Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.73 KB, 16 trang )

Phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
08:49-20/04/2009

Tóm lược. Trên bình diện quốc gia, hai chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá năng lực khoa
học của một nước là số lượng ấn phẩm khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế có
hệ thống bình duyệt (peer reviewed journals), và số lần trích dẫn (citations) của những bài báo khoa
học. Bài viết này phân tích các ấn phẩm khoa học Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á
trên các tập san khoa học quốc tế từ năm 1996 đến 2005, và chỉ số trích dẫn của những ấn phẩm
khoa học trong thời gian 2000-2001. Kết quả cho thấy trong thời gian 1996-2005, Việt Nam công bố
được 3456 công trình nghiên cứu khoa học, và số ấn phẩm khoa học này đứng vào hàng thấp nhất
trong vùng: bằng khoảng 1/5 số bài báo từ Thái Lan (n = 14.594), 1/3 Malaysia (n = 9742), 1/14
Singapore (n = 45.633), và thấp hơn Indonesia (n = 4.389) và Philippines (n = 3901).
Nhưng về chất lượng, ấn phẩm khoa học Việt Nam có phần cao hơn các nước trong vùng, với
số lần trích dẫn trung bình cho mỗi bài báo trong vòng 5 năm là 9,74 lần. Chất lượng ấn phẩm
khoa học Việt Nam chủ yếu nhờ vào các công trình hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Qua
phân tích, một số đề nghị được đưa ra nhằm cải tiến tình hình: (a) hướng đến việc công bố
nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế như là một tiêu chuẩn để đánh giá (hay “nghiệm
thu”?) một dự án khoa học; (b) khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ công bố ít nhất một
bài báo khoa học trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án; (c) cần có chính sách đãi
ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có công trình công bố quốc tế; và (d) khuyến khích
các tập san khoa học Việt Nam vươn đến tầm quốc tế.

1. Lượng và chất trong nghiên cứu khoa học
Bất cứ học thuyết xã hội nào cũng nhất trí một điều là nếu một quốc gia muốn trở thành một
thành viên có uy tín trên trường quốc tế, ngoài vị trí kinh tế - chính trị, nghiên cứu và phát
triển khoa học (R&D) đóng một vai trò then chốt. Bắt chước người khác, bán sản phẩm và
công nghệ của người khác, hay gia công sản phẩm có thể đem lại vài thành quả ngắn hạn,
nhưng không thể là nền móng cho phát triển về lâu dài. Khả năng bắt chước và khả năng sáng
tạo có thể phân biệt qua các chỉ số phát triển công nghệ và các sản phẩm tri thức. Sản phẩm tri
thức và sáng tạo được hình thành từ những nghiên cứu khoa học. Singapore, Đài Loan, và
Hàn Quốc không thể phát triển như ngày nay nếu không có chiến lược đầu tư lâu dài cho


nghiên cứu khoa học. Bài học từ các nước này là khả năng sáng tạo trong khoa học và công
nghệ là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của một nước. Do đó, nghiên cứu khoa học
đóng một vai trò cực kì quan trọng trong công cuộc đưa đất nước chuyển biến sang một nền
kinh tế tiên tiến và góp phần tạo nên một vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.
Đánh giá năng lực khoa học của một nước không đơn giản chút nào, vì thành tựu của nghiên
cứu khoa học thường không thể cân đo đong đếm như sản phẩm kĩ nghệ. Không giống như
hoạt động sản xuất kĩ nghệ với những sản phẩm vật chất cụ thể mà công chúng có thể sử dụng
được cho cuộc sống hằng ngày, sản phẩm của nghiên cứu khoa học - nhất là nghiên cứu khoa
học cơ bản - thường mang tính trừu tượng, rất ít khi nào gần gũi trực tiếp với người tiêu dùng.
Trong nhiều trường hợp, thành tựu của nghiên cứu khoa học chỉ hiển nhiên sau vài ba chục
năm sau khi công trình nghiên cứu hoàn tất. Chẳng hạn như các nghiên cứu về khả năng
truyền dẫn hình ảnh qua fibre optics trong thập niên 1950, phải đợi đến 30 năm sau mới tìm


được ứng dụng của thành tựu này qua việc phát triển các máy nội soi trong y khoa. Tương tự,
khám phá về vai trò của testosterone (một hormone nội tiết nam) trong thập niên 1930, nhưng
phải chờ đến 40 năm sau mới tìm thấy ứng dụng trong lâm sàng và chăn nuôi.
Mặc dù các phương pháp sử dụng để đánh giá khả năng khoa học vẫn còn trong vòng tranh
cãi, nói chung cộng đồng quốc tế nhất trí rằng có thể sử dụng một số chỉ tiêu để xếp hạng khả
năng khoa học giữa các nước. Chỉ tiêu quan trọng nhất là số lượng ấn phẩm khoa học và chất
lượng nghiên cứu. Số lượng bài báo khoa học phản ảnh “sản lượng” của một nền khoa học, và
mức độ đóng góp vào tri thức toàn cầu của một nước. Trên thế giới ngày nay có hơn 100.000
tập san khoa học đủ loại với chất lượng “thượng vàng hạ cám”; do đó, chỉ có một số tập san
được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận là nghiêm chỉnh và đáng tin cậy, và các tập san
này (chỉ khoảng trên dưới 4000) nằm trong danh mục của tổ chức Thomson Scientific
Information (trước đây gọi là ISI hay Institute of Scientific Information). Trung Quốc có
4497 tập san khoa học (số liệu năm 2003), nhưng chỉ có 67 tập san được công nhận và liệt kê
trong danh bạ của ISI. Hằng năm, tổ chức Thomson thu thập tất cả các bài báo trên thế giới,
kể cả các chi tiết như tên và địa chỉ của tác giả, nước xuất phát, đề tài, lĩnh vực nghiên cứu,
năm công bố, số lần trích dẫn, v.v… Dựa vào các số liệu này, chúng ta có thể đánh giá một

phần tình trạng hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ta và so sánh với các nước trong vùng
1

Đánh giá chất lượng nghiên cứu là một việc làm rất khó, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa
nhất trí một chuẩn mực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, hai chỉ số
thường được sử dụng để ước định chất lượng của một công trình nghiên cứu khoa học là hệ số
ảnh hưởng (còn gọi là impact factor), và số lần trích dẫn (citation index). Theo định nghĩa
được công nhận, hệ số ảnh hưởng là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà
tạp chí đã công bố hai năm trước 2 Do đó, những công trình nghiên cứu được công bố trên các
tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao cũng có thể đồng nghĩa với chất lượng cao của công trình
nghiên cứu. Chẳng hạn như một nghiên cứu được công bố trên các tạp chí như Science,
Nature, Cell, PNAS, New England Journal of Medicine, Lancet, v.v… chắc chắn phải có chất
lượng cao hơn các nghiên cứu công bố trên các tạp chí ở Á châu, Âu châu hay tạp chí chuyên
ngành ở Mỹ. Tuy nhiên, hệ số ảnh hưởng của tạp chí cũng tùy thuộc vào bộ môn khoa học
(chẳng hạn như các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm thường có hệ số tác dụng cao
hơn các tập san trong các ngành khoa học tự nhiên và toán học).
Nhưng hệ số ảnh hưởng chỉ phản ánh uy tín của tạp chí chứ không hẳn phản ảnh chất lượng
của một bài báo cụ thể. Vì thế, một cách đánh giá chất lượng khác công bằng hơn là tính số
lần các nhà khoa học khác trích dẫn bài báo mà nhà khoa học đã công bố. Có thể nói ví von
rằng số lần trích dẫn là âm vang của một công trình nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu có
chất lượng có khả năng gây ảnh hưởng trong chuyên ngành, và được nhiều đồng nghiệp trên
thế giới trích dẫn. Do đó, chỉ số trích dẫn phản ảnh khá chính xác chất lượng một công trình
nghiên cứu khoa học. Chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn phản ảnh chất lượng khoa học.
Thật vậy, một nghiên cứu trong thập niên 1970 về tần số trích dẫn các nghiên cứu công bố
trước khi các nhà khoa học được trao giải Nobel cho thấy tính trung bình, số lần trích dẫn là
62 (so với tần số trung bình của tất cả các nhà khoa học là 6 lần). Do đó, dù có vài biệt lệ và
khiếm khuyết, số lần trích dẫn và hệ số ảnh hưởng của tạp chí phản ảnh chất lượng nghiên
cứu.
Liên quan đến Việt Nam, theo tôi biết vẫn chưa có một phân tích về chất lượng nghiên cứu
khoa học qua số lần trích dẫn một cách chi tiết và so sánh với các nước khác trong vùng. Vì

thế, tôi tiến hành một phân tích về chất lượng các ấn phẩm khoa học trên các tập san khoa học
quốc tế. Phân tích này nhằm trả lời hai câu cụ thể: thứ nhất, chất lượng nghiên cứu khoa học
đang ở vị trí nào; và thứ hai, có mối liên hệ nào giữa ấn phẩm khoa học và đầu tư cho khoa
học. Hi vọng qua kết quả trả lời hai câu hỏi trên, các nhà chức trách có thể tìm cách để nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học ở nước ta.
Để trả lời hai câu hỏi trên, tôi sử dụng hệ thống "Web of Science" của Viện Thông tin Khoa
học (Institute of Scientific Information) để thu thập số lượng ấn phẩm khoa học, và tần số


trích dẫn cho từng bài báo từ Việt Nam. Về số lượng ấn phẩm, tôi chọn thời gian khảo sát
trong vòng 10 năm, từ 1996 đến 2005. Để phân tích chất lượng ấn phẩm nghiên cứu, tôi chọn
các ấn phẩm trong thời gian 2000-2001. Tôi chọn thời gian này vì hai lí do chính : (a) một bài
báo khi đã công bố đòi hỏi thời gian để cộng đồng khoa học thẩm định và tham khảo, và qua
kinh nghiệm, chúng tôi chọn thời gian 5 năm sau công bố để tính số lần trích dẫn vì thời gian
5 năm có thể nói là "đủ" để một công trình nghiên cứu có khả năng gây tác động ; và (b) số
lượng bài báo hàng năm từ Việt Nam còn thấp (dao động khoảng 330 đến 350 bài), cho nên
nếu làm phân tích số bài báo trong vòng một năm e rằng không đủ số liệu để phân tích theo
chuyên ngành, và vì thế chúng tôi quyết định chọn thời gian 2 năm để tăng số lượng bài báo
và qua đó tăng độ tin cậy thống kê của các ước số.

2. Ấn phẩm khoa học 1996-2005
Trong thời gian 1996 đến 2005, có tất cả 3.456 bài báo khoa học trên các tập san ISI có địa
chỉ từ Việt Nam. Con số bài báo từ Việt Nam nếu mới nhìn qua có thể gây “ấn tượng”, nhưng
trên thực tế, chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia , và 1/14 của Singapore. Ngay cả so
với Philippines (3901 bài) và Indonesia (4389 bài), số bài báo khoa học từ nước ta vẫn thấp
hơn.
Lĩnh vực nghiên cứu. Bảng 1 sau đây cho thấy một số xu hướng đáng chú ý giữa các nước.
Chẳng hạn như Thái Lan khá mạnh về lĩnh vực y sinh học (số bài báo trong lĩnh vực này
chiếm gần 43% tổng số bài báo khoa học từ Thái Lan), trong khi đó Singapore thì mạnh về
các lĩnh vực kĩ thuật (chiếm 40% tổng số bài báo khoa học). Philippines là nước có nhiều bài

báo về nông nghiệp (chiếm gần 29% tổng số bài báo khoa học), tức gần gấp hai hay ba lần
Việt Nam, Indonesia , Malaysia hay Thái Lan.
Số lượng bài báo khoa học liên quan đến ngành toán và vật lí từ Việt Nam chiếm gần một
phần tư tổng số bài báo khoa học, nhưng ở các nước như Thái Lan, Malaysia , Indonesia và
Philippines con số này chỉ dao động từ 0,5% đến 4%. Ngay cả ở Singapore, các bài báo toán
học và vật lí học cộng lại chỉ khoảng 11%, chưa bằng tỉ lệ của một ngành toán ở Việt Nam.
Các kết quả này cho thấy ngành toán và vật lí là hai ngành "mạnh" ở nước ta. Tuy nhiên, khi
so sánh với các lĩnh vực khác trong nước thì số lượng bài báo từ ngành y sinh học chiếm đến
24% (tức gấp hai lần số bài về toán hay vật lí) tổng số bài báo khoa học.
Malaysia tuy rất khiêm tốn về toán, nhưng tỉ lệ bài báo liên quan đến ngành kĩ thuật và hóa
học thì cao gần gấp hai tỉ lệ của Việt Nam và các nước trong vùng. Điều đáng ngạc nhiên là
công nghệ sinh học thuần túy còn rất khiêm tốn ở trong vùng, với số lượng bài báo khoa học
chỉ dao động trong khoảng 1-4%.
Bảng 1. Phần trăm các bài báo khoa học 1996-2005 tính cho từng nước và phân
chia theo lĩnh vực nghiên cứu
Lĩnh vực Việt Nam Thái Lan
nghiên cứu

Malaysia

Indonesia

Philippines Singapore

Y sinh học 24,3

42,8

22,4


29,5

25,0

16,6

Toán

11,0

0,8

2,3

0,5

2,1

3,8

Vật lí

12,9

1,5

2,0

4,4


2,1

6,8

Kĩ thuật

10,5

16,4

22,2

14,8

9,3

40,4

NN

12,6

9,2

10,0

14,7

28,7


0,9

Hóa học

12,9

13,6

20,0

13,0

5,0

11,9

Vật liệu

5,8

5,1

10,9

3,6

2,8

11,4


MT

4,0

5,3

3,7

11,9

14,5

1,8


Kinh tế

2,5

1,2

2,5

4,0

3,5

3,4

CNSH


1,3

2,3

2,2

1,7

3,8

0,9

KHXH

1,6

1,3

1,4

1,3

2,7

1,7

Tổng cộng

100

(n=3456)

100
100
(n=14594) (n=9742)

100
(n=4389)

100
(n=3901)

100
(n=45633)

Chú thích: Vì làm chẵn, cho nên khi cộng lại tổng số có thể trên hay dưới 100%; n là
tổng số bài báo trong thời gian 1996-2005.
Nội lực và hợp tác. Một điều đáng quan tâm hơn là phần lớn các nghiên cứu khoa học từ
Việt Nam còn phụ thuộc vào các “ngoại lực” quá nhiều. Theo một phân tích trước đây của
giáo sư Phạm Duy Hiển 3, có đến 75% các công trình khoa học từ Việt Nam do đứng tên
chung hoặc hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài.
Trong phân tích này, tôi ghi nhận khoảng 20% các bài báo công bố trong thời gian 2000-2001
là do nội lực (tức không hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài). Tuy nhiên tỉ lệ nội lực dao
động rất lớn giữa các ngành (Biểu đồ 1). Chẳng hạn như trong ngành y sinh học, một ngành
tương đối thế mạnh và ổn định ở nước ta, trong số 164 bài báo được công bố trên các tập san
quốc tế, chỉ có 5 bài (3%) là do nội lực, nhưng các ngành có tỉ lệ nội lực cao là toán (66%), kĩ
thuật (~40%) và kinh tế học (41%). Riêng 11 bài báo liên quan đến ngành công nghệ sinh
học, 100% là do hợp tác với nước ngoài. Chưa có dữ liệu về các công trình nội lực và hợp tác
cho các nước trong vùng, nên chưa thể so sánh với nước ta.


Biểu đồ 1. Phần trăm bài báo hoàn toàn do nội lực. Ghi chú: YS=y sinh
học, KT=kĩ thuật, NN=nông nghiệp, VL=vật liệu, MT=môi trường,
KTế=kinh tế, CNSH=công nghệ sinh học, KHXH=khoa học xã hội.

Phân tích tăng trưởng cho tất cả các nước trong vùng đều có xu hướng tăng trưởng số lượng
bài báo khoa học, nhưng mức độ tăng trưởng khác nhau giữa các nước (Biểu đồ 2). Tính
trung bình, ấn phẩm khoa học Việt Nam tăng khoảng 26% mỗi năm (41 bài/năm); tỉ lệ tăng
trưởng này tương đương với Singapore (khoảng 27% hay 480 bài/năm) và Malaysia (24% hay
114 bài/năm), cao hơn Indonesia (tăng 9% hay 29 bài/năm) và Philippines (8% hay 23
bài/năm), nhưng thấp hơn Thái Lan (45% hay 222 bài/năm).


Biểu đồ 2. Số lượng bài báo từ một số nước Đông Nam Á công bố trên các tập san
khoa học quốc tế tính từ 1996 đến 2005 (biểu đồ bên trái), và cụ thể cho 3 nước Việt
Nam, Indonesia và Philippines với số lượng bài báo dưới 1000 (biểu đồ phía phải).

Phân tích tốc độ tăng trưởng số bài báo khoa học từng ngành trong hai thời kì 1996-2000 và
2001-2005 (Biểu đồ 3) cho thấy các ngành “khiêm tốn” (tức có ít bài báo khoa học so với
tổng thể) thường có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn những ngành được xem là “mạnh” của nước ta
như toán học. Chẳng hạn như ngành môi trường học, số bài báo trong thời kì 2001-2005 tăng
gấp 2,74 lần so với thời kì 1996-2000 (từ 51 tăng lên 140 bài), nông nghiệp tăng 2,67% (từ 92
lên 246 bài), công nghệ sinh học tăng 2,62 lần (từ 16 tăng lên 42 bài). Đáng chú ý là ngành y
sinh học vẫn duy trì tốc độc tăng trường gần 2 lần trong thời kì 2001-2005 so với 1996-2000.
Tuy nhiên, ngành toán có tỉ lệ tăng trưởng dưới trung bình (20%).

Biểu đồ 3. Phần trăm tăng trưởng số bài báo khoa học từ Việt Nam trong hai thời


kì 1996-2000 và 2001-2005. Ghi chú: YS=y sinh học, KT=kĩ thuật, NN=nông
nghiệp, VL=vật liệu, KTế=kinh tế, CNSH=công nghệ sinh học, KHXH=khoa học xã

hội.

3. “Chất lượng” nghiên cứu khoa học
Một bài báo khi đã công bố đòi hỏi thời gian để cộng đồng khoa học thẩm định và tham khảo.
Nói chung, một bài báo có ảnh hưởng lớn là một bài báo được nhiều đồng nghiệp trích dẫn và
tham khảo trong những năm sau đó. Để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học, tôi xem
xét những bài báo công bố trong năm 2000-2001 và thu thập số lần trích dẫn những bài báo
này trong 5 năm sau. Tính trung bình, mỗi bài báo từ Việt Nam công bố trong thời kì 20002001 được trích dẫn 9,7 lần trong 5 năm sau. Tỉ lệ trích dẫn các bài báo Việt Nam cao nhất so
với các nước trong vùng (xem Bảng 2). Các nước khác tuy có số lượng bài báo cao hơn nước
ta, nhưng số lần trích dẫn trung bình thấp hơn nước ta.

Bảng 2. Số lượng bài báo từ một số nước Đông Nam Á công bố trên
các tập san khoa học quốc tế trong thời gian 2000-2001, và số lần trích
dẫn từ 2001 đến 2006

Nước

Số lần trích Hệ số h
Số
lượng Tổng số lần
dẫn trung bình (1)
bài
báo trích
dẫn
trên mỗi bài
2000-2001
2001-2006
báo

Việt Nam


675

6576

9,74

33

Thái Lan

2.590

23.550

9,09

50

Malaysia

1.810

11.681

6,45

37

Indonesia


954

9036

9,47

36

Philippines

717

6.688

9,33

32

Singapore

7.605

70.393

9,26

75

Chú thích: Tổng số bài báo tính từ cơ sở dữ liệu của SCI-Expanded, SSCI,

A&HCI. (1) Hệ số h có nghĩa là có h bài báo với số lần trích dẫn h hay cao hơn.
Ví dụ: hệ số h = 33 của Việt Nam có nghĩa là có 33 bài báo từ Việt Nam công bố
trong thời gian 2000-2001 được trích dẫn ít nhất là 33 lần trong những năm sau
đó.

Số lần trích dẫn bao nhiêu là cao? Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này, nhưng theo
phân tích của ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55%
không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố 4.
Trong các ngành như kĩ thuật tần số không trích dẫn lên đến 70%. Ngay cả được trích dẫn và
tham khảo, con số cũng rất khiêm tốn : chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn
hơn 6 lần mà thôi (trong vòng 5 năm). Do đó, có người đề nghị là một bài báo được trích dẫn
một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh
hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên.
Nếu tính theo số lần trích dẫn trên 5 lần trong vòng 5 năm thì có thể nói rằng chất lượng các
nghiên cứu từ Việt Nam cũng có phần khả quan. Tính trung bình, khoảng 42% các bài báo từ
Việt Nam được trích dẫn trên 5 lần, tức là cao hơn số trung bình trên thế giới. Các ngành
khoa học Việt Nam có trích dẫn cao thường là các ngành khoa học thực nghiệm như y sinh
học, hóa học, nông nghiệp, môi trường và công nghệ sinh học.


Tuy nhiên chỉ số này không phản ánh đúng thực tế vì có hai bài báo y học từ Việt Nam có số
lần trích dẫn rất cao (995 lần và 230 lần), do đó chi phối đến cách tính toán. Do đó, một hệ số
khác khách quan hơn là hệ số h [5]. Việt Nam có hệ số h thuộc vào hàng thấp nhất (h = 33,
tương đương với Phi Luật Tân) so với các nước trong vùng Singapore và Thái Lan có nhiều
bài báo có ảnh hưởng hơn nước ta.
Một cách khác để gián tiếp đánh giá chất lượng là xem xét tỉ lệ các bài báo chưa bao giờ
được trích dẫn. Có khoảng 1/5 các bài báo khoa học từ Việt Nam chưa bao giờ được trích
dẫn sau 5 năm công bố. Đây cũng là tình trạng chung ở các nước trong vùng, với tỉ lệ chưa
bao giờ trích dẫn (trong vòng 5 năm) được ghi nhận tại Thái Lan (15%), Malaysia
(19%), Indonesia (19%), Philippines (13%), và Singapore (17%).

Phân tích chi tiết tần số trích dẫn tất cả các bài báo từ Việt Nam công bố trong thời gian 19962005 cho từng lĩnh vực nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy một vài xu hướng đáng chú ý. Tính
chung, gần 1/4 (23%) các công trình nghiên cứu từ Việt Nam chưa hề được trích dẫn trong
thời gian 10 năm. Những ngành có tỉ lệ chưa trích dẫn thấp là y sinh học và hóa học (khoảng
17 đến 18%), tiếp đến là các ngành như khoa học xã hội, môi trường học, công nghệ sinh học,
nông nghiệp, kinh tế học, và vật lí (dao động trong khoảng 22% đến 32%). Riêng hai ngành
toán và kĩ thuật, có đến 44% bài báo chưa được trích dẫn lần nào trong vòng 1996-2005.

Bảng 3. Số lần trích dẫn (hay không trích dẫn) của các bài báo
khoa học từ Việt Nam phân tích theo lĩnh vực nghiên cứu
Số bài báo Số lần trích dẫn (% tổng số bài báo)
Lĩnh vực trong thời
trích 1 đến 5
nghiên cứu gian 1996- Chưa
6 lần trở lên
dẫn lần nào
lần
2005
Y sinh học

1149

17,8

39,9

42,2

Toán

452


43,8

43,8

12,4

Vật lí

450

30,9

46,7

22,4

Kĩ thuật

406

43,8

38,4

17,7

NN

406


31,3

43,6

25,1

Hóa học

385

17,4

43,9

38,7

Vật liệu

288

28,8

50,7

20,5

MT

228


25,9

50,4

23,7

Kinh tế

141

31,9

52,5

15,6

CNSH

67

26,9

38,8

34,3

KHXH

69


21,7

58,0

20,3

Tổng số

3456

23,1

44,5

32,4

Một cách so sánh có ý nghĩa hơn là ước tính chỉ số trích dẫn tương đối (relative citation
index hay RCI) [6], vì chỉ số này phản ảnh một phần chất lượng nghiên cứu khoa học của một
nước và mức độ ảnh hưởng trên thế giới. Tính theo chỉ số này, chất lượng và ảnh hưởng của
nghiên cứu khoa học Việt Nam thuộc vào hàng cao nhất trong vùng, với RCI = 0,59.
Malaysia là nước tuy có nhiều bài báo khoa học hơn nước ta, nhưng số lần trích dẫn không
cao và cũng chẳng gây ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, do đó chỉ số RCI chỉ 0,39. Ngay
cả các nước khác có sản lượng khoa học cao như Singapore và Thái Lan cũng có hệ số RCI


thấp hơn Việt Nam. Sở dĩ có kết quả này là vì trong năm 2000-2001, có hai công trình y sinh
học từ Việt Nam với hơn 200 lần trích dẫn, và làm tăng số lần trích dẫn trung bình cho nước
ta. Tuy nhiên, nếu chúng tôi loại bỏ hai bài báo này ra khỏi phương trình tính toán thì hệ số
RCI của Việt Nam vẫn thuộc vào hạng cao nhất trong vùng (Bảng 4).

Bảng 4. Chỉ số trích dẫn tương đối
của một số nước trên thế giới.
Nước
Mỹ
Anh
Nhật
Đức
Pháp
Canada
Úc
Ý
Hà Lan
Thụy Điển
Thụy Sĩ
Trung Quốc

Chỉ số RCI
1,42
1,14
0,78
0,86
0,87
1,00
0,97
0,75
1,10
1,24
1,16
0,27


Chất lượng của công trình hợp tác và nội lực. Tính trung bình, các công trình nội lực có
chất lượng thấp hơn các công trình hợp tác với nước ngoài. Mỗi công trình nội lực được trích
dẫn trung bình là 3,2 lần, trong khi đó công trình hợp tác có chỉ số trích dẫn trung bình là 11,6
lần. Xu hướng này thể hiện gần như trong tất cả các ngành khoa học (Biểu đồ 4).
Như đề cập trên, ngành y sinh học có số lần trích dẫn cao nhất, kế đến là ngành vật lí, hóa học
và môi trường học. Nhưng phân tích theo nội lực và hợp tác cho chúng ta một “bức tranh”
hoàn toàn khác: các công trình y học được trích dẫn nhiều là những công trình hợp tác với
nước ngoài (chỉ số trích dẫn trung bình là 16) chứ không phải công trình nội lực (chỉ số trích
dẫn chỉ 3,6 lần). Sự chênh lệch thiên về các công trình hợp tác như thế cũng thấy trong các
ngành như vật lí (12 so với 4,5), hóa học (10,8 so với 3,4), và kĩ thuật (9,3 so với 1,5).

Biểu đồ 4. Số lần trích dẫn trung bình cho mỗi bài báo công bố trong thời gian 2000-2001 phân
tích theo hợp tác (ô đặc) và nội lực (ô chéo). Ghi chú: YS=y sinh học, KT=kĩ thuật, NN=nông


nghiệp, VL=vật liệu, MT=môi trường, KTế=kinh tế, CNSH=công nghệ sinh học, KHXH=khoa học xã
hội.

4. Đầu tư cho khoa học và công nghệ
Trong năm 2006, Việt Nam đầu tư 428 triệu USD cho khoa học và công nghệ (KH&CN),
chiếm khoảng 0,17% GDP toàn quốc. Theo số liệu của UNESCO, Singapore là nước (trong
vùng) có đầu tư cho KHCN cao nhất với 2,2% GDP (tương đương với 3,01 tỉ USD), kế đến là
Malaysia (0,5% GDP hay 1,54 tỉ USD), Thái Lan (0,3% GDP hay 1,79 tỉ USD). Tuy nhiên,
tính trên GDP, đầu tư cho KHCN ở nước ta vẫn còn cao hơn Indonesia (0,05% GDP) và
Philippines (0,12% GDP) (Bảng 5).
Đầu tư cho KHCN ở nước ta có hiệu suất cỡ nào? Một cách [có lẽ quá đơn giản] để trả lời
câu hỏi này là tính số bài báo khoa học trên mỗi triệu USD đầu tư. Tính trung bình, có 8 bài
báo khoa học cho mỗi triệu USD đầu tư cho KHCN ở nước ta, và con số này tương đương với
Thái Lan và Indonesia, nhưng cao hơn Malaysia và Philippines. Singapore là nước có hiệu
suất cao nhất, với 13 bài báo cho mỗi triệu USD đầu tư cho KHCN.

Bảng 5. Năng suất khoa học (bài báo) tính trên dân số, tổng sản lượng quốc gia
(GDP), và mức độ đầu tư vào khoa học và công nghệ
Đầu tư vào Số bài báo Số bài báo trên
khoa học và
trên
1 triệu USD
công nghệ
100.000
đầu tư vào
(triệu USD)
dân
KH&CN

Dân số
trung bình
(1000)

GDP (tỉ
USD)

Việt Nam

87.375

251,8

428,1

4


8

Thái Lan

62.828

596,5

1789,5

23

8

Malaysia

27.122

308,8

1544,0

36

6

Indonesia

234.694


1.038,0

519,0

2

8

Philippines

88.706

508,0

609,6

4

6

Singapore

4.680

137,8

3031,6

8338


13

Nước

Nguồn: Số liệu về dân số và GDP được trích từ website sau đây:
(ngày truy nhập 9/10/2007). Số liệu về đầu tư
cho khoa học và công nghệ được trích từ báo cáo “UNESCO Science Report 2005” (trang 225)
của Liên Hiệp Quốc.

5. Vài nhận xét
Những số liệu về số lượng bài báo khoa học và so sánh với các nước trong vùng cho thấy rõ
ràng rằng mức độ đóng góp cho tri thức toàn cầu từ các nhà khoa học nước ta nói chung vẫn
còn khá lu mờ. Sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, và ngay cả trong vùng,
còn rất khiêm tốn. So với Thái Lan, Malaysia và Singapore, số lượng bài báo khoa học từ
nước ta có thể nói là “không đáng kể”. So với hai nước này, tốc độ tăng trưởng về sản lượng
khoa học của nước ta vẫn chưa theo đuổi kịp họ. Có thể thấy sự tụt hậu của ta qua một tính
toán [có thể quá đơn giản] như sau: nếu mức độ tăng trưởng số bài báo khoa học của Việt
Nam là 41 bài / năm (như ước tính từ phân tích này) và theo hàm số đường thẳng, và chúng ta
bắt đầu với 202 bài năm 1996, thì phải cần đến 60 năm sau chúng ta mới bắt kịp số lượng bài
báo của Thái Lan vào năm 2005! Nói cách khác, nếu chúng ta muốn bắt kịp nước bạn, các
nhà khoa học nước ta phải phấn đấu gấp hai, thậm chí gấp ba lần, so với năng suất hiện nay.
Trái lại với nhiều cảm nhận thông thường cho rằng ngành toán và vật lí nước ta ở vị trí
“mạnh”, phân tích của chúng tôi cho thấy cảm nhận này không có cơ sở. Thật vậy, ngành y


sinh học (chứ không phải toán học và vật lí) mới là ngành có nhiều đóng góp cho khoa học
nước ta. Hai ngành toán học và vật lí mỗi ngành chỉ đóng góp khoảng 10% cho tổng số ấn
phẩm khoa học Việt Nam, tương đương với nông nghiệp, kĩ thuật và hóa học. Một điều đáng
chú ý là đóng góp của ngành toán cho tổng sản lượng khoa học đang có xu hướng giảm, vì tỉ
lệ tăng trưởng dưới trung bình. Ngược lại, sự tăng trưởng nhanh của các ngành như nông

nghiệp, công nghệ sinh học, và môi trường học là một tín hiệu đáng mừng, vì nó cho thấy các
bộ môn khoa học thực nghiệm quan trọng này đang có chuyển biến theo chiều hướng tích
cực.
Về chất lượng nghiên cứu khoa học, nói chung, dù số lượng bài báo từ Việt Nam không cao,
số lần trích dẫn trung bình có phần cao hơn các nước trong vùng. Thật vậy, nếu dựa vào chỉ
số RCI để đánh giá chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học, Việt Nam có chỉ số
RCI (0,59) cao nhất trong vùng. Ngay cả Trung Quốc hàng năm "sản xuất" trên 20.000 bài
báo khoa học trên các tập san trong danh bạ ISI, nhưng chỉ số RCI chỉ 0,27 7.
Tại sao số lượng bài báo khoa học từ nước ta thấp hơn, nhưng chỉ số RCI cao hơn, các nước
trong vùng Đông Nam Á và vài nơi trên thế giới? Tôi nghĩ đến hai giả thuyết để giải thích
cho tình trạng vừa nêu. Thứ nhất, các nước như Singapore và Thái Lan có một số tập san nội
địa xuất bản bằng tiếng Anh được công nhận và nằm trong danh bạ của ISI, nhưng các tập san
này thường công bố những công trình nghiên cứu có chất lượng thấp (hiểu theo nghĩa ít người
quan tâm và ít trích dẫn). Có khả năng là các nhà khoa học địa phương không thành công
đăng bài ở các tập san quốc tế họ đăng ở các tập san địa phương, và do đó chỉ số trích dẫn
cũng như RCI của họ không cao. Trong khi đó, các nhà khoa học Việt Nam chỉ có một con
đường duy nhất là công bố nghiên cứu của họ trên các tập san bên Mỹ hay Âu châu, thường
có hệ số ảnh hưởng (impact factor) cao hơn các tập san Singapore hay Thái Lan, nên hệ quả là
chỉ số RCI của Việt Nam khá cao. Thứ hai, các nghiên cứu từ Việt Nam phần lớn dựa vào
hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài (như chúng tôi vừa trình bày) và các tác giả này có
xu hướng công bố trên các tập san quốc tế có uy tín cao, và do đó chỉ số trích dẫn các bài báo
từ Việt Nam cũng có thể tăng cao. Điều này có thể đúng vì những nghiên cứu về các bệnh
nhiệt đới từ Việt Nam (và chỉ có thể thực hiện ở các nước như Việt Nam) rất được đồng
nghiệp thế giới chú ý, và qua đó gia tăng hệ số ảnh hưởng trung bình của các công trình
nghiên cứu từ Việt Nam.
Tôi nghĩ cả hai giả thuyết trên đây đều có cơ sở. Gần 80% các bài báo khoa học từ Việt Nam
trong thời gian 2000-2001 là do hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài. (Con số này, tỉ lệ
hợp tác với nước ngoài, ở Anh và Úc là khoảng 25%). Nhìn chung, các công trình hợp tác với
nước ngoài có chất lượng tương đối cao hơn các công trình do nội lực. Có đến gần 1/3 các
công trình do nội lực chưa bao giờ được trích dẫn trong vòng 5 năm, trong khi đó con số này

là 16% cho các công trình hợp tác. Trong thực tế, có vài công trình nghiên cứu từ Việt Nam
(chẳng hạn như công trình giải mã gene vi khuẩn SARS và nghiên cứu về dịch cúm gà) có
ảnh hưởng cực kì lớn trên trường quốc tế, với số lần trích dẫn trong vòng 5 năm lên đến gần
con số 1000! Nhưng chỉ có ngành y sinh học là có gây chút ảnh hưởng và tiếng vang, còn các
ngành khác thì dưới trung bình. Điều này cho thấy hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài có
thể nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
Gần 44% các công trình nghiên cứu về toán và kĩ thuật không/chưa được trích dẫn trong thời
gian 10 năm. Tuy nhiên, con số này có thể không phản ảnh chất lượng nghiên cứu ngành toán
và kĩ thuật thấp, mà có thể phản ảnh “văn hóa” hai ngành này với những nghiên cứu tập trung
vào các lĩnh vực hẹp mà số người theo đuổi trên thế giới không nhiều như các ngành khác.
Ngoài ra, các công trình toán học thường trừu tượng và tiềm năng ứng dụng chỉ hiển nhiên
sau vài mươi năm, cho nên số lần trích dẫn không thể cao như các ngành khoa học thực
nghiệm.
Trong ngành y sinh học, một ngành tương đối thế mạnh và ổn định ở nước ta, tôi đã chỉ ra
trước đây rằng chỉ có 2% trong số các công trình được công bố trên các tập san quốc tế là do
nội lực!


Nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế đòi hỏi các phương tiện khoa học tương đối đắt tiền. Vì
hoàn cảnh kinh tế, nước ta còn thiếu những phương tiện như thế, và có lẽ đó cũng chính là lời
giải thích tại sao các nhà khoa học trong nước phải hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài.
Thật ra, hợp tác trong nghiên cứu là một điều tốt trong hoạt động khoa học hiện đại, nhưng
hợp tác như thế nào để thành quả và tri thức khoa học dựa trên chất liệu của Việt Nam vẫn là
của người Việt Nam thì mới là vấn đề mà tôi đã nêu ra gần đây, nhất là hiện tượng “hợp tác
khoa học theo kiểu nhảy dù”8, mà trong đó các tác giả Việt Nam chỉ là “lính đánh bộ” và sở
hữu tri thức vẫn là tác giả nước ngoài, dù chất liệu nghiên cứu là từ Việt Nam và của người
Việt Nam!
Kinh nghiệm từ các nước đang phát triển cho thấy tình trạng "khoa học nhảy dù" 8 mà trong
đó các đồng nghiệp từ nước ngoài thường có xu hướng "dành công" cho mình dù công trình
nghiên cứu được thực hiện ở nội địa và sử dụng chất liệu từ nước đang phát triển. Theo một

nghiên cứu chưa đầy đủ cho thấy tính từ 1993 đến 1998, tập san British Medical Journal công
bố 59 bài báo với sự hợp tác giữa các nhà khoa học các nước Tây phương và các nước đang
phát triển; trong số này, 58% bài báo mà tác giả đứng đầu là các nhà khoa học Tây phương.
Tỉ lệ khoa học nhảy dù ở tập san Lancet là 57% (trong số 82 bài báo). Trong thời gian trên,
tập san Science công bố 6 bài báo hợp tác, và tất cả đều do các nhà khoa học Tây phương
đứng tên tác giả đầu. Tập san có ảnh hưởng càng cao, tỉ lệ khoa học nhảy dù hay khoa học
thuộc địa càng cao. Nói cách khác, các nhà khoa học Tây phương chỉ “tử tế” với các nhà
khoa học địa phương chỉ khi nào các bài báo đăng trên các tập san có ảnh hưởng thấp, nhưng
với các bài báo trên các tập san ảnh hưởng lớn thì họ dành quyền đứng tên tác giả đầu. Trong
phân tích này, chúng tôi thấy trong số 17 công trình từ Việt Nam có số lần trích dẫn cao hơn
50 lần, tất cả đều do các tác giả nước ngoài đứng tên hay chủ trì.
Tại sao các công trình nghiên cứu do nội lực có chất lượng thấp (hiểu theo nghĩa chỉ số trích
dẫn thấp) hơn các công trình nghiên cứu do hợp tác ? Những công trình nghiên cứu có chỉ số
trích dẫn thấp thường do một hay cả hai yếu tố : thiếu cái mới trong ý tưởng, phương pháp
nghiên cứu hạn chế, và thiếu kĩ năng trong hoạt động khoa học. Tôi sẽ giải thích các ý kiến
đó như sau :
Ý tưởng thiếu cái mới dẫn đến những công trình nghiên cứu lặp lại những gì người khác đã
làm, và do đó không có cơ hội được công bố trên các tập san có chỉ số ảnh hưởng cao.
Nguyên nhân chính của thiếu cái mới trong ý tưởng là do thiếu thông tin và trình độ của nhà
khoa học. Ở Việt Nam, tình trạng thiếu thông tin cực kì trầm trọng. Nhiều thư viện trường
đại học chẳng khác gì một thư viện trung học ở nước ngoài ; chẳng những thế, không có đủ
sách, và ngay cả có sách thì phần lớn đều lạc hậu. Thư viện trường cũng thiếu các tập san
khoa học nghiêm trọng, dẫn đến vấn đề thiếu cập nhật hóa thông tin, và nhà khoa học chẳng
khác gì người mù đi trong đêm tối, vì không biết được những gì đã, đang hay sắp xảy ra trong
lĩnh vực chuyên môn. Một giảng viên trẻ bức xúc nói: “Những người muốn làm nghiên cứu
như tôi phải bỏ tiền ra mua. Tôi chi một số tiền tương đối lớn để làm thành viên của các tổ
chức cung cấp tài liệu, để được đọc các tài liệu. Đáng lẽ những việc như vậy trường có thể
hỗ trợ bằng cách mua.” Trong bối cảnh thiếu thốn thông tin như mô tả trên đây, thật là không
công bằng nếu ta đòi hỏi các nhà khoa học trong nước phải có những công trình nghiên cứu
chất lượng cao, nghiên cứu tiền phong. Với tình trạng thiếu thông tin như thế, làm sao chúng

ta có thể kì vọng các nhà khoa học nước ta sánh vai cùng các đồng nghiệp ở các trường lớn
trên thế giới. Ngoài ra, nước ta thiếu các chuyên gia đầu ngành có tầm cỡ quốc tế, cho nên
thiếu những công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế, mà chỉ loay hoay giải quyết các vấn
đề đơn giản, địa phương.
Phương pháp nghiên cứu, kể cả thiết bị, còn hạn chế và lạc hậu. Tình trạng này bắt buộc các
nhà khoa học ta chỉ làm những nghiên cứu đơn giản, không thể đột phá, và cũng không có giá
trị khoa học cao. Thật vậy, khi chúng tôi xem qua các công trình nghiên cứu y sinh học, một
lĩnh vực mà chúng tôi quen thuộc, phần lớn các nghiên cứu y học nước ta chỉ tập trung vào
các vấn đề y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm và y học nhiệt đới; chỉ có 7% là các công trình
liên quan đến sinh học phân tử. Trong 10 lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu không có các nghiên


cứu về gien và di truyền học hay nghiên cứu về nội khoa và y học lâm sàng. Tuy nhiên, tình
trạng này cũng là tình trạng chung ở các nước như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Riêng
Singapore thì gần như ở một “đẳng cấp” khác, vì phần lớn nghiên cứu ở đây tập trung vào các
công trình mang tính “công nghệ cao” như sinh học phân tử, sinh hóa, công nghệ sinh học, di
truyền học, thần kinh học, ung thư học và y học lâm sàng.
Tại sao sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn khiêm tốn và chưa gây
được ảnh hưởng lớn? Có lẽ câu trả lời mà nhiều người muốn nói ngay là đầu tư thấp. Nếu
dựa vào mối liên hệ giữa đầu tư cho khoa học và công nghệ, có thể giải thích rằng sự đóng
góp khiêm tốn của Việt Nam là do đầu tư của Nhà nước cho hoạt động này còn quá thấp, và
nếu tăng đầu tư thì sản lượng khoa học sẽ tăng (như Biểu đồ 5 hàm ý). Có lẽ suy luận này quá
đơn giản với giả định sản lượng khoa học liên hệ nhân quả với đầu tư, nhưng trong thực tế thì
còn nhiều yếu tố khác. Thật vậy, đầu tư thấp chỉ là một lí do nhỏ, vì ngay cả số đầu tư khiêm
tốn năm nay (428 triệu USD) mà Bộ Khoa học và Công nghệ còn phải hoàn trả cho ngân sách
125 tỉ đồng (khoảng 7,9 triệu USD) cho ngân sách Nhà nước vì không thể phân phối hết số
tiền đó cho nghiên cứu khoa học (Thời báo kinh tế Sài Gòn 4/10/2007). Năm ngoái, số tiền
hoàn trả cho ngân sách Nhà nước thậm chí còn cao hơn (321 tỉ đồng, hay ~20 triệu USD). Do
đó, vấn đề không phải là tăng đầu tư, mà là đầu tư và phân phối ngân sách sao cho có hiệu
suất cao.


Biểu đồ 5. Mối tương quan giữa mức độ đầu tư cho KHCN và sản phẩm nghiên cứu khoa
học ở các nước Đông Nam Á, chu kỳ 1996-2001. Liên quan giữa mức độ đầu tư cho khoa
học và công nghệ (triệu USD) và số bài báo khoa học (Biểu đồ A) và số lần trích dẫn (Biểu
đồ B). Mối liên hệ giữa bài báo khoa học (y), số lần trích dẫn (z) và đầu tư (X) có thể mô tả


.
Hiệu suất khoa học tùy thuộc vào hệ thống tổ chức hoạt động khoa học, nhân sự, chuẩn mực
về nghiên cứu khoa học. Có thể nhìn cách phân phối kinh phí hiện nay ở nước ta như là một
cuộc đấu thầu xây dựng. Cơ quan chủ quản (Bộ Y tế và Bộ KH&CN) ra đề tài, kêu gọi các
nhà nghiên cứu đệ đơn, và các cơ quan chủ quản xét duyệt. Nhưng nhu cầu nghiên cứu y sinh
học phải xuất phát từ thực tế lâm sàng và cộng đồng, chứ không thể xuất phát từ cơ quan quản
lí hành chính, và do đó nhiều đề tài nghiên cứu mà các bộ đề ra không theo kịp trào lưu và
định hướng của khoa học quốc tế và nhu cầu y tế thực tế trong nước.
Một nguyên nhân “nội tại” đáng quan tâm hơn là vấn đề nhân lực. Nước ta vẫn thiếu các
chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu, thiếu các nhà khoa học có kinh nghiệm làm nghiên
cứu tầm cỡ quốc tế. Cho nên dù có phương tiện hiện đại và kinh phí, chưa chắc Việt Nam đã

bằng phương trình


có chuyên gia sử dụng thiết bị và có khả năng thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu. Vấn
đề này dẫn đến một hệ quả khác là các nghiên cứu khoa học từ Việt Nam thiếu “cái mới”
(phần lớn chỉ lặp lại những nghiên cứu từ nửa thế kỉ trước) và thiếu phương pháp khoa học
(do thiết kế không thích hợp, hay thậm chí sai) 9. Đây chính là lí do tại sao các nghiên cứu y
học từ Việt Nam ít có khả năng xuất hiện trên các tập san khoa học quốc tế.
Một trong những lí do cho tình trạng khoa học Việt Nam còn quá khiêm tốn trên trường quốc
tế và trong vùng là các đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học nước ta chưa có những qui
định về chuẩn mực nghiên cứu khoa học phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống đề

bạt giáo sư ở nước ta vẫn dựa vào các tiêu chuẩn “nội địa”, mà không mấy quan tâm đúng
mức đến mức độ đóng góp vào khoa học có công trình đăng trên các tập san khoa học quốc tế.
Đại đa số các tiến sĩ được đào tạo từ trong nước cũng không hay chưa bao giờ có các bài báo
trên các tập san khoa học quốc tế. Ngoài ra, chúng ta có quá nhiều nhà khoa học với chức
danh giáo sư và tiến sĩ nhưng họ không làm nghiên cứu mà chỉ đảm nhận các chức vụ hành
chính (gần 70% các tiến sĩ giữ chức vụ quản lí và không làm nghiên cứu khoa học). Thật ra,
ngay cả những người làm khoa học, số người “làm thật” chắc cũng không bao nhiêu. Hệ quả
là qua con số thống kê Việt Nam có 30 ngàn nhà khoa học, nhưng năng suất khoa học thì quá
thấp để có thể so sánh với các nước trong vùng, chứ chưa nói đến so sánh với các nước tiên
tiến.

6. Vài đề nghị
Nếu các phân tích trên đây gợi lên một số ý cho chính sách khoa học, chúng tôi nghĩ đến một
số ý sau đây:
Thứ nhất, cần phải hướng đến việc công bố nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế
(sẽ gọi tắt là “công bố quốc tế”) hay đăng kí bằng sáng chế (patent) như là một tiêu chuẩn để
đánh giá (hay “nghiệm thu”?)các công trình nghiên cứu do Nhà nước tài trợ. Ở các nước tiên
tiến, đây cũng chính là tiêu chuẩn số 1 để các cơ quan tài trợ xem xét để cung cấp kinh phí
nghiên cứu. Ở các đại học Tây phương và ngay cả đại học của các nước trong vùng, số lượng
và chất lượng bài báo khoa học là tiêu chuẩn số một trong việc xét đề bạt lên chức giảng sư
hay giáo sư 10. Đối với cá nhân nhà khoa học, báo cáo khoa học trên các tập san khoa học
quốc tế là một “đơn vị tiền tệ”, là viên gạch xây dựng sự nghiệp khoa bảng. Chính vì thế mà
trong các đại học tồn tại một văn hóa gọi là “publish or perish” (xuất bản hay là biến mất).
Ngay tại viện của chúng tôi đang công tác, nếu trong vòng 1 hay 2 năm mà nhà khoa học hay
nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ không có một bài báo nào đăng trên các tập san khoa học quốc tế,
thì sự nghiệp của họ xem như “có vấn đề”.
Còn ở nước ta, trong thời gian nhiều năm qua, tiêu chuẩn công bố nghiên cứu trên các tập san
khoa học quốc tế vẫn chưa được công nhận đúng mức. Hệ quả là đến nay chúng ta có một lực
lượng giáo sư, kể cả một số "giáo sư hàng đầu", chưa có công trình nào đăng trên các tập san
khoa học quốc tế. Như một giáo sư nhận xét gần đây : "Chín vị giáo sư tiến sĩ khoa học là

thành viên của Hội đồng ngành Cơ học VN không có công bố quốc tế ISI trong 10 năm vừa
qua." 11. Một điều đáng buồn ở nước ta là những nhà khoa học có công trình đăng trên các tập
san quốc tế nhiều khi phải bị thiệt thòi so với các đồng nghiệp chưa bao giờ có bài báo đăng
trên các tập san khoa học. Chẳng hạn như trường hợp một tiến sĩ ở Qui Nhơn với hơn 10
công trình đăng trên các tập san uy tín ở Âu châu và Mỹ, với thành tích như thế anh ấy đáng
lẽ là một phó giáo sư ở nước ngoài, nhưng khi xét đề bạt giảng viên ở trong nước thì anh ta lại
bị đánh giá là chưa đủ điểm !
Ngoài lí do mang liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia, không có lí do gì để biện
minh rằng công bố quốc tế chỉ áp dụng cho nghiên cứu khoa học cơ bản hay cho các nước đã
phát triển. Thật ra, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu rất xứng đáng được chia sẻ với
cộng đồng khoa học thế giới, nhưng rất tiếc, cho đến nay các công trình đó vẫn loanh quanh
trong các báo cáo nghiệm thu, và hệ quả là làm thiệt thòi cho khoa học nước nhà.
Có người viện dẫn lí do rằng chỉ có khoa học cơ bản mới công bố quốc tế, còn họ làm nghiên
cứu ứng dụng nên không cần. Thật mà khó chấp nhận cách giải trình này. Ngoài lí do mang


liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia, không có lí do gì để biện minh rằng công bố
quốc tế chỉ áp dụng cho nghiên cứu khoa học cơ bản hay cho các nước đã phát triển. Thật ra,
nước ta có nhiều công trình nghiên cứu rất xứng đáng được chia sẻ với cộng đồng khoa học
thế giới, nhưng rất tiếc, cho đến nay các công trình đó vẫn loanh quanh trong các báo cáo
nghiệm thu, và hệ quả là làm thiệt thòi cho khoa học nước nhà.
Thứ hai, khuyến khích các nghiên cứu sinh tiến sĩ công bố ít nhất một bài báo khoa học
trên các tập san quốc tế trước khi bảo vệ luận án. Đây cũng chẳng phải là một đòi hỏi gì
cao siêu hay khắt khe, mà chỉ là một tiêu chuẩn, một yêu cầu phổ biến ở các đại học trong
vùng và phương Tây 12. Dự thảo về đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây cũng
có qui định một nghiên cứu sinh tiến sĩ nên có công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên
các tập san quốc tế (có bình duyệt nghiêm chỉnh) trước khi bảo về luận án. Nếu tiêu chuẩn
hay qui định này được thực hiện tốt, có thể kì vọng rằng sự có mặt của khoa học Việt Nam
trên trường quốc tế sẽ được nâng cao trong vài năm tới.
Một vấn đề khác tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa quốc gia, cần phải đề cập đến ở đây là một số

(nếu không muốn nói là nhiều) nghiên cứu sinh từ Việt Nam sang nghiên cứu hay làm luận án
ở nước ngoài và khi công bố ấn phẩm khoa học thường không ghi địa chỉ từ Việt Nam, mà chỉ
ghi địa chỉ nơi họ đang theo học. Tình trạng này chẳng những không hợp lí (vì cá nhân
nghiên cứu sinh xuất phát từ Việt Nam) mà còn làm ảnh hưởng đến năng suất khoa học của
Việt Nam trên trường quốc tế. Vấn đề này thoạt đầu mới nghe qua như là chuyện nhỏ, nhưng
các đại học Tây phương xem là chuyện quan trọng đến nỗi lãnh đạo trường có hẳn những văn
bản và điều lệ chính thức yêu cầu các nhà nghiên cứu phải ghi rõ địa chỉ đại học hay viện
nghiên cứu mà họ đang công tác hay đang giữ những chức vụ kiêm nhiệm. Do đó, các đại
học Việt Nam cần phải khuyến khích, hay nói đúng hơn là yêu cầu, các nghiên cứu sinh của
trường ở nước ngoài khi công bố bài báo trên các tập san quốc tế, ngoài địa chỉ của trường họ
đang theo học, cần phải đề tên trường Việt Nam vào phần địa chỉ tác giả của bài báo.
Thứ ba, cần có chính sách đãi ngộ và tưởng thưởng các nhà khoa học trẻ có công trình
công bố quốc tế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nghiên cứu y sinh học tầm quốc tế,
các đại học và trung tâm nghiên cứu cần phải tuyển dụng các chuyên gia, giáo sư, hay giảng
viên trẻ có tài năng thật sự, và tạo điều kiện cho họ (như thời gian và phương tiện nghiên cứu)
và trao cho họ quyền tự do theo đuổi những ý tưởng nghiên cứu mà họ thích và có khả năng
thực hiện. Cần phải có những hình thức khuyến khích tài chính cho các nhà khoa học có công
trình trên các tập san quốc tế. Ở một số đại học tại các nước như Singapore, Thái Lan, Hồng
Kông, v.v… người ta thưởng khá nhiều tiền (lên đến hàng ngàn USD) cho các tác giả có công
trình công bố trên các tập san quốc tế có uy tín cao. Ngay cả tại Úc, một số trường sẵn sàng
tặng hàng ngàn đô-la cho các nhà nghiên cứu có công trình đăng trên các tập san với hệ số
ảnh hưởng trên 10.
Thứ tư, cần phải khuyến khích các tập san khoa học Việt Nam vươn đến tầm quốc tế.
Một trong những lí do mà Thái Lan và Singapore có nhiều bài báo khoa học hơn Việt Nam là
hai nước này có các tập san khoa học, kể cả tập san y sinh học địa phương, được viết bằng
tiếng Anh, có hệ thống bình duyệt và được ISI công nhận. Chẳng hạn như Thái Lan có tập
san Journal of the Medical Association of Thailand (tập san y học của hội y học Thái Lan),
tập san ScienceAsia, và Singapore có tập san Annals Academy of Medicine Singapore là diễn
đàn của các bác sĩ và nhà khoa học địa phương. Vì các tập san này được ISI công nhận, cho
nên các bài báo ở đây được tính trong hệ thống của PubMed. Ngược lại, ở nước ta, con số các

tập san được quốc tế công nhận chỉ “đếm đầu ngón tay”, và hệ quả là con số bài báo công bố
trên các tập san Việt Nam không hề được công nhận. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến vấn đề
chất lượng, nhưng chỉ bàn đến vấn đề chấn chỉnh các tập san sao cho phù hợp với qui trình
làm việc của các tập san quốc tế.
Trong thời gian gần đây, kinh tế nước ta đã và đang phát triển nhanh chóng, nhưng hoạt động
khoa học vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế. Thật ra, hoạt động khoa học Việt Nam
cần một cuộc cải cách lớn. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu và thua kém các nước
trong vùng. Xin nhắc lại: nếu tốc độ hiện hành, chúng ta đã đi sau Thái Lan đến hơn nửa thế


kỉ. Với Singapore, chúng tôi không dám so sánh trực tiếp vì e rằng sẽ mất ý nghĩa của thống
kê. Trong khi chúng ta đang loay hoay bàn về những vấn đề to tát (như triết lí giáo dục) và đặt
ra những chuẩn mực cứng nhắc và có phần không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, thì các
nước trong vùng đang phát triển nhanh. Đã đến lúc chúng ta cần phải mạnh dạn nhìn thật kĩ
những thiếu sót, những bất cập, những hủ tục và “văn hóa khoa học” đang tồn tại trong hoạt
động khoa học để xóa bỏ chúng trước khi đi tiến đến một cuộc cải cách lớn. Do đó, để nâng
cao vị thế khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, thiết nghĩ Nhà nước ngoài việc nâng cao
hiệu suất đầu tư cho khoa học và công nghệ và cải cách hệ thống hoạt động nghiên cứu khoa
học, cần phải bắt đầu phát triển các chuẩn mực cho các nhà khoa học, kể cả tiêu chuẩn giáo
sư, sao cho phù phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và không quá xa rời thực tế ở nước ta.
Xin nhắc lại một phát biểu trước đây như là lời kết của bài viết ngắn này : Cần phải khẳng
định một thực tế rằng, Việt Nam không thể cạnh tranh với các cường quốc khoa học như Mỹ,
Nhật hay một cường quốc khoa học đang trên đường hình thành như Trung Quốc, nhưng điều
mà chúng ta có thể làm được là đảm bảo chất lượng nghiên cứu khoa học ở những lĩnh vực
thuộc vào thế mạnh để nâng cao vị thế khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Thiết nghĩ
Nhà nước ngoài việc nâng cao hiệu suất đầu tư cho khoa học và công nghệ và cải cách hệ
thống hoạt động nghiên cứu khoa học, cần phải bắt đầu phát triển các chuẩn mực cho các nhà
khoa học, kể cả tiêu chuẩn giáo sư, sao cho phù phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và không
quá xa rời thực tế ở nước ta.


Chú thích:
[1] Tôi sử dụng cơ sở dữ liệu (database) của công ty Thomson Scientific Information (trước đây có tên là
Institute of Scientific Information hay ISI). Cơ sở dữ liệu của ISI bao gồm SCI-Expanded, SSCI, và A&HCI.
Công cụ để thu thập thông tin là phần mềm Web of Science thuộc hệ thống ISI Web of Knowledge v3.0, với từ
khoá mã nước là “Vietnam” OR “Viet Nam”, “Indonesia”, “Malaysia”, “Philippines”, “Singapore”. “Thailand”.
Trong phân tích này chúng tôi chỉ giới hạn các bài báo nguyên thủy (original contribution), không tính các bài
tổng quan (review) và các bản tóm tắt (abstracts) hay bài báo trong hội nghị (conference papers). Ngôn ngữ là
tiếng Anh. Thông tin từ tất cả các bài báo khoa học được thu thập từ 1996 đến 2005 (10 năm). Tôi phân nhóm
các bài báo khoa học vào 12 lĩnh vực nghiên cứu như sau: y sinh học (kể cả thú y, tâm lí học lâm sàng, dinh
dưỡng học, di truyền, sinh hóa), toán học, vật lí học, kĩ thuật, nông nghiệp (kể cả thủy sản, thực phẩm, thực vật
học), hóa học, khoa học vật liệu, khoa học môi trường, kinh tế học (kể cả quản lí kinh doanh, kế hoạch và phát
triển), công nghệ sinh học, khoa học xã hội, và khoa học đa ngành.

[2] Garfield E. The impact factor [internet] Current Contents 1994 20;3-7 (cited 16 August 2002).
Cách tính hệ số ảnh hưởng của ISI rất đơn giản, và có thể minh họa bằng một ví dụ cụ thể như sau:
Chẳng hạn như trong 2 năm 1981 và 1982, Tập san Lancet công bố 470 bài báo khoa học gốc (original
papers); trong năm 1983 có 10.011 bài báo khác trên các tất cả các tập san (kể cả Lancet) có tham
khảo hay trích dẫn đến 470 bài báo đó; và hệ số ảnh hưởng là: 10.011 / 470 = 21,3. Nói cách khác,
tính trung bình mỗi bài báo gốc trên tạp chí Lancet có khoảng 21 lần được tham khảo đến hay trích
dẫn. Hệ số ảnh hưởng cũng không phải là một chỉ số hoàn hảo phản ảnh chất lượng, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có chỉ số nào tốt hơn, cho nên giới khoa học vẫn phải sử dụng hệ số ảnh hưởng cho việc
đề bạt giáo sư, tài trợ nghiên cứu, và đánh giá uy tín của một nhà khoa học. Ở Úc, khi ứng viên xin
được đề bạt, ngoài danh sách bài báo khoa học, ứng viên còn phải cung cấp hệ số ảnh hưởng của tạp
và số lần trích dẫn cho mỗi bài báo.
[3] Xem bài “Nhìn lại 10 năm công bố ấn phẩm khoa học Việt Nam: các nhà khoa học nghĩ gì qua những bài báo
đăng trên tạp chí quốc tế?” của Phạm Duy Hiển, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số tháng 1 năm 2006, web:
www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2033.
[4] Phelan TJ. A compendium of issues for citation analysis. Scientometrics 1999; 45:117-36. Theo

một nghiên cứu khác, có đến 90% các bài báo khoa học công bố không bao giờ được trích dẫn hay

tham khảo (xem L. I. Meho, The rise and rise of citation analysis, Physics World). Tuy nhiên, tôi nghĩ
con số 90% này được tính cả những bản tóm tắt (abstract) trong các hội nghị và các conference papers.
Do đó, con số 55% chính xác hơn.
[5] Xem bài viết về chỉ số H trên Tia Sáng của tôi: “Đánh giá ảnh hưởng trong nghiên cứu khoa học qua chỉ số
H” (Tia Sáng 3/6/2008). Chỉ số h do một nhà vật lí học đề nghị, và tài liệu tham khảo là: Hirsch, Jorge E.,

(2005), "An index to quantify an individual's scientific research output," Proc Natl Acad Sci USA
2005;102(46):16569-16572. Bài báo này có thể download hoàn toàn miễn phí từ địa chỉ sau đây:
/>

[6] Chỉ số trích dẫn tương đối (relative citation index – RCI) phản ảnh mức độ ảnh hưởng trung bình
của một nước. Gọi n_i là số bài báo xuất phát từ nước i, và c_i là số lần trích dẫn (citations) từ những
bài báo đó. Gọi N là tổng số bài báo của tất cả các nước trên thế giới, C là tổng số trích dẫn của tất cả
các bài báo trên thế giới. Chúng ta có thể ước tính tỉ số bài báo cho từng nước p_i (so với tổng số trên
thế giới): p_i = n_i / N, và tỉ số lần trích dẫn cho từng nước q_i như sau: q_i / c_i / C. Chỉ số trích dẫn
tương đối (relative citation index hay RCI) được ước tính như sau: RCI_i = p_i / q_i. Như có thể thấy
qua công thức này, chỉ số RCI_i = 1 có nghĩa là chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học của
nước đó tương đương với chất lượng trung bình trên thế giới ; nếu RCI_i > 1 hay RCI_i < 1 có nghĩa
là chất lượng và ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học nước đo cao hơn hay thấp hơn trung bình thế
giới. Một nước có thể công bố nhiều bài báo khoa học (như Trung Quốc chẳng hạn), nhưng ít ai trích
dẫn hay quan tâm, và do đó chỉ số RCI rất thấp (0,27).
[7] May RM. The scientific wealth of nations. Science 1997; 275:793-796.
[8] Xem bài “Làm khoa học kiểu nhảy dù” của Nguyễn Văn Tuấn, Tia Sáng, số tháng 6 năm 2007.
[9] Xem bài “Nghiên cứu y học ở Việt Nam: đặc điểm, thiếu sót và sai sót” của Nguyễn Văn Tuấn, Tạp chí Thời
sự Y học của Hội Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 1, 2 và 3 năm 2007.
[10] Trong ngành y khoa, để xét đề bạt giáo sư trong các đại học Tây phương, ngoài các tiêu chuẩn về giảng
dạy, tài trợ nghiên cứu và phục vụ xã hội, một tiêu chuẩn quan trọng số 1 là số lượng và chất lượng bài báo khoa
học của ứng viên. Theo một qui định gần như “bất thành văn”, muốn được đề bạt lên “assistant professor” (giáo
sư dự khuyết) ứng viên phải có từ 3-5 bài báo khoa học; một associate professor (phó giáo sư) phải có từ 15 bài
báo khoa học trở lên (trong số này 5 bài phải là tác giả đầu); và một professor (giáo sư) phải có từ 50 bài báo trở

lên (và trong số này phải là tác giả đầu của 20 bài). Đây chỉ là những tiêu chuẩn rất chung chung và có thể nói là
tối thiểu. Cố nhiên, các tiêu chuẩn này còn tùy thuộc vào trường đại học và chuyên môn, cho nên không ai có
thể đưa ra một qui định chính xác được.
[11] Xem bài "Nhân và Quả" của giáo sư Phạm Lợi Vũ, Tia Sáng : www.tiasang.com.vn/news?id=2076.
[12] Chẳng hạn như Đại học Lund (Thụy Điển), Khoa kinh tế, viết rõ luận án tiến sĩ thường được soạn thảo như
là một tập hợp các bài báo riêng lẻ cùng với phần dẫn nhập. Các bài báo này hoặc đã được công bố trên một tập
san quốc tế có bình duyệt, hoặc ở một dạng có thể công bố được. Đại học Công nghệ Queensland (QUT) viết :
Yêu cầu cơ bản cho một luận án tiến sĩ là nghiên cứu sinh phải có tối thiểu 3 bài báo khoa học, trong số này, tối
thiểu 1 bài d0ã được công bố hay chấp nhận cho công bố hay đang biên tập trước khi công bố. Đại học y khoa
Albert Einstein (Albert Einstein College of Medicine) còn qui định cụ thể hơn : nghiên cứu sinh phải công bố ít
nhất một bài báo khoa học đứng tên tác giả đầu, hoặc nếu chưa có, thì phải có kèm theo bản thảo của bài báo
trong luận án và phải ghi rõ bài báo đang ở trong tình trạng nào (đã nộp cho tập san nào, hay còn trong vòng biên
tập). Đại học Penn State, Bộ môn sinh hóa và sinh học phân tử, có qui định rằng nghiên cứu sinh cần có ít nhất là
một bài báo khoa học đã được chấp nhận cho công bố trên một tập san khoa học quốc tế có bình duyệt trước khi
bảo vệ luận án.
Taiwan International Graduate Program (Đài Loan), Đại học Khoa học và Công nghệ (Pakistan), Đại học
Chicago (Bộ môn vật lí), Đại học Vanderbilt (Bộ môn sinh vật lí), Đại học Oklahama (Bộ môn khoa học máy
tính), Đại học Washington (Bộ môn vi sinh học), v.v… (không thể kể hết ra đây) cũng có một qui định tương tự.
Nguyễn Văn
Tuấn



×