VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011
____________________________
BÀI KIỂM TRA
Môn: Các mô hình dạy học hiện đại
Họ và tên học viên: Hoàng Thu Hồng
Câu hỏi:
Nêu đặc điểm các trào lưu sư phạm đương đại, trào lưu nào là phổ biến, liên
hệ thực tế và đưa ra các giải pháp.
Bài làm:
I) Đặc điểm các trào lưu sư phạm đương đại:
1. Trào lưu sư phạm tự do “lấy người học làm trung tâm”
Trào lưu sư phạm tự do “lấy người học làm trung tâm” đã có mầm mống từ
thời cổ đại nhưng mãi cho đến đầu thế kỷ XX mới được phát triển mạnh mẽ. Lúc
sơ khai, nó là một khuynh hướng tiến bộ, lành mạnh nhằm giải phóng năng lực
sáng tạo của học sinh. Về sau, đặc biệt là vào thời kỳ phục hưng, nó bị “biến chất”
do nhiều người đã dựa vào chủ nghĩa hành vi, chủ nghĩa hiện sinh một cách phiến
diện làm cho từ một ý tưởng nhân văn tiến bộ đã trở thành một lý thuyết cực đoan,
máy móc, làm cho sự học biệt lập với những thành tố khác không kém phần quan
trọng của quá trình dạy học.
Đặc điểm bản chất của trào lưu sư phạm “lấy người học làm trung tâm” ngày
nay được hiểu theo nghĩa “tập trung vào người học”, thể diện trên 2 phương diện
sau:
Về phương diện vĩ mô:
- Sản phẩm của nhà trường đào tạo ra phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời các
yêu cầu của kinh tế - xã hội.
- Nhà trường và hệ thống GD&ĐT phải chú ý đầy đủ đến lợi ích của người
học, nghĩa là trong quá trình dạy học – giáo dục phải quan tâm đến nhu cầu, đến
các đặc điểm tâm, sinh lý, trình độ và các điều kiện kinh tế - xã hội của người học.
Về phương diện vi mô:
1
- Việc dạy học phải xuất phát từ người học, từ nhu cầu, đặc điểm và điều
kiện của người học, chú ý tới sự khác nhau về độ trưởng thành của người học theo
độ tuổi,…để có những giải pháp tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng người học.
- Phải chú ý đến cấu trúc tư duy của từng người học, không gò cách suy nghĩ
của người học theo cách suy nghĩ đã định hình trước của giáo viên; phải tổ chức
quá trình dạy học theo hướng từng bước cá nhân hoá, cá thể hoá việc học tập của
người học.
- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để người học thường xuyên tự
kiểm tra, đánh giá việc học tập và kết quả học tập của mình nhằm không ngừng cải
tiến phương pháp học tập, hình thành thói quen và phương pháp tự học, tự rèn
luyện, tự giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn.
Người ta có thể thấy trong thuyết Học thông thạo (hay còn được gọi là sư
phạm thành công) sự xem xét và chú ý đến người học. Thuyết này giải thích sự
khác nhau hay sự chênh lệch trong kết quả học tập, sự thành công hay thất bại của
người học nói chung không phải là do sự thiếu hay đủ khả năng của người học, mà
là do nhịp độ học cá nhân của người học. Thuyết học thông thạo cho rằng, hầu hết
(>95%) người học với trí tuệ phát triển bình thường đều có thể “nắm vững” hay
thông thạo được các vấn đề học tập với hai điều kiện: (1) Có sự hướng dẫn tốt (phù
hợp với nhịp độ học của người học) và (2) Có đủ thời gian. Như vậy, rõ ràng là dạy
học “tập trung vào người học”, nhằm vào tất cả người học, không có ngoại lệ để
giúp cho họ đạt được mục tiêu học tập đã xác định. Thuyết này không phủ nhận sự
khác nhau cá nhân là khả năng do bẩm sinh hoặc do kinh nghiệm có được ở người
học, nhưng xác định rằng sự thông thạo, sự thành công hay thất bại của người học
là do cách dạy của giáo viên, do mức độ phù hợp với nhịp độ cá nhân của người
học trong quá trình học.
2. Trào lưu sư phạm “Bách khoa” (hay sư phạm lấy người dạy làm trung
tâm)
Phương pháp dạy học truyền thống được hiểu là những cách thức dạy học
quen thuộc từ lâu đời đã được bảo tồn và duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản,
phương pháp dạy học này lấy hoạt động của giáo viên làm trung tâm. Đây là hệ
thống “ban phát” kiến thức, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu
trò. Giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức sống”; học sinh là
2
người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo cách suy nghĩ của giáo viên. Với
phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, học sinh là khách thể.
Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế theo đường thẳng từ trên
xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp
truyền thống có tính chất hệ thống, tính logic cao. Song do quá đề cao giáo viên,
nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là học sinh thụ động tiếp
thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến
kỹ năng thực hành của học sinh.
3. Trào lưu sư phạm đóng (hay sư phạm hình thức)
Quan niệm “Đào tạo theo năng lực thực hiện” đang được sự quan tâm của
đông đảo các nhà giáo và các nhà quản lý đào tạo. Theo quan niệm này, người ta
cũng “tập trung vào người học”, đó chính là việc đặc biệt chú trọng “Năng lực thực
hiện” mà người học phải đạt được như là “kết quả” của quá trình dạy học. Đào tạo
theo năng lực thực hiện bao gồm hai thành phần chủ yếu: (1) Người học học cái gì
(các NLTH như là mục tiêu, nội dung dạy học) và (2) Đánh giá, xác nhận các
NLTH như là kết quả học tập mà người học đã đạt được.
4. Trào lưu sư phạm mở (hay sư phạm không thình thức)
Nhấn mạnh sự tác động qua lại giữa người học, người dạy và môi trường sư
phạm, nổi bật là sư phạm tương tác. Phương pháp sư phạm tương tác cơ bản cũng
dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa 3 tác nhân (Người học – Giáo viên và Môi
trường). Ba tác nhân này luôn quan hệ với nhau sao cho mỗi một tác nhân hoạt
động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia. Theo bản chất ưu điểm của
đào tạo theo học chế tín chỉ và bản chất của phương pháp sư phạm tương tác, người
dạy đóng vai trò cố vấn cho quá trình học tập, người tham gia vào quá trình học tập
và nhà nghiên cứu. Với tư cách là cố vấn cho quá trình học tập, người dạy giúp cho
người học thể hiện rõ hơn những ý định của họ để qua đó có thể phát huy được vai
trò chủ động, sáng tạo và nguồn lực của chính họ để học tốt môn học; giúp cho
chính người dạy hiểu được những gì người học cẩn trong quá trình học tập và
những gì người học có thể tự làm được để có thể chuyển giao những nhiệm vụ này
cho họ thông qua hướng dẫn và giám sát. Đồng thời người dạy hướng sự tham gia
tích cực của người học vào những mục tiêu thực tế nhất của giáo dục hiện đại: học
gắn với hành. Với tư cách là người tham gia vào quá trình dạy - học, người dạy
hoạt động như một thành viên tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp với các
3
nhóm người học. Với tư cách vừa là cố vấn, vừa là người tham gia vào quá trình
học tập, người dạy còn có thêm vai trò bổ sung là nguồn tham khảo có giá trị cho
người học, giúp người học tháo gỡ những khó khăn trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Với tư cách là người học và người nghiên cứu, người dạy là một thành
viên tham gia học tập ở trên lớp và ở một chừng mực nào đấy họ có điều kiện trở
lại vị trí của người học, hiểu và chia sẻ những khó khăn, trách nhiệm học tập với
họ. Có thực hiện được vai trò của người học thì người dạy mới có thể phát huy
được vai trò tích cực của người học, lựa chọn được những phương pháp và kỹ năng
giảng dạy thích hợp. Mặt khác với tu cách là nhà nghiên cứu, người dạy có khả
năng đóng góp khả năng và kiến thức của mình vào việc tìm hiểu bản chất của quá
trình dạy học, những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng đến quá trình dạy học, hiểu
được đây là nhiệm vụ liên nhân: người dạy và người học đều có trách nhiệm tham
gia trong đó người học có vai trò trung tâm, người dạy có vai trò hỗ trợ. Tương tác
với người dạy trong quá trình dạy - học, trong phương thức đào tạo theo học chế tín
chỉ, người học phải cố gắng và phải được tạo điều kiện để thực sự trở thành người
đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, với mục
tiêu học tập, với thành viên trong lớp học và với chính người dạy. Vì dạy học theo
trường lớp là một quá trình cộng sinh nên ngoài những vai trò kể trên, người học
trong phương thức đào tạo theo tín chỉ còn phải đảm nhiệm thêm một vai trò quan
trọng nữa là: người tham gia vào môi trường cộng tác dạy học. Họ đóng vai trò vừa
là thành phần hợp pháp của quá trình dạy học vừa là cộng sự với người dạy trong
việc lựa chọn nội dung, phương pháp vừa là người cung cấp thông tin phản hồi cho
người dạy. Người học và người dạy không thể tách rời môi trường bao quanh. Đó
là môi trường tự nhiên sainh vật, đặc biệt là sự ảnh hưởng, tác động của môi trường
văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế. Tất cả các yếu tố này, bên trong cũng như bên
ngoài tạo thành môi trường bao quanh người dạy và người học. Tác nhân này đóng
một vai trò có ý nghĩa cao vì nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình dạy
- học.
II) Một vài lời bình về phương pháp dạy học hiện nay:
Thực tế tại Trường Đại học Điện lực nói riêng và các trường đại học ở Việt
Nam nói chung hiện nay vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống là phổ
biến nhưng có kết hợp phương pháp dạy học tích cực theo Quy chế đào tạo tín chỉ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt buộc áp dụng vào năm 2010.
4
Ở bậc đại học, cao đẳng tỷ lệ sinh viên trên giáo viên cao không những giáo
viên phải dạy nhiều mà khó có thể áp dụng những phương pháp dạy học linh hoạt
(chia nhóm, thảo luận, khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu, bày tỏ ý kiến…). Điều
kiện dạy học nói chung còn yếu. Phòng thí nghiệm, sách tài liệu tham khảo, phòng
học đa chức năng…thiếu. Tình trạng một lớp học có hàng trăm sinh viên còn phổ
biến. Với điều kiện trên, cùng với sự thiếu hứng thú của giáo viên, và quan điểm
đổi mới không mạnh mẽ của lãnh đạo trường, việc đổi mới phương pháp khó có thể
đi từ “phong trào” đến thực tế, chưa có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của giáo viên
nên giáo viên làm cũng được, không làm cũng không sao. Tình trạng chung của
nhiều trường đại học hiện nay là việc giáo viên lao vào việc đi dạy như “ong thợ”,
dạy chính quy, dạy tại chức, dạy từ xa, dạy luyện thi đại học…giáo viên không có
thời gian nghiên cứu khoa học cũng như nghiên cứu phương pháp dạy học hiệu
quả. Trong quá trình tiến lên “tự chủ”, các trường không có được cơ chế rõ ràng,
gắn quyền lợi với trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm đổi mới phương pháp giảng
dạy, để hướng đến mục đích dạy cho sinh viên chuyên môn và nghiệp vụ vững
vàng thì vấn đề “đổi mới” có chăng chỉ là yếu tố để “báo cáo thành tích”.
Phương pháp dạy học là một trong sáu thành tố cơ bản của quá trình dạy học
(mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, đánh giá). Các thành tố này tương tác
với nhau, tạo thành một chỉnh thể nhằm đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục
đào tạo. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp là cơ bản
nhất, tạo nên cái thường gọi là “Tam giác sư phạm”. Phương pháp dạy học một mặt
phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học. Mặt khác, phương pháp dạy học lại
có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nội dung và mục tiêu dạy học. Để nâng
cao chất lượng giáo dục đại học cần thiết phải đổi mới cả 6 thành tố nói trên. Trong
đó, đổi mới phương pháp dạy học giữ vị trí quan trọng và tác động trực tiếp tới việc
nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học?
Nói đến đổi mới phương pháp dạy học, người ta đã quen với nhiều cụm từ,
như “Phát huy tính chủ động của người học”, “lấy người học làm trung tâm”. Điều
này đúng nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu “người học làm trung tâm” thì
giáo viên lại lúng túng, mơ hồ và ngần ngại đi tìm con đường để “biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Chính vì thế những điều đúng lại trở thành sáo
rỗng, thậm chí nhàm chán.
5
Khi đi sâu phân tích cái gọi là “đổi mới phương pháp”, nhiều nhà khoa học
lại đặt vấn đề: Để đánh giá được hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trước hết
phải xây dựng được tiêu chí để trả lời câu hỏi “Thế nào là đổi mới phương pháp
dạy học?”,”Một bài dạy như thế nào thì được gọi là đổi mới phương pháp giảng
dạy?”
Đã từng có quan niệm “cứ áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học là “đổi
mới”. Thực tế đã có một số cơ sở giáo dục đầu tư phòng học trang bị máy chiếu,
máy tính, ti vi, trang âm…và tự hào gọi đó là “đổi mới phương pháp”. Nhưng việc
sử dụng thiết bị hiện đại như thế nào vào bài dạy, hiệu quả ra sao thì không tính
đến.
Một quan niệm khác đánh giá giờ dạy ở bậc ĐH căn cứ vào số sinh viên
tham gia phát biểu xây dựng bài, tiêu chí này đối với giờ dạy ở phổ thông là đúng,
nhưng với giờ dạy ở ĐH không hẳn như thế. Có quan điểm lại cho rằng thuyết
giảng (lối dạy truyền thống) là lạc hậu, và “đổi mới” thì phải bỏ thuyết giảng với
hình thức “thảo luận nhóm”. Điều này không thật đúng. Vì “thảo luận nhóm” là
hình thức học tập khá hiệu quả, nhưng không phải thích hợp với tất cả các môn, các
bài học, các đối tượng học.
Một số nhà sư phạm cũng khẳng định: Nói đổi mới là bỏ thuyết giảng, là xa
dời thực tế. Có nhiều môn học, chuyên ngành không thể bỏ thuyết giảng, chỉ nên
kết hợp giữa thuyết giảng và thảo luận, thực hành với một thời lượng hợp lý.
Như vậy, với mỗi ngành học, bài học cần có sự linh hoạt áp dụng cách dạy
học khác nhau hoặc phối hợp các cách dạy học khác nhau để mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, rõ rang “đổi mới phương pháp dạy học” đang cần những tiêu chí chung
để tránh nhầm lẫn, cực đoan và sa vào bệnh hình thức, phong trào.
6