Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kiểm tra đánh giá trong giáo dục vai trò quan trọng của kiểm tra đánh giá trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.72 KB, 5 trang )

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOÁ 2008 – 2011
____________________________
BÀI KIỂM TRA
Môn: Kiểm tra – đánh giá trong giáo dục
Họ và tên học viên: Hoàng Thu Hồng
Câu hỏi:
Anh chị hãy trình bày về vai trò quan trọng của kiểm tra – đánh giá trong
giáo dục, tình hình và những vấn đề gay cấn hiện nay trong kiểm tra – đánh giá
của giáo dục nước ta, những giải pháp và những biện pháp kỹ thuật có thể áp
dụng để cải tiến khâu này.
Bài làm:
Khái niệm cơ bản:
Kiểm tra là quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn phương pháp,
tập hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong
quá trình học tập, rèn luyện và phát triển. Kiểm tra bao gồm việc xác định điều
cần kiểm tra, công cụ kiểm tra và sử dụng kết quả kiểm tra, tức là đánh giá. Vì
vậy, cũng có khi người ta viết liền nhau “kiểm tra – đánh giá”, hoặc chỉ nói đánh
giá thì cũng bao hàm cả kiểm tra.
Đánh giá là đưa ra những nhận định, xét đoán về kết quả công việc, dựa
vào sự phân tích những bằng chứng thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu
chuẩn đã đề ra, để đi tới những kết luận thích hợp nhằm điều chỉnh công việc,
cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Vai trò quan trọng của kiểm tra – đánh giá trong giáo dục:
Kiểm tra – đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng đối với suốt quá trình
giáo dục cũng như đối với mọi cấp bậc học và mọi trình độ đào tạo. Đối với giáo
dục đại học, do tính lựa chọn cao và mối liên quan trực tiếp đến hoạt động xã
hội, nghề nghiệp nên kiểm tra – đánh giá được toàn xã hội quan tâm.
Kiểm tra – đánh giá là hoạt động thường xuyên trong giáo dục – đào tạo,
kể từ trước lúc bắt đầu cho đến sau lúc kết thúc các khoá học. Nó tạo ra động cơ,


theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của
thực tế.
Nghiên cứu giáo dục đại học cho rằng kiểm tra – đánh giá trong giảng dạy
đại học là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học với
đầy đủ ý nghĩa của nó. Nó giúp cho sinh viên nhận ra chính mình, giúp họ tìm
cách củng cố, phát triển những kinh nghiệm, những tiềm năng sẵn có, tạo nên sự


hào hứng, tạo ra động lực cho việc học tập, hình thành và phát triển năng lực
nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân.
Cải tiến kiểm tra – đánh giá kết quả học tập ở trường đại học hiện nay là
đòi hỏi chính đáng của những người vừa đóng góp vừa thụ hưởng kết quả của
giáo dục đại học là sinh viên, các bậc cha mẹ, người sử dụng sinh viên tốt
nghiệp. Công khai hoá kết quả kiểm tra – đánh giá là khâu tất yếu của khâu công
khai hoá chất lượng đào tạo.
Một nguyên nhân quan trọng của sự gia tăng áp lực là sự thiếu hụt về tài
chính cho giáo dục ở tất cả các nước và đang có sự nghi ngờ về chất lượng thực
sự của việc giáo dục và đào tạo sinh viên ở các trường đại học để đáp ứng nhu
cầu của xã hội trong đầu thiên niên kỷ thứ ba. Những thông tin thu được từ kiểm
tra – đánh giá làm bộc lộ nhu cầu thay đổi chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục, tổ chức phục vụ sinh viên. Đầu tư nguồn lực để tăng hiệu quả của
kiểm tra – đánh giá cũng là cách làm tăng thêm niềm tin của xã hội đối với hệ
thống giáo dục – đào tạo, tương xứng với nguồn lực xã hội đã dành cho lĩnh vực
này.
Một số vấn đề trong kiểm tra – đánh giá của giáo dục nước ta hiện nay:
Quy chế về kiểm tra – đánh giá trước đây, hay còn gọi là Quy chế 04 chỉ
có thể được kiến thức và phương pháp tư duy như là cách kiểm tra định kỳ sau
mỗi học trình 15 tiết, tức là cho kiểm tra và chấm bài viết chứ không tổ chức cho
sinh viên học theo nhóm và đánh giá theo nhóm? Hiện nay, quy chế này được
thay thế bằng Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng chính quy, ban hành theo

Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT, còn được gọi là Quy chế 25. Theo quy
chế này thì hình thức thi kết thúc học phần do giáo viên đề xuất, Hiệu trưởng
quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên rất ít khi đề xuất kiểm tra –
đánh giá quá trình hay các hình thức phỏng vấn hay trắc nghiệm cho kỳ thi cuối
khoá, cho dù các hình thức này có nhiều ưu điểm.
Cũng theo quy chế 25 thì điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là
điểm học phần) bao gồm:
1/ điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập
2/ điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận
3/ điểm đánh giá phần thực hành
4/ điểm chuyên cần
5/ điểm thi giữa học phần
6/ điểm tiểu luận
7/ điểm thi kết thúc học phần
Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và
phải có trọng số không dưới 50% của điểm học phần. Việc lựa chọn các hình
thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận cũng như cách


tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng
phê duyệt và phải được qui định trong đề cương chi tiết của học phần.
Như vậy, quy chế 25 để mở khả năng cho các giáo viên đánh giá kỹ năng,
thái độ của sinh viên. Đây là một quy chế mà tôi cho là tiến bộ theo chủ trương
“Dạy đi đôi với hành” đã được đưa ra trong nhiều văn bản chỉ đạo, và cũng là
mong muốn thiết tha của người học. Trên thực tế, các giáo viên không tìm kiếm
các hình thức thực hành thực tập mới mẻ, thậm chí né tránh các giờ dạy thực
hành nếu có thể được?
Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên nằm ở vấn đề cách tính toán để đo
lường công sức lao động của người giáo viên bỏ ra trong khi các chế độ chính
sách hiện hành không có ý nghĩa khuyến khích hành vi của người giáo viên theo

hướng thúc đẩy họ hành động có lợi cho người học. Nếu các tiết thực hành chỉ
được tính bằng 30 – 50% tiết lý thuyết thì giáo viên không muốn đầu tư thiết kế
hoạt động thực hành. Nếu bài thi trắc nghiệm được trả tiền ra đề cao hơn nhưng
tiền chấm bài bị cắt giảm thì giáo viên lại thích chấm bài tự luận hơn. Vấn đề ở
đây là nếu không có sự quan tâm sâu sắc đến tính nhất quán giữa chủ trương và
chính sách (dù là chính sách được ban hành ở cấp TW hay địa phương) thì chính
chính sách lại cản đường, triệt tiêu khả năng hiện thực hoá chủ trương. Vì vậy,
những người làm chính sách cần chú ý đến mục tiêu điều chỉnh hành vi của đối
tượng mà chính sách đó hướng đến hơn là chỉ tính toán xem họ phải trả công
cho người lao động cao hơn hay thấp hơn các chế độ thanh toán hiện có.
Tại sao sinh viên nước ngoài chỉ lên lớp một tuần vài buổi trong khi sinh
viên Việt Nam học suốt trên lớp? Cách bố trí chương trình dạy và học như hiện
nay khiến cho sinh viên không có thời gian đến thư viện hay làm các nghiên cứu
cũng như các khảo sát thực tế. Do đó, sinh viên không quen tự tìm kiếm và sử
dụng thông tin, mà chỉ quen nghe và ghi chép trên lớp. Các giáo viên xem việc
cung cấp thông tin trên lớp là dễ dàng hơn so với việc rèn luyện các kỹ năng cần
thiết thông qua việc phản hồi về sự tiến bộ của từng cá nhân người học nên cũng
sẵn lòng sử dụng phương pháp dạy học mà họ cho là dễ nhất nhưng lại thiếu
hiệu quả nhất do thực tế này đưa đến tình trạng rất thụ động dễ nhận thấy của
sinh viên Việt Nam. Nguyên nhân của vấn đế này có phải là do thói quen quản
lý việc dạy và học theo kiểu quản lý việc thực hiện chương trình đúng và đủ số
tiết mà không thực sự quan tâm đến việc người học được lợi gì qua quá trình đó?
Chúng ta khống chế tiền lương giáo viên theo một mức nhất định, hạn chế việc
tính lương theo hiệu quả công việc. “Quản lý bằng mục tiêu” dường như vẫn
còn là một khái niệm rất mới trong quản lý giáo dục đào tạo của nước ta.
Chính cách dạy học và kiểm tra đánh giá như thế nên thực tế hiện nay SV
chúng ta học để đối phó, và kết quả mà họ nhận được là không thực chất. Các
trường hợp như đạo văn hay sao chép bài là hiện tượng thường thấy. Ngoài ra,



các giáo viên bị một áp lực về thời gian rất cao do phải dạy nhiều để bảo đảm
thu nhập cho đủ sống. Nói tóm lại, chúng ta không thể thay đổi cách học của
sinh viên mà không thay đổi cách dạy và đánh giá của giáo viên. Chúng ta hiểu
rằng cần phải thay đổi nhưng chúng ta thiếu nguồn lực và kế hoạch để làm việc
đó. Hiện nay, có rất nhiều giáo viên muốn thay đổi, nhưng sự đơn độc của các
bộ môn và thiếu sự phối hợp nhất định của các đơn vị cũng như kế hoạch và
giám sát của lãnh đạo làm cho quá trình này xảy ra rất chậm.
Một số giải pháp về kiểm tra – đánh giá trong giáo dục hiện nay:
Cần phải thay đổi tư duy về đánh giá kết quả học tập. Các trường đại học,
mà cụ thể là giáo viên, cần xác định mục đích và mục tiêu đánh giá một cách rõ
ràng, đó là nhằm hỗ trợ việc học, phản hồi và định hướng cho người học, chứ
không phải để làm cho có và sinh viên nào cũng có thể qua cũng như để đánh đố
hay đánh rớt sinh viên.
Tôi nghĩ rằng, chúng ta không thể dạy sinh viên của mình tất cả mọi thứ
được, chúng ta chỉ có thể làm quá trình học tập của họ trở nên dễ dàng hơn.
1. Thông báo cho sinh viên ngay từ đầu về mục đích của khoá học (nhấn
mạnh các mục tiêu kỹ năng và thái độ) và các tiêu chí đánh giá.
2. Sử dụng nhiều dạng đánh giá như tự luận, thực tập, trình bày miệng,
làm việc nhóm và phản ánh hay phê bình cũng như các phương pháp đánh giá
khác nhau như tự đánh giá và đánh giá của bạn đồng cấp và chú trọng đến tính
giá trị, đánh tin cậy và nhất quán của đánh giá.
3. Cần chú ý đến mối liên hệ giữa việc thiết kế chương trình học với việc
đánh giá kết quả học tập.
4. Phải xem trọng các vấn đề như thời gian và chất lượng cũng như khối
lượng học tập thích hợp.
5. Khuyến khích sinh viên có trách nhiệm với việc học tập của mình, hiểu
đầy đủ qui trình học tập.
6. Cần xây dựng lại các tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, trong đó, có sử
dụng ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy.
7. Cần có chế độ sử dụng trợ giảng trong giảng dạy

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên trao cho các trường nhiều quyền tự chủ
hơn nữa trong các vấn đề chuyên môn, đừng quá chú trọng đến công tác tuyển
sinh hay kiểm tra đánh giá mà nên nắm lấy việc định hướng sứ mạng và mục
tiêu giáo dục đại học và giám sát việc các trường thực hiện các chiến lược giáo
dục có tính vĩ mô. Việc Bộ bao cấp toàn bộ qui trình thực hiện làm cho hệ thống
giáo dục của chúng ta cứ bị trói buộc trong một vòng luẩn quẩn: Bộ không có
thời gian cho những vấn đề chung và lớn hơn còn các trường lại bị phụ thuộc
nhiều hơn và thiếu tính sáng tạo rất nhiều trong các chương trình hành động của
mình. Với cơ chế còn nặng tính tập trung như hiện nay, chúng ta rất khó lòng có


thể đào tạo ra những công dân đáp ứng yêu cầu của thực tế xã hội và phù hợp
với quá trình hội nhập thế giới như chúng ta mong muốn.
9. Vấn đề lương bổng, đánh giá lao động của đội ngũ giáo viên là vấn đề
mà chúng ta cần chấn chỉnh ngay.
Nói tóm lại, để cho việc đến trường của sinh viên, học sinh hiện nay
không còn là “cơn ác mộng” cho phụ huynh và cho người học, để cho sinh viên
của chúng ta không cảm thấy thời gian trên giảng đường là hoài phí, Bộ Giáo
dục và Đào tạo và các trường đại học cũng như cả hệ thống giáo dục của chúng
ta nên có các chương trình, chiến lược và kế hoạch khoa học, hợp lý và thuyết
phục hơn. Nguy cơ sinh viên, học sinh Việt Nam “chạy” sang các trường quốc tế
tại Việt Nam hoặc theo con đường du học là một hồi chuông báo động mà chúng
ta cần phải nghe thấy ngay bây giờ, hiện tại và ngay lúc này.



×