Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số khi dạy học tiếng Việt ThS. Lê Hoàng Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.63 KB, 6 trang )

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Phần 1:

Cần hiểu tâm lý của học sinh dân tộc thiểu
số khi dạy học tiếng Việt
ThS. Lê Hoàng Giang
TT NC Giáo dục Phổ thông - Viện Nghiên cứu Giáo dục

Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,
dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên
luôn là nhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là
việc dạy học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc
thiểu số đang cư trú tại dải đất này, các dân tộc như Jrai, Bahnar... Mục đích của
việc giáo dục ngôn ngữ này là nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao
tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, cùng sống dưới
mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ,
phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới. Thế nhưng
xét về mặt chất lượng, hiệu quả giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở các tỉnh Tây
Nguyên, như Gia Lai, KonTum, ĐăkLăk vẫn còn thấp. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT
của học sinh dân tộc thiểu số ở các tỉnh trên trong những năm qua vẫn chưa cao,
cụ thể, trường Phổ thông Dân tộc Nội Trú tỉnh Gia Lai, 2001 - 2002: 71,19%;
2002 - 2003: 62,50%; 2006 - 2007: 76,34%; 2007 - 2008: 71,32%... Đặc biệt,
chất lượng bài kiểm tra, bài thi các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nói
chung, môn Tiếng Việt ở Tiểu học, môn Ngữ văn ở THCS, THPT nói riêng đều
rất thấp, học sinh không đủ vốn từ vựng để hiểu các môn học khác. Nguyên
nhân của tình trạng trên là năng lực ngôn ngữ, kiến thức tiếng Việt của các em
còn hạn chế, việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở
những tỉnh trên vẫn chưa mang lại hiệu quả mong đợi. Là những người làm
công tác giáo dục, chúng ta hãy suy ngẫm về kết quả giáo dục này!


1. Học sinh Tiểu học người dân tộc trước khi đến trường.
Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dân
tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trải
qua sự chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như
những mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như
nghe, nói mà trường Mầm Non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách
quan khác nhau đã không còn theo các em bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt
gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ
nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng
Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường
với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng
những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn
hơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường
1


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm
giảm tốc độ bước chân các em đến trường.
2. Học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ
hai.
Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các
em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một
ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là
do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý
sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng
đồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ
ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng

có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lần
các cán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểu
bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh
hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng
mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quên
ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các em
thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi
trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.
3. Mặc cảm của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường học tiếng Việt.
Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên, tôi nhận
thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái
nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về
nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con
người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti,
bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không
thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian
sống hiện tại. Những học sinh tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên
không có sự hồn nhiên của tuổi trẻ, không chỉ có "ngày hai buổi đến trường",
các em còn phải miệt mài trên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô,...lo cho cuộc sống
vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Chúng tôi thật thương tâm khi
nghe nhưng đồng nghiệp đang giảng dạy ở những vùng miền núi Tây Nguyên
tâm sự, rằng "chúng em phải vào tận làng lùng sục các em, đưa các em đến
trường."; cũng có nhiều giáo viên chia sẻ, "Em phải dùng tiền lương của mình
để mua quà ăn, đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường.
Nhưng có lúc cũng không thành công!",... Theo tôi, cái gốc rễ của vấn đề là ở
chỗ, cái nghèo truyền kiếp đã quy định trách nhiệm của các em đối với gia đình.
Cái ăn từng bữa còn chưa có, chưa đủ thì học chữ để làm gì, suy nghĩ của các
em và gia đình của các em là vậy! Họ không hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp
2



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp con người hoạch định
tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượng học sinh trên lớp học rất
ít. Cũng có những hôm thầy giáo cắp cặp tới lớp, rồi quay về, tìm cách xuống
bản, tới từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em, thuyết phục gia đình các
em rằng, cần phải dành thời gian cho các em học tập, bởi các em còn trong độ
tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả của công việc "tuyên truyền" này không
phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo viên còn phải nhận những câu trả lời cay
nghiệt của phụ huynh khiến cho họ có những giây phút nản lòng.
Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại
trường khi mùa gặt kết thúc. Giáo viên lại phải nhọc công tìm đến tận bản, vận
động các em đến trường.
Con người là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung quanh
là sự sống bản năng của con người. Người dân tộc thiểu số luôn ý thức về nguồn
gốc, về điều kiện sống, hoàn cảnh sống của mình. Chính điều này đã khiến cho
học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó
khăn, tạo rào cản ngăn cách hoạt động sống của các em với môi trường xã hội
rộng lớn, làm cho các em khó tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng.
Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con người đã phát triển ở
một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình trong nhiều
mối quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên thoát khỏi
hoàn cảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty
thân thế, số phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh
Tiểu học dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên đến trường trong tâm thế
"hèn mọn" đó. Các em cũng đã biết nhìn ngắm những trang phục của các bạn
học sinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Ỏ những trường Nội trú,

tình trạng trên ít xảy ra, nhưng đối với các trường có cả hai đối tượng học sinh,
người Kinh và người dân tộc thiểu số, tình trạng trên luôn ngầm diễn ra trong
các em. Nếu số lượng học sinh thiểu số nhiều hơn học sinh Kinh thì tình trạng
trên ít xảy ra, còn nếu số lượng học sinh thiểu số ít hơn số lượng học sinh người
Kinh thì tình trạng trên càng diễn ra nặng nề. Trong lớp chắc chắn sẽ có sự phân
biệt, kỳ thị ở hai đối tượng học sinh trên. Một bộ quần áo, một đôi dép hay
những phụ kiện đơn giản khác của các bạn khi đến trường cũng làm cho các em
băn khoăn, suy nghĩ về nhau, so sánh lẫn nhau. Nhiều em học sinh người dân
tộc thiểu số chân đất đến trường, hoặc trong trang phục cũ kỹ, hay với những
đồng phục bắt buộc nhàu nát mà các em không chỉ dành cho đến trường, hay
cùng với những cuốn tập bị bỏ quên ngay sau khi rời lớp. Tâm tư ấy cũng phần
nào làm cho tinh thần học tiếng Việt của các em học sinh Tiểu học người dân
tộc thiểu số bị suy giảm.
3


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

Như đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống như thế đã không tạo cho các em
một môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng
trong các em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em
hạn chế, ít ỏi là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp
bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải
giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở
những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với việc kiềm hãm sự phát triển tư
duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt
đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường. Học tập lúc này là công
việc quá khó khăn đối với các em.
Đối với người dân tộc Tây Nguyên, không gian sống của họ rất đặc trưng,

không có ranh giới giữa không gian sinh hoạt gia đình và đương nhiên sẽ không
gian sống cá nhân. Đây chính là đặc trưng văn hóa của người dân tộc Tây
Nguyên. Không gian sống đặc thù này của người Tây Nguyên khắc sâu trong
các em về truyền thống văn hóa, về cội nguồn. Chúng ta nhận biết không gian
sống đặc biệt ấy qua kiến trúc nhà ở của họ, một không gian chung cho tất cả
những người trong gia đình. Chính vì vậy, việc tạo một không gian học tập cho
học sinh là điều không thể. Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện học tập
cho các em, mà còn làm cho chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút.
Đối với các em, tự học là chủ yếu, bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia
đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn
đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó khăn mà gia đình đã không
chú trọng tới việc học của con, em mình. Điều này cho thấy đa số các em không
được nằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đó của gia đình. Việc học tập
của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục
của nhà trường. Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây
dựng cho các em.
4. Chế độ xã hội
Hiện nay, xã hội vẫn chưa có sự quan tâm sâu sát đến điều kiện học tập của học
sinh dân tộc thiểu số. Nhà nước ta chỉ chú ý đến cơ sở vật chất của Trường học,
chứ chưa chú trọng đến đời sống của học sinh một cách đúng mức. Kinh phí hỗ
trợ học sinh nghèo vẫn chưa đến kịp thời, chẳng hạn như, kinh phí hỗ trợ học
sinh nghèo ở tỉnh Gia Lai năm học 2008 - 2009 đến nay (15/ 07/ 2010) vẫn tắc
nghẽn, "chưa về được". Sự thiếu quan tâm này của các cấp chính quyền địa
phương đã gieo trong các em tâm lý chán nản, gây trong phụ huynh tâm lý nghi
ngờ. Việc nhiều cán bộ xã đã ăn bớt tiền hỗ trợ dân nghèo ăn tết hằng năm đã bị
dư luận xã hội lên án. Hiện tượng tham ô trên xảy ra ở khắp các xã vùng khó
trên cả nước đã chứng minh rằng, Nhà nước ta nghĩ, lo cho dân chỉ được một
bước, nên đời sống của những người dân ở những vùng khó khăn vẫn chưa thể
4



Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

an toàn được, vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh miền núi vẫn chưa thực
hiện. Những tồn tại trên đã gây mất niềm tin trong lòng dân đối với các cấp
chính quyền, ở trẻ đối với trường, lớp. Cái đói, kiếp nghèo và cả bọn "địa chủ"
thời nay luôn rình rập, đeo bám họ thì làm sao tất cả họ đều có suy nghĩ là cần
cho con đến trường.
5 Về phía giáo viên
Đa số giáo viên người Kinh ở nơi khác đến giảng dạy ở các tỉnh Tây Nguyên
đều không biết ngôn ngữ Dân tộc, nếu biết thì cũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên
họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp những tình huống cần thiết
trong dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh đặc biệt này. Mặt khác, về
phong tục tập quán, họ lại càng không có điều kiện tìm hiểu, cho nên họ khó có
thể tiếp cận với phụ huynh, gia đình các em, khó có thể tiếp xúc gần gũi, rút
ngắn khoảng cách, xóa ranh giới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy tiếng
Việt hiệu quả.
Dạy học cho người dân tộc thiểu số phải do chính giáo viên người địa phương
đảm nhiệm mới mang lại hiệu quả cao được. Nhưng ngặt nỗi, trình độ chuyên
môn của giáo viên địa phương chưa được chuẩn, đa số giáo viên địa phương ở
đây chỉ trải qua những lớp đào tạo ngắn hạn, rồi bù vào đó là tấm bằng Đại học
Từ Xa, hoặc nhà trường Sư phạm phải tạo điều kiện ra trường cho họ để đáp
ứng nhu cầu về giáo viên của địa phương ở những năm trước đây. Tồn tại ở
những trường Tiểu học trên địa bàn Tây Nguyên là một số giáo viên trình độ sơ
cấp (họ chỉ mới học hết lớp 5, rồi chính quyền địa phương cho đi học 3 tháng
nghiệp vụ, rồi họ lên bục giảng làm thầy), nên công việc giảng dạy của họ khó
mang lại được hiệu quả mong muốn. Bản thân họ cũng chưa nắm vững những
kiến thức về tiếng Việt nên họ truyền tải những kiến thức này đến cho học sinh
rất khó khăn. Như vậy, hiệu quả dạy học của giáo viên người dân tộc là khó có

thể!
Quan tâm đến việc học tập của học sinh, đặc biệt lại là học sinh Tiểu học dân
tộc thiểu số cũng không có được mấy người trong số tất cả những người đang
trên bục giảng ở vùng khó khăn. Và trước tâm thế đến trường của học sinh như
vậy, thiết nghĩ, giảng dạy cho học sinh ở những vùng khó, chúng ta cần hiểu
được những vấn đề về tâm lý của học sinh, về điều kiện, hoàn cảnh sống của gia
đình các em để tìm ra những biện pháp giáo dục, dạy học các em hiệu quả hơn,
đưa các em đến với ánh sáng của tri thức. Giáo viên cũng cần tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, học ngôn ngữ địa phương, thâm nhập đời sống văn hóa
cộng đồng, đặc biệt là hằng năm, các sở Giáo dục - Đào tạo, phòng Giáo dục
cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên người dân tộc dài ngày và
thường xuyên hơn để việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiệu
5


Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.

quả. Một điều cuối cùng là, giáo viên cần giúp cho học sinh dân tộc thiểu số
hiểu tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho các dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Trí Dõi, Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh
phía Bắc Việt Nam. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.
2. Trần Trí Dõi và Nguyễn Văn Thiện (2001), Tính thực tiễn trong chính sách
giáo dục ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng dân tộc thiểu số,
Ngôn ngữ và đời sống, Số 10(72)/ 2001.
3. Hoàng Văn Hành (1994), Mấy vấn đề về giáo dục ngôn ngữ và phát triển văn
hóa ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của Việt Nam hiện nay, Ngôn ngữ, Số
3.
4. Nguyễn quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG, HN, 1998


6



×