Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.45 KB, 23 trang )

Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11-1-2007 là một dấu mốc hết sức quan trọng trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến
lược hội nhập kinh tế quốc tế. Ðể thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, Việt
Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và
thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các
cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp
cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức
trong quá trình hội nhập.
Mặc dù chúng ta đã thực hiện nhiều cải cách về thương mại trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn cần được tiếp tục xem xét
như việc liên kết doanh nghiệp và Chính phủ trong việc hoàn thiện chính sách
thương mại quốc tế; phát huy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài trong việc thực hiện chính sách; và cách thức vận dụng các công cụ của chính
sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chính sách
thương mại quốc tế phải được hoàn thiện để vừa phù hợp với các chuẩn mực
thương mại quốc tế hiện hành của thế giới, vừa phát huy được lợi thế so sánh của
Việt Nam.
Vì vậy, việc xem xét và điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
mới của đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần đưa Việt Nam
hội nhập thành công và đạt được mục tiêu về cơ bản trở thành quốc gia công
nghiệp hoá vào năm 2020.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề “Điều chỉnh chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” làm đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, chắc chắn bài viết còn có những thiếu sót
nhất định. Kính mong các thầy cô tham gia đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn
thiện hơn.


Trần Thế Hà - Lớp CH17G 1
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm về Thương mại quốc tế và Chính sách thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa
các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng
hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.
Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công
cụ và biện pháp do nhà nước sử dụng để điều tiết và quản lý các hoạt động thương
mại quốc tế của quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của
quốc gia đó trong một thời gian nhất định.
2. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế xã hội
của Nhà nước, có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Chính sách TMQT tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế
mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế.
Chính sách TMQT có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so
sánh của nền kinh tế trong nước, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy
mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt
động kinh tế .
Chính sách TMQT có thể tạo nên các tác động tích cực khi nó có cơ sở khoa
học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ các bối cảnh khách quan của nền kinh tế thế
giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước, tuân
theo các quy luật khách quan trong sự vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế và

thường xuyên được bổ sung, hoàn chỉnh phù hợp với những biến đổi mau lẹ của
thực tiễn.
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 2
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
3. Các công cụ chủ yếu của chính sách Thương mại quốc tế
3.1 Hệ thống thuế được xem xét thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián
tiếp. Các vấn đề được xem xét thường bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu
theo dòng thuế, mức thuế, cơ cấu tính thuế, thuế theo các ngành, lịch trình cắt giảm
thuế theo các chương trình hội nhập. Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng
hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế
giá trị và thuế hỗn hợp. Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu,
thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.2 Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng
xuất khẩu, quy định về mua sắm của chính phủ, các hàng rào hành chính,
khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu, khu chế
xuất, khu công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp.
- Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền trả cho một công ty hay một cá nhân đưa
hàng ra bán ở nước ngoài. Trợ cấp xuất khẩu có thể theo khối lượng hay theo giá
trị.
- Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lượng hoặc giá trị một số
hàng hoá có thể được nhập khẩu. Thông thường những hạn chế này được áp dụng
bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có tác dụng
hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế song nó không mang lại nguồn thu
cho chính phủ. Hạn ngạch xuất khẩu thường áp dụng ít hơn hạn ngạch nhập khẩu
và thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng.
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu.
Nó là một hạn ngạch thương mại do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập
khẩu. Trong khuôn khổ các hiệp định của WTO, các biện pháp phi thuế quan bao
gồm các hạn chế định lượng, hàng rào kỹ thuật, các biện pháp baả vệ thương mại

tạm thời, các biện pháp quản lý về giá; các biện pháp nhập khẩu.
- Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá là một quy định đòi hỏi một số bộ phận
của hàng hoá cuối cùng phải được sản xuất trong nước. Bộ phận này được cụ thể
hoá dưới dạng các đơn vị vật chất hoặc các điều kiện về giá trị.
- Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu nhưng
dưới hình thức một khoản vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua.
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 3
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
- Quy định về mua sắm của chính phủ hay doanh nghiệp có thể hướng
việc mua sắm trực tiếp vào các hàng hoá được sản xuất trong nước ngay cả khi
những hàng hoá đó đắt hơn hàng nhập khẩu.
- Các hàng rào hành chính và kỹ thuật là việc các chính phủ sử dụng các
điều kiện về tiêu chuẩn y tế, kỹ thuật, an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên
những cản trở thương mại.
- Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp là các thủ tục, biện pháp
áp dụng đối với các hàng hoá bị coi là bán phá giá hay trợ cấp.
- Các khu công nghiệp và khu chế xuất tạo điều kiện cho các nhà sản xuất
vì nó có những ưu đãi như tiền thuê đất, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn
thông) hiệu quả và đáng tin cậy, thủ tục hành chính thuận lợi.
4. Những nguyên tắc cơ bản của việc điều chỉnh chính sách Thương mại
quốc tế.
Chính sách TMQT của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác,
bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của nguyên tắc nhằm chống sự phân biệt đối xử, đảm
bảo sự có đi có lại như sau:
• Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): theo nguyên tắc này, một quốc gia sẽ phải
thực hiện các biện pháp quản lí trong quan hệ thương mại một cách bình đẳng với
tất cả các đối tác, bao gồm việc áp dụng các biện pháp ưu đãi cũng như các biện
pháp hạn chế.
• Nguyên tắc ngang bằng dân tộc: áp dụng nguyên tắc này đòi hỏi Chính
phủ các quốc gia phải có sự đối xử ngang bằng giữa các công ty, các doanh nghiệp

trong nước với các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài về tất cả các biện pháp áp
dụng trong chính sách TMQT bao gồm: đánh thuế, các biện pháp hỗ trợ, các thủ tục
hành chính, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp chống bán phá giá
và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
quan hệ thương mại toàn thế giới. Do đó có thể khai thác tốt những nguồn lực phát
triển.
Ngoài hai nguyên tắc trên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách
TMQT của các quốc gia, Chính phủ các nước luôn luôn lưu ý đến việc thực hiện
nguyên tắc có đi có lại. Tức là việc đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiêp, các công
ty trong nước, đồng thời phải đảm bảo lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp nước
ngoài, nhằm hạn chế những mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ thương mại.
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 4
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
5. Các dạng chính sách Thương mại quốc tế điển hình
1.1. Chính sách hướng nội ban đầu.
Chính sách hướng nội ban đầu nhằm thúc đẩy tính tự lực quốc gia, thể hiện ở
việc tăng cường sản xuất lương thực, các nông sản và khoáng sản mà chúng không
được nhập khẩu. Qua đó đảm bảo sự an toàn lương thực. Sử dụng các biểu thuế
nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực, khi đó thuế lương thực không phải
chủ yếu nhằm nâng cao nguồn thu mà là thuế bảo hộ. Chính phủ còn đánh thuế vào
hàng hoá xuất khẩu để tăng phần thu, qua đó làm giảm thu hút tương đối của nền
nông nghiệp định hướng xuất khẩu so với nền nông nghiệp hướng nội.
Duy trì chính sách hướng nội sẽ dẫn đến tình trạng tỉ giá hối đoái tăng do kết
quả của sự bảo hộ và sẽ khuyến khích nhập khẩu sản phẩm chế tạo. Khi ấy nếu khu
vực nông thôn phat đạt thì sẽ gây tổn thất cho nhà sản xuất công nghiệp.
1.2. Chính sách hướng ngoại ban đầu.
Đặc điểm của chính sách này là nhiều nước đang phát triển trong giai đoạn
đầu hướng vào xuất khẩu những loại hàng nông sản truyền thống và người ta thực
hiện chính sách thuế nhập khẩu tương đối thấp để tăng nguồn thu cho chính phủ, vì
ở giai đoạn này không có khả năng lựa chọn các loại thuế khác. Điều này đưa tới

ảnh hưởng xấu là tăng giá cả tiêu dùng và một số ngành hàng sản xuất thay thế
nhập khẩu trở nên phi hiệu quả. Tuy nhiên nhờ nguồn thuế tăng lên người ta có thể
chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
1.3. Chính sách hướng nội tiếp theo.
Chính sách thương mại nông nghiệp hướng nội sẽ đưa tới sự mở rộng cho các
ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp của Chính phủ dần dần khuyến khích nền
nông nghiệp thay thế nhập khẩu. Bên cạnh chính sách bảo hộ chung người ta có thể
thực hiện sự hỗ trợ có lựa chọn cho nền công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, đó là
một nền công nghiệp non trẻ. Yêu cầu đặt ra với chính sách này là phải tránh được
lệch lạc kéo theo cho người tiêu dùng, tránh sự lựa chọn sai các ngành non trẻ để
hỗ trợ, can thiệp để khắc phục được những khiếm khuyết của công nghiệp non trẻ.
1.4. Chính sách hướng ngoại tiếp theo.
Các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối
với các ngành chế tạo máy sau khi hoàn thành tới những giai đoạn ban đầu của việc
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 5
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
thay thế nhập khẩu. Khi nào còn hỗ trợ cho việc thay thế nhập khẩu thì việc xuất
khẩu sẽ còn bị cản trở do sự tăng tỉ giá hối đoái. Để các chính sách hướng ngoại
thành công, điều quan trọng là phải đảm bảo giá quốc tế cho nhà xuất khẩu, tức là
phải dỡ bỏ các trở ngại đối với xuất khẩu.
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 6
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI
1. Thực trạng chính sách TMQT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.5. Nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu
dịch theo các giai đoạn hội nhập
1.1.1. Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991)

Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá không rõ ràng
nhưng có xu hướng thay thế nhập khẩu và cởi bỏ dần các hạn chế xuất khẩu, thực
hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế như mở cửa sàn giao dịch ngoại hối
vào năm 1991, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh
thu, thuế lợi nhuận vào năm 1990.
Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại được thông
thoáng hơn theo đó các doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp tham gia vào
thương mại quốc tế vào năm 1991 và thành lập các khu chế xuất. Tuy nhiên, một số
hàng hoá vẫn bị giới hạn xuất khẩu ở một số ít công ty và các tổng công ty xuất
khẩu vẫn phải đăng ký nhóm hàng hoá xuất khẩu với cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2. Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000)
Tính đến năm 2000, các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế ở
Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách thương mại quốc
tế của Việt Nam có xu hướng thay thế nhập khẩu. Đặc điểm nổi bật trong
việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam ở giai đoạn này
là không có một lịch trình giảm thuế cụ thể.
Trong giai đoạn này, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ
mậu dịch của Việt Nam trong chính sách thương mại quốc tế không có nhiều thay
đổi so với giai đoạn thăm dò hội nhập. Việt Nam vẫn theo đuổi một chiến
lược công nghiệp hoá không rõ ràng. Việt Nam vừa muốn thực hiện công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu vừa muốn hướng vào xuất khẩu. Xu hướng
hướng vào xuất khẩu được ưu tiên hơn thể hiện ở việc thông thoáng hơn thủ tục
xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu như bãi bỏ hầu hết các giấy phép nhập khẩu chuyến
vào năm 1995, dỡ bỏ quyền kiểm soát buôn bán gạo vào năm 1997, khuyến khích
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 7
Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp FDI. Kể từ năm 1998,
các doanh nghiệp FDI được xuất khẩu những hàng hoá không có trong giấy phép
đầu tư. Năm 1993, Chính phủ cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu. Các lệnh cấm
nhập khẩu tạm thời hàng tiêu dùng hay cấm nhập khẩu đường vào năm 1997 trong

chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam không hoàn toàn nhằm bảo hộ thị
trường nội địa.
1.1.3. Giai đoạn tăng cường hội nhập (2001-nay)
Trong giai đoạn này, Việt Nam là có xu hướng hướng vào xuất khẩu. Tuy
nhiên, dường như mục tiêu và phương pháp công nghiệp hoá chưa được thống nhất
giữa các cấp, các ngành dẫn đến tình trạng đi theo chứ chưa chủ động hội nhập.
Các danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu chủ yếu ban hành theo các hiệp
định mà Việt Nam đã ký kết với EU (Châu âu), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á), Hoa Kỳ, Canada. Một mặt, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu như cho
phép xuất khẩu không hạn chế theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh
vào năm 2001, ban hành danh mục biểu thuế ưu đãi hàng năm, đàm phán
ASEAN và ASEAN mở rộng cũng như ban hành quy trình xét miễn, giảm
và hoàn thuế xuất khẩu và nhập khẩu vào năm 2005, đẩy mạnh đàm phán và chính
thức gia nhập WTO vào 11/01/2007. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn lúng túng trong
việc giải quyết việc bảo hộ thị trường nội địa cho một số ngành hàng như ô tô, sắt
thép, điện tử…
1.6. Thực trạng hoàn thiện các công cụ thuế quan.
Đối với thuế nội địa, cam kết WTO cuả Việt Nam tập trung vào thuế tiêu thụ
đặc biệt (TTĐB). Quy định hiện hành có sự phân biệt đối xử nhất định đối với một
số mặt hàng chủ yếu hình thành từ hoạt động nhập khẩu. Điều này đòi hỏi Việt
Nam phải cam kết thay đổi những quy định liên quan để tuân thủ nghĩa vụ theo quy
định điều III cuả GATT 1994. Theo đó, sản phẩm bia, rượu đòi hỏi phải được điều
chỉnh theo lộ trình để phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc lựa chọn tiêu dùng, sản
xuất loại bia nào trở nên đơn giản với người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhập khẩu
cũng nhhư nhà quản lý trong vòng 3 năm tới vì Việt Nam sẽ áp dụng thống nhất
thuế tiêu thụ đặc biệt với tất cả các loại bia mà không phụ thuộc vào hình thức đóng
gói. Với rượu, tiêu chí để phân định mức thuế suất phân hoá theo nồng độ cuả rượu.
Rượu trên 20 độ cồn hoặc phải áp dụng một mức thuế tuyệt đối tính trên lít hoặc
một mức thuế suất tỉ lệ đơn nhất. Những thay đổi này được thực hiện trong lộ trình
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 8

Điều chỉnh chính sách Thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
3 năm kể từ ngày cam kết. Với cam kết này, những đối tượng khác chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt ngoài rượu và bia sẽ không có thay đổi nào về nghiã vụ thuế TTĐB.
Đối với thuế nhập khẩu, câu trả lời tại sao hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ
hơn và dễ tìm mua hơn là do Việt Nam cam kết ràng buộc mức trần cho toàn bộ
biểu thuế nhập khẩu với 10.600 dòng thuế sẽ có mức thuế bình quân giảm khoảng
3% - từ 17,4% còn 13,4%. Lộ trình cắt giảm trong vòng 5-7năm kể từ thời điểm
cam kết. Đặc biệt là mặt hàng nông nghiệp đã từ lâu ta xem là mặt hàng chủ lực cuả
Việt Nam bị cắt giảm tương tự- từ 23,5% xuống còn 20,9% trong vòng 5 năm. Với
hàng công nghiệp là .từ 16,8% xuống còn 12,6% trong thời gian từ 5-7năm. Mức
cắt giảm bình quân thuế nhập khẩu Việt Nam tuân thủ mức cắt giảm thuế chung tại
vòng Urugoay là vào khoảng 27% (30% cho hàng nông sản, 24% co hàng công
nghiệp) đối với các nước đang phát triển.
Theo mức cam kết cụ thể thì có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế bị cắt giảm
chủ yếu là dòng thuế suất cao trên 20% chẳng hạn như sản phẩm thịt, sữa, bia,
rượu, thuốc lá, hoặc xe ôtô, xe máy, xi măng, máy điều hoà, máy giặt trong khoảng
thời gian 2-12 năm tới đây sẽ có được mức giá rẻ nhất so với thị trường vào thời
điểm hiện nay do đạt đến mức thuế suất cam kết thấp nhất. Tuy nhiên những mặt
hàng trọng yếu vẫn được duy trì mức bảo hộ nhất định. Ngành có mức thuế suất
được giảm nhiều nhất là dệt may, cá, sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc và thiết bị
điện-điện tử. Bên cạnh đó cũng có trường hợp Việt Nam cam kết mức thuế trần cao
hơn mức đang áp dụng với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất và phương tiện
vận tải.
Theo cam kết cắt giảm thuế tuân thủ một số hiệp định tự do theo ngành của
WTO yêu cầu giảm thuế xuống còn 0% hoặc ở mức thấp. Đây là hiệp định tự
nguyện nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Việt Nam
cam kết ngành đối với sản phẩm công nghệ thông tin , dệt may và thiết bị y tế và
tham gia một phần với thời gian thực hiện 3-5 năm đối với ngành thiết bị máy bay,
hóa chất và thiết bị xây dựng.
Hạn ngạch thuế quan không phải là thuế nhưng có mối quan hệ với việc xác

định tính hợp pháp của hàng nhập khẩu để đánh thuế. Việt Nam bảo lưu quyền áp
dụng đối với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Quy định này thực tế chỉ
liên quan đến số lượng hàng nhập khẩu trên thị trường.
Bên cạnh đó cũng cần phải kể đến cam kết về việc xác định trị giá hải quan
(customs valuation). Xác định trị giá hải quan là căn cứ định giá tính thuế xuất
khẩu hoặc nhập khầu, từ đó xác định được số tiền thuế xuất khẩu hay nhập khẩu
Trần Thế Hà - Lớp CH17G 9

×