nhân thi nâng bậc tăng 80 người (tăng 75,13%), số
lượng công nhân dự thi nâng bậc nâng cao tay nghề tăng 10 người tương ứng tăng

gần 20%. Công ty chuyển sang xu hướng đào tạo nâng cao tay nghề cho công
nhân, các cuộc thi nâng bậc thợ giỏi diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, đối
tượng đào tạo lại, bổ túc nghề lại giảm dần thông qua số liệu sau:
Bảng 6: Đối tượng đào tạo của công ty các năm 2005 – 2007
Đơn vị :Lượt người
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
So sánh
2007/2005
Tuyệt
đối
Tương
đối(%)
Tổng số lao động được đào tạo 371 386 410 39 10.51
I.Đào tạo cán bộ QL, kĩ thuật 51 55 60 9 17.64
1.Học chính trị cao cấp 3 4 4 1 33.33
2.Đào tạo sau đại học 2 2 3 1 50
3.Lớp quản trị doanh nghiệp 5 8 5 0 0
4.Lớp quản lí dự án 10 6 7 -3 - 30
5.Lớp tư vấn, giám sát công trình 7 8 11 4 57.14
6.Chỉ bảo, kèm cặp nghiệp vụ đội
trưởng
24 27 30 6 25
II. Đào tạo công nhân 320 331 350 30 9.37
1.Đào tạo nghề 50 30 44 -6 12
2.Đào tạo bổ túc tay nghề 101 40 30 -71 70.29
3.Đào tạo nâng cao tay nghề 42 45 53 11 26.19
4.Thi nâng bậc 115 199 204 89 77.39
5.Thi thợ giỏi 12 17 19 7 58.33

Nguồn: phòng Hành chính tổng hợp
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 23 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
Biểu đồ 1: Biểu đồ về đối tượng tham gia đào tạo qua các năm 2005 - 2007
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2005 2006 2007
Đào tạo cán bộ QL, Kĩ
thuật
Đào tạo công nhân
Tổng số LĐ được đào tạo
Số lượng lao động được đào tạo tăng lên hàng năm có thể cho thấy rằng
công tác đào tạo được công ty rất quan tâm. Theo tổng hợp của phòng hành chính
– nhân sự trong công ty thì hơn 80% số lao động trong công ty thường xuyên tham
gia các khoá đào tạo và nhiều nhất là 5 năm một lần họ có tham gia đào tạo. Đối
tượng được được đào tạo chủ yếu là những người đang làm việc ở công ty chiếm
80% và 20% là lao động tuyển mới.
Nhìn chung, công tác lựa chọn đối tượng lao động khá rõ ràng, xác định tiêu
chuẩn cụ thể cho từng đối tượng đào tạo. Tuỳ theo từng giai đoạn, tuỳ tình hình sản
xuất kinh doanh, số công trình mới được kí kết mà công ty tiến hành lựa chọn đối
tượng đào tạo cho phù hợp để có thể cân đối nguồn nhân lực trong công ty.
2.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo.

Việc xây dựng chương trình đào tạo trong công ty tiến hành như sau:
Công tác xây dựng chương trình đào tạo được phòng Tổ chức – hành chính
đảm nhận, xây dựng chủ yếu là các chương trình đào tạo đơn giản. Căn cứ vào nhu
cầu đào tạo mà phòng tổ chức hành chính nhân sự tiến hành xây dựng các chương
trình đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Với những chương trình đào
tạo phức tạp thì việc xây dựng chương trình là do giáo viên hướng dẫn cùng công ty
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 24 Sv: Vũ Văn Sáng
Khoa quản trị kinh doanh Trường đại học kinh tế Quốc dân
kết hợp xây dựng. Việc xây dựng chương trình đào tạo được công ty tiến hành
thông qua các bước:
- Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo.
- Soạn thời khoá biểu đào tạo, nội dung môn học: Công ty thường tổ chức lịch
học vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các buổi tối tuỳ vào môn học và đối tượng
đào tạo. Môn học có thể là về lí luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại
ngữ…
- Báo cáo lên cấp trên chờ phê duyệt, nếu được chấp thuận thì tiến hành thực
hiện chương trình đào tạo.
- Công ty áp dụng biện pháp khống chế như điểm danh, tổng kết tài liệu báo
cáo của học viên.
- Cuối khoá đào tạo thì tiến hành các cuộc kiểm tra để biết được kết quả học
tập của các học viên.
Tháng 4/2007 Công ty đã xây dựng chương trình đào tạo cho cán bộ nhân
viên khi họ tham gia lớp tập huấn Luật đấu thầu trong 3 ngày với mục đích trang bị
cho cán bộ quản lí, nhân viên nắm bắt được nội dung, quy định của Luật đấu thầu.
Công ty cũng xây dựng chương trình đào tạo lái xe cho 25 công nhân trong 01
tháng khá chi tiết. Chương trình đã thể hiện rõ người công nhân phải học những gì
trong từng ngày cụ thể.
Trên thực tế, công ty đã xây dựng một chương trình đào tạo tương đối hoàn
chỉnh và chi tiết. Tuy nhiên đối với những chương trình đào tạo quy mô lớn đòi hỏi đội
ngũ giáo viên có chất lượng cao thì Công ty chưa đáp ứng được, giáo viên giảng dạy

yêu cầu về cập nhật được kiến thức mới còn thiếu và những kiến thức không còn
được áp dụng trong thực tiễn công việc.
Lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Công ty áp dụng phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo nghề, kèm cặp chỉ
bảo và cử đi học ở các trung tâm. Tỷ lệ số người được đào tạo bằng tất cả các
phương pháp do Công ty áp dụng so với tổng số công nhân được đào tạo chiếm
Lớp: QTKDCN & XDCB K38 25 Sv: Vũ Văn Sáng

×