Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

doanh thu và những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.23 KB, 12 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Bài thuyết trình
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2

CHUYÊN ĐỀ 1
DOANH THU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU
CỦA DOANH NGHIỆP.

GVHD

: Phạm Cao Khanh

Lớp

: TCD2 _13_06

Sinh viên thực hiện

: Nhóm 5


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 9-2011

I. DOANH THU
1. Khái quát về doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong


kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.
- Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng trong doanh nghiệp, chỉ tiêu
này là cơ sở cho tất cả các chỉ tiêu tài chính khác.
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,
không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (Ví dụ:
Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người
nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ
sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
 Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
• Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - đây là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thu của
doanh nghiệp;
• Doanh thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính;
 Cách xác định doanh thu:
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp
với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các
khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,
chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.


- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu
được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong
tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu
được trong tương lai.
2.

Doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ( doanh thu bán hàng)


- Tiêu thụ hàng hóa là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận
được tiền hoặc bên mua chấp nhận thanh toán theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
Quá trình tiêu thụ hàng hóa kết thúc thì doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện
sau:
• Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
• Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu
hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển
giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho
người mua.
Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được
ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới
nhiều hình thức khác nhau, như:

Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được
hoạt động bình thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông
thường;



Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc

vào người mua hàng hóa đó;

Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần
quan trọng của hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;

Khi người mua có quyền huỷ bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó
được nêu trong hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng
bán có bị trả lại hay không.
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu
hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh
nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ
các khoản thanh toán.
 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối
với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, do
những nguyên nhân sau :
- Có doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã cung ứng hàng hóa phù hợp với
thị hiếu cua người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu xã hội
- Có doanh thu hàng hóa doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản
chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ,đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
của doanh nghiệp .
- Doanh thu bán hàng còn là nguồn tài chính để doan h nghiệp thực hiện nghĩa vụ
đóng góp cho ngân sách Nhà nước .
- Từ doanh thu bán hàng doanh nghiệp có nguồn tài chính để tham gia liên doanh
liên kết tới các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả hoạt động ,trên cơ sở đó doanh
nghiệp tăng khả năng thu nhập
- Có doanh thu bán hàng cũng là kết thúc quá trình luân chuyển vốn lưu động, tạo
điều kiện thuân lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của

doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:


- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận
trên cơ sở:
- Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ;
- Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng;
- Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức
hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Lãi suất thực tế là tỷ lệ lãi dùng để quy đổi các khoản tiền nhận được trong tương lai
trong suốt thời gian cho bên khác sử dụng tài sản về giá trị ghi nhận ban đầu tại thời điểm
chuyển giao tài sản cho bên sử dụng. Doanh thu tiền lãi bao gồm số phân bổ các khoản
chiết khấu, phụ trội, các khoản lãi nhận trước hoặc các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi
sổ ban đầu của công cụ nợ và giá trị của nó khi đáo hạn.
Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh nghiệp
mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh nghiệp phải
phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua. Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi
khoản đầu tư được mua mới được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp. Phần tiền lãi
của các kỳ trước khi khoản đầu tư được mua được hạch toán giảm giá trị của chính khoản
đầu tư đó.
Tiền bản quyền được tính dồn tích căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng (ví dụ
như tiền bản quyền của một cuốn sách được tính dồn tích trên cơ sở số lượng sách xuất
bản từng lần và theo từng lần xuất bản) hoặc tính trên cơ sở hợp đồng từng lần.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ IV NĂM 2009 CÔNG TY TÂN
TẠO
Đơn vị tính : 1000đ
STT


Chỉ tiêu

1

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Quý IV
Năm nay
Năm trước
320,730,614
132,749,161


2

149,081,573

-

171,649,041

132,749,161

139,242,569

83,960,213
48,788,948


7

LN gộp về bán hàng và 32,406,472
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài 206,243,117
chính
Chi phí tài chính
16,381,621

8

Chi phí bán hàng

-

9

39,190,467

11

Chi phí quản lý doanh
17,904,235
nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt 204,363,733
động kinh doanh
Thu nhập khác
47,047,487

12


Chi phí khác

42,723,687

36,895

13

Lợi nhuận khác

4,323,800

1,962,349

14

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

208,687,533

35,826,999

4,934,850


13,412,686

203,752,683

22,414,313

3
4
5
6

10

15
16

Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
Giá vốn hàng bán

-

32,195,755
7,929,586

33,864,650
1,999,244


II. Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của daonh nghiệp và chúng tác
động đến doanh thu theo những khía cạnh khác nhau. Để thấy được một
cách rõ nét sự tác động đó người ta chia các nhân tố trên thành hai nhóm đó
là:
• Nhóm nhân tố lượng hóa được
• Nhóm nhân tố không lượng hóa được


1.Nhóm nhân tố lượng hóa được
nhân tố lượng hóa được đó là các nhân tố có thể đo lường được sự ảnh hưởng
của nó bằng các số liệu cụ thể
a. Sản lượng hàng hóa tiêu thụ được: sản lượng hàng hóa tiêu thụ được
càng nhiều thì doanh thu càng lớn. Tuy nhiên, sản lượng hàng hóa tiêu thụ được
phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tổ chức công tác bán hàng, hợp đồng bán hàng,
khả năng tài chính của doanh nghiệp…các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề này
để gia tăng doanh số bán.
Một số giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao sản lượng hàng hóa tiêu thụ:
Tổ chức công tác bán hàng hiệu quả bằng cách quảng bá sản phẩm rộng rãi,
đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tao ra sự khác biệt của sản phẩm…để
thu hút khách hàng đến với DN nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận .
b.Giá cả hàng hóa: Hàng hóa có giá bán cao thì doanh thu nhiều hơn. Tuy
nhiên giá bán là con dao hai lưỡi.
+ Khi giá bán của doanh nghiệp cao là do hàng hóa của doanh nghiệp cao là
do hàng hóa của doanh nghiệp có chất lượng, hàm lượng chất xám cao, kết cấu
mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì đây là dấu hiệu đáng mừng.
Doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng, lợi nhuận tăng.
+ Nhưng nếu giá bán của doanh nghiệp cao là do chi phí cao thì rất đáng lo
ngại, doanh nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường và dễ dẫn đến phá sản.

Tuy nhiên sự thay đổi của giá bán được coi là khách quan , là nhân tố nằm
ngoài tầm kiểm soát của daonh nghiệp bởi vì giá bán của hàng hóa trên thị trường
bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố:
 Giá bán của hàng hóa: yếu tố này phụ thuộc vào lượng lao động hao phí kết
tinh trong hàng hóa do đó nó được hình thành trong quá trình sản xuất
 Cung cầu hàng hóa trên thị trường: đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến giá
cả hàng hóa. Khi cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm xuống nhưng khi cung nhỏ hơn
cầu thì giá cả sẽ tăng lên và giá cả chỉ ổn định khi cung cầu băng nhau.


 Các chính sách của nhà nước cũng như chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của đồng tiền và có thể dẫn tới lạm phát làm cho
đồn tiền mất giá khi đó giá cả hàng hóa sẽ tăng rất nhanh.
 Cạnh tranh: trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
khốc liệt, quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh sẽ
ảnh hưởng đến giá cả thị trường của người mua. Thông thường cạnh tranh làm
giảm giá thị trường nhưng giá cả hàng hóa cũng có giới hạn bởi giá trần và giá sàn.
 Để tính được ảnh hưởng của hai nhân tố này đến sự thay đổi của doanh thu
ta dựa vào công thức : rồi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính cả ảnh
hưởng trên số tiền và tiền tệ.
c. Sự ảnh hưởng của lao động và năng suất lao động tác động đến sự thay
đổi của doanh thu.
Nhóm nhân tố này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp bán lẻ là chủ
yếu:
 Nếu điều kiện cho biết số liệu doanh thu và lao động ở hai kỳ thì các nhân tố
ảnh hưởng đến doanh thu có thể tính được gồm 2 nhân tố. Số lượng lao động (T)
và năng suất lao động (W) được phản ánh qua cộng thức sau :
Doanh thu bán hàng = Số lao động * Năng suất lao động
µ=T*w
Như vậy khi số lao động (T) hoặc năng suất lao động (W) thay đổi hoặc cả hai

vùng thay đôi đều làm cho doanh thu thay đổi theo. Số lượng lao động được coi là
yếu tố khách quan còn năng suất lao động là yếu tố chủ quan.
Để tính được ảnh hưởng của hai nhân tố nay tới doanh thu ta dựa vào công
thức
µ = T*W rồi áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính ảnh hưởng các
nhân tố tác động đến sự thay đổi của cả doanh thu về cả số tiền và tiền tệ.
 Nếu điều kiện cho biết doanh thu, số lao động và số ngày làm việc ở hai kỳ
thì các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu có thể tính gồm ba nhân tố : Số lượng lao
động, số ngày lao động và năng suất lao động bình quân ngày được phản ánh qua
công thức sau :
Doanh thu bán hàng = Số lương lao động *Số ngày lao động * Năng suất lao
động bình quân ngày
µ = T* Sn * W


Như vậy khi một trong ba nhân tố trên thay đổi hoặc cả ba nhân tố trên cùng
thay đổi thì doanh thu cũng thay đổi theo. Để tính đucợ ảnh hưởng của ba nhân tố
trên đến sự tăng giảm của doanh thu ta dựa vào công thức:
µ = T * Sn * W rồi dùng phương pháp thay thế lien hoàn đẻ tính ảnh
hưởng thoe thứ tự từ trái sang phải.
d.Sự ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa người ta dựa vào công thức
lưu chuyển hàng hóa rồi áp dụng phương pháp cân đối để từ đó xác định sự ảnh
hưởng của các nhân tố trên tác động đến sự thay đổi của doanh thu bán hàng. Công
thức lưu chuyển hàng hóa như sau :
Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Bán trong kỳ + Hao hụt + Tồn cuối
kỳ
e.Sự ảnh hưởng của số lượng bán hàng, số ngày bán hàng và năng suất
bán hàng của mỗi điểm đến xự thay đổi của doanh thu bán hàng.
Nhóm nhân tố nay thường được áp dụng chủ yếu đối với hoạt động bán lẻ. Để
tính được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến doanh thu bán hàng mỗi ngày

ta áp dụng phương pháp liên hoàn rồi dựa vào công thức sau để tính từ trái sang
phải.
Doanh thu bán hàng = Số lương cửa hàng;trực thuộc *Số điểm bán hàng của
mỗi cửa hàng *Thời gian bán * bính quân * Năng suất bán bình quân mỗi ngày của
mỗi điểm
Như vậy nếu một trong bốn yếu tố thay đổi hoặc cả bốn nhân tố thay đổi thì
doanh số bán ngày cũng thay đổi theo.
2. Nhóm nhân tố không lượng hóa được.
Nhân tố không lượng hóa được là các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm
của doanh thu bán hàng nhưng việc xác định ảnh hưởng của nó thì không tính được
bằng con số cụ thể. Nhóm này gồm các nhân tố:
 Tình hình sản suất trong nước và ngoài nước.
 Tình hình thay đổi về thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu về tiều dùng cũng tăng lên, mặt khác nếu
hàng hóa bán ra sẽ tăng lên và doanh thu bán hàng cũng tăng lên tương ứng.
Nhưng khi thu nhập giảm thì lập tức cầu về hàng hóa sẽ giảm theo và doanh thu
của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.


3.Ngoài ra phương thức thanh toán và công tác marketing cũng ảnh
hưởng đến doanh thu bán hàng:
a. Phương thức thanh toán: nếu phương thức thanh toán thỏa thuận là thu
tiền ngay thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay vốn, khiến doanh thu
tăng nhưng thực tế ngày nay, các doanh nghiệp thường cho khách hàng mua chịu
và thanh toán với nhiều phương thức khác nhau. Điều này là để gia tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Công tác marketing tốt và hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp gia tăng
đáng kể doanh thu.
Mục đích cuối cùng của các hoạt động marketing là giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu và lợi nhuận vì thế DN nên có những chiến lược marketing hợp nhằm

giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm một cách nhanh nhất, và tránh lãng phí
nguồn tài chính của công ty.
Một giải pháp marketing hiệu quả hiện nay là marketing online, quảng doanh
nghiệp và website trên internet. Bằng hoạt động marketing này, chỉ với một chi phí nhỏ
nhưng doanh nghiệp vẫn sẽ nhận được một giải pháp hiệu quả toàn diện từ việc tiếp thị
hình
ảnh
của
mình
trên
Internet.

Câu hỏi trắc nghiệm:
1.

Ý nào dưới đây thuộc doanh thu của doanh nghiệp thương mại
A. Doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và doanh thu hoạt động tài
chính
B. Thu nhập khác
C. Cả hai ý trên.

2.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn mấy điều kiện
A. 3
B. 4
C. 5

3.
các nhân tố

A.
B.
C.

Có bao nhiêu nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng ? Kể tên
1
2
3


4.

Sản lượng hàng hóa tiêu thụ được càng nhiều thì doanh thu :
A. Doanh thu càng lớn
B. Doanh thu càng nhỏ
C. Không ảnh hưởng đến doanh thu

Danh sách nhóm 5 và phân chia công viêc:
1. Lê Phùng Thảo Vi. TC13L ( tìm tài liệu, tổng hợp Word phần nhân tố ảnh hưởng)
2. Nguyễn Thị Hạnh.TC13k (tìm tài liệu, tổng hợp Word phần nhân tố ảnh hưởng)
3. Nguyễn Thị Lợi. TC13K (tìm tài liệu, làm powerpoint phần nhân tố ảnh hưởng )
4. Phan Thị Phương Dung. TC13L ( tìm tài liệu, thuyết trình phần nhân tố ảnh
hưởng )
5. Nguyễn Thị Khuyên. TC13L (Tìm tài liệu phần Doanh thu )

6. Bùi Thị Ngát. TC13M (Tìm tài liệu phần doanh thu)
7. Dương THị Hồng Đông. TC13L ( Tổng hợp phần doanh thu)
8. Phạm Thị Hồng Nhung( 30/10) TC13M (Làm powerpoint, Thuyết trình phần
Doanh thu)





×