Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn KHAI THÁC LOẠT PHIM “PLANET EARTH” TRONG GIẢNG dạy địa lí tự NHIÊN 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.33 KB, 15 trang )

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
NÔNG HIẾU ĐÔNG
2. Ngày tháng năm sinh:
07/01/1985
3. Nam,nữ:
Nam
4. Địa chỉ:
Phú Bình,Tân Phú, Đồng Nai
5. Điện thoại:
0908770185
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ:
Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị cao nhất:
Cử nhân
-Năm nhận bằng:
2007
-Chuyên ngành đào tạo: Địa lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
- Số năm kinh nghiệm: 6 năm


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trở nên khá phổ biến trong thiết
kế soạn giảng đối với nhiều giáo viên bởi tính hiệu quả mà ai cũng phải thừa nhận. Để


đạt tính hiệu quả trong thiết kế bài giảng, rất nhiều giáo viên sử dụng đến các đoạn
phim tư liệu bởi chúng có tính trực quan rất cao.
Trong các vấn đề Địa lí ở 3 khối lớp Trung học phổ thông, có lẽ phần gây hứng
thú nhất cho các em học sinh là phần Địa lí tự nhiên lớp 10, nội dung này sẽ trở nên rất
thú vị nếu giáo viên biết khai thác các đoạn phim tư liệu, có gì thu hút hơn khi được
xem và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của vô vàn cảnh quan thiên nhiên. Nếu thành
công, không những giúp các em học sinh tích cực tiếp thu kiến thức, lột tả được nhiều
kiến thức khó và trừu tượng; mà quan trọng hơn nữa, qua đó, còn ươm vào tâm hồn
các em một tình yêu thiên nhiên từ đó có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự
nhiên trong các em.
Năm 2006, hãng phim BBC cho ra đời loạt phim “ Planet Earth” tạm dịch là
“Hành tinh Trái Đất” bao gồm 11 tập, phim rất thành công về nội dung với nhiều cảnh
quay thiên nhiên đặc sắc. Bản thân tôi và có lẽ cũng rất nhiều giáo viên đã nhiều lần sử
dụng các tập phim này vào giảng dạy. Tuy nhiên, nội dung phim thì khá dài, kiến thức
Địa lí tự nhiên 10 cũng khá rộng, nhưng một tiết học, một bài học không cho phép sử
dụng hết các tập phim, như vậy giáo viên phải chọn lựa cảnh quay, thời gian cảnh
quay nào là phù hợp nhất với từng bài học cụ thể. Đề tài này ra đời với mong muốn
định hướng đúng va khai thác tốt nhất các cảnh quay phù hợp nhất với từng bài học,
từng phần kiến thức trong chương trình Địa lí tự nhiên 10.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
-Tính hiệu quả của phim tư liệu trong soạn giảng giáo án điện tử được thể hiện
thông qua chất lượng hình ảnh, chất lượng âm thanh và phân khúc thời gian chứa
nội dung cần thiết nhất để truyền đạt thông tin trong bài giảng.
-Đề tài nghiên cứu này có kèm theo 1 đĩa CD, trong đó có chứa các đoạn phim đã
qua xử lí, hoàn toàn có thể sử dụng để soạn giảng, do đề tài nghiên cứu về các đoạn
phim tư liệu nên rất mong người đọc kết hợp với đĩa CD khi theo dõi
2



-Đề tài không hướng dẫn phương pháp cắt/nối các đoạn phim, chèn phụ đề tiếng
Việt, chuyển định dạng video…,vì có lẽ liên quan đến xử lí phim tư liệu có rất
nhiều đề tài hướng dẫn rồi, nhưng tác giả cũng xin nêu tên 2 phần mềm khá phổ
biến hiện nay là Xilisoft Video Converter và Total Video Converter. Cần lưu ý khi
trích xuất ra các định dạng video, giáo viên nên chọn các định dạng chuẩn HD, độ
phân giải cao.
-Loạt phim tư liệu này lấy nguồn từ trên mạng internet, nên vấn đề bản quyền xin
được phép không đề cập đến. Hiện nay có rất nhiều trang mạng chia sẽ link
dowload, nhưng lưu ý chọn định dạng chuẩn HD 720 hoặc 1080 để có chất lượng
tốt nhất.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a.Loạt phim “Planet Earth” là gì? Nội dung ra sao?
"Một trăm năm trước, chỉ có 1,5 tỉ người trên Trái Đất. Hiện nay, hơn 6 tỉ người đang chen
chúc trên Trái Đất mỏng manh của chúng ta. Nhưng cho dù vậy, vẫn có những nơi con người
gần như chưa từng chạm tới. Bộ phim này sẽ dẫn bạn đến những nơi hoang sơ cuối cùng và
cho bạn thấy những hình ảnh của Trái Đất và cuộc sống hoang dã trên đó mà bạn chưa từng
thấy trước kia." Lời dẫn mở đầu của David Attenborough
Lời dẫn mở đầu đã nói lên tất cả nội dung chính của series truyền hình nổi tiếng này. Không
phải tự dưng chỉ với 11 tập phim và dù đã chiếu được 7 năm tiếng vang của series này không
hề thuyên giảm: Luôn đứng nhất bảng xếp hạng series hay nhất mọi thời đại của IMDb với
rating 9.7/10, DVD của series này luôn bán rất chạy và là một trong những món quà được yêu
thích nhất.
Bạn từng yêu thích chương trình "Thế giới động vật" khi còn nhỏ? Bạn yêu thiên nhiên và
muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống hoang dã? Hay chỉ đơn giản là bạn tò mò muốn biết chuyện
gì đang diễn ra ở những nơi hoàn toàn xa lạ và không hề có bóng dáng con người? Bộ series
tài liệu khoa học này sẽ đáp ứng được tất cả.
Trái Đất còn 5 tỉ năm tuổi nữa mới bị diệt vong nhưng theo dự đoán con người sẽ hủy hoại
hành tinh này chỉ trong vài trăm năm tới. Những vấn đề về môi trường luôn là đề tài nóng hổi
trong nhiều năm trở lại đây. Series truyền hình này đã đánh trúng vào vấn đề nhức nhối của xã


3


hội, làm thức tỉnh tình yêu của mỗi con người dành cho hành tinh xinh đẹp của chúng ta mà
đã bị cuộc sống bận rộn, bon chen chôn vùi.
Loạt phim 11 tập này quay lại phong cảnh kỳ thú của Trái Đất, với những khung cảnh tự
nhiên, với cuộc sống của những con thú trong thiên nhiên hoang dã với góc quay tuyệt đẹp –
những khoảnh khắc trong thiên nhiên mà bạn chưa từng được thấy trên phim ảnh bao giờ.
Các nhà làm phim đã mất bốn năm để đi khắp Trái Đất nhằm quay trọn vẹn 11 tập phim này –
từ những dòng sông hùng vĩ đến những rặng núi cao chót vót, từ những hang động sâu thăm
thẳm đến những hoang mạc hoang vu với bão cát khủng khiếp – tất cả chỉ nhằm đem đến cho
người xem những góc nhìn kỳ thú về Trái Đất – ngôi nhà chung của muôn loài. Cùng với âm
nhạc tuyệt vời, loạt phim này đưa cả một thế giới thiên nhiên vào trong ngôi nhà của bạn.

Tập 1: XUYÊN CỰC (FROM POLE TO POLE)
Tập phim giới thiệu những nhân tố chính định hình nên lịch sử tự nhiên. Mặt
trời và Nước ngọt chi phối toàn bộ cuộc sống của động thực vật trên thế giới,
khởi phát nên những cuộc di cư theo mùa với các quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Mùa xuân ở Arctic, gấu mẹ và gấu con rời khỏi chỗ trú đông. Chúng chỉ có
đúng 2 tuần để băng qua vùng biển đóng băng trước khi băng tan chảy. Đây là
bức tranh đầy đủ nhất về cuộc sống của loài gấu bắc cực được quay. Trong hơn
ba năm, cùng với những công nghệ chụp ảnh hiện đại nhất, đoàn làm phim đã
quay được những quang cảnh di cư hoành tráng nhất.
Tập 2: NÚI NON (MOUNTAINS)
Tập phim này quay lại khung cảnh núi đá, băng và tuyết kỳ vĩ nhất. Bắt đầu từ
sự khai sinh của một ngọn núi tại nơi thấp nhất trên Trái Đất và kết thúc tại
đỉnh cao chót vót của ngọn Everest. Tại đây chúng ta sẽ có dịp quan sát những
động vật kỳ bí nhất gắn liền với ngọn núi cao vút này cũng như một trong
những hiện tượng hiếm hoi nhất trên quả đất – hồ chứa dung nham đã tuôn trào
trong vòng 100 năm qua.

Tập 3: NƯỚC NGỌT (FRESHWATER)
Nước ngọt là tài nguyên quý giá nhất và chính nước ngọt xác lập việc phân tán
cuộc sống trên mặt đất. Tập phim quay lại nguồn gốc của dòng sông trên các
4


vùng núi cao cho đến khi sông tuôn chảy ra biển lớn. Tập phim cũng quay lại
thác nước hùng vĩ Grand Canyon cũng như cuộc sống hoang dã dưới bề mặt
băng tuyết của hồ sâu nhất thế giới.
Tập 4: HANG ĐỘNG (CAVES)
Động Thiên Nga ở Mexico cao tới 400m, và đủ sâu để có thể đặt cả tòan nhà
Empire State Building trong lòng. Hệ thống hang động Lechuguilla của Mỹ dài
tới 193 cây số và sâu tới 500 mét với những hình thù pha lê kỳ lạ treo bên dưới
vòm động.
Mặc dù thường không được quan tâm, những hang động này là môi trường
sống quan trọng cho những loài vật kỳ lạ cũng quan trọng không kém. Loài cá
thần tiên hang động bám chặt vào những vách đá ẩn sau những thác nước trong
hang bằng những cái vây cực mỏng. Những con chim yến hagn động tìm đường
đi bằng cách định vị tiếng vang và xây tổ bằng chính nước bọt của chúng.
Những con kỳ nhông hang động Texas không mắt và không màu. Cách thâm
nhập duy nhất vào một thế giới bí ẩn của những thạch nhũ, măng đá, các cụm
khoáng chất (snotites) sẽ mang lại những điều vô cùng ngạc nhiên.
Tập 5: SA MẠC (DESERTS)
Sa mạc chiếm tới 30% bề mặt trái đất, là hệ sinh thái đa dạng nhất của chúng ta
bất chấp việc thiếu mưa. Khám phá những bí ẩn của sự sống nơi sa mạc và
những kinh nghiệm về tính chất bất thường của môi trường biến đối nơi này.
Hãy xem những cơn bão cát trên sa mạc Sahara dâng cao tới cả dặm và những
dòng sông sa mạc chỉ xuất hiện trong một ngày.
Ở sa mạc Gobi, giống lạc đà Bactrian quý hiếm lấy nước từ tuyết. Ở Atacama,
loài guanacos sống được nhờ việc liếm sương đọng trên gai xương rồng. Ở Mỹ,

mà chủ yếu là trong thung lũng Chết đã bùng nổ nạn dịch châu chấu, những
đám mây châu chấu rộng tới 65km và kéo dài tận 160km. Một chuyến du hành
trên không qua sa mạc Namibian để tìm hiểu những con voi trên chuyến hành
trình dài tìm thức ăn và loài sư tử sa mạc săn tìm những con linh dương lạc bầy.

5


Tập 6: BĂNG GIỚI (ICE WORLD)
Bắc Cực và Nam Cực có khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Các camera
theo thời gian theo dõi một đàn chim cánh cụt hoàng đế, đang di chuyển… Tập
phim cũng khám phá những kiến thức khoa học mới mẻ về động cơ trạng thái
của loài cánh cụt hoàng đế. Ở phía nam, những bức ảnh chụp trên không độc
nhất vô nhị cho thấy một con gấu vùng cực đang bơi hơn 100km. Nó lặn mỗi
lần tới hơn 2 phút. Con gấu vùng cực đã kiệt sức này sau đó đã tấn công một
bầy hải mã trong một cuộc chiến đấu đích thực giữa những kẻ khổng lồ.
Tập 7: BÌNH NGUYÊN (GREAT PLAINS)
Mất tới ba năm đoàn làm phim mới quay được cảnh đàn linh dương Mông Cổ,
mất 6 tuần để với những máy quay tân kỳ nhất, đoàn làm phim đã quay được
cảnh chiến đấu khốc liệt giữa đàn cáo Tây Tạng và voi.
Tập 8: RỪNG RẬM (JUNGLES)
Mặc dù chỉ che phủ 3% diện tích trái đất nhưng rừng rậm lại là ngôi nhà cho
50% loài. Tập phim có những cảnh quay tuyệt vời về cuộc sống động vật tại
tầng rừng thấp
Tập 9: THỀM BIỂN (SHALLOW SEAS)
Cảnh những đàn cá voi lưng gù thực hiện cuộc di trú từ cực nam đến cực bắc,
những con chim thiên đường đầy màu sắc, những đàn hải cẩu săn chim cánh
cụt.
Tập 10: RỪNG MÙA (SEASONAL FORESTS)
Rừng Taiga, trải dài trên rìa vùng cực, một thế giới tĩnh lặng của những cây họ

thông cằn cỗi. Cây cối ở đây tuy nhỏ nhưng khi quay phim từ trên không ta có
thể thu được tỷ lệ đúng của chúng. Một phần ba lượng cây cối của Trái Đất mọc
lên ở nơi này và trong cả mùa hè ngắn ngủi chúng nhả đủ oxy giúp thay đổi bầu
không khí. Ở California General Sherman, một cây sequoia khổng lồ, là cây lớn
nhất còn sống trên hành tinh, có kích cỡ gấp 10 lần một con cá voi xanh. những
cây thông bristlecone (tạm dịch là Tùng Dai) là loài sống lâu nhất. Với số tuổi
6


hơn 4000 năm, chúng có thể vượt trước cả các kim tự tháp Ai Cập. Nhưng rừng
cây bao báp ở Madagascar có lẽ là lạ nhất trong tất cả.
Tập 11: BIỂN THẲM (OCEAN DEEPS)
Lãnh địa bao la. Một con cá mập voi nặng tới 30 tấn chén cả một đàn cá và chỉ
có chiếc máy quay heli-gimbal trên cao độc nhất vô nhị mới có thể thu được
hình ảnh những con cá voi phóng trên biển với tốc độ hơn 30km/h. Sâu trong
lòng biển thẳm, con bạch tuộc bay lượn nhờ những chiếc cánh và loài mực ma
dùng khả năng phát quang sinh học của mình để biến màu một cách khác
thường. Đoạn phim đầu tiên quay ở độ sâu 2000 m về những con cá trình, cua
và động vật đẳng túc cỡ lớn chuyên ăn xác, chúng giải quyết xong bữa ăn trong
3h đồng hồ
b.Khai thác các cảnh quay của 11 tập phim vào giảng dạy Địa Lí tự nhiên 10 ra
sao?
TẬP PHIM
TẬP 1: XUYÊN CỰC

PHÂN

NỘI DUNG

KIẾN THỨC


ĐOẠN
1.1
Cảnh quay một cách -Bài

ÁP DỤNG
11: Khí quyển

(FROM POLE TO

tổng quát từ bầu khí (minh họa về bầu khí

POLE)

quyển xuống bề mặt quyển)
Trái Đất

-Bài 8+9: khái quát sơ
nét về bề mặt Trái Đất từ
đó dẫn nhập vào tác
động của nội lực và
ngoại lực

1.2

-Bài 20: lớp vỏ địa lí
Cảnh quay đàn chim -Bài 11: sự phân bố nhiệt
cánh cụt dựa vào độ không khí trên Trái
nhau để chống lại Đất
cái rét của vùng cực


-Bài 14: minh họa về đới
khí hậu cực
-Bài 19: loài động vật
7


đặc trưng ở vùng cực
1.3

-Bài 21: qui luật địa đới
-Ánh sáng mặt trời -Bài 11: nhiệt độ không
làm tuyết tan

khí trên Trái Đất

-Các thảo nguyên -Bài 15: nhân tố ảnh
cận cực

hưởng chế độ nước sông
-Bài 19+21: sinh quyển ở

1.4

vùng cận cực
-Cánh rừng lá kim -Bài 18+19: thảm thực
phủ trắng tuyết

vật đặc trưng của xứ lạnh


-Cánh rừng lá rộng -Bài 21: sự phân bố sinh
1.5

ôn đới
vật theo quy luật địa đới
-Sự biến đổi nhanh -Bài 9: tác động của
của cây cối, rừng ngoại lực đến địa hình bề
mùa, rừng rậm xích mặt Trái Đất
đạo

1.6

-Bài 18+19: minh họa

cho sinh quyển
Cảnh quay một số -Bài 9: tác động của
vùng khí hậu khắc ngoại lực
nghiệt (hoang mạc -Bài 11: phân bố nhiệt độ
lạnh, sa mạc, giông không khí trên Trái Đất
bão)

TẬP 2: NÚI NON

2.1

(MOUNTAINS)

-Bài 17: thổ nhưỡng

-Bài 21: quy luật địa đới

Miệng núi lửa, dung -Bài 8: tác động của nội
nham, macma phun lực đến địa hình bề mặt
trào,

cảnh

tượng Trái Đất

trước và sau khi núi -Bài 10: thực hành: nhận
lửa phun
2.2

xét sự phân bố các vành

đai động đất, núi lửa
Cảnh quay “nóc nhà -Bài 8: tác động của nội
của Châu Phi” là kết lực đến địa hình bề mặt
quả

nham

thạch Trái Đất

phun trào trong 70 -Bài 9: tác động của
triệu năm trước và ngoại lực
8


tác động của mưa và
băng giá qua hàng

2.3

triệu năm
Cảnh quay dãy núi -Bài 8: tác động của nội
Andes với các loài lực đến địa hình bề mặt
sinh vật trên đỉnh Trái Đất
núi, với sự thay đổi -Bài 19: phân bố đất và
của tự nhiên theo độ sinh vật trên Trái Đất

2.4

cao
-Bài 21: quy luật đai cao
Bão tuyết, tuyết lở -Bài 9: tác động của
bào mòn địa hình

ngoại lực (quá trình bóc
mòn do băng tuyết)
-Bài 14: phân hóa các
đới khí hậu

2.5

-Bài 21: quy luật địa đới
Những đỉnh núi cao Bài 19: phân bố đất và
với lớp phủ của sinh vật trên Trái Đất
băng tuyết vĩnh cửu

-Bài 8: tác động của nội
lực đến địa hình bề mặt


2.6

Trái Đất
Dòng sông băng, sự -Bài 9: tác động của
bóc mòn của băng ngoại lực (quá trình bóc
tuyết bào mòn bề mòn do băng tuyết)
mặt địa hình với tốc

2.7

độ nhanh nhất
“Nóc nhà thế giới” -Bài 8: tác động của nội
đỉnh Everest, vẫn lực đến địa hình bề mặt
tiếp tục vươn cao

Trái Đất
-Bài 10: thực hành: nhận
xét sự phân bố các vành
đai động đất, núi lửa, các

TẬP 3: NƯỚC NGỌT
(FRESHWATER)

3.1

dãy núi trẻ trên Trái Đất
Các bãi sa thạch -Bài 9: tác động của
hình thù kì quái do ngoại lực (gió+mưa)
9



tác động của gió to -Bài 13: Mưa
3.2

và mưa lớn
Quá trình tạo thành -Bài 13: Mưa
mưa, cũng chính là -Bài 15: thủy quyển
nguồn cội của nước

3.3

ngọt
Đường đi của nước -Bài 15: thủy quyển. Các
từ đỉnh núi, thác nhân tố ảnh hưởng đến
ghềnh, hợp thành chế độ nước sông

3.4

các dòng sông
Hệ
thống sông -Bài 15: một số sông lớn
Amazon với diện trên Trái Đất
tích lưu vực lớn -Bài 9: tác động của
nhất thế giới

TẬP 4: HANG ĐỘNG

4.1


(CAVES)

ngoại lực (quá trình vận

chuyển và bồi tụ)
-Khối núi đá vôi, -Bài 9: tác động của
nguyên nhân chính ngoại lực (phong hóa hóa
hình thành các hang học)
động đồ sộ
-Tháp đá vôi ở Vịnh
Hạ Long
-Sự trạm trổ các
khối núi đá vôi sắc -Bài 9: tác động của
nhọn ở Borneo bởi ngoại lực (quá trình bóc

4.2

mưa
mòn)
Dòng chảy ngầm -Bài 9: tác động của
bên trong khối núi ngoại lực (phong hóa hóa

4.3

đá vôi
học)
Hang động Caxtơ, -Bài 9: tác động của
sự hình thành măng ngoại lực (phong hóa hóa

4.4


đá, cột thạch nhũ
Lechuguilla-Hang

học)
-Bài 9: tác động của

động đẹp nhất thế ngoại lực (phong hóa hóa
TẬP 5: SA MẠC

5.1

giới
học)
Sa mạc Gobi và ảnh -Bài 12: gió fơn
10


(DESERTS)

hưởng

của

dãy -Bài

Himalaya

14:


cảnh

quan

hoang mạc
-Bài 17+18: cảnh quan

5.2

hoang mạc
Sa mạc Sahara nhìn -Bài 17+18: cảnh quan
từ vũ trụ, là kho cát hoang mạc
bụi lớn nhất thế giới

-Bài

14:

cảnh

quan

hoang mạc
5.3

-Bài 21: quy luật địa đới
Bão cát, một số sinh -Bài 17+18: cảnh quan
vật đặc trưng có thể hoang mạc
thích ứng, sự hình -Bài 9: tác động của
thành các đụn cát


5.4

ngoại lực đến địa hình bề

mặt Trái Đất (gió)
Quá trình hình thành -Bài 9: tác động của
các nấm đá, cột đá ngoại lực đến địa hình bề
trên sa mạc do tác mặt Trái Đất (khoét mòn
động của gió khoét do gió)

TẬP 6: BĂNG GIỚI

5.5

mòn
Thảm thực vật đặc -Bài 17+18: cảnh quan

6.1

trưng: xương rồng
hoang mạc
Các khối băng đồ sộ -Bài 11: sự phân bố nhiệt

(ICE WORLD)

ở 2 cực

độ không khí trên Trái
Đất

-Bài 14: thực hành: đới
khí hậu cực

6.2

Cảnh

quay

-Bài 21: quy luật địa đới
sông -Bài 11: sự phân bố nhiệt

băng với một số loài độ không khí trên Trái
động vật đặc trưng

Đất
-Bài 9: Tác động của
ngoại lực

TẬP 7: BÌNH

7.1

-Bài 18+19: sinh quyển
Cảnh quay sơ lược -Bài 18+19 cảnh quan
11


NGUYÊN


về bình nguyên

(GREAT PLAINS)

-Bài 21: quy luật địa đới
Cuộc di cư hoành -Bài 18+19 cảnh quan

7.2

bình nguyên

tráng của loài sơn bình nguyên
7.3

dương
Cảnh hồi sinh sau -Bài 11: sự phân bố nhiệt
mùa đông lạnh giá

TẬP 8: RỪNG RẬM

8.1

(JUNGLES)

độ không khí trên Trái

Đất
Cảnh rừng nhiệt đới, -Bài 18+19: thảm thực
được ví như vườn vật rừng nhiệt đới


8.2

ươm của Trái Đất
-Bài 21: quy luật địa đới
Cảnh quay nhanh về -Bài 18+19: thảm thực
tốc độ phát triển và vật rừng nhiệt đới
mức độ rậm rạp của -Bài 17: thổ nhưỡng
thực vật trong rừng (nhân tố sinh vật ảnh
nhiệt đới

TẬP 9: THỀM BIỂN

9.1

(SHALLOW SEAS)

hưởng đến hình thành

đất)
Cảnh quay khái quát -Bài 16: sóng, thủy triều,
về vùng biển nông

dòng biển
-Bài 9: tác động của

9.2

ngoại lực
Các rạng san hô và -Bài 18+19: sinh quyển
một số loài sinh vật


TẬP 10: RỪNG MÙA

10.1

(SEASONAL

tùng-

rừng -Bài 18+19: sinh quyển

thay đổi theo mùa, -Bài 21: quy luật địa đới

FORESTS)

TẬP 11: BIỂN THẲM

biển
Rừng

là loại cây cao nhất
10.2

trong các loại cây
Thảm thực vật cận -Bài 18+19: sinh quyển

10.3

cực
Rừng taiga


-Bài 21: quy luật địa đới
-Bài 18+19: sinh quyển

10.4

Cây Bao báp

-Bài 21: quy luật địa đới
-Bài 18+19: sinh quyển

11.1

-Bài 21: quy luật địa đới
Một số sinh vật -Bài 18+19: sinh quyển
12


(OCEAN DEEPS)

trong đại dương sâu (giới hạn sinh quyển)
thẳm

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
-Địa lí tự nhiên lớp 10 khá hấp dẫn, song cũng không ít những vấn đề trừu
tượng, những vấn đề này giáo viên khó có thể diễn tả bằng lời hay yêu cầu học sinh
nắm bắt hoàn toàn, chỉ có thể dựa vào kênh hình mà tốt nhất là phim ảnh để truyền tải.
Về phương diện này, đề tài giải quyết khá tốt, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu
cầu của giáo viên, mong muốn tìm hiểu của học sinh
-Về nội dung liên quan, không phải chỉ có loạt phim “Planet Earth” mà hiện nay

còn rất nhiều loạt phim khác, như các loạt phim Discovery cũng giúp ích rất nhiều cho
nội dung giảng dạy này. Nhưng nếu so sánh một cách công bằng, “Planet Earth” chính
là loạt phim gần gũi nhất với kiến thức Địa lí tự nhiên 10, nên tính hiệu quả sẽ cao hơn
các loạt phim khác.
-Hiện nay đa số các trường đều trang bị tivi màn hình lớn chuẩn công nghệ HD,
độ nét cao, vì thế việc dạy học bằng phim tư liệu càng trở nên có lợi thế hơn bao giờ
hết.
-Bản thân tôi khi sử dụng những đoạn phim này vào soạn giảng và dạy học thực
tế cũng nhận được nhiều phản ứng tích cực từ đồng nghiệp, giáo viên dự giờ, và nhất
là những ngạc nhiên, thích thú của học sinh trước những cảnh quay có một không hai
này.
IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
-Những phân đoạn trích dẫn trong đĩa CD kèm theo chỉ mang tính chất gợi ý
hoặc tham khảo, 11 tập phim với thời lượng 50 phút/1 tập sẽ có rất nhiều cảnh quay,
các giáo viên có thể cảm nhận theo ý kiến riêng của bản thân, từ đó có thể quyết định
lựa chọn những phân đoạn nào phù hợp nhất với từng bài học, thậm chí từng nội dung
kiến thức cụ thể
-Các phân đoạn kèm theo trong đĩa CD chỉ ở dạng nén nên chất lượng chưa thật
sự tốt, nếu có điều kiện, giáo viên có thể tự tải trên mạng internet hoặc tìm mua ở các

13


cửa hàng đĩa uy tín, sau đó dùng các phần mềm cắt phim để thao tác và chọn ra những
cảnh quay phù hợp nhất.
-Trong 11 tập phim thì các tập phim 1, 2, 3, 4, 5,10 chứa nhiều nội dung hay và
đáng quan tâm hơn cả; nếu không có điều kiện về thời gian, giáo viên có thể tập trung
trong 6 tập phim kể trên.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nông Hiếu Đông

14


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Thanh Bình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự Do- Hạnh Phúc
…………………ngày……tháng……..năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012- 2013
Tên sáng kiến kinh nghiệm:

KHAI THÁC LOẠT PHIM “PLANET EARTH”
TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10
Họ và tên tác giả: Nông Hiếu Đông
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Sử- Địa- GDCD
Lĩnh vực:
Quản lí giáo dục……………………
Phương pháp giáo dục………
X
Phương pháp dạy học bộ môn:
Lĩnh vực khác : ………….
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ phương pháp đã có

2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có giải pháp cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách :
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dể thực hiện và dễ
đi vài cuộc sống
Tốt
Khá
Đạt
- Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Nguyễn Thị Hương Lang

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Hữu Hoan


15



×