Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương ôn tập môn thương mại điện tử 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.31 KB, 11 trang )

Đề 36:
Câu 1: Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm của đấu giá quốc tế
Trả lời:
1.Khái niệm:
Đấu giá là 1 phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại thời gian và địa
điểm nhất định, ở đó người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh giá cả, hàng
hóa được bán cho người trả giá cao nhất. Trong đấu giá quốc tế, người tham gia đấu giá
bao gồm các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.
2.Đặc điểm
- Được tiến hành có tổ chức tại 1 điểm nhất định và trong thời gian nhất định được thông
báo trên TV và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Hàng hoá bán theo phương thức này thường là những hàng hoá khó tiêu chuẩn hoá ( đồ
cũ, quí hiếm, da lông thú…)
- Hàng hoá phải có trên thị trường ( tại nơi đấu giá) người mua có thể nhìn thấy, sờ thấy
và tự lựa chọn.
- Người mua nhiều, người bán chỉ có một người và người mua phải cạnh tranh theo điều
kiện người bán đặt ra.
- Trong một số trường hợp, có thể tồn tại một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn;
nếu sự ra giá không đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người
đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi người phụ trách việc bán đấu giá).
Câu 2: Trình bày phương pháp qui định số lượng có dung sai
Trả lời: - Phương pháp qui định số lượng:
+ Qui định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch: 10MT café, 10 chiếc honda
+ Qui định phỏng chừng số lượng hàng hóa giao dịch.
 Phương pháp qui định số lượng phỏng chừng ( có dung sai):
- Cho phép các bên có thể giao nhận hàng hóa trong 1 khoảng chênh lệch nhất định.
-

Khoảng chênh lệch này gọi là dung sai.
Thường áp dụng cho hàng hóa có số lượng lớn,khó cân đo đong đếm, hàng hóa phải thu
gom, tái chế…ví dụ: vải, gạo, phân bón, quặng,.




-

Cách ghi qui định trong hợp đồng: ‘’khoảng chừng’’( about), xấp xỉ (approximately),

-

‘’hơn hoặc kém’’ (more or less), +/- (cộng trừ), hoặc ‘’từ …tấn mét đến … tấn mét’’.
Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng: áp dụng phạm vi dung
sai theo tập quán quốc tế hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc có dung sai là
0.5%, cà phê 0.3%, cao su 2.5%, gỗ 10% trọng lượng hàng giao
- Về quyền được lựa chọn dung sai. Trong thương mại quốc tế có 3 cách qui định:
+ Dung sai do người bán chọn
+ Dung sai do người thuê tàu chọn
+ Dung sai do người mua chọn

-

Người ta còn qui định về giá hàng của khoản dung sai về số lượng sao cho 1 trong hai
bên không thể lợi dụng sự biến động giá cả thị trường để làm lợi cho mình. Có 3 cách qui
định giá:
+ Giá dung sai tính theo giá hợp đồng
+ Giá dung sai tính theo giá thị trường
+ Chia đôi cho cả 2 bên
Đề 37
Câu 1: Hãy trình bày các bước tiến hành đấu giá quốc tế
Trả lời:

1. Giai đoạn chuẩn bị đấu giá

- Thông báo: Đăng quảng cáo về ngày, giờ, địa điểm tiến hành, số lượng mặt hàng đấu giá,

thể lệ đấu giá. Trong công tác này người bán phải làm thế nào để người mua không có đủ
-

thời gian liên kết với nhau tìm cách giảm giá.
Chuẩn bị hàng hoá: Đưa hàng hoá tới kho của tổ chức đấu giá, sau đó phân chia thành
từng lô căn cứ vào chất lượng, kích cỡ của chúng, đánh số từng lô sau đó lấy mẫu hàng
hoá. Ký hợp đồng uỷ thác với các tổ chức đấu giá ( có thể là uỷ ban nhân dân, toà thị

-

chính, công ty…)
Xây dựng thể lệ đấu giá: Thường quy định người mua phải xem hàng trước (người bán
không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá), quy định về khoản tiền ký quỹ trước khi
tham dự đấu giá, về mức mặc cả đặt giá.


-

Trưng bày hàng hoá để người muốn mua có thể xem: Tổ chức cho người mua xem hàng,
trong thời gian này nếu không xem mà mua phải hàng không theo ý muốn thì không có
quyền khiếu nại về chất lượng hàng hoá.
Có nhiều cách tổ chức cho người mua xem hàng:
+ Xem qua mẫu,
+ Xem thực tế: có thể xem xét trực tiếp, cho chạy thử…
+ Xem qua ảnh: Một số hàng nhỏ giá trị cao, dễ mất người ta hay chụp ảnh để giới thiệu.
2. Đấu giá chính thức
- Cuộc đấu giá bắt đầu tại thời gian và địa điểm qui định
- Tuỳ theo khả năng để chọn phương thức thích hợp mà bán được giá cao nhất và


thông thường người ta hay tiến hành theo các phương thức sau:
+ Phương thức có tiếng nói (2 cách)
- Giảm giá dần: Người tổ chức định giá cao để người mua giảm dần, hoặc người bán
giảm dần nếu người mua không mua và không trả giá.
- Tăng giá dần (phổ biến): Người tổ chức quy định giá sàn, người mua trả giá tăng dần,
không hạn chế tầm cao, cách này thường áp dụng khi bán những hàng hoá phi thương
nghiệp, do sự cạnh tranh của những người mua, nhiều khi bán được hàng với giá rất cao.
+ Phương pháp không tiếng nói.
- Gửi thư kín: Mọi người trả giá ghi vào phong bì giá mình đề nghị bỏ vào thùng thư như
khi đi bầu cử.
- Giơ tay: Ghi giá chuyển cho ban tổ chức, hoặc bấm nút máy tính điện tử.
Trong khi đấu giá, người mua có thể rút lại giá đã trả trước khi hàng hóa được ấn định
bán và người bán cũng vậy.
3. Kí kết hợp đồng và giao hàng
- Người thắng là người trả giá cao nhất, đến ban tổ chức ký hợp đồng theo mẫu và trả một
phần tiền hàng, có nghĩa là phải đặt cọc (bid) tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng và mức
bid là bao nhiêu thì người tổ chức phải quy định. Những căn cứ xác định bid:
- Chi phí mở đấu giá lại: Quảng cáo, thuê địa điểm.
- Chi phí lưu kho:


- Sau một thời gian khoảng 3 đến 4 ngày, người mua phải trả nốt tiền và nhận hàng
Câu 2: Trình bày các phương pháp xác định trọng lượng. Cho ví dụ minh họa
Trả lời: theo như trong sách mình ghi khối lượng ở câu trả lời.
Các phương pháp xác định khối lượng:
1. Khối lượng cả bì ( gross weight): = khối lượng tịnh + khối lượng bao bì
là khối lượng hàng hóa và bao bì được tính là 1.
- Áp dụng khi giá 1 đơn vị bao bì tương đương với giá 1 đơn vị hàng hóa hoặc khối


lượng bao bì không đáng kể so với khối lượng hàng. (2 lý do này như nhau.do
2.
-

khối lượng hàng lớn nên khi chia ra giá 1 đv hh = 1 đơn vị bao bì).
Ví dụ: Giấy làm báo, đậu tạp…
Khối lượng tịnh (net weight)
Áp dụng khi khối lượng bao bì lớn
Là khối lượng thực tế của bản thân hàng hóa, bằng KL cả bì trừ đi khối lượng bao

Các cách tính khối lượng bao bì:
+ Theo khối lượng bì thực tế (actual tare): đem cân tất cả bao bì. PP này chính xác
nhưng tốn nhiều công và thời gian.
+ Theo khối lượng bì trung bình (average tare): đem cân 1 số bao bì rồi lấy khối
lượng bình quân.
+ Trọng lượng bì quen dùng (customary tare): đối với loại bì thường sử dụng
nhiều, người ta lấy kết quả cân đo từ lần đầu tiên làm tiền lệ để xác định kl bì.
+ Trọng lượng bì ước tính (estimsted tare): xác định bằng cách ước lượng
+ Trọng lượng bì ghi trên hóa đơn (invoiced tare): căn cứ vào lời khai người bán,

-

ko kiểm tra lại.
Với 1 số mặt hàng có khối lượng bao bì rất nhỏ, không đáng kể, hoặc đơn giá của
bao bì không chênh lệch bao nhiêu so với đơn giá hàng hóa, ngta có thể thõa thuận

tính giá cả bao bì theo cách thức ‘’cả bì coi như tịnh’’ (gross weight for net).
3. Khối lượng thương mại (comercial weight)
- Là trọng lượng hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn
- Áp dụng với những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn định. Tuy nhiên cách

-

tính tùy thuộc vào từng nước, từng mặt hàng.
VD: bông, len, gạo, cà phê, gỗ...
Công
thức:

(theo

Sách)


-

Ví dụ: HĐ qui định hàng: 100MT, độ ẩm 25%, nhưng khi kiểm tra thấy 100MT độ

ẩm 28%
 Khối lượng thương mại của 100MT hàng này là: 100x= 97,66
4. Khối lượng lý thuyết
- Là cách xác định khối lượng hàng dựa vào tiêu chuẩn hóa của hàng.
Tại những nơi giao hàng như: cầu cảng, mạn tàu ngoài khơi..ko có phương tiện để
-

cân đo => căn cứ vào tiêu chuẩn hóa của từng nước
Ví dụ: 1 bó thép phi 14 gồm 100 cây sẽ nặng bao nhiêu tùy thuộc vào tiêu chuẩn
hóa của từng nước..sẽ có khối lượng khác nahu.

Đề 38
Câu 1: Nêu các công việc để thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị y tế theo ddieuf
kiện FOB, Incoterm® 2010, thanh toán bằng L/C

Trả lời:
Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, cần thực hiện những công việc sau:
1. Xin giấy phép nhập khẩu chuyến: vì thiết bị y tế nàm trong danh mục cần xin giấy

phép NK của Bộ Y tế
2. Mở L/C
3. Đôn đốc người bán giao hàng: đúng theo kế hoạch, thuwognf xuyên liên lạc để
cập nhật thông tin.
4. Thuê tàu: theo FOB, người bán không có nghĩa vụ thuê tàu mà phải giao hàng trên
tàu do người mua chỉ định.
5. Mua bảo hiểm: theo FOB, người bán ko có nghĩa vụ mua bảo hiểm, để phòng trừ
6.
7.
8.
9.

rủi ro, nguwoif ua nên mua BH
Tiến hành thanh toán
Làm thủ tục hải quan
Mở tờ khai hải quan
Xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra
Nộp thuế + lệ phí liên quan
Tiến hành thong quan NK
Kiểm tra sau thông quan
Tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa
Nhà nước: kiểm tra hàng có đúng tiêu chuẩn hay ko
Người mua: kiểm tra hàng có đúng theo hợp đồng ko, ktra tổn thất.
Khiếu nại đòi bồi thường (nếu có)



-

Xác định đối tượng khiếu nại
Làm hồ sơ khiếu nại

Câu 2: Trọng lượng thương mại của hàng hóa là gì, sử dụng cho những mặt hàng
nào? Cho ví dụ.
Xem câu 2 đề 37
Đề 39:
Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phân loại đấu thầu quốc tế
Trả lời:
-

Khái niệm: Đấu thầu quốc tế là 1 phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó 1 bên
mua thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) sẽ lựa chọn trong số những người
tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu), ai đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời
thầu đặt ra (ví dụ như giá rẻ+ chất lượng tốt) sẽ được chọn để kí kết và thực hiện

-

hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)
Đặc điểm:
+ Hàng hóa và dịch vụ trong đấu thàu có giá trị cao, khối lượng lớn, đa dạn
+ Được áp dụng rộng rãi trong việc mua sắm hàng hóa, trong xây dựng công trình
lớn.
+ Khách quan, minh bạch.
+ Thông qua đấu thầu có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tìm được bạn

-


hàng
Phân loại:
1. Nếu chia theo đối tượng đấu thầu :
+ Đấu thầu cung cấp hàng hoá
+ Đấu thầu cung cấp dịch vụ
+ Đấu thầu xây dựng công trình.
+ Đấu thầu dự án .

2. Nếu căn cứ lượng người tham gia
+ Đấu thầu mở rộng(open tender)
+ Đấu thầu hạn chế ( limited tender)
+ Chỉ định thầu ( đấu thầu riêng lẻ)

3. Căn cứ vào phương thức thực hiện


+ Đấu thầu 1 giai đoạn.: hai phương thức.
* Theo kiểu một phong bì, gồm:
- Chào kỹ thuật
- Chào giá
Khi bóc phong bì phải xét kỹ điều kiện kỹ thuật và điều kiện giá cả, làm công tác
này rất mất thời gian và tốn kém tiền bạc. Phương thức này được áp dụng đối với
đấu thầu mua bán hàng hoá và xây lắp.
* Theo kiểu hai phong bì: Là phương thức nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về
giá trong từng phong bì hồ sơ riêng vào cùng thời điểm. Phong bì hồ sơ kỹ thuật sẽ được
bóc để xem xét trước và đánh giá . Các nhà thầu đạt điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được
mở tiếp phong bì hồ sơ thứ hai (đề xuất về giá) để đánh giá. Phương thức này thường
được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
+ Đấu thầu hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ, gồm đề xuất về kỹ thuật và phương

án tài chính ( chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu,
nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự
thầu chính thức của mình.
* Giai đoạn hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ
sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt
bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện,
điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
+ Chào thầu (đấu thầu) cạnh tranh.
Có bao nhiêu khách hàng thì mời đến bấy nhiêu, để các khách hàng cạnh tranh với nhau
và người tổ chức sẽ chọn được giá hợp lý nhất.

4. Nếu căn cứ hợp đồng có thể chia:
+.Hợp đồng khoán gọn : không có điều chỉnh giá
+. Hợp đồng có điều chỉnh giá: Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố đầu vào để điều
chỉnh.


+. Hợp đồng kiểu chìa khoá trao tay (turn-key) theo hợp đồng loại này có thể trao tay
toàn phần, có thể từng phần
Câu 2: Nêu những cách qui định điều khoản chất lượng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Cho ví dụ minh họa
Trả lời: Các phương pháp qui định phẩm chất:
1) Dựa vào mẫu hàng
- Chất lượng hàng hóa được xác định căn cứ vào chất lượng của 1 đơn vị hàng hóa lấy ra
từ lô hàng giao dịch, gọi là mẫu hàng.
- Áp dụng cho những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa và khó mô tả. VD: hàng mĩ nghệ, một
số hàng nông sản…
- Mẫu hàng thường do người bán cung cấp, chi phí về mẫu được cộng vào giá hàng.
- Mẫu hàng sẽ được đóng gói cẩn thận, bên ngoài được hai bên kí tên, đóng dấu, khi đó
mẫu được làm thành 3 mẫu nhỏ: người bán, người mua, và bên thứ ba mỗi người giữ 1

mẫu làm cơ sở giải quyết tranh chấp sau này.
- Mẫu hàng cũng có thể do người mua cung cấp.
2) Dựa vào tiêu chuẩn (standard) hoặc phẩm cấp (category)
- Tiêu chuẩn là 1 tài liệu do 1 cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó có các qui định
về đánh giá phẩm chất hàng, phương pháp sản xuất, đóng gói…
- Phẩm cấp cũng là 1 cách qui định phẩm chất (trong khi xác định tiêu chuẩn, người ta
thường qui định phẩm cấp, vd: loại 1,2..)nhưng chất lượng hàng hóa trong những giai
đoạn khác nhau cũng có những sai lệch với nhau.Vd: lạc nhân loại 1 năm 2009 có độ lớn
của hạt khác s vs năm 2007-2008
VD: TCVN-21009, ngày 10 tháng 2 năm 2009
3) Dựa vào tài liệu kỹ thuật
VD: khi mua bán các dây chuyền sản xuất, máy móc theo yêu cầu riêng của bên
mua..Trong hợp đồng khi thõa thuận các bên phải làm rõ: các thông số kỹ thuật, loại tài
liệu, quyền của các bên đối với tài liệu kĩ thuật.
4) Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng


FAQ: Phẩm chất bình quân khá




GAQ: Phẩm chất bình quân tốt.



GMQ: Phẩm chất tiêu thụ tốt

VD: khi mua hàng thừa, ế, khó bán các bên qui định phẩm chất xác định theo GMQ tại
nước người mua; nếu hàng bán được=> chất lượng tốt, nếu khong bán được=> hàng có

phẩm chất kém.
5) Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa
- Áp dụng trong buôn bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, quặng, dược liệu..
VD: trong vỏ xú hàm lượng ta-nanh là 14%
6) Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ HH đó
- Khi mua bán nguyên liệu hoặc bán sản phẩm thường hay sử dụng.
VD: mua lạc nhân về ép dầu thì tỷ lệ dầu thu được sẽ quyết định đến chất lượng của hạt
nhân
7) Dựa vào hiện trạng hàng hóa
- Hay được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, khoáng sản
- Phẩm chất của hàng giao đúng như mẫu hàng đã lấy khi được bốc, từ đó trở đi người
mua phải chịu rủi ro, hư hại của hàng hóa.
VD: mua bán 1 cánh đồng café ngay từ khi mới ra hoa. Sau này thu nhập nhiều hay ít, hư
hại gì, nguwoif bán không chịu trách nhiệm.
8) Dựa vào sự xem hàng trước
- Được áp dụng khi đấu giá hàng
-Người bán giao cho người mua đúng hàng mà người mua đã xem, người mua ko có
quyền từ chối nhận hàng, trừ phi chứng minh được người bán gian trá.
9) Dựa vào dung trọng hàng hóa
- Xác định dựa vào trọng lượng tự nhiên của hàng hóa
- Hay được dùng kết hợp mẫu hàng, thứ hạng.. khi mua các loại hạt, nó phản ánh kích cỡ,
trọng lượng của hạt..
VD: hạt nhân lớn thì lượng dầu thu được sẽ nhiều hơn hạt nhân nhỏ
10) Dựa vào quy cách của sản phẩm


- Qui cách sản phẩm là các thông số kỹ thuật: công suất, kích cỡ, trọng lượng,..của hàng
hóa
- Thường được sử dụng khi mua máy móc thiết bị, công cụ vận tải..
11) Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

- Người ta thường hay mua hàng theo nhãn hiệu khi mua những hàng hóa nổi tiếng.
- Khi mua bán, các bên chỉ cần ghi tên nhãn hiệu của hàng là đủ
VD: xe máy Honda, rượu vang Đà Lạt…
12) Dựa vào mô tả hàng hóa
- Hay được sử dụng khi mua bán các mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa, mặt hàng tươi sống.
Khi đó người ta sẽ mô tả các đặc tính lý hóa, hình dáng, kích thước… của hàng.

Đề 40:
Câu 1: Nêu quy trình gửi hàng xuất khẩu nguyên trong container (FCL).
a) Người gửi hàng. (Shipper)

- Thuê và vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng.
- Ðóng hàng vào container kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
- Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời
nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Việc đóng hàng vào container cũng có thể tiến hành tại trạm đóng hàng hoặc bãi
container của người chuyên chở. Người gửi hàng phải vận chuyển hàng hóa của mình ra
bãi container và đóng hàng vào container.
THÊM: b) Người chuyên chở ( Carrier)
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi
container (container yard) cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi
container cảng đích.


- Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp
container lên tàu.

- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
c) Người nhận chở hàng
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
- Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container
rỗng cho người chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về
bãi chứa container
Câu 2: Trình bày các phương pháp xác định trọng lượng bao bì. Chi phí bao bì
được qui định như thế nào trong HĐMBHHQT
Trả lời:
-

PP xác định trọng lượng bao bì: câu 2 đề 37
Phương pháp tính chi phí bao bì:

Có thể có các trường hợp:
+ Giá bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không tính riêng.
+ Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng, thường được áp dụng khi giá bao bì khác xa so
vs trị giá hàng.
Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hóa theo phương pháp ‘’cả bì coi như
tịnh’’



×