Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngay từ thuở sơ khai của đất nước, các bậc tiền nhân đã nói : "Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì
đất nước suy". Bác Hồ đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô
dụng”. Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy
rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất
nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm gần đây Việt Nam đang trên con đường đổi mới, đang từng
bước hội nhập kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát
sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội
nhập kinh tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, làm xói mòn những giá trị đạo
đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên có dấu
hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức
trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không
có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Trong nhà trường số học sinh vi
phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự
là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem
nhẹ, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Trước thực
tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng và những kiến thức cơ bản về một
lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc
làm vô cùng quan trọng.
Để có được những thành công hơn nữa trên con đường phát triển đất nước,
chúng ta phải đào tạo được một thế hệ trẻ có đức, có tài giỏi về chuyên môn và
khỏe mạnh về thể chất. Sinh thời Bác Hồ luôn căn dặn và nhắc nhở Đảng ta “Bồi
dưỡng đạo đức “Đức, trí, thể, mỹ” thì giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng được
xem là nền tảng gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
khác. Về bản chất con người, dù là trẻ em hư đến đâu nhưng bao giờ cũng có mặt
tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín chính đáng đầy nhân bản
và hồn nhiên. Các em cũng thích được khen ngợi, yêu thương. Nếu nhà trường và
gia đình nắm được những nguyên nhân sâu xa, có sự đồng cảm và hiểu được các
em, có sự thống nhất về phương pháp giáo dục thì chắc chắn sẽ cảm hóa được học
sinh cá biệt.
Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại trung tâm Kỹ thuật tổng
hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ
vào sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của cha
mẹ học sinh. Bản thân là người làm công tác quản lý học sinh học nghề tại trung
tâm tôi tự thấy vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh luôn luôn phải được coi trọng
từ đó làm nền tảng cho giáo dục toàn diện tại trung tâm. Xuất phát từ những lý do
khách quan và lý do chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “ Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh tại trung tâm”.
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
I. Cơ sở lý luận:
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên có từ 10 đến 19 tuổi,
ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi. Như vậy học sinh
THPT là lứa tuổi cuối lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh
về thể chất, sinh lý. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, các em luôn
có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân. Ở giai đoạn
phát triển này sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn làm các em cảm thấy rất
khó chịu, bực bội và rất dễ nổi nóng. Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi,
khám phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống, các em muốn có quyền tự
quyết định trong các công việc và việc làm của mình và muốn không bị sự ràng
buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi.
Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu
hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi,
đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng, không
phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
hưởng đến rất nhiều tính cách của các em, các em rất dễ bị xúc động khi có một tác
động nào đó, tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình
nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái
gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ
dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn
không biết.
Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong xã
hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời hướng các em có
những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý tốt quá trình giáo dục
đạo đức trong nhà trường, người cán bộ quản lý cần nắm vững vấn đề cụ thể như
sau:
1. Các vấn đề chung của giáo dục đạo đức.
1.1 Khái niệm đạo đức
1.1.1 Đạo đức xét dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều
chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình.
1.1.2 Đạo đức xét dưới góc độ cá nhân: Đạo đức là những phẩm chất nhân
cách của con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách
ứng xử của xã hội trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội,
với người khác và với chính bản thân mình.
1.2 Giáo dục đạo đức.
1.2.1 Khái niệm về giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã
hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân, nhằm góp phần phát triển
nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
1.2.2 Cấu trúc quá trình giáo dục đạo đức.
- Nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành, phát triển nhân
cách con người, kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại, đảm bảo
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân.
- Quá trình hoạt động giáo dục đạo đức ở trường có kế hoạch, tổ chức chỉ
đạo cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Quá trình này được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
+ Mục đích, yêu cầu về chuẩn mực giáo dục đạo đức
+ Nội dung giáo dục đạo đức
+ Phương pháp giáo dục đạo đức
+ Hình thức giáo dục đạo đức
+ Nhà sư phạm và đối tượng
+ Các điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức
+ Các mối quan hệ trong giáo dục đạo đức
+ Kết quả quá trình giáo dục đạo đức
- Nguyên tắc quá trình giáo dục đạo đức
+ Đảm bảo thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức
+ Đảm bảo tính thực trong quá trình giáo dục đạo đức
+ Đảm bảo chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa
1.2.3 Những đặc điểm của giáo dục đạo đức
- Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động khác.
- Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức
giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi về nhân cách
của học sinh về mặt đạo đức.
- Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức.
- Tính đột biến và khả năng tự biến đổi.
- Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể.
- Tính cá thể hóa cao.
- Chứa nhiều mâu thuẫn.
- Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục.
- Tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của
cá nhân.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
1.2.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ giáo dục đạo đức
1.2.4.1 Vị trí của giáo dục đạo đức.
- Là một mặt giáo dục bắt buộc, một bộ phận cấu thành của quá trình giáo
dục trong nhà trường.
- Quá trình giáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều quá trình bộ
phận.
+ Giáo dục đạo đức
+ Giáo dục trí tuệ
+ Giáo dục thể chất
+ Giáo dục thẩm mỹ
+ Giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp…
Trong đó giáo dục đạo đức được coi là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm
tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã
hội, con người với cuộc sống.
1.2.4.2 Chức năng của giáo đạo đức học sinh trong nhà trường
- Làm cho học sinh thấm nhuần, sâu sắc thế giới quan Mác – Lê Nin, tư
tưởng, đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá
trị đạo đức, nhân văn nhân bản của các tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho
hành động của mình.
- Thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng, sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật, sống có kỷ cương nề nếp, có văn hóa.
- Nhận thức ngày càng sâu sắc yêu cầu chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã
hội chủ nghĩa biến các giá trị đó thành tình cảm, hành vi thói quen và cách ứng xử
hàng ngày.
1.2.4.3 Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức phát triển đạo đức cá
nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức rèn luyện ý chí, hành vi thói
quen và cách ứng xử đạo đức phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo
những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc thời đại.
Tùy theo từng cấp học, bậc học và đặc điểm lứa tuổi học sinh, những chức
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
năng, nhiệm vụ này được cụ thể hóa thành những chuẩn mực yêu cầu cụ thể cho
phù hợp với đặc điểm, đối tượng giáo dục. Từ đó thiết kế nội dung chương trình
giáo dục và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và điều kiện
giáo dục cần thiết nhằm tối ưu hóa quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.2.5 Nội dung giáo dục đạo đức
1.2.5.1 Giáo dục tư tưởng – chính trị, đạo đức.
Công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho học sinh cần được cải tiến
và đẩy mạnh theo phương pháp nhất định, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo
dục nhân cách phát triển toàn diện hài hòa, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Nội
dung giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cần tập trung vào những vấn đề sau:
+ Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học
+ Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh
+ Nâng cao lòng yêu nước XHCN
+ Tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động
+ Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật
+ Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn
hóa.
1.2.5.2 Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ xã hội
- Quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng
+ Trung thành với lý tưởng CNXH và CNCS
+ Yêu nước
+ Yêu hòa bình, tự hào dân tộc.
+ Sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc
+ Biết ơn các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
+ Tin yêu Đảng CSVN và kính yêu Bác Hồ
- Quan hệ cá nhân với lao động.
- Quan hệ cá nhân với người khác (người ruột thịt, thân yêu, bạn bè,
thầy cô giáo, những người khác trong xã hội)
* Giáo dục gia đình:
+ Với người trên phải tôn kính, lễ độ, khiêm tốn, quan tâm chăm sóc.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Với người dưới phải thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha.
+ Với người cùng thế hệ tôn trọng, khiêm nhường, chân thành giúp đỡ học
tập lẫn nhau.
* Giáo dục tình bạn
+ Bạn bè cùng giới, bạn khác giới
+ Bạn cùng công tác
+ Bạn cùng tuổi
+ Bạn bè cùng trường, cùng lớp, cùng tổ….
- Quan hệ cá nhân với bản thân.
+ Tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn, dũng cảm, lạc quan, vượt khó
2. Quản lý giáo dục đạo đức trong trung tâm
2.1. Lập kế hoạch
2.1.1. Những yêu cầu cơ bản của việc lập kế hoạch
+ Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu
giáo dục trong trường học.
+ Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy trên lớp
+ Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với
hoạt động tâm sinh lý để có hiệu quả giáo dục cao.
+ Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi,
giám sát, kiểm tra, đánh giá.
2.1.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo dục đạo đức
2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức
2.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
2.3.1. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội
Giúp các em nhận thức được đầy đủ mục đích ý nghĩa của hoạt động đó đối
với cá nhân và tập thể
2.3.2 Phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức
học sinh, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.
2.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
II. Những nội dung giáo dục đạo đức đã thực hiện ở trung tâm
Trước những khó khăn và thách thức của xã hội đặt ra cho trung tâm, nắm
bắt được những khó khăn và thuận lợi, thầy và trò trung tâm, đã ra sức thi đua phấn
đấu vượt khó vươn lên để thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Giáo dục tư tưởng - chính trị, đạo đức
Nhận thức được vấn đề quan trọng trong ngành giáo dục nói chung và sự
nghiệp giáo dục nói riêng là vai trò giáo dục đạo đức học sinh, “muốn có kết quả
học tập tốt thì phải có nề nếp tốt”. Vì vậy ngay từ đầu năm trung tâm đã tập trung
cao độ vào vấn đề nề nếp học sinh.
1.1 Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền
về diễn biến hòa bình trên thế giới cũng như trong nước, giáo dục cho các em nâng
cao lòng yêu nước để cảnh giác với những tư tưởng không lành mạnh nhằm vào
thế hệ trẻ, thường xuyên đưa vào các buổi học.
- Giáo dục cho các em nhận thức cái đúng cái sai, biết phân tích sự việc một
cách khoa học. Nhận biết được những cái mình nên làm, phải làm khi còn là một
học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Trình độ nhận thức về thế giới quan của học sinh trong trung tâm được
nâng lên rõ rệt.
1.2. Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh tham gia thi tìm hiểu về lịch sử đất nước Việt Nam,
về Đảng và Bác Hồ kính yêu.
- Thường xuyên tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của học sinh, dìu dắt và chỉ bảo
tận tình cho các em có tư tưởng chưa vững vàng.
- Kết quả là nhiều em đã trở thành người tốt và có chất lượng học tập cao.
- Trung tâm cũng mời các em học sinh đã từ những sai lầm do suy nghĩ chưa
đúng đắn nay nhờ vào việc giáo dục của trung tâm đã tự đứng dậy và trở thành
những người trưởng thành trong xã hội trở về nói chuyện trao đổi với học sinh toàn
trường để từ đó các em tự tin hơn vào mái trường nơi mà các em đang học tập.
1.3 Nâng cao lòng yêu nước XHCN.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
- Thường xuyên tổ chức đi thăm các di tích lịch sử để các em nhớ về cội
nguồn, tổ chức cho các em tham gia viết về các vị anh hùng dân tộc để các em biết
trách nhiệm của mình trong thời đại mới phải giữ gìn đất nước.
1.4 Tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động
- Trung tâm đã giáo dục cho các em đức tính tiết kiệm, ý thức học tập đúng
đắn, biết đóng góp công sức vào công việc xây dựng quê hương đất nước. Giáo
dục cho các em tránh xa sự chây lười, ỷ lại vào người khác…
- Tổ chức cho thi “ Khéo tay hay làm” như: nấu ăn, cắm hoa, ……để từ đó
phát huy ý tưởng sáng tạo và biết quý trọng những sản phẩm làm ra.
- 100% học sinh hồ hởi tham gia và đã cho ra nhiều sản phẩm đầy ý tưởng
sáng tạo và độc đáo.
1.5 Tăng cường giáo dục pháp luật kỷ luật cho các em
- Thường xuyên uốn nắn cho các em về việc thực hiện nội quy, quy định của
trung tâm, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.
- Tổ chức tư vấn các buổi ngoại khóa về chấp hành luật lệ giao thông, sức
khỏe sinh sản vị thành niên.
- Tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật: như
không tàng trữ sử dụng ma túy, chất nổ……
- Hoạt động trên được các em học sinh trong trường hưởng ứng nhiệt tình.
1.6 Tăng cường giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử
có văn hóa.
- Giáo dục cho các em lòng yêu thương ông bà, bố mẹ, anh em, bạn bè, thầy
cô và những người thân.
- Tổ chức cho các em học sinh cam kết không nói tục chửi bậy, không gây
gổ đánh nhau. Và xử lý nghiêm minh những học sinh thiếu tôn trọng, vô lễ với
thầy cô giáo.
- Kết quả đạt được trong mặt giáo dục đạo đức này là không có em nào lưu
ban hay bị hạ hạnh kiểm vì vô lễ với thầy cô giáo.
2. Giáo dục đạo đức trong mối quan hệ xã hội.
2.1. Quan hệ cá nhân với xã hội cộng đồng.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo dục cho các em biết hòa đồng với tập thể, tạo nên mối quan hệ tốt với
địa phương nơi sinh sống.
- Giáo dục cho các em tham gia nhiệt tình vào hoạt động chung sức vì cộng
đồng qua các hoạt động tập thể giao lưu giữa nhà trường và trường bạn…., khuyến
khích động viên các em tham gia vào các hoạt động tập thể tại địa phương vào các
dịp lễ, tết.
2.2 Quan hệ cá nhân với lao động.
- Giáo dục cho các em ý thức biết tôn trọng của cải vật chất của cá nhân và
của tập thể.
- Xử lý nghiêm minh những học sinh phá hại tài sản của trung tâm.
- Giáo dục các em đức tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó, trung thực.
- Tổ chức cho các em cam kết không mắc thái độ sai trong kiểm tra thi cử,
xử lý nghiêm minh những học sinh vi phạm quy chế thi, kiểm tra.
2.3 Quan hệ cá nhân với người khác.
- Nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp phát động mạnh mẽ phong trào học
nhóm, xây dựng mô hình học tập đôi bạn cùng tiến.
- Giáo dục cho các em ý thức mình vì mọi người, biết giúp đỡ nhau trong
cuộc sống, thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn bè và người khác, tôn trọng
người khác.
2.4 Quan hệ cá nhân với cá nhân.
- Giáo dục cho các em lòng thật thà, nêu gương những hình ảnh người tốt
việc tốt như nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- Tuyên dương những học sinh có thành tích cao trong học tập, những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã biết vượt khó vươn lên để đạt được những
thành tích đáng khích lệ.
C . HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
I. Giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả:
Trong công tác giáo dục hiện nay ở trung tâm cũng như nhiều đơn vị khác,
các lớp học thường chỉ có một số em học sinh học tốt thì thường xuyên tham gia
phát biểu xây dựng bài còn các em học yếu hoặc không có tính linh hoạt, sức ỷ lớn
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
thì lại không tham gia. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong giờ học, không tạo
ra sự sôi nổi cần thiết cho lớp học, giảm sự hứng thú của người học cũng như
người dạy.
Bên cạnh đó trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thì các thầy cô
giáo không thể liên tục theo dõi, quán xuyến, nhắc nhở dẫn đến có thể đánh giá sai
lệch, không khách quan kết quả phấn đấu, rèn luyện của các em.
Với thực trạng đó đặt ra cho người giáo viên ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến
thức cho học sinh thì mỗi thầy cô giáo còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giúp
cho mỗi học sinh phát huy được hết khả năng, sự sáng tạo cũng như sự chủ động,
linh hoạt trong học tập. Đó mới là nhiệm vụ trọng tâm bởi vì nếu hoàn thành nhiệm
vụ này thì chính thầy cô giáo sẽ làm cho các em có đức tính tự tin, chủ động trong
công việc tương lai sau này.
II. Kết quả:
Thông qua những buổi khai giảng đầu khóa học cho 100% học sinh các lớp
về việc nghiêm túc thực hiện luật an toàn trật tự giao thông và trật tự đô thị. Trong
năm không có trường hợp CB.CNV, giáo viên, học sinh của trung tâm vi phạm an
toàn giao thông. Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm trong việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường. Có quan hệ gắn bó với địa phương
trong việc quản lý an ninh trật tự tại Trung tâm và khu vực quanh Trung tâm. Duy
trì hợp đồng trách nhiệm với Công an phường Quang Vinh về việc đảm bảo an
ninh trật tự tại trung tâm.
Tham gia tích cực công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trong học đường.
Tạo nên một môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh.
Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh, phối hợp cùng gia đình để chắc
rằng tại Trung tâm là một môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh là nơi mà phụ
huynh yên tâm khi có con em học tập.
Đẩy mạnh việc giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử
văn hóa trong trường học. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
mạnh, bổ ích nhằm thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia để tránh xa tệ
nạn xã hội.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CNV trong việc thực hiện công
tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trung tâm.
Hàng năm trung tâm thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp trong việc
tuyên truyền vận động phòng, chống HIV/ADI, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho
CB.CNV, giáo viên, học sinh và sinh viên. Đã có 1.088 học sinh tham gia, phát
6.000 tờ rơi cho học sinh các lớp học tại trung tâm.
Phối hợp với Sở Tư pháp Đồng Nai tuyên truyền phòng chống ma túy trong
học sinh, sinh viên. Tuyên truyền pháp luật hưởng ứng tháng an toàn giao thông
cho học sinh, sinh viên tại trung tâm. Đã có 20 lớp 454 học sinh tham dự, phát
4.500 tờ rơi cho học sinh các lớp.
Chi đoàn tổ chức đi tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thắp nến ở
nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đồng Nai nhân ngày thương binh liệt sĩ (27/7).
Tổ chức giải bóng đá giao lưu chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11/2011 gồm 8 đơn vị Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp Đồng Nai,
đại học Nông Lâm TP.HCM, Sở Công thương Đồng Nai, đại học Lạc Hồng, Sở
Lao động TBXH Đồng Nai, Liên cơ tỉnh ủy Đồng Nai, Cao đẳng nghề Đồng Nai,
Sở Nội vụ Đồng Nai. Kết quả đại học Nông Lâm TP.HCM đạt giải nhất, Sở Công
thương Đồng Nai đạt giải nhì, đại học Lạc Hồng đạt giải ba, Sở Lao động TBXH
Đồng Nai đạt giải phong cách, vận động viên Phạm Ngọc Ất (đại học Lạc Hồng)
giải vua phá lưới.
- Phát động học sinh, sinh viên các lớp học tại trung tâm tham gia bầu chọn
vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
- Kết quả xếp loại đạo đức trong năm:
+ Học sinh giỏi chiếm 10.2%
+ Học sinh khá chiếm 59.2%
+ Học sinh trung bình chiếm 30.2%
+ Học sinh yếu chiếm 0.4%
+Không có học sinh xếp loại học lực kém.
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học đã có 01 học sinh thi giải toán trên máy tính casio đạt giải
khuyến khích.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của trung tâm chúng tôi nhận thấy rằng để
quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh cần tập trung vào 3
vấn đề sau:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách bài
bản.
+ Nâng cao năng lực nghiệp vụ quản lý về công tác đạo đức học sinh tại
trung tâm.
+ Phối hợp với các hoạt động khác trên cơ sở tập trung vào mục tiêu giáo
dục trí dục.
D. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
* Đối với Sở giáo dục:
- Có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên
cho giáo viên.
- Thành lập trên trang website tổ tư vấn tâm lý trực tuyến để các em ở lứa
tuổi học sinh có cơ hội trao đổi, được tư vấn kịp thời khi gặp những tình huống khó
xử trong cuộc sống hàng ngày.
- Thường xuyên cung cấp thông tin mới và cần thiết phục vụ cho việc giáo
dục đạo đức cho học sinh.
* Đối với trung tâm:
- Gắn kết mối quan hệ giữa trung tâm - gia đình - xã hội bởi vì học sinh thực
tế chỉ đựợc giáo dục ở trung tâm nhiều lắm từ 4-5 giờ/ ngày, thời gian còn lại phần
lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ,
thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cập nhật thông tin nhiều chiều
để biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh luôn luôn đặt niềm tin vào con em,
nhưng cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ
dẫn đến ngộ nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được
trung tâm mời đến cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học
không giỏi như lâu nay vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với trung tâm về các
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
biện pháp giáo dục. Trung tâm và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục
với mục tiêu tất cả đều vì sự tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo
sự chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và
đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử
lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh
giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn;
phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, ...); tổ
chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của trung tâm vào đầu năm học.
- Phân công những giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực về tư vấn tâm lý để
giúp đỡ cho các em học sinh khi các em gặp hoàn cảnh khó khăn về tâm lý.
- Tham mưu các cấp chính quyền tạo điều kiện cho các em có được sân chơi
lành mạnh, bổ ích,…
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục 2005. NXB Chính trị Quốc gia.
2. Hồ Chí Minh về đạo đức. NXB Sự thật Hà Nội, 1993
3. Giáo trình đạo đức học Mác – Lê nin. NXB Đại học và GDCN Hà Nội
1983.
4. Giáo dục học - Tập 2 – Hà Thế Nhữ, Đặng Vũ Hoạt. NXB Giáo dục
1998.
5. Một số vấn đề về đạo đức, giảng dạy và giáo dục, đạo đức ở trường THPT.
PTS. Phạm Khắc Chương – Bộ Giáo dục và Đào tạo, vụ giáo viên 1995
6. Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện triết học 2003.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Bùi Thị Trúc
Người thực hiện: Bùi Thị Trúc
Trang 15