Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đào tạo sinh viên theo nhu cầu của xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.81 KB, 1 trang )

Đào tạo theo nhu cầu xã hội được không?
TTCT - Ngày 30-8, Bộ GD-ĐT chính thức công bố chủ đề năm học 2007-2008 ở bậc đại học:
“Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không theo nhu cầu xã hội”.
Như vậy từ đây các trường đại học phải đáp ứng được nhu cầu xã hội, như một cách chống lãng
phí cho xã hội nói chung và người học nói riêng. Đây là một định hướng đúng, tuy nhiên phải
hiểu đào tạo theo nhu cầu xã hội là thế nào? Và liệu có thể bắt đầu ngay từ năm học này không?
Liệu đã đủ điều kiện thực hiện chưa?

Thế nào là đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội?
Có thể hiểu theo hai cách.
Trước hết, các đại học phải đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội có nhu cầu và không đào
tạo thừa, vì như thế là gây lãng phí. Nhưng đâu là những ngành nghề mà xã hội đang cần, và
cần bao nhiêu? Hiện nay Bộ GD-ĐT phân bố chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường dựa trên lượng
giảng viên và cơ sở vật chất, trong khi lẽ ra phải dự báo, nắm bắt nhu cầu xã hội trong ngắn,
trung và dài hạn, từ đó phân bổ chỉ tiêu theo năng lực từng trường. Hiện nay, chúng ta hoàn toàn
mù mờ về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Thứ hai, có thể hiểu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là trình độ sinh viên khi tốt nghiệp phải đáp
ứng được mong đợi của người sử dụng. Nhưng hình như chúng ta còn chưa có đủ qui chuẩn
đào tạo. Chưa kể yêu cầu về “tay nghề” của các tổ chức rất khác nhau. Nếu chúng ta đào tạo
trình độ làm việc trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chắc chắn không thể thỏa mãn yêu cầu của
một công ty đa quốc gia. Do đó phải xác định nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức độ
nào, người sử dụng phải đào tạo lại, đào tạo thêm những gì... Không thể nói là các cử nhân, kỹ
sư ra trường phải làm được việc một cách chung chung.

Có thể thành công trong bối cảnh hiện nay?
Sinh viên tốt nghiệp đại học là sản phẩm của các trường đại học. Muốn có sản phẩm tốt thì trước
tiên những người tạo ra sản phẩm đó phải có “trình độ sản xuất” đạt chuẩn. Nhưng theo đánh giá
của Vụ ĐH và sau ĐH, trong năm học vừa qua, số giảng viên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng 11,9%,
nhưng tổng số giảng viên lại tăng thêm hơn 3.500 người chủ yếu chỉ có trình độ đại học, như vậy
tỉ lệ giảng viên đạt chuẩn dạy đại học lại giảm xuống. Do đó, lẽ ra Bộ GD-ĐT phải “nói không với
giảng viên đại học không đạt chuẩn” trước khi “nói không với sinh viên tốt nghiệp đại học không


đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”.
Ngoài ra, xã hội chúng ta hiện đang vận hành theo những qui luật mà nhà trường không thể nào
dạy cho sinh viên được. Sinh viên khi ra trường nếu chỉ vận dụng những kiến thức được dạy thì
sẽ khó làm được việc, còn nếu muốn được việc thì phải biết những thứ “nằm ngoài sách vở”.
Chẳng hạn làm kế toán trong một doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay kể cả quốc doanh phải
biết các “thủ thuật” để “lách” thuế. Hoặc nếu chỉ biết áp dụng những nguyên tắc tham gia đấu
thầu lý thuyết thì sẽ rất khó giành được các gói thầu.
Trong bối cảnh đó, thật khó hi vọng rằng đợt vận động này của bộ sẽ thành công trên thực tế.



×