KHÁCH DU LỊCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG HẤP DẪN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH.
1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch.
1.1.1. Khái niệm du lịch.
Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng
kinh tế - xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối
quan hệ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm 4 nhóm nhân tố
tương tác với nhau, khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ
du lịch, cộng đồng cư dân và chính quyền nơi đến du lịch.
Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối
quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.
Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài
lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị,
đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng tham quan.
Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách
du lịch như một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua
việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho
du khách.
Đối với chính quyền sở tại: du lịch được xem như là
một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính
quyền quan tâm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo
ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ hoạt động
kinh doanh du lịch.
Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được xem
như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời
họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch
bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trưng của
địa phương.
1.1.2. Các loại hình du lịch.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch được phân thành:
Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch:
Du lịch chữa bệnh: khách du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể
xác và tinh thần của họ.
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: đây là loại hình du lịch có tác dụng làm giải trí,
làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng
ngày
Du lịch thể thao: cũng nhằm mục đích thư giãn nhằm để con người mạnh
khoẻ hơn.
Du lịch văn hóa: nhằm mở mang kiến thức, thoả mãn tính tò mò.
Du lịch công vụ: mục đích chính của loại hình này là nhằm thực hiện
nhiệm vụ công tác nhiệm vụ nào đó.
Du lịch thương gia: mục đích là tìm hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu
tư, ký kết hợp đồng.
Du lịch tôn giáo: nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những
người theo đạo giáo khác nhau.
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: loại hình này nhằm thoả mãn những
người xa quê muốn về thăm hỏi họ hàng.
Du lịch quá cảnh: do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào đó trong
thời gian ngắn để đến nước khác.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tất cả những cái nhằm thoả mãn
nhu cầu của khách du lịch trong chuyến hành trình du
lịch.
Sản phẩm du lịch được hợp thành từ nhiều bộ phận
khác nhau: dịch vụ vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí...
Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính chất vô hình,
dịch vụ và tài nguyên chiếm 80%-90%. Việc tạo ra và tiêu
thụ sản phẩm du lịch thường có sự trùng lặp về không
gian và thời gian. Do đó để thực hiện quá trình tiêu thụ
sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và
tiêu thụ tại chỗ. Do đặc điểm này, khách du lịch không thể
thấy sản phẩm du lịch trước khi mua.
Việc tiêu dùng sản phẩm có tính thời vụ. Thông thường các hoạt động du
lịch có liên quan đến hoạt động ngoài trời tức là phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Do đó việc tiêu dùng dịch vụ càng mang tính thời vụ rõ nét.
1.1.4. Khách du lịch.
1.1.4.1. Khái niệm khách du lịch.
Có không ít khái niệm về khách du lịch, mỗi nước, mỗi
học giả có một khái niệm khác nhau. Tuy nhiên lịch sử về
khái niệm khách du lịch có từ cuối thế kỷ XVIII bắt nguồn
từ Pháp. Trong thời kỳ này khái niệm về khách du lịch quy
định :những người được coi là khách du lịch là người đến
một địa điểm mới (khác với nơi cư trú thường xuyên) nhưng
không được ở quá một năm tại đó, họ phải phát sinh hoạt
động thành toán nhằm tiêu tiền tiết kiệm của họ tại nơi
đến du lịch. Các định nghĩa thời này đều mang tính phiến
diện, chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác nhất
các đối tượng được coi là khách du lịch.
Việc xem xét đối tượng nào là khách du lịch là việc rất
quan trọng. Nó phục vụ cho công tác thống kê du lịch, từ
những số liệu tăng trưởng về lượng khách du lịch để từ đó
có chính sách kinh tế hoặc đầu tư một cách đúng đắn
thích hợp vào ngành du lịch tránh tình trạng cung
vượt cầu hoặc ngược lại.
Có thể cụ thể hoá khái niệm về khách du lịch như sau:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục
đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù
lao ở nơi đến, có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở
lên (hoặc sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) và không quá
một khoảng thời gian quy định của từng quốc gia. Cần phân
biệt hai loại khách du lịch cơ bản:
Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính
là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài
nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là khách du
lịch thuần tuý.
Những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích
khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp...Trên
đường đi hay tại nơi đến những người này sắp xếp thời gian
cho việc tham quan nghỉ ngơi. Để nói lên được sự kết hợp
đó, chuyến đi của họ gọi là du lịch công vụ, du lịch thể
thao, du lịch thăm thân...
1.1.4.2. Phân loại khách du lịch
Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) ngày 4-3-1993 Hội đồng liên hợp quốc
UNSC (United Nations Statistical Commisson) đã công nhận những thuật ngữ
như khách du lịch quốc tế, khách du lịch trong nước, khách du lịch nội địa,
khách du lịch quốc gia để thuận tiện trong việc soạn thảo thiết kế du lịch giữa
các nước trên thế giới trong đó:
Khách du lịch quốc tế (International) gồm: Khách du lịch quốc tế
(Inbound tourist) gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia, khách
quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist) gồm những người đang sống trong
một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước ( Internal tourist) gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia
đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist) khách du lịch trong nước cộng
khách du lịch quốc tế đến, 3 loại khách du lịch trên là thị trường cho cơ sở lưu
trú và là nguồn khách của quốc gia.
Khách du lịch quốc gia (National tourist) khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Ở nước ta việc phân chia khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa theo Pháp lệnh du lịch.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn khách du lịch.
1.2.1. Chính sách của Nhà nước và địa phương
Chính sách của chính quyền có vai trò rất quan
trọng đến sự phát triển của du lịch nói chung, thu hút
khách du lịch nói riêng. Một đất nước, một khu vực có tài
nguyên du lịch phong phú. Mức sống của người dân không