Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ việt nam tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.54 KB, 21 trang )

PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.
A.MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quản lý Tổ chức phi chính phủ Việt Nam
là vấn đề mới, luôn mang tính thời sự trong tình hình hiện nay ở nước ta. Để các
Tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động có hiệu quả xã hội cao thì việc
quản lý về vấn đề này của Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Trong đó cần chú
trọng đến vấn đề: Phân cấp trong quản lý Tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở
Việt Nam hiện nay.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ
chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Phân tích đánh giá về thực trạng việc phân cấp trong quản lý nhà nước đối
với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Đưa ra một số giải pháp đối với công tác phân cấp cấp trong quản lý nhà
nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-Đối tượng nghiên cứu: Là cơ sở lý luận và thực tiễn của phân cấp trong quản
lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam tại Việt Nam hiện nay.
-Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn hệ thống cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
-Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát.
-Phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, so sánh.
1
B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM:


I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1.Khái niệm:
-Tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Là tổ chức tự nguyện của nhân dân Việt
Nam, có tư cách pháp nhân; cùng ngành, nghề, giới, nhu cầu,… hoạt động một
cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung, không vì mục tiêu phân chia
lợi nhuận và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.
-Quản lý nhà nước: Là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối
ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn
định và phát triển đất nước.
-Quản lý nhà nước về tổ chức phi chính phủ: Là quá trình nhà nước sử dụng
các phương thức quản lý để tác động, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức phi
chính phủ diễn ra theo quy định của pháp luật.
-Phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam: Là
sự phân định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền
trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối việc tổ chức và hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.
2.Sơ lược về tổ chức phi chính phủ:
a. Cơ sở hình thành tổ chức phi chính phủ:
-Cơ sở lý luận:
+Lý luận về vai trò quyết định của nhân dân trong quá trình phát triển của lịch
sử loài người.
+Con người là trung tâm, mục đích của quản lý và hoạt động xã hội.
+Thực hiện chức năng của nhà nước.
-Cơ sở thực tiễn:
+Cơ cấu xã hội.
+Nền kinh tế.
+Điều kiện lịch sử, văn hóa.
+Yêu cầu giải quyết những vấn đề xã hội của các hoạt động từ thiện:
Sự phát triển, phân hóa và phân tầng xã hội.

2
Anhr hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
b.Tổ chức phi chính phủ ở Việt nam hiện nay gồm có:
-Tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
-Tổ chức phi chính phủ Việt Nam.
c.Các loại hình tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở nước ta hiện nay:
-Hội: là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề,
cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt
động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội,
hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-Qũy xã hội, quỹ từ thiện: là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do
một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để
thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục
đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân
đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, quỹ
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ.
-Cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân: do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi
thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.
-Các tổ chức khoa học công nghệ: : là tổ chức do một người hoặc một số
người tự thành lập.
đ. Tính chất của tổ chức phi chính phủ:
-Tính xã hội.
-Tính tự nguyện.
-Tính nghề nghiệp,giới, sở thích và nhân đạo.
-Tính thời đại.
-Tính phi lợi nhuận.
e. Vai trò của tổ chức phi chính phủ:
-Đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng và phát huy tính năng động, tích cực xã

hội của các thành viên.
3
-Tạo nguồn nhân lực góp phần ổn định và phát triển xã hội.
-Mở rộng quan hệ là tham gia hội nhập khu vực và thế giới.
-Tăng cường vai trò quản lý nhà nước.
-Giaos dục, rèn luyện ý thức và năng lực thực hành dân chủ cho công dân, đặc
biệt đối với các thành viên.
-Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
-Góp phần ổn định xã hội trên cơ sở pháp luật.
II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở VIỆT
NAM:
1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức phi chính phủ:
-Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước.
-Mở rộng tăng cường hợp tác với các tổ chức chính phủ.
-Thực hiện dân chủ.
-Tôn trọng và bảo đảm lợi ích chính đáng của các tổ chức nhân dân.
-Đa dạng các hình thức tập hợp nhân dân.
-Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý, kiểm tra của Nhà nước đối với tổ
chức phi chính phủ.
-Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân.
-Tăng cường công tác dân vận của chính quyền.
-Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quần chúng,
giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.
2.Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ:
-Nhà nước quản lý các tổ chức phi chính phủ theo luật định, quyền lực quản
lý của Nhà nước đến với các tổ chức phi chính phủ là thống nhất, có sự phân
công phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước các cấp.
-Bỏa đảm, bảo vệ tự do, quyền lợi ích hợp pháp của công dân; giữ gìn kỷ
cương xã hội và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật.

-Bảo đảm và phát huy tính tự nguyện, tự quản, tự chủ, tự trang trải, tự chịu
trách nhiệm của tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ pháp luật.
-Đổi mới tăng cường hoạt động quản lý nhà nước phải tiến hành sông song
với việc phát triển tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, phù hợp
với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế.
3.Nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ:
a. Quản lý tổ chức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam:
4
-Quản lý việc xét cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi các loại giấy phép.
+Quy định cơ quan có thẩm quyền xét cấp. gia hạn, sửa đổi, thu hồi các loại
giấy phép.
+Quy định điều kiện để được xét cấp giấy phép và thủ tục xin cấp, gia hạn,
sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép.
+Quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức
phi chính phủ nước ngoài trong việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi
giấy phép.
-Quản lý viện trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
b.Quản lý về tổ chức của các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam:
-Quy định thể thức thành lập tổ chức phi chính phủ.
-Quy định thể thức hoạt động của tổ chức phi chính phủ.
-Quy định cơ quan thường trực của các tổ chức phi chính phủ.
-Quy định việc giải thể của tổ chức phi chính phủ.
c.Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ:
-Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tham gia vào sự phát triển
cộng đồng.
-Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tham gia vào lĩnh vực kinh
tế, thương mại.
-Quản lý hoạt động tham gia tư vấn chính sách, chương trình, dự án của
Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương.

-Quản lý các hoạt động gây quỹ của các tổ chức phi chính phủ.
-Quản lý các hoạt động cứu trợ của các tổ chức phi chính phủ.
-Quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ mang tính chất nghề nghiệp
– xã hội.
-Quản lý các hoạt động đối ngoại đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.
4. Phương thức quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ:
-Nhà nước quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.
-Quản lý các tổ chức phi chính phủ bằng hệ thống chính sách.
-Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng hệ thống tổ chức bộ máy.
-Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng kiểm tra, giám sát.
-Quản lý tổ chức phi chính phủ bằng tổng kết, đánh giá.
III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH
PHỦ VIỆT NAM Ở NƯỚC TA:
1.Sự quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở Trung ương:
5
-Quốc hội: ban hành các văn bản pháp luật quy định về tổ chức hoạt động và
quản lý tổ chức phi chính phủ; quy ddingj công tác quản lý về mawth Nhà
nước,… nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức phi chính phủ.
-Chính phủ:
+Ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết những văn bản pháp
luật do quốc hội ban hành.
+Ban hành các văn bản quy định những chính sách ưu đãi và tạo những điều
kiện hỗ trợ đảm bảo sự hoạt động cho các tổ chức phi chính phủ.
+Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về mọi nguồn viện trợ của các tổ
chức phi chính phủ nước ngaoif, điều phối ; giám sát để đảm bảo sử dụng
nguồn viện trợ đúng mục đích và có hiệu quả.
+Chỉ đạo các cơ quan chức năng của chính phủ và các cấp, các ngành thực
hiện tót nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo thẩm quyền chính phủ phân công,
phân cấp.
-Ban đối ngoại Trung ương hướng dẫn các cấp Uỷ và các tổ chức Đảng về

quy chế quản lý đối với các Hội và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động đó.
-Ban cán sự Đảng, Chính phủ chỉ đạo việc dự thảo luật về Hội trình Quốc hội
thông qua.
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành chuyên môn quản lý theo lĩnh vực, quyền
hạn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình.
2. Sự quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở địa phương:
-Chủ tịch ủy ban nhân dân, thành phố, tỉnh, đặc khu trực thuộc Trung ương
theo dõi và quản lý về mặt Nhà nước đối với tất cả các tổ chức phi chính phủ.
-Uỷ ban nhân dân các cấp quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt đối với các tổ chức
phi chính phủ mới thành lập hoặc còn gặp nhiều khó khăn.
-Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xét duyệt các đơn vị xin
lập các tổ chức phi chính phủ có tích chất hoạt động trong phạm vi một xã,
phường, thị trấn.

6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ở TRUNG ƯƠNG HIỆN NAY:
1. Thực trạng quản lý Hội ở Trung ương hiện nay:
-Việc quản lý Hội ở Trung ương hiện nay chủ yếu được thực hiện theo Nghị
định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010, quy định về việc tổ chức hoạt
động và quản lý Hội; ngoài ra còn theo Hiến pháp và một số văn bản quy phạm
pháp luật liên quan khác.
-Theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010, quy định về
việc tổ chức hoạt động và quản lý Hội, có quy định:
+Tại khoản 1 Điều 14: “Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách;
sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi
hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định
khác.”

+Tại Điều 37:
“1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 14
CỦA NghỊ định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất;
giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội; quyết định công nhận ban vận động
thành lập hội theo thẩm quyền.
2. Ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình dự án, đề tài
nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công, đào
tạo, cấp chứng chỉ hành nghề các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của
Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tạo điều kiện để
hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy
định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
3.Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ knh phí từ ngân sách nhà nước
cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài
sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của ca
nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị
việc giải thể hội.”
7
-Thực tiễn: Nhìn chung việc quản lý Hội ở Trung ương hiện nay đã thực hiện
tương đối theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010, quy định
về việc tổ chức hoạt động và quản lý Hội và Hiến pháp cùng các văn bản khác
liên quan; và có những ưu điểm, hạn chế sau:
+Ưu điểm:
Nhìn chung việc quản lý của nhà nước đối với các Hội trong thời gian qua đã
có những tiến triển đáng kể:văn bản quy phạm pháp luật tăng lên,phương thức
quản lý rõ ràng, bước đầu đã có sự phân công, phân cấp đáng chú ý.
+Hạn chế:
Chưa có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng cụ thể quy

định về việc quản lý các Hội, dẫn đến việc quản lý đó chồng chéo, trùng lắp,
thiếu thống nhất.
Thủ tục cấp phép còn chưa rõ ràng, quy trình cấp phép còn lúng túng
Các Bộ, ngành chuyên môn có liên quan còn coi nhẹ trách nhiệm bảo lãnh,
bảo hộ, chưa cương quyết và tích khi xử lý vi phạm của các Hội.
Trách nhiệm quản lý của cơ quan chuyên quản chưa rõ ràng.
Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành thiếu tính thống nhất; thiếu đồng bộ; sự phối
hợp giữa các cơ quan Đảng và chính quyền còn thiếu chặt chẽ.
Việc rút kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các Hội chưa được coi trọng
thường xuyên và có hệ thống; sự lúng túng trong quản lý của các cấp chính
quyền kéo dài, dẫn đến quản lý nhà nước kém hiệu quả, hoạt động của các Hội
gặp nhiều khó khăn.
Các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đối với hoạt động của các
Hội thiếu cụ thể nên khó thực hiện, chưa phát huy hết trách nhiệm của các Bộ,
ngành trong việc tạo điều kiện để các Hội được tổ chức, hoạt động đúng hướng,
có hiệu quả.
2. Thực trạng quản lý Qũy ở Trung ương hiện nay:
-Việc quản lý Qũy ở Trung ương hiện nay chủ yếu được thwucj hiện theo
Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007, về tổ chức, hoạt động
của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và Hiến pháp cùng các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan khác.
-Theo Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007, về tổ chức,
hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; có quy định:
+Tại khoản 1 Điều 14 thì: Thẩm quyền cho phép thành lập, hợp nhất, sáp
nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập;
công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ đối
8

×