Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG WEB HOÁ HỌC GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.69 KB, 5 trang )

KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG WEB HOÁ HỌC GÓP PHẦN ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ThS. Đỗ Hoài Đức
Khoa Tự Nhiên - Trường CĐSPHà Nội
Trong bài báo này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách khai thác cũng như các nội dung
chính của 4 trang web : Hoá học đại cương trên mạng ( General Chemistry Online) của
Trường Đại học Frostburg- Hoa Kì, Thư viện thí nghiệm hoá học ( Live Chem – Online
Reaction Video Library) của Đại học Oxford- Vương Quốc Anh, Tạp chí hoá học phân
tích Nhật Bản (Analytical Sciences) của Hội Hoá học Phân tích Nhật Bản ( The Japan
Society for Analytical Chemistry), Tìm kiếm và đánh giá thông tin trên Internet
(Locating and Evaluating Information on the Internet ) của Giáo sư Tom O'Haver –
Trường Đại học Maryland- Hoa Kì. Nếu hai trang Web đầu tiên góp phần đổi mới
phương pháp dạy và học hoá học thì hai trang Web cuối hữu ích đối với các giảng viên
hoá học trên con đưòng nghiên cứu khoa học của mình.
1. Hoá học đại cương trên mạng ( General Chemistry Online-GCO) (1)
1.1. Giới thiệu chung:
Scientific American đã bình chọn GCO là trang Web xuất sắc về lĩnh vực hoá
học trong năm 2004. (2) Trước đó, vào năm 2001,Eisehower National Clearinghouse đã
lựa chọn GCO là một trong số các trang Web hữu ích cho các nhà sư phạm hoá học.

(3)

Hơn thế, Hiệp Hội Hoá Học Hoa Kì- American Chemical Society, cũng đã khuyến nghị
rằng, hãy bắt đầu tìm kiếm thông tin về hoá học tại GCO.

(4)

Đây là công trình nổi tiếng

của Giáo sư Frederick A. Senese, Khoa Hoá học, Trường Đại học Frostburg, Hoa Kì


(Frostburg State University). Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới những ứng dụng cơ bản
của trang Web.
1.2. Vài ứng dụng cụ thể:
1.2.1. Thư viện các hợp chất thường gặp (Common Compound Library):
Thư viện lưu trữ hơn 800 hợp chất phổ biến liên quan đến tên, công thức, cấu trúc
và tính chất. Có nhiều cách tìm kiếm khác nhau, tuy nhiên, đơn giản nhất là bằng công
thức hoá học.
Thư viện các hợp chất thường gặp rất hữu ích cho việc học tập và giảng dạy hoá
học ở trình độ cao đẳng và đại học. Đặc biệt, thư viện được thiết kế để tích hợp với công
cụ vẽ đồ thị ( Graphpad ) trong hộp thanh công cụ (Toolbox).
1


Ngoài ra, từ thư viện nói trên, còn có đường dẫn tới những trang Web đáng tin
cậy khác, cho biết thêm nhiều thông tin liên quan đến hợp chất đang xét. Ví dụ, đường
dẫn vào Webbook.
1.2.2. Tóm tắt quan trọng ( Companion Notes)
Ở đây, kiến thức hoá học được tóm tắt theo những mục nhỏ, rất cô đọng và dễ
dàng trong việc ôn tập kiến thức cơ bản trong hoá học đại cương.
1.2.3. Lưu trữ các slide ( Slide Index )
Là nguồn tham khảo hữu ích khi các giảng viên dự định soạn bài giảng bằng
powerpoint.
Đồng thời, đây cũng là nơi tóm lược những kiến thức quan trọng cho sinh viên
sau mỗi nội dung kiến thức.
1.2.4. Hộp công cụ ( Toolbox)
Hộp công cụ bao gồm : bảng hệ thống tuần hoàn (Popup Periodic Table), công cụ
vẽ đồ thị ( Graphpad), máy tính chuyên dụng cho các định luật liên quan đến chất khí
( Gas Law Canculator), máy tính chuyên dụng để tính áp suất hơi bão hoà, độ hoà tan
của oxi ( Water Vapor Pressure/ Oxygen Solubility Canculator ), máy tính chuyên dụng
để xác định các tính chất của nước.

Popup PeriodicTable dễ dàng cài đặt và dùng được offline. Trong khi đó, Graphpad là
công cụ để sử lí số liệu bằng đồ thị. Đồ thị sau khi xây dựng, được lưu trữ ở dạng GIF file.
Bởi vậy, Graphpad là công cụ hữu ích trong nhiều bài thí nghiệm hoá học.
1.2.5. Ngoài các nội dung chính nêu trên, còn có các phần khác cũng rất bổ ích
như phần trả lời của tác giả thông qua phần Just ask Antoine, hay phần hướng dẫn tự
ôn tập theo các chủ đề trong phần Tutorial Index.
2. Thư viện thí nghiệm hoá học ( Live Chem – Online Reaction Video Library) (5)
2.1. Giới thiệu chung :
Thư viện thí nghiệm hoá học này có bản quyền thuộc Trường Đại học Oxford,
Vương quốc Anh. Khi dạy và học các học phần Hoá đại cương, Vô cơ, Phân tích, nó
thực sự tiện lợi. Một trong các cách tốt nhất để học hoá học là bằng thực nghiệm. Tuy
nhiên, nhiều thí nghiệm hoá học tốn thời gian, tiền bạc, hoặc còn độc hại nữa. Chương
trình này sẽ giải quyết phần nào khó khăn trên. Thay vì phải học thuộc hoặc học chay

2


nhiều tính chất hoá học, sinh viên có thể tự mình làm nhiều thí nghiệm ở mọi lúc, mọi
nơi khi có máy tính kết nối Internet.
2.2. Cách sử dụng
2.2.1. Chọn hoá chất ở trên bằng cách kích chuột vào hoá chất cần lấy để làm thí nghiệm.
2.2.2. Tương tự, kích chuột để lấy hoá chất phản ứng ở dưới.
2.2.3. Kích chuột vào nút play movie để thực hiện phản ứng.
2.2.4. Muốn quan sát lại hiện tượng của phản ứng, không cần phải thực hiện lại
các bước nói trên. Muốn tiến hành một thí nghiệm khác, kích chuột vào nút reset.
2.3 Vài ứng dụng cụ thể
2.3.1. Nghiên cứu sự chuyển dịch cân bằng hoá học trong học phần thí nghiệm
hoá đại cương (6)
CrO42- + 2 H+ = Cr2O72- + H2O
2.3.2. Sự phụ thuộc của thế theo nồng độ, trong học phần hoá học phân tích I


(7)

được dẫn chứng bằng hai thí nghiệm giữa dung dịch KMnO 4 lần lượt với dung dịch
HCl đặc và loãng.
3. Tạp chí hoá học phân tích Nhật Bản (Analytical Sciences) (8)
Đây là tạp chí hoá học phân tích quốc tế, xuất bản hàng tháng của Hội Hoá học Phân
tích Nhật Bản ( The Japan Society for Analytical Chemistry). Tạp chí nổi tiếng này
công bố các phát minh mới nhất của các nhà hoá học trong lĩnh vực phân tích liên quan
đến mọi khía cạnh của lí thuyết cũng như thực nghiệm , bao gồm cả nghiên cứu cơ bản
và ứng dụng, vô cơ và phân tích. Hơn nữa, tại đây cũng cung cấp các bài báo nghiên
cứu cấu trúc bằng phương pháp X-ray ( X-ray Structure Analysis Online). Tạp chí hoá
học phân tích Nhật Bản là một tạp chí quốc tế danh tiếng, nhưng cho phép truy cập
miễn phí . Bởi vậy, đây thực sự là địa chỉ quan trọng cho những ai đang làm nghiên cứu
sinh, học viên cao học hoá học, người hướng dẫn… trong các chuyên ngành hoá vô cơ,
hoặc phân tích.
Một điểm đáng chú ý, trong trang web này cũng có hệ thống tìm kiếm theo nhiều
dạng khác nhau, thuận lợi cho việc thu thập tài liệu tham khảo theo các chuyên môn hẹp
của hoá học.
4. Tìm kiếm và đánh giá thông tin trên Internet (Locating and Evaluating
Information on the Internet ) (9)
3


Tìm kiếm và đánh giá thông tin trên Internet là công trình của Giáo sư Tom
O'Haver () và vợ Mary O'Haver () thuộc
Trường Đại học Maryland- Hoa Kì. Tom O'Haver được phong là Giáo sư vĩnh viễn
( Professor Emeritus)

(10)


, một chức danh cao quí trong lĩnh vực giáo dục của Hoa Kì-

quốc gia xuất khẩu giáo dục đứng đầu thế giới. Trong công trình này Giáo sư đã hưóng
dẫn các công cụ tìm kiếm thông tin có hiệu quả, phương pháp để đánh giá xem thông tin
vừa tìm được có đáng tin cậy hay không. Điều này là vô cùng quan trọng đối với người
sử dụng Internet, nhất là những người làm công việc nghiên cứu khoa học, bởi vì không
phải mọi thông tin trên mạng đều chính xác, đáng tin cậy.
KẾT LUẬN
Đã có nhiều thảo luận, kiến nghị về đổi mới phương pháp dạy- học cũng như
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong các trường CĐSP. Ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông là một hướng được nhiều người quan tâm. Trên đây,
chúng tôi đã giới thiệu cách khai thác cũng như những nội dung chính của bốn trang
Web, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập hoá học cũng như nghiên cứu khoa học tại các trường CĐSP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2.

/>
115C-A61383414B7F0000
3. />4. />5. />6. Hà Thị Ngọc Loan: Thực hành hoá học đại cương, NXBGD 2001, trang 74
7. Nguyễn Tinh Dung: Hoá học phân tích, Cân bằng ion trong dung dịch, NXB
ĐHSP 2005 , trang 159-162
8. />9. />10. />4


5




×