Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.3 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------------------

LÊ THỊ ÁNH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÔNG NHÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2011


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, giai cấp công nhân nước ta đã
có những sự chuyển biến hết sức quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về
cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành đông đảo đội ngũ công nhân trí
thức, vừa tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng
cộng sản Việt Nam, vừa tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là
lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Trong khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của
đất nước, cùng với các giai tầng và thành phần xã hội khác, là cơ sở chính trị - xã
hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Do đó, xây dựng và phát triển đội ngũ giai
cấp công nhân là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện nay.
Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế cả về số lượng, cơ cấu và trình độ


học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế; thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề,
tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần từ nông
dân, chưa được đào tạo cơ bản và hệ thống. Một bộ phận công nhân chậm thích
nghi với cơ chế thị trường. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân
không đồng đều; sự hiểu biết về chính trị và pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhìn
tổng quát, lợi ích của một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng với
những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc
làm đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn bức xúc,
đặc biệt là ở công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình
trong thời kì đổi mới thì việc xây dựng và phát triển đội ngũ giai cấp công nhân cả
về số lượng và chất lượng là yêu cầu cấp bách hiện nay.

2


Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân Thái
Nguyên cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Cùng với sự phát triển của giai
cấp công nhân cả nước, công nhân Thái Nguyên cũng đã có những bước phát triển
đáng kể song cũng bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải từng bước khắc phục để có
thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đây không phải là công việc của một
cấp, một ngành mà là công việc chung của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng của giai cấp công nhân trong cả
nước nói chung và của đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tôi chọn đề
tài “Xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của nó đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc

độ, những phạm vi khác nhau. Có nhiều công trình nghiên cứu tập trung trực tiếp
vào vấn đề giai cấp như: PTS Nguyễn Đình Lê: Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội
miền Bắc 1954 - 1975, Nxb. Văn hoá Thông tin, H.1999; Đề tài KX 07 - 05, PTS
Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên): Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch
sử Việt Nam, Nhà in Giao thông, H.1995; Đề tài KX 07 - 05, PGS, PTS Đỗ
Nguyên Phương (chủ biên): Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội nước ta
trong giai đoạn hiện nay, Xí nghiệp in 15, H. 1995; PGS, TS Trần Phúc Thăng: Xu
hướng biến động của cơ cấu xã hội giai cấp Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ
nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1992. PGS, PTS Dương Xuân Ngọc: Xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Lao động, H. 1998. PGS, TS Dương
Xuân Ngọc (2004): giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phan Thanh Khôi (2005), giai cấp
công nhân Việt Nam với việc thực hiện liên minh giai cấp và đại đoàn kết dân tôc,
Tạp chí Lao động và Công đoàn (338, tháng 8, kỳ 2), tr 6-7. Dương Văn Sao
(2007), “ Phát huy vai trò giai cấp công nhân, nhân tố quyết định thắng lợi sự

3


nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lao động và Công đoàn,
(376 tháng 3, kỳ 2). Nguyễn An Ninh (2008): Về xu hướng công nhân hóa nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên
lý luận chính trị - Đại học quốc gia Hà Nội (2010): Giai cấp công nhân Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội…
Các công trình trên đây đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về các vấn đề
có liên quan đến công nhân, đến vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù vậy cho đến nay, vấn đề công nhân vẫn còn
nhiều vấn đề tiếp tục triển khai nghiên cứu. Ở tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu về

công nhân mới gần đây có luận văn thạc sỹ triết học của Nguyễn Thị Hường
(2005), Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa còn về vấn đề xây dựng và phát triển đội công nhân tỉnh Thái Nguyên trong
quá trình CNH, HĐH hiện nay thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, tác giả
chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
Nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân ở tỉnh Thái
Nguyên trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
định hướng để xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trong
thời gian tới.
* Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những quan niệm cơ bản như: Giai cấp công nhân Việt Nam; mối
quan hệ giữa CNH, HĐH với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của đội
ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển của đội ngũ công nhân Thái
Nguyên, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển
đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân
tỉnh Thái Nguyên trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ
CNH, HĐH hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận và thực tiễn:
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề giai cấp; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học khác có liên quan.
- Cơ sở thực tiễn là kết quả điều tra thực trạng công nhân ở các doanh
nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp: lịch
sử - lôgic, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích - tổng hợp, trừu tượng và cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra
những nhận xét, đánh giá và kết luận.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ
công nhân ở Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng
và phát triển đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay góp phần
đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu giảng dạy, học tập ở trường chính trị, các cơ quan, tổ chức làm công
tác công đoàn trong tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời là cơ sở cho việc hoạch định
5


chính sách, đề ra kế hoạch, giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân trong sự nghiệp
CNH, HĐH ở tỉnh Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 6 tiết:

Chƣơng 1: Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên
và thực trạng đội ngũ công nhân của tỉnh.
Chƣơng 2: Phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng và phát triển đội
ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

6


CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA TỈNH THÁI
NGUYÊN VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN CỦA TỈNH
1.1. Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân thế
giới ra đời ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vì vậy giai cấp công nhân Việt Nam
mang đầy đủ những đặc điểm của giai cấp công nhân nói chung, bên cạnh đó còn
có những nét riêng biệt. Xuất phát từ những yêu cầu đó, khi nghiên cứu về giai cấp
công nhân Việt Nam các nhà khoa học ở nước ta đã đưa ra khá nhiều quan niệm
khác nhau. Ví dụ:
Trong cuốn: "Đổi mới chính sách đối với công nhân và thợ thủ công" của
Trung tâm nghiên cứu thông tin lý luận, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra
định nghĩa:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn xã hội những người lao
động ở Việt Nam có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương,
sống và làm việc gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do
nắm giữ những cơ sở vật chất then chốt và đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến của xã hội nên giai cấp công nhân tất yếu có vai trò đi tiên
phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện đại [39, tr.113].
GS. Văn Tạo trong tác phẩm "Một số vấn đề về giai cấp công nhân và công đoàn

Việt Nam" thì cho rằng:
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là một tập đoàn những người lao
động có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương sống và làm
việc gắn với sản xuất kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do lao động và
quản lý một nền công nghiệp hiện đại, then chốt của nền kinh tế quốc dân
và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công

7


nhân Việt Nam có vai trò đi tiên phong trong tiến trình phát triển lịch sử
của xã hội Việt Nam [34, tr.39].
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa về giai cấp công nhân Việt Nam của các
tác giả như GS. Cao Văn Lượng, TS. Bùi Đình Bôn và một vài quan niệm một số tác
giả trong các luận án tiến sĩ và thạc sĩ triết học gần đây.
Qua các khái niệm trên có thể thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giai cấp
công nhân Việt Nam. Ý kiến của tác giả là thống nhất với Văn kiện Hội nghị lần
thứ Sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X trong quan niệm về giai cấp
công nhân Việt Nam hiện nay:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát
triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng
lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp,
hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp [14, tr.43].
1.1.2 .Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
Tính đến năm 2007, tổng số công nhân nước ta có khoảng 9,5 triệu người,
trong đó số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
là 6.754.815 người, gồm công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng
22%; doanh nghiệp của tư nhân và tập thể chiếm 61%; doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 16%. Năm 2006, công nhân trong các doanh nghiệp (chiếm 71% tổng số

công nhân, 8,25% dân số và 15,75% tổng số lao động xã hội) đă tham gia tạo ra 70%
tổng sản phẩm trong nước [30, tr.38].
Qua hơn 20 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến
quan trọng, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua
đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; đóng góp trực tiếp to lớn
vào sự phát triển của đất nước.

8


- Giai cấp công nhân Việt Nam thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
"Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc" [45, tr.2]. Từ khi ra đời đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng minh
vai trò của mình là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại hội toàn quốc lần
thứ VI của Đảng với chủ trương lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước. Giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới cũng ngày càng
phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự
phát triển mạnh của khoa học, công nghệ, đội ngũ trí thức có vai trò hết sức quan
trọng. Song lãnh đạo cách mạng vẫn phải là giai cấp công nhân chứ không phải là
giai cấp, tầng lớp nào khác. Nhưng muốn để đủ sức đảm đương công việc đó đòi
hỏi công nhân phải nâng cao trình độ mọi mặt từ chuyên môn nghiệp vụ, tính tổ
chức, kỷ luật trong lao động, có sự trung thực trong lao động sản xuất, trách nhiệm
và lương tâm nghề nghiệp.

Mặt khác, giai cấp công nhân thông qua đảng lãnh đạo phải đặc biệt chú
trọng xây dựng đội ngũ trí thức, có chính sách thu hút trí thức tạo điều kiện cho trí
thức phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ lợi ích xã hội và của dân tộc.
- Giai cấp công nhân là lực lượng lao động cơ bản đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986 ) đến nay với chủ trương,
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, giai
cấp công nhân Việt Nam làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế, từ các doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp liên doanh với nước ngoài. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các
ngành công nghiệp, cơ cấu công nhân theo các nghề nghiệp cũng phát triển với
quy mô lớn. Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ của người công

9


nhân cũng ngày càng phải nâng cao. Tính đến năm 2007, công nhân nước ta mới
khoảng 9,5 triệu người chiếm 21% lao động, 11% dân số, tuy nhiên đã tạo ra khối
lượng giá trị sản phẩm chiếm trên 70% tổng sản phẩm trong nước và đảm bảo trên
65% thu ngân sách nhà nước. [45, 243]
Với kết quả đạt được như trên, có thể nói mặc dù số lượng công nhân còn ở
mức độ nhất định nhưng họ vẫn là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội, là
lực lượng lao động cơ bản đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH.
Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII Đảng ta đã định hướng:
Đối với giai cấp công nhân coi trọng phát triển về số lượng và chất
lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề
nghiệp, thực hiện "trí thức hóa công nhân", nâng cao năng lực ứng dụng
và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất chất lượng và hiệu
quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong

thời kỳ mới [10, tr.124-125].
Đây là một trong những nội dung quan trọng, một đòi hỏi khách quan của sự
nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới.
- Giai cấp công nhân là nhân tố đảm bảo cho việc giữ vững ổn định chính
trị - xã hội là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH giai cấp công
nhân Việt Nam đã thể hiện vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội . Không chỉ là lực lượng đi đầu trong quá trình CNH, HĐH, giai cấp công
nhân còn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng và Nhà nước. Công nhân đã cùng
toàn dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị bằng những hình thức khác nhau từ
đóng góp ý kiến hoàn thiện các chủ trương chính sách đến việc kiểm tra, giám sát,
phát hiện những vụ việc tham ô, tham nhũng, lãng phí...góp phần làm trong sạch
bộ máy của Đảng và nhà nước. Tất cả những đóng góp đó đã góp phần quyết định
đến thắng lợi công cuộc đổi mới và đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước

10


Tất cả các thắng lợi đó đã khẳng định, lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước không ai khác chính là giai cấp công nhân và
đội ngũ doanh nhân Việt Nam cũng được hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi
mới do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
1.2. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên
1.2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội (cách
hơn 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thành
phố Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa,
Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền
núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách Sân bay quốc tế Nội Bài 50 km,
cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội hơn 80 km và cảng Hải
Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3
nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ
1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là
một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm
nghiệp.

11


Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn
trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái
Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15
triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm,
vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là
tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và
sản xuất vật liệu xây dựng.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông
(kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi
Cốc, núi Văn, núi Võ; các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc (ATK), có

rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở Thần Sa (Võ Nhai).
Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại
nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam,
Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện
nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang
Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất
lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất
thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút
hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài.
Dân số Thái Nguyên tính đến thời điểm 1/4/2009 là 1.124.786 người, trong
đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán
chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 7
trường đại học, hàng chục trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy
nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động.
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9
Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh
du lịch lịch sử, sinh thái - danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư

12


khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa - Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi
Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu.
1.2.2. Tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên
Thái nguyên là một tỉnh có truyền thống yêu nước và có truyền thống cách
mạng kiên cường. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc,
nhân dân Thái Nguyên luôn cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và áp bức, bóc lột. Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành
CNH, HĐH đất nước, nhân dân Thái Nguyên ra sức khai thác, phát huy tiềm năng

và thế mạnh nắm bắt thời cơ và thuận lợi, đẩy lùi những thách thức khó khăn để xây
dựng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phấn đấu xứng đáng với vị trí trung tâm
kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đặc điểm lớn nhất của Thái Nguyên khi tiến hành CNH, HĐH là tiến hành
CNH, HĐH từ điều kiện nền kinh tế còn ở trình độ thấp, chậm phát triển. Kết cấu hạ
tầng tuy đã được đầu tư ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn CNH, HĐH. Do đó yêu cầu bức thiết là phải
phát triển nhanh LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX bằng việc nắm các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng,
phát huy các nguồn lực trong và ngoài tỉnh khắc phục khó khăn để phát triển nhanh
và bền vững kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
Thứ hai: các cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là
công nghiệp nặng), đã được xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, thiết
bị công nghệ đã lạc hậu đầu tư đổi mới chậm, hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh
các doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường còn yếu. Công nghiệp gắn với nông,
lâm nghiệp còn lúng túng, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Thứ ba: sản xuất nông, lâm nghiệp đang diễn ra sự dịch chuyển mạnh về cơ
cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế, nhưng phát triển chưa đều, còn một số vùng sản xuất
thuần nông, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc.

13


Thứ tư: môi trường đầu tư đã được cải thiện nhưng nguồn vốn đầu tư nước
ngoài còn hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn của các nước nhất là
đầu tư công nghệ cao. Chưa khắc phục được tình trạng bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Đầu tư xây dựng còn dàn trải, các công trình chậm phát huy hiệu
quả.
Thứ năm: giải quyết việc làm cho người lao động ở cả thành thị và nông thôn

đang là vấn đề đặt ra hết sức gay gắt, trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn chưa có
hiệu quả, các doanh nghiệp mới thành lập nhưng thu hút lao động chưa đáng kể. Số
người thiếu việc làm thu nhập thiếu ổn định còn lớn. Đời sống của người công nhân
nói chung còn thấp, nhất là công nhân ở các nhà máy dệt may…
Thứ sáu: trên cơ sở Nghị quyết Đại hội IX, X, XI của Đảng khẳng định thực
hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Thái
Nguyên đã cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đó vào địa phương. Tiếp tục tiến hành
cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước, thực hiện giao khoán, bán, cho thuê,
sáp nhập, giải thể… những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả.
Thực hiện chế độ đổi mới công ty đối với mọi doanh nghiệp nhà nước.
Thứ bảy: Thái Nguyên tuy có mặt bằng dân trí cao hơn so với một số tỉnh
miền núi, nhưng lực lượng lao động có trình độ cao phân bố không đều, chủ yếu tập
trung ở thành phố, thị xã. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, một bộ phận cán bộ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý kinh tế. Các
ngành nghề chậm phát triển, trong khi nhu cầu làm việc của người lao động hàng
năm tăng lên dẫn đến tình trạng thừa lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Tuy
nhiên bên cạnh những khó khăn thách thức thì Thái Nguyên cũng có những thuận
lợi để tiến hành CNH, HĐH như: khai thác thế mạnh về tài nguyên đất và rừng để
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; khai
thác và chế biến khoáng sản nhằm phát triển công nghiệp của địa phương; phát triển
nền kinh tế đa dạng dựa trên cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm nghiệp. Thái
Nguyên là tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, là nơi
tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp của trung ương, đặc biệt là có khu công nghiệp

14


Gang thép và khu công nghiệp Sông Công là những điều kiện rất thuận lợi cho việc
thực hiện khối liên minh công- nông – trí thức trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH,
HĐH.

Như vậy có thế thấy, bên cạnh những thuận lợi Thái Nguyên cũng gặp không
ít khó khăn trong quá trình tiến hành CNH, HĐH. Song với sự chỉ đạo quyết liệt của
các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh
nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển
theo chiều hướng tích cực... Cụ thể:
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2010 (theo giá thực tế) đạt
19.816,2 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 41,54%; khu
vực dịch vụ chiếm 36,73%; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,37%.
GDP bình quân đầu người tăng 3 triệu đồng/ người so với năm 2009. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ; an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn đạt 12.200
tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra và tăng 18,3% cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân
miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời. Chỉ số giá tiêu dùng
10 tháng đầu năm 2010 tăng 6,06% so với tháng 12/2009 và tăng 7,4% so với
cùng kỳ.
Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu
phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng
hoạt động của các tuyến xe buýt nâng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đặc biệt
là học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức. Hệ thống bưu chính, viễn
thông, thông tin truyền thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, từng
bước đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; theo tổng hợp của Ban chỉ đạo quốc
gia và công nghệ thông tin số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển công

15


nghệ thông tin truyền thông năm 2010, Thái Nguyên đứng thứ 11, tăng 29 bậc so

với năm 2009.
- Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: các sở, ngành và các địa phương
thực hiện kịp thời công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các công trình, dự
án trọng điểm, các dự án giao thông trên địa bàn, thông qua công tác tuyên truyền
vận động đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các địa phương; trong
đó phát triển hạ tầng giao thông là khâu đột phá. Thời gian qua nhân dân đã tự
tháo dỡ tài sản, giải phóng mặt bằng, hiến trên 600.000m2 đất; các doanh nghiệp,
nhà đầu tư đã ủng hộ hàng tỷ đồng phục vụ làm các tuyến đường giao thông nông
thôn.
Tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn: dự án đường cao
tốc Hà Nội - Thái Nguyên: đã hoàn thành toàn bộ khối lượng thiết kế bản vẽ thi
công (34 km đường của toàn bộ gói thầu, 44 cống chui dân sinh, 107 cống tròn, 14
cống hộp, 12 cầu). Các nhà thầu đã triển khai thi công hoàn thành toàn bộ mặt và
thông nền đường toàn tuyến thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên. Dự án nâng cấp, cải
tạo Quốc lộ 3: đang tiến hành xây dựng cửa ô vào tỉnh Thái Nguyên (từ km 33 +
350 đến km 34 + 500), hoàn thành xây dựng cổng chào và đang thi công nâng cấp
và mở rộng trên 1km đoạn đầu cầu Đa Phúc với 4 làn xe: các đơn vị liên quan
đang khẩn trương triển khai ở các bước lựa chọn tư vấn lập dự án, hoàn thành thiết
kế kỹ thuật, thẩm định trình phê duyệt để tổ chức thực hiện trong thời gian sớm
nhất.
Tạo điều kiện cho 394 doanh nghiệp thành lập mới góp phần tăng thêm
năng lực sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm thu hút
nhiều lao động của địa phương.
Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch khu du lịch trọng điểm Quốc gia Hồ Núi
Cốc, quy hoạch khu đô thị phía Tây thành phố Thái Nguyên, quy hoạch ATK liên
hoàn. Thực hiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt bổ
sung vào quy hoạch các khu công nghiệp Quốc gia gồm: khu công nghiệp Tây Phổ
Yên, Nam Phổ Yên, Điềm Thụy - Phú Bình, khu công nghiệp công nghệ cao

16



Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên với diện tích trên 1000 ha; đang làm thủ tục
trình các Bộ, ngành Trung ương về Khu tổ hợp công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Yên Bình.
Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn từ nền kinh tế nhưng bằng nhiều nỗ lực
và phát huy hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính của cả nước nói chung và ở
tỉnh Thái Nguyên nói riêng; hiệu quả cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tỉnh
Thái Nguyên đã tiếp và làm việc với nhiều tổ chức, đoàn doanh nhân trong và ngoài
nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh. Tỉnh đã có trên 200 dự án đầu tư với tổng
vốn đăng ký trên 100 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm 2009…
- Về hoạt động tài chính: các cấp chính quyền, hệ thống Ngân hàng các cấp
đã chỉ đạo quyết liệt, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế trên địa
bàn, tập trung nguồn vốn huy động, triển khai tuyên truyền và thực hiện các chính
sách của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để phát
triển sản xuất - kinh doanh.
- Về sản xuất nông, lâm nghiệp: diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh 69.743 ha,
giảm 86 ha so với cùng kỳ; năng suất vụ đông xuân tăng 1,26 tạ/ha, vụ mùa tương
đương năm trước; sản lượng đạt 343,6 nghìn tấn, bằng 103% kế hoạch. Tổng sản
lượng lương thực có hạt năm 2010 ước đạt 419.000 tấn, bằng 104,75% kế hoạch
và tăng 2,9% so với cùng kỳ.
Diện tích trồng chè mới từ các nguồn kế hoạch và dân tự trồng đạt 722 ha
bằng 121,2% kế hoạch và tăng 7 ha so với năm 2009. Trong năm tình hình tiêu thụ
chè trên địa bàn tương đối tốt, giá chè ổn định ở mức cao nên người trồng chè chú
trọng đầu tư thâm canh, sản lượng chè búp năm 2010 đạt 174,8 nghìn tấn, tăng
10%.
Về chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm
và tập trung phát triển, chuyển dịch sang hướng tập trung, nâng cao giá trị trong lĩnh
vực chăn nuôi. Đến nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 588 trang trại chăn nuôi tập trung
theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đại (tăng 35,5 so với năm 2009), đạt hiệu quả kinh tế

khá cao… góp phần nâng cao giá trị sản xuất.

17


Về trồng rừng: tiếp tục thực hiện dự án 661 thuộc Chương trình 5 triệu ha
rừng của Chính phủ, do làm tốt công tác chuẩn bị, thời tiết thuận lợi nên đã tổ
chức trồng rừng đúng khung thời vụ và kỹ thuật; đến nay, diện tích trồng rừng mới
trên địa bàn đạt 6.914 ha, tăng 3,4% so với năm trước và bằng 109,4% kế hoạch..
- Về lĩnh vực văn hoá - xã hội: Lĩnh vực văn hóa - xã hội có những chuyển
biến tiến bộ, các chỉ tiêu về giáo dục, tạo việc làm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
đạt kế hoạch đề ra.
- Công tác xóa đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
kế hoạch hoá gia đình và các chính sách với người có công, gia đình chính sách
tiếp tục được tập trung quan tâm, thực hiện thường xuyên, đúng quy định. Nhằm
triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh Thái Nguyên
đã thực hiện các thủ tục theo quy định đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên
quan cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở trong giai đoạn từ năm 2009-2011 cho
8.919 hộ nghèo trên địa bàn. Trong năm 2010 đã thực hiện giúp cho trên 50.000
người nghèo có việc làm ổn định; với tổng nguồn vốn đầu tư là 329,01 tỷ đồng,
trong đó vốn ngân sách Trung ương là 94,44 tỷ đồng, vay ngân hàng chính sách xã
hội là 109, 67 tỷ đồng… đã góp phần đưa hộ nghèo toàn tỉnh tính đến cuối năm
2010 còn 10,8%, giảm 3,19% so với năm 2009 và vượt 0,69% so với kế hoạch.
Trong năm 2010, các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ
chức dạy nghề trình độ sơ cấp cho 14.026 người, đạt 107,9% kế hoạch; nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 đạt 32%. Trong năm
2010 đã giải quyết việc làm mới cho 16.000 lao động, trong đó xuất khẩu 2.000 lao
động, đạt mục tiêu kế hoạch.
- Các cơ quan thông tin tuyên truyền đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực,
nhằm tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính

trị của địa phương; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn nghệ thuật,
giao lưu văn hóa trà… đặc biệt là tổ chức thành công Đại hội Thể thao toàn tỉnh lần
thứ VI, các giải thi đấu bóng đá khu vực và quốc gia, các hoạt động kỷ niệm Đại lễ
1000 năm Thăng Long - Hà Nội… thể hiện truyền thống văn hóa - lịch sử, lòng tự

18


hào dân tộc góp phần nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể
thao và đoàn kết xây dựng đời sống mới.
- Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ đạo thường xuyên,
kịp thời tổ chức khám, chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Thực
hiện tốt chương trình khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ em dưới 6
tuổi, ước tính tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi toàn tỉnh năm 2010 là 18,4%
bằng 100% kế hoạch.
- Tính tại thời điểm 0h ngày 01/4/2009, tổng dân số tỉnh Thái Nguyên là
1.124.786 người, trong đó dân số nam là 559.153 người (chiếm 49,71%); dân số
nữ là 565.633 người (chiếm 50,29%). So với cả nước, dân số tỉnh Thái Nguyên
đứng thứ 33 và đứng thứ 3 trong các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc (sau tỉnh
Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ).
- Công tác giáo dục và đào tạo: tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động,
toàn ngành triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường để duy trì nề nếp kỷ
cương dạy và học; tổ chức triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đối với cấp học; thực hiện hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm
vụ năm học 2009 - 2010, kết quả học sinh đã tốt nghiệp THPT đạt 84,92% và hệ
bổ túc THPT đạt 27,36%. Chủ động phối hợp với các trường đại học trên địa bàn để
tổ chức tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn,
đúng quy chế. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 52 tòa nhà ở sinh viên với quy mô từ
5-7 tầng tạo chỗ ở mới cho 12.000 sinh viên; quy hoạch để xây dựng khu đô thị sinh
viên trong giai đoạn tiếp theo với tổng kinh phí trên 1.000 tỷ đồng.

- Công tác quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn đã bám sát chương
trình, kế hoạch để tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời
sống thông qua thực hiện các đề tài, dự án được triển khai theo đúng kế hoạch. Tổ
chức kiểm tra, nghiệm thu các đề tài đã hoàn thành để phổ biến và ứng dụng các
tiến bộ khoa học và công nghệ với nhiều mô hình áp dụng vào một số ngành phục
vụ phát triển kinh tế, đời sống… tập trung nghiên cứu các luận cứ khoa học làm cơ
sở cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách của tỉnh, nhất là phục vụ cho việc

19


xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2011 - 2015.
- Công tác quản lý tài nguyên môi trường: kịp thời có các giải pháp ngăn
chặn xử lý để quản lý, lập trật tự ổn định tình hình về khai thác, sử dụng, vận
chuyển khoáng sản và khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào chế biến sâu,
nâng cao giá trị trong khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch
- Công tác dân tộc, tôn giáo: tổ chức thành công đại hội đại biểu các dân tộc
thiểu số trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc
thiểu số, đời sống khó khăn như: trợ giá, trợ cước, định canh định cư, hỗ trợ vay vốn
phát triển sản xuất, tổ chức thực hiện tốt chương trình 134, 135 ưu tiên đầu tư phát
triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc và miền núi…
- Về công tác tổ chức: thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển
cán bộ, đào tạo cán bộ quản lý, tuyển dụng cán bộ công chức... được thực hiện
theo đúng quy định.
Tóm lại: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội thuận lợi tạo điều kiện thúc đấy kinh tế - xã hội - khoa học công
nghệ phát triển. Nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng lớn mạnh (cả về số lượng và
chất lượng) góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đội ngũ công
nhân có điều kiện để phát huy thế mạnh của mình trong thời kì đẩy mạnh CNH,

HĐH hoàn thành vai trò của mình đối với sự nghiệp cải tạo và xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho CNXH trên địa bàn tỉnh nhà.
1.2.3. Vai trò của đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thực hiện đường lối mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, những năm qua
cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đội ngũ công nhân đã không ngừng phát
triển lớn mạnh đóng góp to lớn vào những thành tựu của tỉnh. Bước vào thời kì
đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước người công nhân đã từng bước nâng cao
trình độ tay nghề, có tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất và ngày càng
phát huy vai trò tích cực trong sản xuất. Những năng lực phẩm chất của đội ngũ

20


công nhân được khơi dậy và phát huy hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên là
phải tiếp tục phát huy những kết quả đạt được góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, cải thiện đời sống của nhân dân.
Đội ngũ công nhân tỉnh Thái Nguyên trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu trong
xây dựng kinh tế xã hội và có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH,
HĐH.
1.2.3.1. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên có vai trò thúc đẩy phát triển công
nghiệp
Đội ngũ công nhân Thái Nguyên là lực lượng lao động chủ yếu trong các
ngành sản xuất công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
trong các ngành cơ khí kỹ thuật cao, các ngành sản xuất công - nông nghiệp, dịch
vụ công nghiệp. Ngoài những công nhân thuộc ngành công nghiệp truyền thống
như khai khoáng, xây dựng, giao thông, cơ khí luyện kim, khai thác than... đã và
đang xuất hiện công nhân ở nhiều ngành nghề mới đòi hỏi công nhân hoạt động

trong lĩnh vực này có trình độ tay nghề học vấn cao như: điện tử, viễn thông, điện
tự động hóa... Hàng nghìn thợ bậc cao, cán bộ khoa học kĩ thuật, thợ giỏi và thợ
lành nghề đã năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tiếp cận
nhanh với công nghệ hiện đại để ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả cao.
Theo điều tra năm 2010 đội ngũ công nhân các ngành sản xuất công nghiệp
và xây dựng trên địa bàn tỉnh đã làm ra khối lượng giá trị sản xuất công nghiệp đạt
12.200 tỷ VNĐ hoàn thành kế hoạch đề ra và tăng 18,3% cùng kỳ đóng góp đáng
kể vào ngân sách địa phương [49, tr.4]. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên nắm giữ
những cơ sở quan trọng của nền kinh tế địa phương trong đó đóng vai trò nòng cốt
đưa các doanh nghiệp nhà nước từng bước phát triển trong nền kinh tế thị trường
và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Không chỉ dừng lại ở con số đó đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn có
những bước phát triển vượt bậc trong sản xuất công nghiệp. Theo thống kê năm

21


2008 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 8.750 tỷ VNĐ. Trong đó công nghiệp trung
ương tăng từ 3.609,15 tỷ VNĐ lên 4.688 tỷ VNĐ, công nghiệp địa phương tăng từ
1.881,78 tỷ VNĐ lên 3.160 tỷ VNĐ, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ
359,03 tỷ VNĐ lên 374 tỷ VNĐ và năm 2009 thu được 9.950 tỷ VNĐ thì đến năm
2010 thu được 12.200 tỷ VNĐ, bằng 100% kế hoạch cả năm và tăng 18,3% so với
năm 2009. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt chỉ tiêu đề ra 11% [49, tr.4-5].
Mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong cơ cấu xã hội dân cư nhưng đội ngũ
công nhân Thái Nguyên đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại, đang
nắm giữ những cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng như khu công nghiệp Gang thép
Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công... Họ có vai trò quyết định phương
hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hàng năm đội ngũ công nhân Thái
Nguyên đã tạo ra sản phẩm công nghiệp chiếm 40% tổng sản phẩm xã hội và đảm
bảo trên 60% ngân sách địa phương.

Đội ngũ công nhân Thái Nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình thúc đẩy sản xuất công nghiệp xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH của tỉnh. Đội ngũ công nhân còn đóng vai trò quan trọng trong cải tiến
kỹ thuật ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào lao động sản
xuất, chất lượng hàng hóa không ngừng được nâng cao đủ sức cạnh tranh với thị
trường trong và ngoài nước.
Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, cải tiến kĩ thuật là một xu hướng
hiện nay bởi trình độ công nghệ quyết đinh
̣ chất lượng và giá thành sản phẩm . Đặc
biệt với Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng lợi thế, nguồn nguyên liệu để
phát triển công nghiệp vì vậy cải tiến kỹ thuật trong lao động sản suất công nghiệp
là đòi hỏi cần thiết, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Những năm gần đây
đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã lao động trực tiếp và có mặt ở tất cả các ngành
công nghiệp quan trọng, các khu công nghiệp then chốt. Sự phát triển kinh tế nói
chung trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu dựa trên tốc độ tăng trưởng
của các ngành công nghiệp. Đội ngũ công nhân đã và đang làm chủ điều hành các
cơ sở vật chất, các phương tiện trang thiết bị sản xuất hiện đại.

22


Hiện nay cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chuyển giao công nghệ hiện
đại, với vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nói chung và các ngành
công nghiệp nói riêng đội ngũ công nhân Thái Nguyên tiếp tục là người tiếp nhận,
lắp đặt, điều khiển, vận hành sử dụng máy móc và các trang thiết bị hiện đại. Thực
tế ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã được
tiếp xúc và trực tiếp lao động sản xuất với các loại máy móc dây chuyền sản xuất
hiện đại (so với thời kì đó) do Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu viện
trợ. Trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và đáp ứng yêu cầu sản xuất,
công nhân Thái Nguyên tiếp tục được trang bị những công nghệ kĩ thuật mới, thay

thế dần và cải tạo các loại máy móc dây chuyền sản xuất theo hướng hiện đại như:
chuyển lò nung bằng than củi sang lò nung tuylen nung bằng dầu và khí ga. Sử
dụng dây chuyền tuyển quặng hoặc các loại máy móc phương tiện khai thác có
nguồn gốc từ các nước Châu Âu. Công nghệ sản xuất thép và cán thép thế hệ mới
của Nhật và các nước tiên tiến khác. Luyện kim màu và sản xuất vật liệu xây dựng
cũng được trang bị công nghệ hiện đại như: Công nghệ tuyển than sạch, giấy bìa
cũng được nhập từ các nước có nền kỹ thuật phát triển và đang đóng góp vào sự
phát triển của tỉnh với giá trị cao. Các sản phẩm dệt may, da giầy xuất khẩu do cải
tiến công nghệ đã từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới, được đánh giá cao.
Bên cạnh việc tiếp nhận và trực tiếp vận hành dây chuyền công nghệ hiện đại áp
dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào thực tiễn sản xuất
đội ngũ công nhân Thái Nguyên còn không ngừng học hỏi các thế hệ đi trước và
đồng nghiệp, chủ động sáng tạo cải tiến công cụ sản xuất đưa ra nhiều sáng kiến
làm lợi và tiết kiệm cho tỉnh hàng tỉ đồng. [ 17, tr.41]
Trong toàn bộ lực lượng lao động đội ngũ công nhân Thái Nguyên vẫn là
lực lượng xã hội tiên tiến cả về lí luận và thực tiễn sản xuất. Điều đó được thể hiện
rất rõ với một đội ngũ công nhân trẻ, có sức khỏe, có tri thức, luôn năng động sáng
tạo, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường tiếp cận nhanh chóng với khoa học công
nghệ tiên tiến, hiện đại. Những người công nhân đã rèn luyện cho mình tác phong
công nghiệp tinh thần đoàn kết, kỷ luật và tạo ra năng suất lao động cao trong thực
tiễn sản xuất.
23


Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân lao động tỉnh Thái Nguyên đã đạt một số kết quả
tích cực đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Công nghiệp Thái Nguyên đã phát
triển mạnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp nặng có
tiềm năng phát triển và mang lại giá trị kinh tế cao. Các sản lượng công nghiệp
xuất khẩu chiếm phần lớn kim ngạch của tỉnh. Nếu năm 2009 trong cơ cấu kinh tế

của tỉnh, công nghiệp chiếm 40,42%, dịch vụ chiếm 36,68%, nông nghiệp chiếm
22,60% GDP. Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể trong đó
công nghiệp chiếm 41,54%, dịch vụ chiếm 36,73%, nông nghiệp chiếm 21,73%
GDP [49, tr.21].
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp
trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 84,7%
trong giá trị sản xuất công nghiệp. Các nhóm ngành công nghiệp phát huy thế
mạnh của địa phương như cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng may mặc tiếp
tục chuyển biến tích cực đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt là ngành công nghiệp
cơ khí chế tạo sau khi một số nhà máy được đầu tư nâng cao năng lực sản xuất đã
và đang lấy lại từng bước uy tín thương hiệu trên thị trường, ngành công nghiệp
may mặc với tăng trưởng bình quân hàng năm trên 69,8% đang dần trở thành
ngành kinh tế quan trọng góp phần tích cực nâng cao giá trị xuất khẩu của tỉnh.
Như vậy sự nghiệp phát triển công nghiệp đã tác động đến tốc độ tăng
trưởng của mỗi địa phương và lực lượng đi đầu trong sự nghiệp phát triển công
nghiệp hiện đại không thể không là giai cấp công nhân. Đối với Thái Nguyên đội
ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh theo thời gian và ngày càng chứng tỏ vai
trò quan trọng trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh góp phần vào quá trình CNH,
HĐH đất nước.
1.2.3.2. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên có vai trò to lớn trong việc đẩy
mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Thái Nguyên

24


Đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã thực hiện vai trò là lực lượng sản xuất
chủ yếu trong các ngành công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Bên
cạnh đó đội ngũ công nhân còn có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Quá trình CNH, HĐH đòi hỏi công nghiệp

phải thúc đẩy các ngành nghề, sản xuất ra các tư liệu sản xuất phục vụ cho quá
trình lao động sản xuất, phát triển nông - lâm - thủy sản theo yêu cầu của nền sản
xuất hiện đại. Người công nhân thông qua các ngành công nghiệp đã thúc đẩy các
ngành nông nghiệp bằng cách trang bị những máy móc hiện đại làm tăng giá trị
hàng hóa đồng thời làm biến đổi cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp.
Tại Nghị quyết Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tăng cường sự chỉ đạo
và huy động các nguồn lực cần thiết đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn”. Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, Đảng bộ và
đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã nhận thức vai trò hết sức quan trọng của việc
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở địa phương.
Thứ nhất: CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cũng sẽ hình thành và phát
triển đội ngũ công nhân nông nghiệp trên các lĩnh vực khác nhau có vai trò thúc đẩy
các ngành nông - lâm - thủy sản phát triển. Xu hướng chuyên sâu ngành nghề bao
gồm trồng trọt chăn nuôi, đánh bắt và chế biến thủy sản sẽ tạo lên số lượng công
nhân ở các lĩnh vực ấy và người công nhân sẽ thể hiện vai trò của mình trong công
cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Thứ hai: đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã thể hiện vai trò trong ứng dụng
những thành tựu của khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng
các giá trị thu được trên các đơn vị sản xuất, từng bước giải quyết tốt vấn đề tiêu
thụ nông sản hàng hóa. Ngành nông - lâm - thủy sản của Thái Nguyên bắt đầu
được trang bị những tư liệu sản xuất máy móc công cụ, phương tiện và kĩ thuật
công nghệ tiên tiến cũng như những nguyên vật liệu để tạo ra năng suất lao động
cao hơn so với trước đây. Có các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu phục vụ cho phát
triển nông nghiệp như: cung cấp những loại máy móc phục vụ thu hoạch chế biến
nông sản (máy tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy, máy chuyên dụng cho sản xuất

25



×