Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỊnh hướng phát triển Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà NỌi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.81 KB, 12 trang )

Trang chủ

|

Tin tức - sự kiện

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Thư ngỏ của Hiệu trưởng
Sứ mạng - Tầm nhìn - Giá
trị cốt lõi
Mục tiêu chiến lược
Kế hoạch chiến lược phát
triển Trường ĐHKT ĐHQGHN đến năm 2012
và tầm nhìn đến 2022
Cơ cấu tổ chức
Vài nét về các mảng hoạt
động của Nhà trường
Đào tạo ĐH chính quy
Đào tạo ĐH tại chức
Đào tạo sau đại học
Nghiên cứu khoa học
Hợp tác phát triển
Hoạt động Đảng - đoàn
thể
Sinh viên
Tuyển dụng
Thông báo
Du học - Học bổng
Trao đổi
Quy trình - biểu mẫu


Lịch công tác tuần
Tuyển sinh đại học 2009
Chương trình ĐT liên kết
ngành 2 với ĐHNN
Các chương trình liên kết
đào tạo quốc tế
Chương trình đào tạo cử
nhân QTKD đạt trình độ
quốc tế (đề án 16+23)
Đào tạo theo tín chỉ
Điểm tin kinh tế trong
nước và quốc tế

|

Phim tài liệu

|

Diễn đàn

|

Email

Thứ hai, 09/03/2009

Trang chủ → Giới thiệu chung → Kế hoạch chiến lược phát
triển Trường ĐHKT - ĐHQGHN đến năm 2012 và tầm nhìn
đến 2022


TIẾNG ANH

TIN QUA ẢNH

Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh
tế - ĐHQGHN đến năm 2012(1) và tầm nhìn đến 2022

1. TẦM NHÌN,

SỨ MẠNG, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

1.1. Tầm nhìn
• Đến năm 2012, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội được xã hội biết đến là trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị
kinh doanh, trong đó đặc biệt là phân tích chính sách kinh tế, quản
trị doanh nghiệp.
• Đến năm 2017, các sản phẩm có thế mạnh về đào tạo, nghiên cứu
của Trường được xã hội thừa nhận và được quốc tế biết đến.

TS. Jack Hawkins: “Tôi hoàn to
lòng về đối tác đào tạo của chú
đó là Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN”

Tiêu điểm

1.2. Sứ mạng
- Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực
kinh tế và quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc

tế;
- Sáng tạo, phát triển các ý tưởng, giải pháp mới trong kinh tế, quản trị
kinh doanh và chuyển giao các kết quả này để giải quyết các vấn đề của lý
luận và thực tiễn.

Vài hình ảnh về hoạt động kỷ ni
Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 của Tr
Đại học Kinh tế

1.3. Các giá trị cốt lõi
• Nuôi dưỡng say mê
• Khuyến khích hợp tác
• Coi trọng hiệu quả
• Hướng đến chuyên nghiệp
• Đảm bảo hài hòa

Hội thảo lần thứ hai về chính sá
và sự phát triển


Tìm ki?m

Về một chuyến tham dự Diễn đà
viên BESETOHA tại Nhật Bản

Thành lập Trung tâm Đào tạo và
dục Quốc tế thuộc Trường Đại h
tế - ĐHQGHN

2. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐHKT - ĐHQGHN

2.1. Thế mạnh
- Trường ĐHKT có tiền thân là Khoa Kinh tế Chính trị của Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội (1974 - 1995), Khoa Kinh tế chính trị thuộc Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn-ĐHQGHN (1995-1999) và Khoa Kinh
tế (1999 – 03/2007) của ĐHQGHN. Nhiều năm qua, trườngđã từng đào
tạo ra nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
trong đó nhiều người đã và đang giữ các vị trí quan trọng trong các cơ
quan của Nhà nước và các doanh nghiệp. Bởi vậy, đây là nền tảng để
Trường ĐHKT tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia phân tích
chính sách kinh tế và quản lý doanh nghiệp.
- Trường ĐHKT trực thuộc ĐHQGHN nên được thừa hưởng những thế
mạnh sẵn có của một trường đại học lớn có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực,
có mạng lưới đối tác rộng là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu uy tín trong
và ngoài nước, có đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đầu ngành
trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, Trường ĐHKT rất thuận lợi trong việc tổ
chức các chương trình đào tạo, nghiên cứu có tính liên ngành và mới (2)
đáp ứng được yêu cầu của nhà phân tích kinh tế và quản lý doanh nghiệp
trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức. Đây là thế mạnh riêng
của Trường mà các trường đại học kinh tế khác ở Việt Nam không có
được. Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng của Trường ĐHKT ĐHQGHN so với các trường đại học kinh tế hiện có ở Việt Nam.
- Là thành viên của ĐHQGHN, một trong những đại học trọng điểm quốc
gia, Trường ĐHKT được Chính phủ ưu tiên đầu tư rất lớn về cơ sở vật
chất, nhân lực, và công nghệ nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao. Trường sẽ có một cơ sở vật chất khang trang,
đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Láng, Hòa Lạc(thuộc huyện Thạch
Thất, tỉnh Hà Tây) trong tương lai gần(3).
- Trường ĐHKT mới được thành lập nên có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và linh
hoạt do đó thuận lợi cho việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ có năng lực để

Lãnh đạo Trường ĐHKT, ĐHQG

mặt sinh viên hệ CLC, 16+23

Thông báo

Thông báo về việc tổ chức khoá
(Summer Course) 2009

Danh sách sinh viên ngành 2 kh
2008-E


nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện đào tạo các ngành mới phù hợp
với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Trường ĐHKT đang tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo liên kết
(từ cử nhân đến tiến sĩ) với các trường đại học của Mỹ, Pháp, New
Zealand,... trong các lĩnh vực thẩm định kinh tế, quản lý dự án quốc tế và
quản trị kinh doanh; đồng thời Trường đang triển khai mô hình gắn kết
giữa đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp. Do đó, Trường đã và đang
tiếp cận được các chương trình, công nghệ đào tạo quốc tế, bám sát được
nhu cầu của các doanh nghiệp và có nhiều triển vọng trong việc huy
động các nguồn vốn (ngoài ngân sách nhà nước) để phát triển.

Mẫu phiếu nhập điểm thành phầ
QH-2008-E (Ngành 2)

2.2. Hạn chế
- Trường ĐHKT là đại học mới được thành lập, chưa được biết đến rộng
rãi nên chưa có thương hiệu mạnh.
- Đội ngũ cán bộ có học vị, học hàm cao còn thiếu và chưa đồng bộ.
- Các chương trình đào tạo theo chuẩn mực quốc tế mới được xây dựng,

triển khai và đang trong giai đoạn thử nghiệm.
- Cơ sở vật chất và năng lực tài chính bước đầu chưa đáp ứng được yêu cầu
đào tạo chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế.
- Sự gắn kết giữa Nhà trường với các doanh nghiệp đang được hình thành
nên chưa phát huy hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG
tuyển sinh đại học tại chức năm

2.3. Cơ hội
- Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và hội nhập quốc tế sâu
rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn, trong đó đặc
biệt là các nhà phân tích chính sách kinh tế giỏi và các doanh nhân tài
năng. Không chỉ các bạn trẻ mà cả các doanh nhân cũng luôn tìm kiếm
cơ hội để nâng cao bằng cấp thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Do
đó, nguồn tuyển sinh cho Nhà trường rất dồi dào.
- Chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế đang và sẽ là hướng phát triển
trọng tâm của ĐHQGHN. Trường ĐHKT đã được lựa chọn để thực hiện
các chương trình đẳng cấp này (4). Đây là cơ hội rất lớn để Nhà trường
nhanh chóng thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và
sớm đạt được các chuẩn khu vực và quốc tế.
- Qua 20 năm đổi mới, mở cửa nền kinh tế đã có nhiều người du học,
nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh ở các nước phát triển.
Nhiều người trong số họ đã trở về nước làm việc trong các doanh nghiệp
nước ngoài, tổ chức quốc tế và các cơ quan của Chính phủ. Đây là nguồn
giảng viên khá dồi dào để tham gia vào các hoạt động đào tạo, và nghiên
cứu của Nhà trường.
- Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ, Trường ĐHKT
có nhiều cơ hội đẩy mạnh các hoạt động hợp tác phát triển, thu hút
nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, đối tác và khả năng liên kết với

các trường đại học uy tín trong khu vực và trên thế giới.

2.4. Thách thức
- Cạnh tranh từ các trường đại học kinh tế lớn trong nước (Kinh tế Quốc
dân, Ngoại thương, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,…) ngày
càng mạnh mẽ. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hoá giáo dục và tác động
của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng tạo ra

Chương trình học bổng Thạc sĩ
tại Hoa Kỳ do USAID tài trợ dàn
Phụ nữ

Sự kiện sắp diễn ra

Thông báo về tổ chức lễ trao bằ
nghiệp khoá II Chương trình liên
đào tạo “Thạc sĩ Thẩm định kinh
Quản lý các dự án quốc tế”


nguy cơ chia sẻ nguồn lực và thị trường giáo dục ở Việt Nam đối với
Trường khi có nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài tham gia vào các
hoạt động giáo dục tại Việt Nam (các đại học nước ngoài sẽ được phép
mở chi nhánh đào tạo ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2009).
- Đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế đối với chất lượng giáo dục, nghiên cứu
và tư vấn chính sách ngày càng cao trong khi các điều kiện thực hiện và
đảm bảo chất lượng của Trường còn hạn chế.
- Tư duy quản lý của hệ thống giáo dục đại học, dạy và học vẫn còn bị ảnh
hưởng khá nặng của cơ chế bao cấp.


Thăm dò ý kiến

ạn thấy website này thế nào?

i dung phong phú

ông tin kịp thời

nh thức bình thường

nh thức đẹp
3. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

y?t

3.1. Các mục tiêu tổng quát
SỐ LƯỢT TRUY CẬP






Mục tiêu ngắn hạn(hình thành thương hiệu): Đến năm 2008,
Trường ĐHKT được biết đến là một trường đại học mới, năng
động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển cao.
Mục tiêu trung hạn(phát triển thương hiệu): Đến năm 2012,
Trường ĐHKT được xếp hạng trong 5 trường đại học hàng đầu
Việt Nam và 20 trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á
về đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp.

Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu): Đến năm 2022,
Trường ĐHKT được xếp hạng trong 3 trường đại học hàng đầu
Việt Nam và 10 trường đại học hàng đầu khu vực Châu Á về lĩnh
vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, trong đó có một số
chuyên ngành đào tạo đạt đẳng cấp quốc tế.

3.2. Các mục tiêu cụ thể


Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2008, Trường ĐHKT phấn đấu đạt
được các mục tiêu sau:


- Đào tạo: Rà soát lại được tất cả các chương trình đào tạo hiện có để điều
chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo mới của các khoa; Hoàn thiện và
triển khai các chương trình chất lượng cao(Kinh tế chính trị), đạt đẳng
cấp quốc tế (Quản trị kinh doanh và Kinh tế quốc tế); Hoàn thành xây
dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế
phát triển; Bắt đầu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ đối với các ngành Quản trị
kinh doanh, Kinh tế quốc tế và thạc sĩ đối với ngành Tài chính - Ngân
hàng.
- Nghiên cứu: Chủ trì được các đề tài cấp nhà nước và trọng điểm của
ĐHQGHN; Hình thành được mô hình nhóm nghiên cứu mạnh; Phần lớn
các sản phẩm nghiên cứu đều có địa chỉ cụ thể để ứng dụng, trong đó
trước hết là các môn học của Trường (các nghiên cứu tình huống, sách
chuyên khảo,...).
- Dịch vụ: Tạo dựng được các điều kiện cần thiết (về cơ sở vật chất, nhân
sự,…) cho việc cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu của Nhà
trường.
• Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2012, Trường ĐHKT phấn đấu đạt

được các mục tiêu sau:
- Đào tạo: Trên một nửa số ngành đào tạo đạt chất lượng kiểm định của
ASEAN và được xã hội công nhận; Hầu hết sinh viên tốt nghiệp được
các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan nghiên cứu, hoạch
định và tư vấn chính sách đón nhận vào làm việc hoặc tiếp tục học tập và
nghiên cứu ở trình độ cao hơn; Tiếp tục xây dựng và triển khai các
chương trình chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế ở tất cả các ngành đào
tạo của Trường; Mở các mã ngành đào tạo mới, chuyên biệt phù hợp với
nhu cầu nhân lực của thị trường và thế mạnh của Trường theo mô hình
tích hợp module; Các chương trình có khả năng liên kết, liên thông được
với các trường đại học trong ĐHQGHN, các trường đại học hàng đầu
trong nước và khu vực như Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Thanh
Hoa (Trung Quốc), Đại học Chulalongkorn (Thái Lan)… cũng như các
trường đại học uy tín khác trên thế giới.
- Nghiên cứu: Chủ trì hoặc tham gia chủ trì các chương trình nghiên cứu
nhà nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh; Nhóm
nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín của nước
ngoài; Bắt đầu hình thành được một số trường phái trong kinh tế và quản
trị kinh doanh; Sản phẩm nghiên cứu được sử dụng tư vấn để xây dựng
chính sách, giải quyết được nhiều vấn đề của các doanh nghiệp và được
giới học thuật trong nước đánh giá cao, trích dẫn hay tham khảo để nối
tiếp.
- Dịch vụ: Xây dựng được một số cơ sở dịch vụ đào tạo, nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ; Các sản phẩm dịch vụ đóng góp được rõ rệt
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và tăng nguồn thu
cho Nhà trường.
• Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2022, Trường ĐHKT phấn đấu đạt được
các mục tiêu sau:
- Đào tạo: Các ngành đào tạo của Nhà trường đạt được chất lượng kiểm
định của ĐHQGHN, trong đó có một số ngành đạt chất lượng kiểm định

quốc tế (của các đại học nước ngoài đang liên kết đào tạo với Trường) và
được quốc tế thừa nhận về bằng cấp; Có các cựu sinh viên trở thành các
nhà phân tích chính sách kinh tế có tên tuổi, doanh nhân thành đạt được
nhiều người biết đến.
- Nghiên cứu: Có công trình nghiên cứu được giới học thuật trong nước và
quốc tế đánh giá cao, trích dẫn hay tham khảo để nối tiếp; Có các bài báo


nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín của thế giới;
Phát triển rõ nét các trường phái kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh;
Có sản phẩm nghiên cứu được sử dụng cho việc xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Dịch vụ: Các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu nhanh chóng đến được khách
hàng; Các hoạt động dịch vụ đạt được tính chuyên nghiệp cao; Nguồn thu từ
các hoạt động dịch vụ chiếm khoảng ¾ tổng nguồn thu của Trường (1/4 từ
nguồn ngân sách nhà nước).

4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Các giải pháp chung
- Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên
trong Trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự
đoàn kết, nhất trí cao của toàn Trường để quyết tâm thực hiện được các
mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong Nhà trường hướng tới các
giá trị cốt lõi đã nêu.
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan của
Chính phủ, doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

4.2. Các giải pháp cụ thể



Thể chế và chính sách:

- Kiến nghị và xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức
bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích
phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.


- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy
định mang tính đặc thù của Trường đảm bảo sự thống nhất, liên thông và
phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học,
dịch vụ và hợp tác phát triển.
• Tổ chức bộ máy:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả phù
hợp với yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, chất lượng cao và dịch vụ.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các đơn
vị trong Trường.
- Phát triển các phương thức quản lý Trường hiệu quả, thích ứng với thị
trường lao động và thị trường đào tạo nhân lực trình độ cao.
- Tiến đến năm 2012 phát triển mô hình tổ chức của Trường thành mô hình
đại học có các trung tâm nghiên cứu và công ty trực thuộc.
• Đội ngũ cán bộ:
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ theo hướng sử dụng tốt những
cán bộ hiện có và tuyển dụng cán bộ mới đáp ứng được yêu cầu của
công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ thông qua các tiêu chí
về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ đối với sự phát triển của Nhà
trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những
cán bộ có thành tích xuất sắc hoặc thuyên chuyển, bãi nhiệm.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ đầu đàn, đầu ngành và
thực hiện chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia đầu ngành, cán bộ
trẻ tài năng vào làm việc hoặc cộng tác trong hoạt động đào tạo, nghiên
cứu, hợp tác phát triển, dịch vụ, kinh doanh… của Trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, nâng cao thu
nhập cho cán bộ, cộng tác viên; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với
những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ và cộng tác viên đều tự
hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
- Thực hiện giải pháp đột phá mời doanh nhân giỏi, trình độ cao và các
chuyên gia nước ngoài (Việt Kiều, người nước ngoài) tham gia công tác
quản lý của Nhà trường. Mời các chuyên gia nước ngoài (giáo viên, tư
vấn, điều phối viên chương trình,…) đến làm việc tại Trường.
• Đào tạo:
- Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường và cơ cấu
phát triển ngành nghề của xã hội để xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo
hợp lý nhằm phát huy thế mạnh của Trường ĐHKT.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, nội
dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù
hợp với nhu cầu của sinh viên và nhà tuyển dụng.
- Xây dựng quan hệ với các đối tác chiến lược trong đào tạo nhằm đáp ứng
các nhu cầu đào tạo chuyên biệt, kỹ năng cao.
- Xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành, đào tạo tích hợp theo các
module.
- Phát triển các sản phẩm đào tạo mới, chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu của
thị trường và dựa trên những thế mạnh, lợi thế sẵn có của Trường.
- Biên soạn, cải tiến giáo trình hiện hành cho phù hợp với chương trình
hiện có, xây dựng các nghiên cứu tình huống cho tất cả các môn học.
Nhập khẩu giáo trình phù hợp với các chương trình đào tạo mới, xây
dựng và tăng cường hiệu quả sử dụng giáo trình và tài liệu cập nhật của
nước ngoài.

- Chuyên nghiệp hoá các hoạt động tuyển sinh.


- Xây dựng quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thành lập Trung tâm Khảo thí.
• Hoạt động nghiên cứu:
- Xây dựng cụ thể các định hướng nghiên cứu, theo đó có chính sách ưu
tiên các nguồn lực đầu tư có trọng điểm.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, sinh viên của
Trường được tham gia nghiên cứu các chương trình, đề tài nghiên cứu
tầm quốc gia và quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề để cán bộ và sinh
viên của Trường được trao đổi, học tập với các nhà khoa học có uy tín cao ở
trong và ngoài nước về kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu và tổ chức thực
hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Kinh
tế phát triển để hỗ trợ tích cực các hoạt động nghiên cứu của Nhà trường.
- Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, các mạng lưới nghiên cứu, ứng
dụng các phương pháp đào tạo và nghiên cứu liên ngành.
- Tăng cường kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu thực tiễn, liên kết với các
doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo và nghiên cứu.
• Hoạt động dịch vụ:
- Thành lập các đơn vị dịch vụ (Vườn ươm doanh nhân, Trung tâm tư vấn
sinh viên, Sàn giao dịch chứng khoán điện tử,…) và doanh nghiệp cổ
phần.
- Ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích cá nhân, đơn vị của Trường
cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn, kết quả nghiên cứu cho các tổ
chức, doanh nghiệp.
- Xây dựng các quan hệ “khách hàng” với các cơ quan chính phủ, doanh
nghiệp,… để có nhiều “đặt hàng” và bán được các sản phẩm nghiên cứu

của Trường.
• Cơ sở vật chất:
- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá khu giảng đường (các phòng học,
hội thảo đạt chuẩn quốc tế) hiện có của Trường phục vụ cho các chương
trình đào tạo đẳng cấp quốc tế và liên kết đào tạo quốc tế.
- Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường. Các thông tin quản lý
giữa các đơn vị trong Trường được liên thông qua hệ thống mạng “net
office”.
- Xây dựng phòng học liệu mở “open software” được nối kết qua website
của Trường để cán bộ, sinh viên truy cập thông tin, tài liệu dạy - học (Ebook) trong Trường và các trung tâm tài liệu trong nước và quốc tế.
- Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để xây dựng và thuê giảng đường
phục vụ cho các hệ đào tạo tại chức, chính quy và các chương trình đào
tạo ngắn hạn, liên kết với doanh nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở mới của Trường tại Láng, Hoà Lạc
(huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây).
• Hợp tác và phát triển:
- Rà soát lại các quan hệ hợp tác trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả
các quan hệ hợp tác hiện có, đồng thời có căn cứ để lựa chọn và tìm
kiếm các đối tác chiến lược.
- Xây dựng các chương trình, dự án hợp tác cụ thể với các đối tác chiến
lược để thực hiện các mục tiêu phát triển của Nhà trường.
- Xây dựng Trung tâm Đào tạo Quốc tế để tăng tính tự chủ, linh hoạt trong
thực hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của Nhà trường.


- Xây dựng các dự án, đề án sử dụng nguồn vốn ngân sáchcủa Nhà nước và
xin tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,... nhằm tăng cường
năng lực phát triển của Trường.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn mang tầm khu vực và thế giới
nhằm mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác, quảng bá hình ảnh Nhà trường

một cách rộng rãi.
• Kế hoạch - tài chính:
-Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng đơn vị và toàn Trường.
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch
các nguồn thu, chi.
- Đa dạng hoá và tăng các nguồn thu, trong đó tăng dần tỷ trọng các nguồn
thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng các nguồn thu của toàn
Trường.
- Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, trong đó đặc biệt các hoạt động
liên kết với các doanh nghiệp để tạo nguồn thu.
- Thí điểm cổ phần hoá một số đơn vị của Trường để huy động các nguồn
vốn phát triển của xã hội.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và mạng lưới cựu
sinh viên của Trường trong và ngoài nước.
• Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:
- Đẩy mạnh và tăng đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, marketing, quan
hệ công chúng nhằm xây dựng thương hiệu; tăng hiệu quả tuyển sinh
cho các chương trình đào tạo trong nước và liên kết quốc tế; tăng mạng
lưới khách hàng cho các dịch vụ kinh doanh của Trường.
-Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của Trường.
- Cung cấp các thông tin về hoạt động đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ của
Trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí, trên
đài truyền thanh, đài truyền hình,… trong nước và quốc tế.
- Tham gia các triển lãm giáo dục đại học trong nước và quốc tế để qua đó
giới thiệu Trường và quảng bá hình ảnh của Trường.
- Khuyến khích giảng viên, sinh viên tham gia vào các sự kiện, các hoạt
động của cộng đồng và khu vực.
- Tài trợ cho các chương trình, các sự kiện kinh tế - xã hội lớn của quốc gia
và quốc tế.



5. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
5.1. Ban giám hiệu
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến
lược chung cho toàn Trường, các đơn vị trực thuộc theo từng giai đoạn.
- Phổ biến thông tin và là cầu nối giữa Trường với ĐHQGHN, các cơ quan
liên quan, các nhà tài trợ, và các đối tác trong việc phối hợp thực hiện kế
hoạch chiến lược.
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên
cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của từng đơn vị,
toàn Trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn Trường theo từng giai
đoạn phát triển.

5.2. Các đơn vị trực thuộc
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động
cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực
hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, đơn vị chức
năng, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của đơn vị mình trong sự phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Trường.

5.3. Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và “bảo lãnh” cho Trường ĐHKT trong
các hoạt động hợp tác, tìm kiếm các nguồn lực phát triển từ bên ngoài.
- Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục
tiêu của Kế hoạch chiến lược.

5.4. Các cơ quan hữu trách (Bộ GD&ĐT, Bộ KH&ĐT, Bộ KHCN…)

- Tạo thuận lợi và phối hợp với Trường ĐHKT để phát triển các hoạt động
nghiên cứu, đào tạo, hợp tác phát triển.
- Tham gia xây dựng, phản biện các chương trình đào tạo và “đặt hàng”
các vấn đề nghiên cứu.
- Hỗ trợ tài chính cho Nhà trường để thực hiện các dự án tăng cường năng
lực hoặc đầu tư theo chiều sâu.

5.5. Các doanh nghiệp
- Cung cấp nhu cầu “đặt hàng” các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu và dich vụ với


Trường.
- Tham gia xây dựng và phản biện các chương trình đào tạo của Trường.
- Hỗ trợ tài chính góp phần thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác,
các dự án, các công trình nghiên cứu của Trường.
- Tham gia quản lý (kiêm nhiệm lãnh đạo một số đơn vị đào tạo, nghiên
cứu, dịch vụ hoặc công ty cổ phần).

5.6. Nhà tài trợ
Hỗ trợ tài chính hoặc chuyên gia, cơ sở vật chất,… để thực hiện một số
mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
5.7. Sinh viên, cựu sinh viên
- Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu, thực tập
để sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu
của các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp
nhằm có được việc làm tốt hoặc tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ
cao hơn.
- Tham gia, đóng góp vào sự phát triển của Trường dựa vào khả năng của
mỗi cá nhân thông qua các hoạt động hỗ trợ tài chính, tinh thần, hoặc
cùng tham gia vào các chương trình do Trường phát động.


Ghi chú:
(1) Thời gian xây dựng kế hoạch chiến lược là 5 năm (kể từ khi thành lập
trường, 6/3/2007).
(2) Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường nên xuất hiện
nhiều nhu cầu đào tạo mới mà trước đó không có. Chẳng hạn như phân tích
các chính sách kinh tế và tài chính công ty, quản trị trong lĩnh vực phân
phối, bán lẻ và dịch vụ,… Trường ĐHKT sẽ nắm bắt cơ hội này (lợi thế
của người đi sau) để xây dựng và tổ chức một số ngành đào tạo mới, có
tính liên ngành cao mà các trường đại học kinh tế hiện có khó hoặc không
thực hiện được.
(3) Dự án xây dựng Trường ĐHKT đang được chuẩn bị khởi công xây
dựng, trên khuôn viên 15 ha.
(4) Chương trình cử nhân Quản trị Kinh doanh đẳng cấp quốc tế (sử dụng
khung chương trình của Trường Quản trị Kinh doanh Haas - Đại học
Berkeley, Hoa Kỳ) bắt đầu được thực hiện từ năm học 2007-2008.
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ (đã ký)

Gửi Email

In bài


Bản quyền thuộc về Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: (84.4) 37547506 Fax: (84.4) 37546765.
Email: ;
- .




×