Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.03 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu đang gần kề, VnDoc xin gửi đến các bạn một số món ăn
truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu để các bạn và gia đình có một
đêm Trung thu ấm cúng và đậm đà bản sắc dân tộc.

Tết Trung Thu ở nước ta có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, khởi nguồn từ đồng
bằng sông Hồng, bởi vậy hầu hết các món ngon Tết Trung thu không thể thiếu được
những món ăn được chế biến từ những sản vật đặc trưng của vùng này như gạo nếp, các
loại rau quả, thịt thà gắn bó với người dân địa phương... Trải qua bao năm tháng mâm cỗ
cho ngày Trung thu ngày càng phong phú, đa dạng tuy nhiên một mâm cỗ Trung thu
truyền thống vẫn không thể thiếu được những món ăn sau đây.
Trung thu nên làm những món gì? Chắc hẳn rất nhiều người cũng không nắm rõ những
món ăn truyền thống để bày biện trong mâm cỗ Trung thu. Tuy nhiên nói đến Tết Trung
thu, đã là người miền Bắc không ăn không biết đến cốm. Cốm là đồ ăn được chế biến từ
lúa nếp , được làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều
vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất phổ biến tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc
biệt là tại Hà Nội. Tại đây người dân địa phương đã chế biến những món ăn rất đặc trưng
từ cốm để thưởng thức trong dịp Tết Trung thu: xôi cốm, chả cốm Khương Thượng…
1. Xôi cốm
Xôi cốm được chế biến từ 3 nguyên liệu chính là: đậu xanh, dừa nạo, cốm non. Dừa được
tẩm với một chút đường trắng xào trên lửa liu diu. Đậu xanh ngâm trước nửa ngày, hấp
chín trong vòng 25 phút, sau đó đem nghiền nát và trộn với cốm non.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Công đoạn đồ xôi đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến, làm sao hạt xôi luôn giữ được
vị bùi của đậu xanh. Đồ xôi cốm bằng hỗn hợp cốm và đậu xanh nghiền nát, hấp chín
trong vòng khoảng 7 đến 10 phút. Khi đồ xôi chú ý mở vung và đảo đều để hạt cốm săn,


dẻo và không bị nát. Xôi chín sẽ dậy mùa thơm của cốm non và đậu xanh, trộn với dừa
nạo đã được xào với đường trắng. Món xôi cốm ngon phải đảm bảo được 3 tiêu chí: độ
bùi của hạt đậu xanh, vị thơm của cốm non và độ béo của dừa nạo.
2. Chả cốm
Người dân làng Khương Thượng đã chế biến món chả cốm bằng những nguyên liệu rất
quen thuộc, giò sống, nước mắm, mỡ phần, bột năng và đương nhiên không thể thiếu cốm
non làng Vòng...
Khi món ăn đã trở nên phổ biến với người dân Hà Nội nhiều người đã tự đơn giản hóa để
thành món ăn hàng ngày nhưng để đảm bảo đúng hương vị của ngày Trung thu thì cách
chế biến của người dân làng Khương Thượng mới đảm bảo sự tinh tế trong khẩu vị của
hầu hết những người Hà Nội sành ăn.
Món chả cốm được làm từ giò sống, mỡ phần đã cắt hạt lựu, lòng trắng trứng, cốm tươi.
Trộn đều những thứ trên lại , nêm một ít nước mắm, một chút bột ngọt, và một ít bột năng.
Ướp trong vòng 20 phút sau đó nặn miếng chả hình tròn đặt trên lá sen được thoa một
chút dầu ăn trên bề mặt lá.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hấp chả trong vài phút, sau đó đun sôi dầu và chiên chả chín vàng. Món chả cốm phải
đảm bảo được vị béo của mỡ phần, độ ngậy của giò sống và vị thơm của cốm non. Theo
những người Hà Nội xưa, Chả cốm sẽ càng dậy mùi thơm nếu như được gói trong lá sen.
3. Gỏi bưởi
Bên cạnh những món ăn được chế biến từ cốm, mâm cỗ cho ngày Trung thu không thể
thiếu những món ăn thanh mát được chế biến từ bưởi.
Món gỏi bưởi được phổ biến gần đây nhưng dần dần cũng trở nên quen thuộc trong bữa
tiệc đón trăng. Bưởi đào được tách múi tơi ra.
Tôm sú luộc chín tới, lột vỏ, bỏ đầu và cắt ngang theo chiều dài. Thịt ba chỉ luộc chín tời
được cắt thành hình sợi. Pha dung dịch nước trộn gỏi bằng nước mắm, một ít nước lọc, ớt,
một muỗng đường, vắt nửa quả chanh tạo độ chua. Rưới nước gỏi lên tôm và thịt ba chỉ,

trộn đều và để thấm trong vòng 5 phút. Trộn đều bưởi cùng rau răm, tôm và thịt ba chỉ đã
thấm nước trộn gỏi. Bày ra đĩa, rắc một ít rau mùi ( ngò rí ) lên trên.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những món ăn ngày Trung thu như đúng với ý nghĩa ban đầu của ngày lễ này, luôn phản
ánh được những sản vật đặc trưng mang tính mùa vụ, một nghi lễ ăn mừng cho thành quả
sau một vụ mùa bội thu. Bởi vậy mâm cỗ ngày Trung thu luôn đảm bảo được vị thanh của
trái cây, rau quả, vị béo, ngậy của thịt và hơn cả là mùi thơm đặc trưng của những sản vật
vùng Bắc bộ, trong đó có cốm non làng Vòng.
Tết Trung thu luôn là ngày Tết được trẻ em trên khắp đất nước Việt Nam đón chờ, mâm
cỗ Trung thu chính là thứ để những bậc cha mẹ thể hiện sự yêu thương con cái, phá cỗ
Trung thu từ lâu cũng trở thành một nét đẹp văn hóa thể hiện tình cảm khăng khít trong
mỗi gia đình người Việt.



×