Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, cơng nghệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
***
Bài tiểu luận môn hành vi khách hàng
NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ
DỤNG
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
Giáo
Nguyễn Thò Diệu Linh
Nhóm: 5
viên hướng dẫn: ThS.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên2
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................2
2
A) CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhu cầu kết nối bạn bè, mong muốn giao
lưu với nhau ngày càng lan rộng, và mạng xã hội là môi trường lý tưởng đáp ứng được nhu cầu đó.
Facebook, Zing me, Twitter hay Yahoo 360 plus đều là những mạng xã hội không hề xa lạ đối với chúng
ta, đặc biệt là giới trẻ.
Đáng nói tại Việt Nam, người sử dụng mạng xã hội là thành viên của Facebook ngày càng tăng. Sức
ảnh hưởng của Facebook không chỉ dừng lại ở những vấn đề trong đời sống mà còn liên quan đến các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Tại sao chúng ta - sinh viên lại lựa chọn Facebook là nơi để chia sẻ,
giao lưu, kết bạn? Sinh viên sử dụng Facebook như thế nào? Quỹ thời mà gian sinh viên dành cho
Facebook? Đó là lý do chúng tôi quyết định nghiên cứu việc sử dụng Facebook của sinh viên hiện nay.
B) LỢI ÍCH , GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI
Dựa vào kết quả của cuộc nghiên cứu đề tài này có thể hiểu được việc sử dụng Facebook của sinh
viên hiện nay.
Đồng thời đây là nguồn thông tin tham khảo cho những ai đã, đang và sẽ sử dụng mạng xã hội
Facebook và cả những ai có ý định thực hiện những chiến lược Marketing trên Facebook.
C) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Biết được những đánh giá, hành vi của sinh viên hiện nay trong việc sử dụng mạng xã hội Facebook.
Biết được cách nghiên cứu hành vi khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ.
D) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập nguồn dữ liệu, thông tin:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua tham khảo tài liệu về lý thuyết hành vi khách hàng và tham
khảo chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến hành vi khách hàng của các khóa trước.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng điều tra bằng phiếu khảo sát trực tiếp sinh viên. Bảng câu
hỏi này đã qua thảo luận và phỏng vấn thử để điều chỉnh đưa ra bảng câu hỏi chính thức hoàn chỉnh.
- Mẫu khảo sát:
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên3
+ Cỡ mẫu: 200 phiếu
+ Đối tượng: sinh viên.
Thời gian, tiến độ thực hiện, địa điểm, nhân sự
- Trước ngày 7/10: các thành viên thảo luận chọn đề tài, tìm kiếm thông tin liên quan.
- Từ ngày 7/10-10/10: các thành viên soạn câu hỏi, chỉnh sửa, lập bảng khảo sát.
- Từ ngày 11/10-13/10: cả nhóm tiến hành phát phiếu khảo sát.
- Từ ngày 14/10-17/10: tiến hành phân tích, tổng kết thông tin.
- Từ ngày 18/10/-22/10: hoàn thiện bài tiểu luận và power point.
Power point do Hiền phụ trách.
Thuyết trình: cả nhóm
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên4
E) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I) Giới thiệu một vài nét về Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các
mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để
liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin
nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè
biết về chúng.
II) Kết quả nghiên cứu
1) Quá trình trước khi quyết định sử dụng Facebook
a Nhận biết nhu cầu
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân cấp
nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết,
vận động, ngủ, nghỉ ngơi , vui chơi giái trí bằng những cuộc tâm sự, những trò game thân thiện
với cuộc sống ….
Đặc biệt mọi người hiện nay đều có nhu cầu tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và
xã hội. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã
hội..., mọi người muốn kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với những người xung quanh. Hơn thế
nữa trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, việc kết nối, trao đổi, chia sẻ
với nhau không chỉ dừng lại ở những cuộc gặp mặt xã giao, thông qua điện thoại hay chat yahoo
mà xuất hiện một nơi - ở đó mọi người trên thế giới đều có thể là bạn của nhau - đó chính là
mạng xã hội.
Mạng xã hội hiện đã là một phần của đời sống xã hội, hơn tất cả mọi phương tiện, ngày nay
truyền thông đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát triển nhanh như tên lửa và sự ảnh hưởng
lớn lao của nó đối với con người. Giới trẻ với những đặc điểm về phát triển tâm lý có những
nhu cầu riêng và là người tiếp nhận và đến với mạng xã hội sớm nhất. Qua khảo sát 200 sinh
viên trên địa bàn TP.HCM, hầu hết các sinh viên đều biết đến mạng xã hội (97,5%). Điều đó
cho thấy mạng xã hội đã có một chỗ đứng trong suy nghĩ của sinh viên dù có thể họ không tham
gia mạng xã hội.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên5
b Tìm kiếm thông tin
Với việc xuất hiện của rất nhiều mạng như hiện nay thì việc lựa chọn mạng xã hội cho mình
không đơn giản. Sinh viên có thể tìm kiếm trên Internet thông tin về các mạng xã hội, trong đó
nổi lên một số mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như:
* MySpace: Phù hợp với mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu dành cho lứa tuổi teen, đặc biệt một số
văn nghệ sĩ cũng chọn nơi đây là nơi để chia sẻ thông tin với công chúng.
MySpace đã từng giữ ngôi vị số 1 trong danh sách các mạng xã hội lớn trên thế giới. Tuy nhiên,
do chậm chạp trong việc cải tiến và nâng cấp tính năng để cạnh tranh với các đối thủ khác,
MySpace đã để mất vị trí của mình vào tay Facebook. Trong nỗ lực giành lại thị phần đã mất
của mình, MySpace đã liên tục đưa ra những thay đổi mới như giao diện mới, hỗ trợ các ứng
dụng trên mobile...v.v.
*Zing me:
Có thể nói, nhà phát triển Zing Me rất khéo kết hợp những ứng dụng dịch vụ của mình vào giao
diện “kiểu Facebook”. Điểm nổi bật tại Zing Me là sự kết hợp về game xã hội vốn là “món
khoái khẩu” của cộng đồng game thủ hiện tại của VNGame.
Nhận thức rõ được sức mạnh của các mối quan hệ trên Facebook, Zing đã bắt tay xây dựng các
chức năng gợi ý với đặc điểm mang tính chất địa phương của Việt Nam, bắt đầu từ quá trình
đăng kí: Kết nối bạn bè, trường lớp, cùng cơ quan... thế mạnh mà Facebook không thể có.
Tuy nhiên, mặt trái của sự tích hợp quá nhiều dịch vụ vào “giao diện kiểu Facebook” làm cho
toàn bộ trang trở nên “vụn vỡ” và bị chia nhỏ với bốn cột nội dung. Font hiển thị nhỏ bạn sẽ
cảm giác trang cá nhân dường như được bao vây bởi mạng dịch vụ rộng lớn bao gồm các dịch
vụ giải trí của Zing Me và hướng người dùng vào việc chơi game thay vì kết nối bạn bè như
chức năng chính của một mạng xã hội.
* Twitter:
Dù đang phát triển rất nhanh, Twitter vẫn còn nhiều điểm yếu so với các mạng xã hội khác.
Một điểm quan trọng mà Twitter vẫn chưa theo kịp Facebook chính là bảo mật.
Twitter là mạng xã hội mini cho phép người dùng chia sẻ thông tin bằng nhiều hình thức
thông qua web hay qua SMS trên các thiết bị di động cầm tay. Twitter rất đơn giản và dễ sử
dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam số lượng người dùng Twitter không nhiều do các mạng di động tại
Việt Nam vẫn chưa được hỗ trợ.
Mới đây, Twitter đã thay đổi hoàn toàn giao diện và bổ sung một số tính năng như hỗ trợ
chia sẻ video, ảnh trực tiếp trong tin nhắn của người dùng. Điều này đã đáp ứng đúng nhu cầu
của người dùng và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
* Google+:
Chia sẻ là một phần quan trọng của thế giới internet, Google+ xuất hiện nhằm giúp kết nối mọi
người trên web giống như việc kết nối trong đời thực vậy. Về căn bản, Google + hoạt động dưới
hình thức của mạng xã hội tương tác, cho phép giao tiếp với bạn bè thông qua môi trường web
và chia sẻ thông tin.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên6
* Facebook: Phù hợp với mọi lứa tuổi, vì sự tiện dụng nhanh chóng, vì vừa mở trang cá nhân
vừa chat trực tiếp với bạn bè khắp năm châu, khả năng tìm kiếm được bạn bè cũ cao, vừa có
game…
Facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 500 triệu thành viên. Mặc dù vậy, ít
ai biết rằng khởi đầu Facebook chỉ là một trang web nhỏ dành cho trường đại học Havard nơi
Mark Zuckerberg theo học. Chỉ trong vài năm, Facebook đã tăng trưởng theo cấp số nhân trên
toàn thế giới. Tại Việt Nam, số lượng người dùng Facebook tăng rất nhanh trong 2 năm trở lại
đây và đạt con số gần 2 triệu người dùng.
c Đánh giá các phương án
Theo nguồn thông tin từ các diễn đàn, một số bạn trẻ có những ý kiến về các mạng xã hội nói
trên:
* MySpace
Điểm mạnh:
•
Cho phép người dùng tùy biến giao diện trang cá nhân.
•
Nhiều tính năng phong phú: Myspace TV, Myspace Music...v.v
•
Khả năng tạo playlist cho các bài hát của người dùng.
•
Tích hợp tốt với các mạng xã hội khác như Twitter, Facebook.
Điểm yếu:
•
Độ bảo mật thông tin kém hơn các mạng xã hội khác.
•
Tốc độ hoạt động của hệ thống Myspace không ổn định.
•
*Zing me:
Điềm mạnh:
•
Giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng.
•
Có nhiều game đa dạng,phù hợp với giới trẻ.
Điểm yếu :
•
Khả năng kết nối bạn bè còn hạn chế.
* Twitter:
Điểm mạnh:
•
Dễ dàng cập nhật và chia sẻ thông tin.
•
Khả năng kết nối rất mạnh. Thành viên được quyền tự do ‘follow’ người mình thích trừ
khi bị chặn.
•
Tin nhắn sẽ được gửi tới tất cả mọi người.
•
Không cần login để đọc cập nhật mới. Có thể dùng phần mềm đọc RSS thay thế.
•
Nhiều ứng dụng đang được phát triển.
•
Tiềm năng quảng cáo lớn.
Điểm yếu:
•
Chức năng còn hạn chế.
•
Giới hạn 140 kí tự trong một tin nhắn.
•
Khả năng bị spam cao.
•
Khó sử dụng tại một số nước.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên7
* Google+
Điểm mạnh:
•
Google nhấn mạnh vào bốn tính năng của Google +, gồm Circles, Sparks, Hangouts và
Mobile Instant Upload. Trước tiên, Circles được Google quan tâm hơn cả.
•
Circles giúp người dử dụng phân nhóm bạn bè và dễ dàng giới hạn chia sẻ.
•
Sparks là nơi bạn có thể chia sẻ nội dung web nhanh và dễ dàng hơn .
•
"Hangouts", cho phép người dùng cùng gặp gỡ nhiều bạn bè trực tuyến thông qua thoại
video.
•
Các tính năng dành cho mobile cũng được Google+ phát triển
•
Bảo mật thông tin riêng tư
Điểm yếu:
•
Vẫn là mạng mới
•
Hiện này vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ
* Facebook
Điểm mạnh:
•
Khả năng kết nối phong phú.
•
Nhiều tính năng hấp dẫn: Kết bạn, Tìm bạn, Tạo Groups, Fanpage.
•
Khả năng chia sẻ hình ảnh/ video dễ dàng.
•
Nhiều ứng dụng, games đa dạng.
•
Tiềm năng quảng cáo lớn.
Điểm yếu:
•
Thông tin cá nhân của người dùng không được đảm bảo.
•
Phải đăng nhập mới cập nhật được tin tức.
•
Tương đối khó sử dụng với người mới.
•
Dễ gây "nghiện".
Facebook: Phù hợp với mọi lứa tuổi, vì sự tiện dụng nhanh chóng, vì vừa mở trang cá nhân
vừa chat trực tiếp với bạn bè khắp năm châu, khả năng tìm kiếm được bạn bè cũ cao, vừa có
game hay…
Con người trong thời đại ngày nay, có nhu cầu kết giao với nhiều bạn trên thế giới, biết
thông tin nhanh chóng, nhưng rất ngại khi mình dùng một dịch vụ nào đó, mà nó có quá nhiều
thủ tục rườm rà, mất thời gian và khó sử dụng.
Nhận biết nhu cầu trên, Facebook đã tung ra một giao diện dễ sử dụng với người tiêu dùng.
Tính năng thì tốt,đáp ứng đầy đủ nhu cầu, sở thích của con người. Nên mọi người hiện nay có
xu hướng sử dụng Facebook ngày một nhiều hơn, hầu như ai cũng biết đến Facebook. Theo
khảo sát của chúng tôi có đến 88% những người khảo sát khi nhắc đến mạng xã hội thì nghĩ đến
Facebook đầu tiên.
Tuy nhiên, hiện nay Facebook đang phải đối mặt với một đối thủ khá nặng ký, đó chính là
Google+. Google+ với sự hậu thuẫn của “ông lớn” Google được dự đoán có thể vượt mặt
Facebook nhờ đầu tư kỹ lưỡng.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên8
2) Quá trình ra quyết định sử dụng Facebook
Với 200 sinh viên được khảo sát có 94% các bạn sinh viên hiện nay đang sử dụng
Facebook. Theo chúng tôi nghiên cứu, lý do sinh viên sử dụng Facebook chủ yếu là vì có nhiều
bạn bè dùng Facebook (89,5%), thông tin cập nhật nhanh chóng hơn (90%) và việc chia sẻ hình
ảnh dễ hơn không giới hạn kích thước (91,5%). Mục đích sử dụng của sinh viên đa phần là vào
việc kết nối bạn bè (97,5%), cập nhật tin tức (53,5%), chia sẻ hình ảnh (86,5%), tìm thông tin về
các sự kiện để tham gia (40,5%) và tham gia vào các hội nhóm (64,5%). Trong đó có những vấn
đề được quan tâm nhất của sinh viên như: thông tin trạng thái bạn bè (99%), và post ảnh cá
nhân (89,5%).
Qua nghiên cứu trên ta nhận thấy quá trình ra quyết định sử dụng Facebook của sinh viên có
thể là do sự ảnh hưởng của nhóm và những tiệc ích mà Facebook mang lại. Trong một lớp ban
đầu có thể chỉ có vài người tham gia Facebook, nhưng sau một thời gian sẽ có nhiều bạn dùng
Facebook hơn thậm chí tất cả các bạn trong lớp đều có Facebook.
Khi các bạn sinh viên đã tham gia Facebook thì cũng chịu sự tác động của những yếu tố xã
hội như gia đình, vai trò, địa vị xã hội và đặc biệt là nhóm tham chiếu. Các nhóm này có ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan điểm và cách ứng xử một hay nhiều người khác. Sự ăn
theo là hành động theo đám đông mà không hành động theo suy nghĩ cá nhân với mong muốn
giống với những người liên quan và những người quan trọng. Cá nhân coi các hành vi và ý kiến
của các thành viên trong nhóm tham chiếu như một thông tin hữu dụng làm ảnh hưởng đến
thông tin của sản phẩm hay dịch vụ. Cá nhân cũng sử dụng các quy tắc và giá trị của nhóm để
hướng dẫn cho thái độ và giá trị của mình. Người ta gọi là ảnh hưởng đồng nhất hóa. Quy tắc là
những mong đợi chung về các hành vi được nghĩ là thích hợp cho tất cả mọi người trong cùng
xã hội, bất kể họ nắm giữ vai trò nào.
Biểu đồ thể hiện lý do sinh viên dùng Facebook
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên9
Biểu đồ thể hiện những hoạt động của sinh viên khi dùng Facebook
Facebook hiện nay có nhiều tính năng như chia sẻ hình ảnh không giới hạn cả về kích thước
và số lượng, giao diện dễ dùng, đặc biệt là chức năng tạo event, tạo group….và hiện nay đang
phát triển thêm nhiều tính năng mới. Điều này khiến cho họ kết nối với bạn bè một cách dễ
dàng hơn, cập nhật được thông tin một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian đáp
ứng được nhu cầu của đa số sinh viên.
Theo khảo sát của chúng tôi thì có khoảng 63% sinh viên dành từ 2-3 giờ mỗi ngày để
online Facebook. Thậm chí còn có một số người sẵn sàng bỏ ra trên 3 giờ và coi việc lên
Facebook như một thói quen hằng ngày.
Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng Facebook của sinh viên trong một ngày
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên10
Hầu hết các sinh viên được khảo sát, họ thường online Facebook để kết nối bạn bè
(97,5%), chia sẻ hình ảnh (86,5%) và tìm thông tin về các sự kiện để tham gia (64,5%). Và
những việc sinh viên quan tâm nhất là cập nhật thông tin, trạng thái bạn bè (99%), post ảnh
cá nhân (89,5%). Bên cạnh đó sinh viên còn quan tâm đến các hoạt động của hội nhóm chiếm
khoảng 39%.
Biểu đồ thể hiện những vấn đề được sinh viên quan tâm nhất khi sử dụng Facebook
Theo khảo sát, số người thường xuyên quan tâm đến các quảng cáo trên Facebook chiếm
37%. Sinh viên thỉnh thoảng tham gia các event chiếm 43% còn lại không tham gia chiếm
25,5%. Và số người từng dùng Facebook để quảng cáo, PR thường xuyên chiếm khoảng 38,5%
và 12% là chưa bao giờ. Điều đó cho thấy, ngoài việc giúp người dùng kết nối online với nhau,
Facebook còn tạo cơ hội cho họ gặp mặt offline; giúp cho các doanh nghiệp có thể sử dụng nó
như một kênh marketing để đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
3) Quá trình sau khi sử dụng Facebook
a Hài lòng
Trong việc xuất hiện ngày càng nhiều mạng xã hội, Facebook vẫn được nhiều người đánh
giá là mạng đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng đặc
biệt là sinh viên:
• Chia sẻ, trao đổi thông tin.
• Cập nhập các tin tức nóng hổi trên thế giới.
• Giao tiếp và kết nối với nhiều bạn bè.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều hài lòng với việc sử dụng Facebook. Nhiều bạn sinh
viên đã dùng Facebook khá lâu: từ 1 đến 2 năm chiếm 37,5%, thậm chí có bạn sử dụng trên 2
năm (17%). Cũng theo khảo sát có đến 82,5% mọi người có ý định dùng Facebook lâu dài sau
khi sử dụng dịch vụ của mạng xã hội này. Qua đây cho thấy Facebook đã thực hiện tốt việc giữ
chân khách hàng và Facebook cần phát huy hơn nữa lợi thế này.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên11
Biểu đồ thể hiện sự trung thành của sinh viên đối với Facebook
b Chưa hài lòng
Hiện nay, Facebook có một số phiền toái như nhiều spam, thông tin không cần thiết, và đặc
biệt hiện nay là hay bị chặn khiến người tiêu dùng cảm thấy không hài lòng. Khi mà có bất kì
cập nhật mới từ Facebook, nó đều có thư thông báo đến email đăng ký của người dùng, nó gây
phiền toái cho người sử dụng.
Theo ý kiến của những người đã dùng Facebook thì đa số họ phàn nàn về việc Facebook hay
bị chặn (71%), nhiều spam, thông tin không cần thiết trên tường (20%). Facebook - với tốc độ
lan truyền thông tin nhanh thì chỉ một thời gian ngắn, mọi người đều có thể biết được những
thông tin liên quan đến mình. Nhưng cũng vì là mạng xã hội, phổ biến rộng khắp nên nếu không
cẩn trọng trong việc đăng tải thông tin thì những thông tin ấy rất có thể dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng không lường trước được.
Biểu đồ thể hiện những phiền toái của Facebook mà sinh viên hay gặp phải
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên12
c Ý kiến
Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều người muốn Facebook cải tiến chủ yếu tập trung vào các
vấn đề:
•
Ít spam
•
Ít bị chặn
•
Giao diện đẹp hơn
•
Load file nhanh hơn
•
Không giới hạn chữ comment
•
Thêm nút dislike
Facebook là mạng xã hội được ưa chuộng nhất hiện nay, nhưng điều đó cũng không có
nghĩa là Facebook hài lòng với sự thành công của mình. Theo phản ánh của những sinh viên mà
chúng tôi khảo sát thì Facebook vẫn còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề mà nếu không khắc phục thì
nhiều người dùng có thể sẽ chuyển sang mạng xã hội khác, đáng nói là Google+ - một đối thủ
được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng soán ngôi Facebook trong thời gian tới.
III)
Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cấp Facebook:
1) Xây dựng hệ sinh thái
Facebook hiện tại đang có trên 700 triệu người sử dụng với lí do: sư tích hợp nhiều năng.
Nhưng cũng có nhiều người phàn nàn về nó, Facebook có rất nhiều đặc điểm – như tán gẫu và
sự kiện – khiến cho người sử dụng cảm thấy không thể làm tốt hơn nếu không có Facebook.
Tuy nhiên, nếu Facebook muốn tiếp tục tồn tại, Facebook cần phải sáng tạo ra những tính năng
khác biệt cùng với việc phát triển nó khiến cho người sự dụng càng yêu thích những tiện ích
hơn.
2) Loại bỏ những tiện ích
Khi Facebook tung ra những tiện ích nền tảng cách đây vài năm, nó được xem như là một
bước đột phá mới. Người sử dụng có thể thêm nhiều thứ trong trang hồ sơ của mình như câu hỏi
tôn giáo, hoặc phác thảo chân dung bản thân. Tuy nhiên, sự tò mò dần trở nên lắng xuống, và
với một vài ngoại lệ những tiện ích đó mang đến nhiều phiền phức hơn là lợi ích. Facebook hiện
đầy rẫy những thư rác từ trò chơi, ứng dụng mà người dùng đã tham gia như FarmVille. Bên
cạnh đó, người sử dụng còn phải xử lí vô số những thông báo và lời mời về game.
3) Cắt giảm thông báo
Facebook đã mang lại cho người sử dụng những giây phút vui vẻ. Nhưng không như
MySpace, người sử dụng không phải là những đứa trẻ 13 tuổi, họ không ưa chuộng những dòng
chữ lấp lánh cũng như là những hình nền nổi loạn trên trang hồ sơ, và dễ dàng trong việc giữ
liên lạc với những người bạn thời tuổi thơ. Sau đó, bất ngờ thay trang thông tin mới của
Facebook lại tràn ngập những thứ mà người sử dụng không hề quan tâm.
Người sử dụng thật sự không bận tâm với những người mà họ không quen biết mà bạn của
họ đã thêm vào. Mặc dù người sử dụng có thể giấu đi một vài người bạn và những ứng dụng để
sàng lọc sự hỗn tạp ấy, nhưng sự lựa chọn là có hạn. Hoặc là giấu đi một bài đăng, hoặc là hoàn
toàn xóa đi một người bạn để người đó không còn xuất hiện trên trang thông tin mới một lần
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên13
nào nữa. Vậy tại sao không đưa ra sự lựa chọn để giấu đi thông báo khi một người thay đổi ảnh
hồ sơ của họ, hoặc khi họ kết bạn?
Hiện nay Facebook có rất nhiều thông tin không cần thiết, nhưng người sử dụng lại không
thể xóa bất kì ai trong danh sách của họ vì họ không muốn mất liên lạc cũng như thông tin của
người bạn đó. Vì thế, Facebook nên đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng, để họ
quyết định họ sẽ được thấy gì trên trang của họ, và cũng có thể người sử dụng sẽ quay lại sử
dụng Facebook. Cho đến khi đó, Facebook không còn là mạng xã hội phổ biến nhất. Người sử
dụng sẽ chuyển sang một mạng xã hội Google+ mới mẻ hơn.
F)
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT
Nhận xét:
Qua cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy Facebook đang chiếm một vị thế không nhỏ trong
tâm trí của người tiêu dùng là sinh viên. Với 200 sinh viên được khảo sát thì 200 sinh viên đều
biết đến Facebook và 188 sinh viên hiện đang sử dụng Facebook. Facebook đạt được thành
công như vậy là nhờ sự cải tiến không ngừng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người sử dùng.
Kiến nghị:
Theo các chuyên gia marketing, tầm ảnh hưởng và hiệu quả truyền thông trên Facebook
hiệu quả hơn Yahoo! Blog trước kia. Nhiều doanh nghiệp Việt cũng nhanh chóng chuyển hướng
tiếp cận kênh quảng bá này.
Tương tự như cách công ty điện lực kết nối các hộ gia đình và công ty kinh doanh thông qua
hệ thống điện, Facebook là một “tiện ích xã hội” được tạo ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa
mọi người và công việc kinh doanh lại gần nhau.
Vì vậy, Facebook có thể được dùng với hữu ích như một công cụ kinh doanh đặc biệt là đối
với những doanh nghiệp trẻ đầy tiềm năng. Do đó các doanh nghiệp nên tận dụng công cụ kinh
doanh này để phát triển sự nghiệp.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên14
G) ĐÁNH GIÁ MẶT MẠNH , YẾU CỦA HỌC VIÊN
Đề tài chỉ thực hiện trong phạm vi một số trường đại học tại TP.HCM. Do đó kết quả nghiên
cứu chưa có tính khái quát cao.
Đối tượng nghiên cứu lại là sinh viên nên đôi khi những nhận định chỉ mang tính khách
quan. Một số sinh viên khi được phỏng vấn chỉ trả lời qua loa. Làm mẫu thu thập c̣n nhiều hạn
chế về thông tin.
Do đề tài được thực hiện song song với thời gian học các môn khác dẫn đến thời gian đầu tư
không được nhiều. Nên một số thông tin cho bảng câu hỏi chỉ theo ý kiến chủ quan của tác giả.
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên15
H) PHỤ LỤC
I) Tài liệu tham khảo
Giáo trình Hành vi khách hàng (TS Nguyễn Xuân Lãn)
tailieu.vn
en.wikipedia.org
II) Bảng khảo sát và kết quả
BẢNG KHẢO SÁT VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG FACEBOOK CỦA SINH VIÊN
Chào các bạn!
Chúng tôi là sinh viên trường Đại học Mở TPHCM. Chúng tôi đang nghiên cứu về hành vi sử dụng
Facebook của sinh viên. Chúng tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu bạn dành ít phút trả lời một vài câu hỏi dưới
đây. Mọi thông tin mà các bạn cung cấp là những thông tin vô cùng quý giá trong cuộc nghiên cứu của
chúng tôi.
Sinh viên trường:…………………………………………..Năm thứ:………Nam/Nữ
1. Là sinh viên bạn có biết đến mạng xã hội không?
a. Có
b. Không
2. Bạn biết mạng xã hội từ đâu?
a. Bạn bè
b. Người thân
c. Báo chí
d. Vô tình tìm thấy trên mạng
3. Khi nói đến mạng xã hội hiện nay, bạn nghĩ đến mạng nào đầu tiên?
a. Facebook
b. ZingMe
c. Google +
d. Twitter
2. Bạn có dùng mạng xã hội không?
a. Có
b. Không
3. Hiện tại bạn đang dùng mạng xã hội nào?
………………………………………………………………………………
Nếu dùng Facebook, bạn vui lòng làm tiếp những câu sau đây, cảm ơn:
4. Tại sao bạn lại chọn FB? (Có thể chọn nhiều đáp án)
a. Có nhiều bạn bè dùng FB
b. Dễ sử dụng hơn
c. Giao diện đẹp hơn
d. Thông tin cập nhật nhanh hơn
e. Chia sẻ hình ảnh dễ hơn
f. Có nhiều game hay hơn
5. Bạn đã sử dụng FB được bao lâu rồi?
a. <6tháng
b. 6 tháng – 1 năm
c. 1 năm – 2 năm
d. > 2 năm
6. Quỹ thời gian bạn dành cho FB mỗi ngày là bao nhiêu?
a. <1h
b. 1-2h
c. 2-3h
d. >3h
7. Bạn lên FB để làm gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)
a. Cập nhật tin tức
b. Kết nối bạn bè
c. Chia sẻ hình ảnh
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên16
d. Chơi game
e. Tham gia hội nhóm
f. Tìm thông tin về các sự kiện để tham gia
g. Mua hàng trên mạng
8. Bạn quan tâm đến những vấn đề gì nhất khi lên FB? (Chọn 2 đáp án mà bạn thích nhất)
a. Thông tin, trạng thái của bạn bè
b. Post ảnh cá nhân
c. Thông tin quảng cáo, event
d. Hoạt động của hội, nhóm
e. Chơi game
9. Bạn đã bao giờ tham gia một event được quảng cáo trên FB chưa?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Chưa bao giờ
10. Bạn có tìm hiểu thông tin hay mua hàng online trên FB chưa?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Chưa bao giờ
11. Bạn đã từng dùng FB để quảng cáo cho một sự kiện chưa?
a. Thường xuyên
b. Thỉnh thoảng
c. Hiếm khi
d. Chưa bao giờ
12. Bạn thấy FB có những phiền toái gì?
a. Hay bị chặn
b. Nhiều spam, thông tin không cần thiết trên tường
c. Nhiều thông tin tiêu cực, phản động
d. Khác……………………………………………..
13. Ngoài FB ra bạn có dùng thêm công cụ trao đổi thông tin nào khác không?
………………………………………………………………………………..
14. Bạn có ý định dùng FB lâu dài không?
a. Có
b. Không
15. Bạn muốn FB cải thiện về điều gì để tốt hơn?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn và chúc các bạn thành công trong cuộc sống!
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên17
KẾT QUẢ CỦA BẢNG KHẢO SÁT
Câu 17 :
Nhiều người muốn facebook cải tiến :
• Ít spam
• Ít bị chặn
• Giao diện đẹp hơn
• Load file nhanh hơn
• Không giới hạn chữ comment
Nhóm 5 - Nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên18