Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân cấp trong quản lý tài chính giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.85 KB, 7 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2010
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Họ và tên: Hoàng Thu Hồng
Câu hỏi) Phân cấp trong quản lý tài chính giáo dục
1) Các tiêu chí/thông số đánh giá mức độ phân quyền trong quản lý tài chính của
giáo dục; tác động của phân cấp về tài chính đối với quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
2) Liên hệ với thực tế và khuyến nghị các biện pháp nhằm cải tiến phân cấp về tài
chính cho giáo dục.
Bài làm)
1) Các tiêu chí/thông số đánh giá mức độ phân quyền trong quản lý tài chính của
giáo dục; tác động của phân cấp về tài chính đối với quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội.
1.1) Khái niệm:
- Quyền lực chẳng qua là mức độ độc lập trong hoạt động dành cho mọi người trong
tổ chức để tạo ra khả năng sử dụng những quyết đoán của họ thông qua việc trao cho họ
quyền ra các quyết dịnh hay các chỉ thị.
- Phân quyền là xu hướng phân tán các quyền ra quyết định theo cấp bậc của hệ
thống tổ chức.
- Tập quyền được sử dụng để mô tả các xu thế không có sự phân chia quyền lực
Đã tồn tại một cơ cấu tổ chức, đều có một sự phân quyền nào đó của các cơ quan
quản lý nhà nước cho các cơ sở GD, nếu không thì cơ cấu đó không tồn tại.
- Mặc dù có liên quan chặt chẽ với việc giao phó quyền hạn, nhưng sự phân cấp còn
phản ánh rất rõ một đường lối về tổ chức và quản lý.
1.2) Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phân quyền về tài chính
Mức độ phân quyền trong quản lý tài chính của GD càng lớn có thể đo bằng các
thông số:
- Mật độ các quyết định về tài chính được đề ra ở cấp tổ chức thấp


- Mức độ quan trọng của các quyết định được đề ra ở cấp thấp
- Các chức năng chịu sự tác động bởi các quyết định được đề ra ở cấp thấp
- Cơ quan quản lý cấp trên càng ít phải kiểm tra các quyết định của cấp dưới
1.3) Các dấu hiệu nhằm xác định các cơ sở Giáo dục có quyền tự chủ về tài chính
Mục đích chủ yếu của việc giao quyền là làm cho hệ thống GD có thể hoạt động
một cách có hiệu quả đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội.
Các dấu hiệu chứng tỏ các cơ sở GD có quyền tự chủ cao về tài chính:
- Được khích lệ đa dạng hoá và tăng các nguồn thu
- Được tự quyết định các khoản chi tiêu


- Năng lực và mức độ kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của chính bản
thân cơ sở GD
- Khả năng phân bổ lại các nguồn tài chính trong nội bộ mỗi cơ sở GD.
1.4) Các khía cạnh nhằm tăng trách nhiệm xã hội về tài chính của các cơ sở GD
Tăng trách nhiệm xã hội có ba khía cạnh:
- Thứ nhất: Trong điều kiện ngặt nghèo về nguồn lực, cần xác định các yếu tố đầu
vào tối thiểu cần thiết để đầu tư và sử dụng NS được hiệu quả.
- Thứ hai: Các cơ sở GD có trách nhiệm sử dụng các nguồn NSNN cấp theo đúng
các quy định của nhà nước.
- Thứ ba: Cùng với việc đa dạng hoá các nguồn tài chính, buộc các cơ sở giáo dục
phải có trách nhiệm đầy đủ về tính thích hợp của các chương trình đào tạo, đây cũng là
khía cạnh quan trọng.
Lưu ý: Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội luôn luôn phải song hành.
Sơ đồ phân bổ NSNN cho giáo dục hiện nay


CHÍNH PHỦ

Bộ GD & ĐT


Bộ Tài Chính

Các Bộ
ngành khác

Hai ĐH
Quốc gia

Trường trực
thuộc

Trường trực
thuộc

Sở ngành
khác
Trường trực
thuộc

Sở GD &
ĐT
Trường trực thuộc
(THPT, DTNT…)

Bộ KHĐT

Bộ GD ĐT

UBND Tỉnh


Trường trực
thuộc

Sở Tài Chính

UBND
Huyện

Trường thuộc tỉnh
quản lý

Kinh phí cơ quan
phòng GD&ĐT

Trường thuộc
huyện quản lý
(MN, TH,
THCS,
GDTX…)

2) Liên hệ với thực tế và khuyến nghị các biện pháp nhằm cải tiến phân cấp về tài
chính cho giáo dục.
Đối với các quốc gia tiên tiến, tự chủ tài chính phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài
chính được cung cấp và thái độ của nhà tài trợ về việc sử dụng nguồn tài chính đó. ở hầu
hết các nước, nguồn tài chính lớn nhất cho hoạt động của các trường đại học được Chính
phủ cấp trực tiếp hay gián tiếp. Riêng đối với Hoa kỳ, các trường đại học hoàn toàn tự chủ
về tài chính: tự chủ từ việc xác định nguồn tài chính, đến thu chi và sử dụng kinh phí;
chính phủ Liên bang và các tiểu bang cũng có các khoản kinh phí khổng lồ dành cho các



trường đại học; các trường có thể tham gia đăng ký, cạnh tranh để dành ngân khoản; khi
được Chính phủ cấp kinh phí thì các trường đại học phải chịu trách nhiệm tuân thủ các quy
định của nơi cấp kinh phí đối với khoản kinh phí đã được cấp. ở các quốc gia khác, các
nguồn tài chính do Chính phủ cấp dùng cho xây dựng trường sở, mua sắm thiết bị, chi phí
thường xuyên và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, học phí, hợp đồng cung cấp dịch vụ, các
khoản và thu phí khác cũng là nguồn thu lớn của các trường đại học.
Tự chủ tài chính được thể hiện trong sự tự do của các trường đại học trong việc
phân bổ nguồn lực nhận được từ nhà nước và các cơ quan tài trợ khác. Quyền tự chủ tài
chính phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng cơ chế tài chính nào trong phân bổ ngân sách.
Pháp luật đã xác định 3 mô hình phân bổ tài chính từ bên ngoài: cơ chế phân bổ trọn gói,
cơ chế hành chính, cơ chế thị trường. Trong cơ chế thứ nhất, trường đại học có thể xác
định ưu tiên phân bổ và tự do sử dụng nguồn lực được cấp trong phạm vi quy chế của
trường. Trong mô hình thứ hai, cơ quan phân bổ tài chính bên ngoài xác lập các quy định
theo đó tài chính được phân bổ và sử dụng trong trường đại học. Trong mô hình thứ ba,
trường đại học bán sản phẩm cho nhiều người tiêu dùng để nhận nguồn tài chính, do vậy
không có một cơ quan bên ngoài nào có thể độc quyền kiểm tra trường đại học.
Từ các mô hình trên cho thấy mô hình thứ nhất và mô hình thứ ba đảm bảo tính tự
chủ của các trường đại học trong phân bổ và sử dụng tài chính. Mô hình phân bổ trọn gói
cho phép các học giả trong trường đại học có quyền tham gia vào việc ra quyết định phân
bổ và sử dụng tài chính. Trong mô hình thị trường, các bên tham gia thuộc hai nhóm:
nhóm người cung cấp dịch vụ và nhóm người trả phí để sử dụng dịch vụ. Các trường đại
học công, khi tham gia vào cơ chế này, cũng hoạt động như một thể chế tự chủ trong quan
hệ với các trường đại học cũng sẽ chỉ như người sử dụng dịch vụ trả phí của trường đại
học. Tuy nhiên, khi nhà nước cung cấp tài trợ, các trường có thể phải hoạt động trong
khuôn khổ các quy định tài chính đã ban hành. Ngày nay, ở nhiều quốc gia, các trường đại
học đang cố gắng thu hút nhiều sinh viên đóng học phí vào học, do vậy, rất ít phụ thuộc
vào nhà nước. Mức học phí có thể rất khác nhau phụ thuộc vào chính sách của từng
trường, chất lượng và uy tín của các văn bằng được cấp.
Luật Giáo dục Đại học Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định rõ: Trường đại học

độc lập quản lý và sử dụng tài sản do nhà tài trợ cung cấp, phụ cấp tài chính của nhà nước
và các tài sản được hiến tặng và cấp theo quy định của luật pháp.
Đối với nước ta, bảo đảm vai trò định hướng, đầu tư của nhà nước đối với sự
nghiệp giáo dục đào tạo, song cần tạo cơ sở pháp lý để nhà trường tự chủ về quản lý kinh
phí hoạt động thường xuyên, chủ động khai thác và huy động các nguồn lực xã hội để
cùng với nguồn lực nhà nước đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của
trường cũng như sử dụng kinh phí tiết kiệm để trả lương cao hơn cho cán bộ, công chức,
viên chức nhà trường trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc.
Tiến tới thay việc giao chỉ tiêu đào tạo hằng năm cho nhà trường bằng cơ chế nhà
nước đặt hàng theo các điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên cơ hữu (giảng viên trong biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn) của nhà
trường.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học, cao đẳng trong việc
tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành


chức năng, nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của cơ sở giáo dục, tăng nguồn
thu; từng bước giải quyết thu nhập cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với nhà trường; nhà nước có điều
kiện dành ngân sách bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội, các vùng khó khăn;
đồng thời Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển.
Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với trường công lập với cơ chế quản lý
nhà nước, đối với cơ quan hành chính nhà nước theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho nhà trường công lập. Các cơ quan chủ quản không làm thay, không can
thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của nhà trường.
Các trường công lập được nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, tự
bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được chủ động quyết định mua sắm
tài sản, trang thiết bị; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tham dự đấu thầu các hoạt động sản
xuất cung ứng dịch vụ phù hợp với nhà trường. Được sử dụng tài sản để liên kết đào tạo,
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài phù hợp với

quy định của Việt nam.
Hiệu trưởng nhà trường được tự chủ điều chỉnh mức thu học phí, lệ phí trong
khung quy định của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tính chất, đối tượng đào tạo và vị
thế, thương hiệu của nhà trường, đồng thời được chủ động phân bổ sử dụng các nguồn
kinh phí hoạt động của mình. Căn cứ vào kết quả tài chính trong năm nhà trường được xác
định quỹ lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu so với mức lương tối
thiểu chung do Nhà nước quy định.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, tạo điều kiện quản lý đầu tư có hiệu quả,
cơ chế quy định nhà trường được làm chủ đầu tư các dự án đầu tư cho nhà trường thuộc
nhóm B bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quyết định đầu tư nhóm C bằng nguồn
vốn phát triển sự nghiệp của nhà trường và vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước phù hợp
với quy hoạch phát triển nhà trường đã được nhà nước phê duyệt. Các trường đại học phải
được tự chủ phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản dưới 20 tỷ đồng.
Trên cơ sở đổi mới tư duy và xu hướng cải cách giáo dục đại học, các chính sách
tài chính cần được hoạch định cho phù hợp, mang tính chất tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của từng trường đại học, cao đẳng.
Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập hay ngoài công lập đều có các
nguồn tài chính như sau:
Kinh phí do Nhà nước cấp:Kinh phí chi thường xuyên cấp theo đầu sinh viên (được
tính theo chi phí đào tạo thực cho một sinh viên nhân với tổng số chỉ tiêu sinh viên được
đào tạo). Tổng chỉ tiêu sinh viên được đào tạo cho một cơ sở đào tạo được phân theo bốn
tiêu chí như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất (1. Tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên, 2. Diện
tích mặt sàn/1 sinh viên, 3. Giá trị thiết bị/1 sinh viên, 4. Tỷ lệ sinh viên phi chính quy/sinh
viên chính quy). Kinh phí chi thường xuyên này được chuyển cho nhà trường thông qua
hình thức tín dụng của sinh viên. Không chuyển trực tiếp cho trường như bấy lâu nay.
Cách chuyển kinh phí này nhằm: Bảo đảm cho mọi sinh viên trúng tuyển đều có điều kiện
học với học phí cao, đủ lấy thu bù chi cho các khoản chi thường xuyên trong đào tạo, nâng
cao trách nhiệm của các cơ sở đào tạo đối với người học, thu hồi một phần kinh phí sau tốt
nghiệp có việc làm.



Kinh phí chương trình mục tiêu cấp theo kế hoạch chiến lược trung hạn của các cơ
sở đào tạo, được một hội đồng quốc gia về tài chính giáo dục đại học xét duyệt; nghiên
cứu khoa học được cấp theo các dự án nghiên cứu nhằm thực hiện chương trình nghiên
cứu khoa học; chính sách xã hội được cấp theo đối tượng được hưởng chính sách xã hội;
do sản xuất và đào tạo bổ sung; Đào tạo nguồn nhân lực cho cơ sở sản xuất: mỗi bên chịu
50% (trường – doanh nghiệp); nghiên cứu khoa học và dịch vụ phục vụ sản xuất, tuỳ theo
tính chất công trình nghiên cứu hay dịch vụ mà nhà trường có thể góp từ 5 đến 10 %; hoạt
động dịch vụ, tài chính của nhà trường; thực hiện các dịch vụ chuyển giao công nghệ, đào
tạo bồi dưỡng; do chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các tài liệu khoa học (các giáo
trình, học liệu cho các hình thức đào tạo; hoạt động tài chính: hoạt động tiết kiệm, trái
phiếu, trứng khoán; cho thuê muợn các cơ sở vật chất kỹ thuật ...
Nhà nước cần có quy định chính sách liên doanh, liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp qua việc lấy liên doanh này là điều kiện để cấp kinh phí. Một mặt, nhà trường phải
tổ chức đào tạo nhân lực, hợp tác nghiên cứu, hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp, mặt
khác doanh nghiệp phải đóng góp một phần nguồn nhân lực (kinh phí, cơ sở vật chất, trang
thiết bị thực hành…) cho nhà trường. Chính sách này không chỉ tạo nguồn lực cho nhau
mà còn làm cho đào tạo, sản xuất và nghiên cứu gắn với nhau và có hiệu quả hơn. Nói tóm
lại, phải có chính sách để doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp nguồn lực cho giáo dục
đại học ngược lại kinh phí nhà nước cấp cho giáo dục đại học phải góp phần phát triển
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Kinh phí thu được do các hoạt động dịch vụ và tài chính của nhà trường bấy lâu
nay chưa được chú ý đúng mức vì còn nặng tư duy bao cấp, theo quy định và quan niệm
cho rằng đào tạo đại học là ngành sản xuất phi lợi nhuận. Do vậy, cần có cơ chế chính sách
phải bảo đảm để cơ sở giáo dục đại học có thể tăng nguồn thu, biến nguồn thu phụ thành
nguồn thu chính qua các hoạt động sau:
Các hoạt động dịch vụ: thông tin khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyên
môn, thiết kế quy trình, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Kinh doanh học liệu: giáo trình, tài liệu học tập, sách báo, băng đĩa…trang thiết bị
thí nghiệm, khoa học phải là nguồn thu đáng kể cho nhà trường mà bấy lâu chúng ta để

thất thoát;
Thuê bao, tổ chức: các hoạt động học thuật, hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế;
Hoạt động tín dụng, cổ phiếu phát triển nhà trường, tạo cơ sở để nhà trường từng
bước làm quen với trách nhiệm thu hồi vốn đầu tư nhận được;
Mở rộng các hoạt động nhà trường và người học cùng đóng góp.
Đồng thới các trường đại học, cao đẳng cũng phải tự chịu trách nhiệm về quản lý
hoạt động tài chính trong các trường đại học, cao đẳng, theo hướng Nhà nước ban hành
quy định trao quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở đào tạo, nhưng cũng thực hiện nguyên
tắc tự chịu trách nhiệm. Theo hướng phân cấp hạch toán đến từng đơn vị: Các nguồn thu
cần tập trung; phân phối kinh phí theo trọng điểm, theo dự án, theo định hướng chiến lược
phát triển của nhà trường; Các khoản chi có định mức, tiết kiệm thì thưởng, lãng phí thì
chịu chế tài; Thanh tra kiểm tra và kiểm toán kịp thời việc thực hiện tài chính công khai,
minh bạch và chính xác.




×