Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

skkn giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo qua môn giáo dục công dân trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.11 MB, 31 trang )

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi
Mã số:...............................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
BIỂN, ĐẢO QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: TRẦN THỊ VƯƠNG NHI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn.... 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác..........................................
Có đính kèm:

 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2012 - 2013

 Hiện vật khác




2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
------------------I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1.

Họ và tên: TRẦN THỊ VƯƠNG NHI

2.

Ngày tháng năm sinh: 08 – 05 - 1982

3.

Nam, nữ: nữ

4.

Địa chỉ: 7I/40 khu phố 8, phường Hố Nai, Biên Hoà, Đồng Nai

5.

Điện thoại: 0903 180 950

6.


Fax: 061.3881183

7.

Chức vụ: Giáo viên, Bí thư Đoàn trường

8.

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
II.

(NR): 0613.980237
E-mail:

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD
- Số năm có kinh nghiệm: 08
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
STT

1
2
3
4

5

TÊN SKKN
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong
giảng dạy môn GDCD THPT
Dạy tích hợp Giáo dục Môi trường
trong giảng dạy môn GDCD THPT
Vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong giảng dạy GDCD 11
Giáo dục tích cực phòng chống bạo
lực học đường ở trường THPT
Nguyễn Trãi
Giáo dục tài nguyên, môi trường
biển, đảo qua môn Giáo dục công
dân cấp Trung học phổ thông

LĨNH VỰC
PPDH
Bộ
môn
PPDH
Bộ
môn
PPDH
Bộ
môn
PPGD
PPDH
môn


NĂM XẾP LOẠI
2006 Khá
2007

Khá

2008

Khá

2012

Khá

Bộ 2013

Báo cáo tại
Hội
nghị
Chuyên
đề
Bộ
môn
GDCD cấp
THPT 2013


3

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng.
Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy
nó”. Theo lời dạy của Bác, ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Công tác
tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam là việc hết sức cần thiết, cấp thiết và
lâu dài. Đó là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nước, về lòng tự hào và trách
nhiệm công dân của mỗi người dân Việt Nam đối với chủ quyền của đất nước mình.
Trên cơ sở 3 quan điểm chỉ đạo và 9 nhiệm vụ, giải pháp trong định hướng “Chiến
lược biển Việt Nam đến 2020” thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của
Đảng, tôi đã chọn chủ đề “Giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo qua môn
Giáo dục công dân Trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm bám sát nội dung tuyên truyền theo Hướng dẫn số: 65HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo trung ương, nhằm: phổ biến những kiến thức cơ
bản về Luật Biển quốc tế và hệ thống pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta; Giới
thiệu các thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo và vai trò của các thành phần kinh tế
tham gia tích cực vào phát triển kinh tế, biển, đảo; tuyên truyền, giáo dục cho học
sinh THPT, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc, góp phần gìn giữ hòa bình, hợp tác hữu nghị và phát triển giữa các quốc gia
vùng Biển Đông; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của học sinh THPT đối
với các chiến sỹ, các lực lượng đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,
đảo; bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song sáng kiến kinh nghiệm cũng không tránh khỏi
những thiếu sót. Bởi vậy, tôi rất mong nhận được những góp ý xây dựng của quý thầy
cô và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.


4

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BIỂN VIỆT NAM
Biển Đông là vùng biển rìa Tây Thái Bình Dương. Nhân dân Việt Nam vẫn gọi

Biển Đông theo tên truyền thống, gắn liện với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
Tên Biển Đông đã được ghi trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, năm 1435 thời
vua Lê Thánh Tông.
Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi lục địa châu Á và bán đảo
Malatca về phía Tây, đảo Đài Loan, quần đảo Philipin và đảo Kalimantan về phía
Đông. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2, trải rộng từ vĩ độ 26 0 Bắc và từ
kinh độ từ 1000 đến 1210 Đông và được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung
Quốc, Philipin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một
vùng lãnh thổ là Đài Loan.
Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông,
Đông Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260km từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Trong số 64 tỉnh, thành phố của
nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Trung bình cứ khoảng 100km 2 đất liền có
1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km 2/1km bờ biển). Nơi gần biển
nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi xa nhất (Điện Biên)
cách biển khoảng 500km. Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng nghìn đảo lớn nhỏ,
đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị
trí địa lí chiến lược. Từ hàng nghìn năm nay, biển, đảo Việt Nam đã gắn liền với sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi
miền đất nước.
1.1. Vị trí địa lý kinh tế và địa lý chính trị của biển Việt Nam
Vùng biển và ven biển Việt Nam là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất
nước, nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc,
Nhật Bản và các nước trong khu vực. Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ


5


quan trọng, là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta
với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế lớn của thế
giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua
Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn
cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều điểm có
thể xây dựng cảng biển nước sâu và cảng trung bình.
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó: vùng biển Đông
Bắc có trên 3000 đảo; Bắc Trung Bộ trên 40 đảo; còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ,
vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp CNH – HĐH
đất nước; có vai trò to lớn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc.
Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, có thể chia
các đảo, quần đảo thành các nhóm:
- Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,
Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vỹ,…
- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: Cô
Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ
đề bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta: huyện đảo Cát Bà, huyện
đảo Bạch Long Vỹ, huyện đảo Phú Quý, huyện đảo Côn Sơn, huyện đảo Lý Sơn,
huyện đảo Phú Quốc,…
1.2. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển Việt Nam
Biển có ý nghĩa to lớn để đất nước ta phát triển kinh tế, mở cửa giao lưu với quốc tế
và ngày càng có vai trò lớn trong tương lai. Tiểm năng tài nguyên biển của nước ta rất
đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
1.2.1. Kinh tế



6

- Dầu khí: Biển Việt Nam có tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt
và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho
đất nước tự chủ hơn trong phát triển kinh tế. So với các nước Đông Nam Á, trữ lượng
dầu khí của ta đứng thứ 3, sau Indonesia và Malysia. Tuy mới ra đời, nhưng ngành
dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và
hiện đại nhất trong những ngành kinh tế khai thác biển; đồng thời cũng là ngành xuất
khẩu và thu nhiều ngoại tệ cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát
triển kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải,
thương mại,…
Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục
địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường
có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế phát triển năng động.
Bảng 1.2.1.1. Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 2005 - 2010
Năm

2005

2007

2008

2009

2010

Dầu thô (triệu tấn)


18.5

15.9

14.9

16.4

15.0

Khí tự nhiên (triệu m3)

6440

7080

7499

8010

9240

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010
- Cảng và vận tải biển: Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển
quan trọng của khu vực và thế giới, giữ một vai trò rất lớn trong vận chuyển lưu
thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của nước ta
cũng như các nước khác quanh bờ Biển Đông.
Hệ thống cảng của nước ta gốm cảng biển và cảng sông với hơn 90 cảng lớn nhỏ.
Dọc theo bờ biển là cửa sông thuận tiện cho giao thông thủy từ đất liền ra biển và ngược

lại. Ven biển miền Trung có nhiều vụng, vịnh nước rất sâu, có điều kiện thuận lợi để
phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung chuyển tầm cỡ quốc tế, thuận lợi để xây
dựng các cơ sở đóng tàu quy mô lớn, xây dựng đội thuyền đủ mạnh để buôn bán trên thế
giới. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven
biển góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu vực mậu
dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.


7

Hình 1.2.1.2. Lược đồ giao thông vận tải


8

Bảng 1.2.1.3. Khối lượng luân chuyển và vận chuyển
hàng hóa của các ngành vận tải nước ta
Năm

2005

2010

Vận chuyển

Luân chuyển

Vận chuyển

Luân chuyển


(nghìn tấn)

(tr tấn.km)

(nghìn tấn)

(tr tấn.km)

Đường sắt

8786.6

2949.3

7980.2

3956

Đường bộ

298051.3

17668.3

585024.8

36293.7

Đường nội

thủy

111145.9

17999

144324.8

31531

Đường biển

42051.5

61872.4

64717.4

146577.8

Đường hàng
không

111

239.3

186

429.2


Ngành đường

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010
- Thủy sản: Kinh tế thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài. Vì thủy sản là nuồn tài nguyên tái tạo và kinh tế thủy sản
phát triển dựa trên nền tảng của các hệ sinh thái. Nguồn lợi thủy sản nước ta vào loại
phong phú trong khu vực. Vùng biển Việt Nam có khoảng 11000 loài sinh vật cư trú,
15 bãi cá lớn quan trọng, các bãi tôm ở vùng biển gần bờ thuộc Vịnh Bắc Bộ và biển
Tây Nam Bộ. Tiềm năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 – 4,2 triệu tấn, sản
lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 – 1,7 triệu tấn. Ven biển có trên 37 vạn hecta
mặt nước lợ thích hợp để nuôi các loại thủy sản xuất khẩu như: cá. Tôm, cua, rong
câu,…
Bảng 1.2.1.4. Trữ lượng mực ở các vùng biển Việt Nam (đơn vị: tấn) (1)
Loại
Vùng Vịnh Bắc Bộ
Mực ống
658,8
Mực nang
706,0

Biển miền Trung

369,78
1171,0

Đông Nam Bộ
6284,76
29329


Tây Nam Bộ
953,4
19068

Bảng 1.2.1.5. Sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta (nghìn tấn)

1()

Phùng Ngọc Đĩnh, Tài nguyên Biển Đông Việt Nam, NXB Giáo dục, 2002.


9

Trong đó cá:

Năm

Tổng số

2006

1823,7

1396,5

2007

1876,3

1433,0


2008

1946,7

1475,8

2009

2091,7

1574,1

2010

2226,6

1648,2

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010.
Trong cơ cấu sản lượng hải sản, cá biển chiếm ưu thế tuyệt đối, phần còn lại là
tôm, mực và các hải sản khác.
Bảng 1.2.1.6. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản (%)
Năm

Tổng số



Tôm, mực và các hải sản khác


2006

100,0

76,6

23,4

2007

100,0

76,4

23,6

2008

100,0

75,8

24,2

2009

100,0

75,3


24,7

2010

100,0

74

24,0

Bảng 1.2.1.7. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta
Năm

Số tàu đánh bắt (chiếc)

Tổng công suất các tàu đánh bắt
(nghìn CV)

2000

9766

1385,1

2005

20537

2801,1


2006

21232

3046,9

2007

21552

3051,7

2008

22729

3342,1

2009

24990

3721,7

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.
Bảng 1.2.1.8. Diện tích nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta (nghìn ha)


10


Năm

Tổng số



Tôm

Nuôi hỗn hợp và thủy sản
khác

2005

220,5

2,2

200,8

17,5

2007

339,9

3,4

309,5


27,0

2008

310,2

3,1

282,4

24,7

2009

328,5

3,1

300,5

24,9

2010

339,2

3,2

311,0


25,0

Bảng 1.2.1.9. Sản lượng nuôi trồng thủy sản biển ở nước ta (nghìn tấn)
Năm

Tổng số



Tôm

2000

51,5

9,3

30,5

2005

103,0

30,0

50,7

2006

178,0


36,5

68,2

2007

253,6

41,5

71,5

2008

289,3

45,4

74,2

2009

308,7

49,8

77,5

2010


325,3

55,0

89,4

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt, 2010. Tổng cục Thống kê.
- Du lịch biển: Nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí thuận lợi, nằm
trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như: Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế,
Hải Phòng, Quảng Ninh,… Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục địa với các địa
hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, cùng
với mặt nước, đáy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ
thú, sơn thủy hữu tình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch
biển quanh năm. Các thảm thực vật phong phú, các nguồn nước khoáng, các loài
động vật quý hiếm, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách…
- Khoáng sản khác: các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng
ven biển là than, sắt, cát thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác…


11

- Nguồn năng lượng: Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng
hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên
việc khai thác, phát triển năng lượng sức gió, thủy triều, sóng biển còn ở giai đoạn
thử nghiệm, thí điểm.
- Nguồn lực con người: Biển Việt Nam còn là địa bàn quan trọng trong phát triển
kinh tế đất nước. Hiện nay, trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven
biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa. Khu vực ven

biển cũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn. Các tỉnh, thành phố ven biển có
các cảng, cơ sở sửa chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối… thu hút hơn
13 triệu lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng.
1.2.2. Quốc phòng – an ninh
Biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc
phòng – an ninh của đất nước. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển
quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lấn ra biển nên việc phòng thủ từ hướng
biển luôn mang tính chiến lược. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy qua các miền của
đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc, cắt ngang các tuyến giao thông chiến lược
Bắc – Nam. Ở nhiều nơi, núi chạy lấn ra biển tạo thành địa hình hiểm trở, những vịnh
kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và
chuyển quân bằng đường biển. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng
với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo
đài…; bố trí trận lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ,
kiểm soát và làm chủ vùng biển nước ta.
1.2.3. Về mặt pháp lý – chính trị
Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc
về Luật Biển 1982. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ 16/11/1994.
Ngày 18/12/2003, Thủ Tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị
quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.


12

Chương 2
DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO
QUA MÔN GDCD CẤP THPT

- Mục tiêu tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo qua môn
GDCD cấp THPT:
+ Nâng cao nhận thức cho HS cấp THPT về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên, môi trường biển, đảo.
+ Thông qua việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo dần hình
thành các kỹ năng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo.
- Nguyên tắc và quan điểm tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển,
đảo qua môn GDCD cấp THPT:
+ Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo
qua môn GDCD cấp THPT phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung.
+ Giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các
hoạt động ngoại khóa, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục
tiêu, nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề,
tăng chuẩn kiến thức kỹ năng; ngược lại, góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội
dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích hợp giáo dục tài nguyên môi
trường biển, đảo qua môn GDCD cấp THPT: Giáo viên chủ động vận dụng một
cách linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò
chủ động học tập của học sinh, từ đó hình thành thái độ, tình cảm, hành vi tích cực,
chuẩn mực với tài nguyên môi trường biển, đảo Việt Nam và các vấn đề bảo vệ chủ
quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra đánh giá kết quả tích hợp giáo dục
tài nguyên, môi trường biển, đảo Việt Nam cần hướng vào kỹ năng của học sinh liên
quan đến vấn đề này. Các hình thức kiểm tra đánh giá không nên dừng lại ở mức độ


13


tái hiện kiến thức mà cần phong phú, phù hợp với nội dung tích hợp. Nên áp dụng các
hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi mở, bày tỏ thái độ, cảm xúc, hành vi…
2.1. Một số chủ đề tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo qua
môn GDCD cấp THPT
2.1.1. Chủ đề 1: Biển Đông và vùng biển Việt Nam
a. Mục tiêu: Học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
- Kiến thức
+ Biết một số đặc điểm về vị trí, giới hạn, tự nhiên, đặc biệt là vai trò địa chiến
lược và tiềm năng kinh tế Biển Đông.
+ Biết vị trí địa lý và đặc điểm cơ bản của một số đảo, quần đảo trên vùng biển
Tổ quốc.
+ Biết được một số vấn đề cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020 và các quan đểm phát triển kinh tế biển, đảo.
- Kỹ năng
+ Nhận biết vị trí, giới hạn của Biển Đông Việt Nam và một số đảo, quần đảo
Việt Nam
+ Có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; làm việc theo nhóm
- Thái độ
+ Bồi dưỡng tình cảm với biển và hải đảo của Tổ quốc
+ Có thái độ và trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
+ Có ý thức xây dựng đất nước trở thành một quốc gia biển vững mạnh.
b. Nội dung cơ bản
- Vai trò địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông: khoáng sản, thủy
hải sản, giao thông biển, du lịch, năng lượng từ thủy triều, gió, biển…
- Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa nước ta:
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
- Các căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam:
Đất nước ta có đường bờ biển dài, trông ra một vùng biển rộng lớn. Bao đời
nay, các hoạt động sản xuất và đời sống của người Việt đã gắn bó chặt chẽ với biển
và hải đảo, có nhiều hoạt động chinh phục và khai thác biển, đảo.



14

Các triều đại phong kiến Việt Nam đều nhận rõ vai trò to lớn của biển đối với
sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và đã có nhiều hoành động cụ thể để khai
thác, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Trên bản đồ cổ của nước ngoài, vùng biển phía đông nước ta đều được ghi với
địa danh là biển Giao Chỉ (tức là biển của Việt Nam). Đặc biệt, nhiều tư liệu cổ ở
trong và ngoài nước đều xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt
Nam, được người Việt chinh phục và khai thác từ lâu đời.2
- Mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020:
+ Đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia mạnh về biển.
+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự tranh chấp của các nước trong khu
vực về chủ quyền trên Biển Đông và các vấn đề về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
vừa quyết tâm đấu tranh gữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Phương pháp tiến hành là thương lượng
hòa bình, đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế.3
2.1.2. Chủ đề 2: Vấn đề phát triển các ngành kinh tế biển ở Việt Nam
a. Mục tiêu: Học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
- Kiến thức
+ Nắm được vai trò, tiềm năng của kinh tế biển, đảo.
+ Biết và trình bày được những thuận lợi, khó khăn và thực trạng các ngành
kinh tế biển, đảo ở Việt Nam.
+ Biết được một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lý các
loại tài nguyên biển, đảo Việt Nam.
- Kỹ năng
+ Tìm kiếm và xử lý thông tin để bổ sung và làm giàu trí thức về biển, đảo.
+ Kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền,…
+ Kỹ năng hợp tác để hoàn thành công việc được giao và tham gia cùng cộng

đồng để bảo vệ môi trường.
- Thái độ
2

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên môi
trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông (Lưu hành nội bộ), Hà Nội, Tr. 39.
3
Sđd, Tr.39.


15

+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Đối xử thân thiện với môi trường, yêu quý và trân trọng những giá trị của
biển, đảo.
b. Nội dung cơ bản
Quan điểm về phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:
- Khai thác và nuôi trồng hải sản: những thuận lợi, khó khăn và thực trạng khai
thác và nuôi trồng hải sản với vấn đề phát triển bền vững.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản biển, đảo: tiềm năng tài nguyên khoáng sản
biển, đảo; thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản biển với vấn đề phát
triển bền vững.
- Phát triển du lịch biển, đảo: Tiềm năng du lịch biển, đảo; thực trạng phát triển
du lịch biển, đảo với vấn đề phát triển bền vững.
- Phát triển giao thông vận tải biển: thực trạng phát triển giao thông vận tải đối
với vấn đề phát triển bền vững.
- Khai thác các loại tài nguyên khác: năng lượng thủy triều, gió,…
2.1.3. Chủ đề 3: Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo tại các
vùng kinh tế - xã hội của nước ta

a. Mục tiêu: Học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
- Kiến thức
+ Hiểu được giá trị của tài nguyên thiên nhiên, ý nghĩa và tác dụng của việc xử
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Hiểu được những vấn đề cơ bản của môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi
trường phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và đời sống của con người.
+ Biết được những vấn đề cơ bản của việc khai thác và bảo vệ tài nguyên môi
trường biển, đảo tại các vùng biển, đảo ở nước ta.
+ Biết một số đặc điểm nổi bật của các vùng biển, đảo ở nước ta.
- Kỹ năng
+ Tìm kiếm và xử lý thông tin để bổ sung và làm giàu trí thức về biển, đảo.
+ Kỹ năng thuyết trình, tuyên truyền,…


16

+ Kỹ năng hợp tác để hoàn thành công việc được giao và tham gia cùng cộng
đồng để bảo vệ môi trường.
- Thái độ
+ Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo
vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Đối xử thân thiện với môi trường, yêu quý và trân trọng những giá trị của
biển, đảo.
b. Nội dung cơ bản
- Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội một số vùng biển, đảo Việt Nam
- Tiềm năng, thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển.
- Nguy cơ giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Các biện pháp sử dụng họp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2.2. Địa chỉ dạy học tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo qua
môn GDCD cấp THPT

2.2.1. Tích hợp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo trong môn
GDCD Lớp 10
TIẾT

TÊN BÀI

ĐỊA CHỈ TÍCH
HỢP

16

Thực hành, Biển
ngoại khóa vùng
Nam

20,
21

Bài
11:
Một
số
phạm trù cơ
bản của đạo
đức

26,

Bài


Đông và
biển Việt

1.b. Nghĩa vụ của
người thanh niên
Việt Nam hiện
nay (Đọc thêm)

13: 1.b. Vai trò của

NỘI DUNG TÍCH
HỢP

PHƯƠNG
PHÁP TÍCH
HỢP
“Tuổi trẻ vì biển, đảo - PP trò chơi
thân yêu”
- PP thảo luận
- Vị trí địa lý
nhóm
- Các vịnh Việt Nam
- PP thuyết
- Tiềm năng kinh tế biển trình
Đông
Có ý thức trách - GV hướng
nhiệm bảo vệ tài nguyên dẫn đọc thêm.
môi trường biển, đảo - GV giới
cũng như bảo vệ chủ thiệu tài liệu
quyền biển, đảo thiêng tham khảo để

liêng của Tổ quốc.
HS đọc thêm.
- HS sử dụng
Kỹ thuật đọc
hợp tác, tìm
kiếm thông
tin,…
Sự gắn bó máu thịt giữa PPDH


17

27
28,
29

30

33

Công dân
với
cộng
đồng
Bài
14:
Công dân
với
sự
nghiệp xây

dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Bài
15:
Cộng dân
với một số
vấn đề cấp
thiết
của
nhân loại

cộng đồng đối với
cuộc sống của con
người
1. Lòng yêu nước
2. Trách nhiệm
xây dựng Tổ quốc
3. Trách nhiệm
bảo vệ Tổ quốc

đất liền và đồng bào thuyết trình
biển, đảo

1. Ô nhiễm môi
trường và trách
nhiệm của công
dân trong việc bảo
vệ môi trường

- Chiến lược biển Việt

Nam đến năm 2020
- Đối xử thân thiện với
môi trường, yêu quý và
trân trọng những giá trị
của biển, đảo.

Thực hành, Biển
ngoại khóa vùng
Nam

- Trách nhiệm của thanh
niên trong việc bảo vệ
chủ quyền biển, đảo
thiêng liêng của Tổ
quốc.

- PPDH thảo
luận nhóm
- PPDH nêu
vấn đề

- PPDH thảo
luận nhóm
- PPDH nêu
vấn đề hoặc
dự án…
- HS sử dụng
Kỹ thuật giải
quyết vấn đề,
kỹ

thuật
thuyết trình,

Đông và - Sưu tầm các ca khúc, - PP trò chơi
biển Việt thơ về biển Đông
- PP thảo luận
- Hát về biển, đảo quê nhóm
hương
- PP thuyết
trình

2.2.2. Tích hợp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo trong môn
GDCD Lớp 11
TIẾT
25

TÊN BÀI

ĐỊA CHỈ TÍCH
HỢP

NỘI DUNG TÍCH
HỢP

Bài
12:
Chính sách
tài nguyên
và bảo vệ
môi trường


1. Tình hình tài
nguyên,
môi
trường ở nước ta
hiện nay (Đọc
thêm)

- Tiềm năng và tầm
quan trọng của biển Việt
Nam: khoáng sản, thủy
hải sản, giao thông biển,
du lịch, năng lượng từ
thủy triều, gió, biển

PPDH và
KTDH TÍCH
HỢP
- GV hướng
dẫn đọc thêm,
giới thiệu tài
liệu tham khảo
để HS đọc
thêm…
- HS sử dụng
Kỹ thuật đọc
hợp tác, tìm
kiếm thông tin,

- PPDH dự án,



18

3. Trách nhiệm
của công dân đối
với chính sách
tài nguyên và
bảo vệ môi
trường
30

31

4. Củng cố
Bài
14: 1.a. Vai trò của
Chính sách QPAN
quốc phòng 3. Trách nhiệm
an ninh
của công dân đối
với chính sách
QPAN
1. Vai trò và
nhiệm vụ của
chính sách đối
ngoại
(Đọc
thêm)


Bài
15:
Chính sách
đối ngoại

33,
34

4. Trách nhiệm
của công dân đối
với chính sách
đối ngoại
Hoạt động ngoại
Thực hành, khóa về giáo dục
ngoại khóa tài nguyên và
môi trường biển,
đảo

- Vai trò của nguồn lực
con người đối với sự
phát triển của tài
nguyên, môi trường
biển, đảo Việt Nam
- Các loại tài nguyên
biển
- Tiềm lực QPAN biển,
đảo Việt Nam
- Trách nhiệm của thanh
niên, học sinh đối với
chính sách QPAN biển,

đảo Việt Nam
- Các văn bản pháp lý về
chủ quyền biển, đảo
Việt Nam
- Quan điểm ngoại giao
của Nhà nước về vấn đề
biển, đảo Việt Nam

PP thảo luận
nhóm, PP động
não, PP trò chơi
- Kỹ thuật nói
một phút, kỹ
thuật trình bày
hợp tác…
- PPDH thuyết
trình
- PP động não

- GV hướng
dẫn đọc thêm,
giới thiệu tài
liệu tham khảo
để HS đọc
thêm…
- HS sử dụng
Kỹ thuật đọc
hợp tác, tìm
kiếm thông tin,
trình bày một

phút…
- PPDH thảo
luận nhóm
- Trách nhiệm của thanh - PPDH nêu vấn
niên, học sinh đối với đề, giải quyết
chính sách chính sách vấn đề,…
đối ngoại về biển, đảo
Việt Nam
- Kho báu biển đông
- PP dự án, PP
- Huyền thoại đường Hồ trò chơi
Chí Minh trên biển
- PP thảo luận
- Thanh niên Việt Nam nhóm
với biển, đảo
- PP thuyết
trình


19

2.3.3. Tích hợp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo trong môn
GDCD Lớp 12
TIẾT
28,
29,
30

32,
33


TÊN BÀI

ĐỊA CHỈ TÍCH
HỢP

Bài 9: Pháp
luật với sự
phát triển
bền
vững
của
đất
nước

2. d. Nội dung cơ
bản của pháp luật
về bảo vệ môi
trường (giảm tải 9
dòng đầu trang
101)
2.e. Nội dung cơ
bản của pháp luật
về quốc phòng, an
ninh (giảm tải 3
dòng cuối trang
102 và 4 dòng đầu
trang 103)
3. Củng cố


NỘI DUNG TÍCH
HỢP

- Luật bảo vệ môi trường
2005: Giáo viên liên hệ
giáo dục học sinh về bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên
môi trường biển, đảo
Việt Nam
- Luật nghĩa vụ quân sự:
Giáo viên liên hệ giáo
dục học sinh về trách
nhiệm bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc
- Vấn đề khai thác, sử
dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển đối
với sự phát triển bền
vững của đất nước
Thực hành, Hoạt động ngoại - Luật Biển Quốc tế
ngoại khóa khóa về pháp luật - Hiệp định kí kết giữa
biển, đảo
Việt Nam với các nước
trong khu vực về biển và
thềm lục địa
- Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020
- Góp đá xây Trường Sa


PHƯƠNG
PHÁP
TÍCH HỢP
PPDH
thuyết trình
- PP động
não

- PP trò
chơi
- PP thảo
luận nhóm
- PP thuyết
trình


20

PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BIỂN ĐẢO

1. Ngày Đại dương Thế giới
Trong Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro vào năm 1992, Canađa
đã đưa ra sáng kiến chọn ngày 8/6 làm ngày Đại dương Thế giới.
Vào Năm quốc tế Đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), Ủy ban
Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận sáng kiến nói trên và
các quốc gia có biển trên thế giới đã thông qua lần đầu tiên “Tuyên bố Đại dương
Manado” tại Hội nghị Đại dương thế giới tổ chức ở Indonesia ngày 14/5/2009.
Mục tiêu của ngày Đại dương Thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng

và các nhà lãnh đạo vai trò của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày con
người, góp phần cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.
Vào ngày Đại dương Thế giới, các quốc gia trên thế giới thường tổ chức một
chuỗi sự kiện và hoạt động như: các cuộc Tuần hành vì đại dương, các Con đường
xanh kết nối con người, thuỷ sản và thị trường bền vững, Tọa đàm đại dương hoà
bình, Thi nghệ thuật và văn hoá biển, Xây dựng lâu đài cát, Cấp hộ chiếu cho công
dân đại dương…
Ngày 04/3/2008 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐCP về Quản lý tổng hợp tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển của Việt Nam có yêu
cầu tổ chức thường niên sự kiện Tuần lễ Biển và Hải đảo hưởng ứng ngày Đại dương
Thế giới 8/6 và Ngày Môi trường Thế giới 5/6.
2. Tác dụng của đại dương đối với cuộc sống
Các đại dương trên thế giới chiếm 2/3 diện tích trái đất, biển có tác động đến
đời sống tất cả các sinh vật. Biển là nơi sản sinh ra phần lớn lượng khí oxy (O2) mà
con người cần để hít thở, đồng thời hấp thụ một lượng lớn khí các-bo-níc (CO2) mà
con người và thiên nhiên thải ra.


21

Biển là nơi cung cấp thức ăn và nguồn dinh dưỡng cho con người, biển có tác dụng
điều hòa khí hậu. Bên cạnh đó, biển còn đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế đối với các
ngành công nghiệp du lịch, đánh cá và khai thác nguồn lợi biển. Biển là nơi dự trữ các
nguồn lương thực, thực phẩm, năng lượng và nguyên nhiên liệu cuối cùng của loài người.
Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: Nguồn
lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu
hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió,
nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là
đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham
quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm

động vật, thực vật và vi sinh vật. Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận.
Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km 3, trong đó có muối ăn, iốt
và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu
khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại
dương hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều
lợi ích khác của con người.
Biển Đông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình
1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc
phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích.
Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản,
rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai
thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt
Nam đạt hơn 20 triệu tấn/ năm.
3. Ô nhiễm môi trường biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông
suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng
sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải
độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự


22

ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau:
- Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại
nặng, các hoá chất độc hại.
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.
- Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập
mặn, cỏ biển v.v...
- Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.
- Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các

thực phẩm lấy từ biển.
Công ước Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt
động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại
dương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm
không khí.
- Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản
phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp,
chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra
biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất
phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị
phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển.
- Trong tương lai, do khan hiếm nguồn trên lục địa, sản lượng khai thác khoáng
sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác
động mạnh mẽ nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các
phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hướng gia tăng cùng với sản lượng
khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy
từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu
cao trong nước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển.
- Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và
không có ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có mặt ở khắp các đại dương. Theo tính


23

toán, 2/3 lượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con người sản xuất, hiện đang còn tồn tại trong
nước biển. Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật
đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và 1962 có 6.120 thùng phóng xạ được đổ chôn
xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã được
tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến
tranh được hải quân Mỹ đổ ra biển.

- Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô
nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50%
nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hoá,
phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển
hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO 2 cao
trong không khí sẽ làm cho lượng CO 2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc
hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí
quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nước biển và thay
đổi môi trường sinh thái biển.
- Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá
trình tự nhiên như núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên v.v...
Bảo vệ môi trường biển là một trong những nội dung quan trọng của các
chương trình bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới.
Công ước Luật biển năm 1982, Công ước Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công
ước quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã
thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.


24

PHỤ LỤC 2
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH THPT
1/ Nước ta là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho:
A. Lào

B. Malaixia

C. Brunây


D. Philippin

C. 1,5 triệu km2

D. 1,6 triệu km2

C. 3260 km

D. 3620 km

2/ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng:
A. 1 triệu km2

B. 1,2 triệu km2

3/ Đường bờ biển nước ta dài xấp xỉ:
A. 3220 km

B. 3235 km

4/ Số tỉnh - thành giáp biển của nước ta là:
A. 31

B. 30

C. 29

D. 28


5/ Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc:
A. Thành phố Hải Phòng

B. Thành phố Đà Nẵng

C. Tỉnh Thừa Thiên Huế

D. Tỉnh Quảng Nam

6/ Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc:
A. Tỉnh Bình Thuận

B. Tỉnh Khánh Hòa

C. Tỉnh Quảng Nam

D. Tỉnh Quảng Trị

7/ Biển Đông có vị trí địa chiến lược quan trọng, chủ yếu do:
A. Là một trong những vùng biển rộng nhất thế giới
B. Là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới
C. Có nguồn tài nguyên phong phú bậc nhất thế giới
D. Có rất nhiều nước nằm ven bờ
8/ Phía Đông giáp Biển Đông tạo điều kiện cho nước ta phát triển:
A. Du lịch

B. Đánh bắt thủy sản

C. Khai thác dầu khí


D. Tất cả đều đúng

9/ Điểm du lịch biển Mũi Né thuộc tỉnh:
A. Ninh Thuận

B. Bình Thuận

C. Bà Rịa-Vũng Tàu

D. Khánh Hòa

10/ Các thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam giáp biển:
A. Hải Phòng, Vinh, Huế

B. Hải Phòng, Vinh, Hội An

C. Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh

D. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh


25

11/ Nghề làm muối phát triển ở vùng ven biển:
A. Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Nam Trung Bộ


D. Nam Bộ

12/ Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý là:
A. Muối, cát

B. Thủy sản, san hô

C. Dầu khí, cát

D. Muối, san hô

13/ Tuyến đường biển ven bờ dài và quan trọng nhất ở nước ta là:
A. Hải Phòng - Đà Nẵng

B. Cửa Lò - Đà Nẵng

C. Đà Nẵng - Quy Nhơn

D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh

14/ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển giao thông vận tải biển?
A. Đường bờ biển dài 3260 km

B. Nằm trên đường hàng hải quốc tế

B. Nhiều đảo, quần đảo ven bờ

D. Tất cả đều đúng

15/ Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng

nước và đảo xung quanh?
A. Biển thường xuyên có sóng lớn
B. Không có phương tiện khắc phục
C. Môi trường biển là không chia cắt được
D. Không có lực lượng bảo vệ môi trường biển
16/ Trong các ngành kinh tế biển dưới đây, ngành nào khi khai thác hết thì
không thể phục hồi?
A. Khai thác và nuôi trồng hải sản
C. Du lịch biển

B. Khai thác khoáng sản
D. Sản xuất muối

17/ Nhóm đảo được xem là đảo ven bờ của nước ta là:
A. Cái Bầu, Bạch Long Vỹ, Hoàng Sa

B. Lí Sơn, Phú Quý, phú Quốc

C. Lí Sơn, Côn Sơn, Trường Sa

D. Côn Sơn, Phú Quốc, Song Tử Tây

18/ Biển Đông không tiếp giáp với những quốc gia nào?
A. Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan

B. Mianma, Nhật Bản, Nga

C. Philippines, Đài Loan, Malaysia

D. Brunei, Thái Lan, Indonesia


19/ Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất
nước ta cần:
A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ
B. Thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt


×