Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

So sánh hệ thống giáo dục quốc dân năm 1993 và năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.75 KB, 4 trang )

Hệ thống giáo dục quốc dân năm 1993 và năm 2005 có những đặc điểm chung
sau đây:
a) Về cấu trúc:
Hệ thống giáo dục quốc dân năm 1993 và năm 2005 đều có các bậc học và trình độ
sau:
- Giáo dục tiền tiểu học: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (năm
1993 gọi là trung học chuyên ban)
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (2005)
- Giáo dục chuyên nghiệp có trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và đào
tạo nghề (1993)
- Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình
độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiến sĩ (2005)
- Giáo dục đại học có Cao đẳng, đại học, sau đại học (1993)
Đây là các bậc cơ bản được hình thành trên cơ sở phân chia về độ tuổi và đặc
trưng về mục tiêu và nội dung giáo dục ở các bậc.
b) Loại hình trường trong hệ thống
Hệ thống giáo dục đều có các loại hình trường chủ yếu sau:
- Trường Mẫu giáo
- Trường Tiểu học
- Trường Trung học
- Trường Cao đẳng hoặc Đại học
- Các loại hình trường chuyên biệt (năng khiếu hoặc tàn tật)
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học sau bậc phổ cập tối thiểu hay bắt
buộc, hệ thống giáo dục năm 1993 và năm 2005 đều có nhiều loại hình trường đa
dạng, đặc biệt là sau bậc trung học cơ sở và sau trung học phổ thông. Các loại hình
trường sau THCS hoặc THPT đều có xu hướng phân thành 2 luồng chính: luồng
hàn lâm phát triển theo hướng học lên đại học khoa học – công nghệ và luồng định


hướng nghề nghiệp phát triển theo hướng đào tạo kỹ thuật - nghề nghiệp ở nhiều


trình độ trung học hoặc cao đẳng, đại học.
Phân luồng hệ thống năm 1993:
- sau THCS (4 năm) có thể chuyển tiếp học trung học chuyên ban, trung học
nghề, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề (1 năm)
- giáo dục phổ thông có trung học cơ sở, trung học chuyên ban, trung học
nghề, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề
- sau trung học chuyên ban (3 năm), trung học nghề (3-4 năm), trung học
chuyên nghiệp (3-4 năm) theo luồng hàn lâm phát triển theo hướng học lên đại học,
cao đẳng
- sau đại học học lên cao học hoặc đào tạo tiến sĩ
Phân luồng hệ thống năm 2005:
- giáo dục phổ thông được phân thành 2 luồng chính: luồng hàn lâm và luồng
nghề nghiệp
- luồng hàn lâm (giáo dục phổ thông) được tiếp tục lên học cao đẳng, đại học,
cao học. tiến sĩ
- luồng nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề (trong đó
trung cấp chuyên nghiệp được tiếp tục học lên cao đẳng và cao đẳng nghề,
đại học)
- sau đại học học lên cao học (đào tạo Thạc sỹ từ 1-2 năm)
c) Tiêu chí phân chia các bậc học, loại hình trường
Hệ thống giáo dục năm 1993 và năm 2005 phân chia các bậc học, loại hình
trường theo 3 tiêu chí chủ yếu: độ tuổi, số năm học và đặc trưng về đào tạo (mục
tiêu, nội dung, hình thức chứng chỉ văn bằng…)
d) Hệ thống văn bằng, chứng chỉ
Các văn bằng, chứng chỉ được cấp cho người học tương ứng với loại hình và
trình độ được đào tạo. Các văn bằng được cấp cho các loại hình đào tạo cơ bản ở
các bậc học tiểu học, trung học và đại học (bao gồm cả sau đại học). Hệ thống


chúng chỉ được cấp cho các khoá đào tạo chuyên biệt, ngắn hạn hoặc theo những

nội dung, mục tiêu hẹp, hạn chế. Nếu như các văn bằng phản ánh thứ bậc chung
của trình độ giáo dục - học vấn thì hệ thống các chứng chỉ phản ánh trình độ và
năng lực chuyên sâu hẹp hoặc có mức độ theo một lĩnh vực nào đó.
Hệ thống giáo dục năm 1993, học sinh tiểu học phải thi quốc gia để lấy bằng
tiểu học và phải thi vào trường trung học cơ sở. Còn hệ thống giáo dục năm 2005
không có bằng tiểu học, học sinh không cần thi tốt nghiệp quốc gia và không phải
thi xét tuyển vào trung học cơ sở.
Học sinh tốt nghiệp trung học chuyên ban được cấp bằng tú tài còn theo luật
2005 tốt nghiệp trung học phổ thông được cấp bằng trung học phổ thông.
Giáo dục đại học theo năm 1993 có hai giai đoạn: giai đoạn 1 được cấp
chứng chỉ giáo dục đại học đại cương và hoàn thành giai đoạn 2 hoặc toàn khoá học
được cấp bằng cử nhân đến năm 2005, không bao gồm 2 giai đoạn.
Giáo dục sau đại học theo NĐ 90 được tách làm 2 trình độ thạc sĩ và tiến sí
theo Luật 2005
Hệ thống văn bằng giáo dục chuyên nghiệp theo năm 1993 thì có loại bằng
nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, còn theo năm 2005 có
các loại bằng sau: trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng
nghề.
Người học theo nghị định năm 1993 để học Tiến sĩ phải có bằng cao học còn
năm 2005 nếu học giỏi có thể học lên sau khi tốt nghiệp đại học.
Về phương thức đào tạo: theo luật năm 2005 giáo dục thường xuyên học theo
3 hình thức: hình thức vừa làm vừa học, học từ xa và tự học có hướng dẫn còn năm
1993 ngoài 3 hình thức trên còn có: bổ túc, không tập trung và không chính quy.
e) Các phân hệ trong hệ thống giáo dục
Ngoài hệ thống giáo dục chính qui theo bậc học và loại hình đào tạo cơ bản
từ tiểu học đến đại học, trong hệ thống giáo dục năm 2005 giáo dục thường xuyên
đã trở thành hệ thống


f) Về loại hình nhà trường:

ND 90 nhà trường được tổ chức thành 4 loại hình: công lập, dân lập, bán
công và tư thục đén Luật 2005 chỉ còn hai hoại hình: công lập và tư thục
g) Về cơ quan quản lý:
NĐ 90 thi Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý hệ thống, còn Luật
2005 thì ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có Bộ LĐTBXH quản lý hệ thống các
trường sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.



×