Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề cương vấn đáp phương thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.43 KB, 26 trang )

CHƯƠNG VII
Phương thức thanh toán chuyển tiền và ghi sổ

i.

1. Khái niệm, các loại chuyển tiền và quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền
Khái niệm : phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng ( người yêu cầu
chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy
định
Các loại chuyển tiền :
Căn cứ vào mục đích của chuyển tiền :







Chuyển tiền thanh toán cung ứng dịch vụ cho nước ngoài
Chuyển tiền kiều hối, tiền cho du học sinh
Chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
Chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thường trú ở
nước ngoài
Chuyểnt iền viện trợ tài chính không hoàn lại cho nước ngoài
Chuyển tiền phát sinh thu nhập từ các yếu tố……

Căn cứ vào phương tiện chuyển tiền có 2 loại :




Chuyển tiền bằng điện
Chuyển tiền bằng thư

Căn cứ vào thời điểm chuyển tiền có 2 loại :



Chuyển tiền trước : khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền thực hiện nghĩa vụ quy
định trong hợp đồng, hiệp định hoặc các thỏa thuận khác
Chuyển tiền sau : khi người hưởng lợi hoặc người được trả tiền đã hoàn thành nghĩa vụ
quy định

Quy trình thanh toán của phương thức chuyển tiền :
Có thể biểu diễn qua sơ đồ sau
NH chuyển tiền

5

NH trả tiền
4

3

2

6 1

Trong đó :
Người yêu cầu


Người hưởng lợi


(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng
Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho NH của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài
NH chuyển báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu
NH chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho NH trả tiền ở nước người hưởng lợi
NH trả tiền báo nợ tài khoản của NH chuyển tiền
NH trả tiền báo có tk người hưởng lợi

2. Khái niệm và quy trình thanh toán của phương thức ghi sổ?
Khái niệm : là một phương thức trong đó quy định rằng Người ghi sổ sau khi đã hoàn thành xong
nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng cơ sở sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ người được
ghi sổ bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do 2 bên thỏa thuận người
được ghi sổ sẽ dùng phương thức chuyểnt iền để thanh toán cho người ghi sổ
Quy trình thanh toán :
5
NH nước người
ghi sổ

NH nước người
được ghi sổ


4

6

Người ghi sổ

2

1

3

Người đư

Trong đó
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Người ghi sổ cung ứng dịch vụ và mở sổ cái ghi nợ người được ghi sổ
Người được ghi sổ yêu cầu NH chuyển tiền để thanh toán theo định kỳ
Ghi nợ tài khoản người được ghi sổ
Phát lệnh chuyển tiền cho ngân hàng trung gian ( NH đại lý)
NH trung gian báo nợ tài khoản chuyển tiền
NH trung gian báo có tài khoản người ghi sổ

3. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền. Trường hợp áp dụng?

Ưu điểm đối với các bên
• Với khách hàng : thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền, thời gian
chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền
• Đặc biệt là người nhập khẩu, do phương thức này chỉ dựa vào thực tế của việc giao hàng
nên người nhập khẩu có thể kiểm tra hàng hóa đúng với yêu cầu của mình rồi mới trả tiền
việc này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của người nhập khẩu


• Với ngân hàng : NH chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán thuần túy để hưởng phí,
không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển
đi.
Nhược điểm







Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời khỏi chu
chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên ( người chuyển tiền và
người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước, nhà nhập khẩu lo sợ mất tiền nếu nhà xuất
khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng chất lượng, chủng
loại và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại,
trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín
thanh toán của nhà nhập khẩu.
Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai
nạn bất ngờ khiến cho một bên bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng tới đối tác làm ăn
Do việc thanh toán được chủ yếu thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu
phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã

chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng
đã nhận tiền
Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi
mới thực hiện nên chưa phát huy hết khả năng cũng như vai trò của ngân hàng trong
thanh toán QT

Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền
chính vì những ưu nhược điểm như vậy nên phương thức chuyển tiền thường áp dụng trong
việc thanh toán các khoản chi tiêu phu thương mại và các chi phí liên quan đến XNK hàng
hóa có giá trị hợp đồng nhỏ; chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; chuyển tiền kiều hối; thanh
toán hàng hóa XNK (khi hai bên có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi giá trị
hợp đồng không lớn) vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của
người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc thanh toán vì vậy chỉ nên áp dụng cho
các giao dịch phi thương mại bởi vì đặc trưng của các giao dịch này là chỉ sau khi có kết quả
thì mới có số liệu đẻ quy ra số tiền phải thanh toán

4. Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức chuyển
tiền?
Trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền
phương thức chuyển tiền thường áp dụng trong việc thanh toán các khoản chi tiêu phi
thương mại và các chi phí liên quan đến XNK hàng hóa có giá trị hợp đồng nhỏ; chuyển
vốn ra bên ngoài để đầu tư; chuyển tiền kiều hối; thanh toán hàng hóa XNK (khi hai bên


có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi giá trị hợp đồng không lớn) vì khâu
thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tình
dây dưa, kéo dài việc thanh toán vì vậy chỉ nên áp dụng cho các giao dịch phi thương mại
bởi vì đặc trưng của các giao dịch này là chỉ sau khi có kết quả thì mới có số liệu đẻ quy
ra số tiền phải thanh toán
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng phương thức chuyển tiền

Hiện nay chưa có luật QT cũng như các tập quán QT điểu chỉnh phương thức thanh toán
này vì vậy việc chuyển tiền sẽ điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các
thỏa thuận đại lý ký kết giữa ngân hàng các nước nếu có
Thường kết hợp sử dụng phương thức này để trở thành một bộ phận của phương thức
thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán như phương thức nhờ
thu, ghi sổ, bảo lãnh NH…. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng một cách độc lập
Thời điểm chuyển tiền cũng cần phải thể hiện rõ trong hợp đồng là chuyển tiền trước
chuyển tiền sau bởi nó sẽ liên quan đến nghĩa vụ của các bên về việc chuẩn bị tiền để
chuyển, cũng như lãi suất của khoản tiền chuyển sẽ ảnh hưởng tới chi phí của các bên
Phải quy định rõ rằng trong phương thức chuyển tiền thì ai là người trả chi phí đặc biệt là
chuyển tiền bằng điện với chi phí khá cao. Thông thường thì nó phụ thuộc vào phương
thức độc lập hay là nó là một bộ phận của các phương thức khác, nếu là phương thức độc
lập thì thường người có trách nhiệm chuyển tiền sẽ phải chịu chi phí còn là một bộ phận
của phương thức thanh toán khác thì do sự thỏa thuận của 2 bên quy định.
Phương thức này có lợi cho người nhập khẩu vì người NK nhận hàng xong thì mới phải
trả tiền nên để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra thì nên có những giải pháp cần thiết
Nên áp dụng trong những lĩnh vực thanh toán phi thương mại QT

5. Trường hợp áp dụng và những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức ghi sổ?
Trường hợp áp dụng
Hai bên ký hợ đồng cơ sở phải thực sự tin cậy lẫn nhau
Dùng cho phương thức hàng đổi hàng, gửi bán , đại lý kinh tiêu, nhiều lần thường xuyên
trong một thời kỳ nhất định
Dùng trong TT phi thương mại như tiền cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm, tiền hoa
hồng trong nghiệp vụ môi giới, ủy thác, lãi cho vay, thu nhập từ đầu tư….
Những điểm cần lưu ý khi áp dụng :


Hiện nay chưa có bộ luật hoặc tập quán qt nào điều chỉnh phương thức này nên khi cần
thiết nó sẽ được áp dụng luật quốc gia của nước mở sổ cái hoặc của thỏa thuận của NH

giữa 2 nước
Phải quy định thống nhất về đồng tiền ghi nợ ghi trên sổ cái của người ghi sổ
Cản cứ ghi nợ trên sổ là hóa đơn thực hiện, căn cứ nhận nợ của người đưcoj ghi sổ là dựa
vào giá trị hóa đơn thực hiện hoặc là dựa vào kết quả tiếp nhận dịch vụ tại địa điểm quy
định
Phương thức chuyển tiền là bằng thư hay bằng điện thì cần phải thỏa thuận thống nhất
giữa 2 bên
Thường áp dụng trong hợp đồng TM thì giá của hàng hóa trong HD thường cao hơn giá
bên ngoài theo cách trả tiền ngay. Chênh lệch này là số tiền lãi phát sinh của số tiền ghi
sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người nhập
khẩu chấp nhận
Việc chuyển tiền thanh toán chậm cảu người được ghi sổ được giải quyết ntn, có phạt trả
chậm không, mức phạt, thời điểm tính …. Nên quy định
Nếu phát sinh sự cố giữa số tiền của sổ ghi nợ và của sổ nhận nợ thì giải quyết như thế
nào

6. Các yêu cầu về chuyển tiền theo quy định của luật quản chế ngoại hối của VN 2005
Các yêu cầu về chuyển tiền được thể hiện trong pháp lệnh quản chế ngoại hối VN 2005 cụ thể từ
điều 7 và điều 8 có thể tóm tắt lại như sau:
Đối với việc chuyển vốn đầu tư từ nước ngoài về VN, chuyển vốn đầu tư từ VN ra nước ngoài,
chuyển vốn lợi nhuận về VN… thì phải thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín
dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối
Về hoạt động cho vay, thu hồi vốn cũng như hoạt động cho vay, trả nợ nước ngoài thì chỉ có
những tổ chức, cá nhân được nhà nước ủy quyền, cho phép mới được thực hiện hoạt động này và
đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và phải thực hiện theo quy định của
NHNN
Đối với hoạt động chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và chuyển tiền
một chiều cho các mục đích tiêu dùng … thì :



Người cư trú được quyền mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép để thanh toán
xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ cũng như phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp của mình




Mọi giao dịch liên quan đến ngoại tệ có được hoặc chuyển ra nước ngoại trong các hoạt
động này phải được thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được
phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

Đặc biệt, hiện nay, đối với việc chuyển tiền một chiều mà dưới hình thức mang theo người để
chuyển ra nước ngoài thì hạn mức đối với ngoại tệ là 5000$ và đối với nội tệ là 15 triệu VND
Mức tiền mặt trên không áp dụng với cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ
có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng VNĐ như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng
khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Trường hợp mang theo số tiền vượt quy định cho phép, các cá nhân phải xuất trình cho Hải quan
cửa khẩu văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, VNĐ tiền mặt ra nước ngoài
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, hoặc giấy xác nhận do tổ chức tín dụng được phép hoạt
động ngoại hối cấp. Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận và văn bản
chấp thuận cho cá nhân xuất cảnh trong thời hạn 3 ngày làm việc.

7. Quy trình chuyển tiền trước và sau khi giao hàng
Quy trình chuyển tiền trả sau khi giao hàng
NH chuyển tiền

5

NH trả tiền
4


3

2

Người yêu cầu

6

1

Người hưởng lợi

Trong đó :
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng
Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho NH của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài
NH chuyển báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu
NH chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho NH trả tiền ở nước người hưởng lợi
NH trả tiền báo nợ tài khoản của NH chuyển tiền
NH trả tiền báo có tk người hưởng lợi


Quy trình chuyển tiền trả sau khi giao hàng thì giống với quy trình chuyểnt iền trước khi giao
hàng chỉ khác rằng

Quy trình bắt đầu từ bước (2)
Bước (1) không có mà sẽ chuyển thành bước (7) tức là sau khi người hưởng lợi nhận
được tiền thì mới phải thực hiện ngĩa vụ trong hợp đồng

8. Trình bày thủ tục chuyển tiền theo quy định hiện nay của một NHTM VN?
Thủ tục chuyển tiền của NH Việt Á(chọn 1 thui na!)
CHUYỂN TIỀN TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
VietABank sẵn sàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền trọn gói (xác nhận tài chính, tư vấn, bán ngoại
tệ,...) cho Quý khách hàng có nhu cầu chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài để sử dụng
vào các mục đích sau :


Chi phí cho việc học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc cho thân nhân;



Ði công tác, du lịch, thăm viếng và trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;



Chuyển tiền cho người được thừa kế ở nước ngoài;



Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài;



Ði định cư ở nước ngoài;




Những mục đích khác được Pháp luật cho phép.

Nếu số ngoại tệ chuyển vượt mức phải khai báo Hải quan (>5.000 USD). Trong trường hợp này
quý khách hàng hãy liên hệ với bất kỳ điểm giao dịch nào của VietABank để được cung cấp dịch
vụ :
- Xin Giấy Phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của Ngân
Hàng Nhà Nước;
- Xác nhận bản sao các giấy tờ cần thiết;
- Dịch các văn bản nước ngoài có liên quan đến hồ sơ xin
giấy phép.
- Thủ tục bán ngọai tệ.


THỦ
1.

Chuyển

TỤC
ngoại

CHUYỂN
tệ

cho

mục


đích

TIỀN
học

tập

:


nước

ngoài

:

Bước 1 :
* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank :


Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài gửi cho người đi
học. Trong trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, quý khách cần
gửi kèm Thư chấp nhận của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc các giấy tờ
khác chứng minh đang học tập ở nước ngoài (kèm theo bản dịch có xác nhận của Ngân
hàng hoặc cơ quan dịch thuật).



Bản sao hộ chiếu của người đi du học.




Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân nếu chuyển thay người đi học.
* Trách nhiệm của VietABank :



Tiến hành xin giấy phép chuyển ngọai tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TPHCM (nếu số ngọai tệ chuyển vượt mức khai báo hải quan).



Thông báo cho khách hàng ngay khi có giấy phép.
Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :



Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngọai tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :



Bán ngọai tệ.




Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft).



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.
2.

Chuyển

ngoại

tệ

cho

mục

đích
Bước 1

chữa

bệnh



nước


ngoài

:
:


* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank các giấy tờ liên quan đến việc
chữa bệnh ở nước ngòai :


Giấy tiếp nhận khám, chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra
nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước;



Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài;



Bản sao hộ chiếu.
* Trách nhiệm của VietABank :



Tiến hành xin giấy phép chuyển ngọai tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TPHCM (nếu số ngọai tệ chuyển vượt mức khai báo hải quan).



Thông báo cho khách hàng ngay khi có giấy phép.

Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :



Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngoại tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :



Bán ngoại tệ.



Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft).



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.
3. Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng, thanh toán các loại
phí, lệ phí cho nước ngoài :
Bước 1
* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank các giấy tờ liên quan:




Giấy thông báo chi phí của nước ngoài;



Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người chuyển.

:

* Trách nhiệm của VietABank :


Tiến hành xin Giấy phép chuyển ngoại tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TP.HCM (Nếu chuyển vượt mức khai báo hải quan)




Thông báo cho khách hàng khi có Giấy phép.
Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :



Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngoại tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :




Bán ngoại tệ,



Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft)



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.
4. Chuyển ngoại tệ cho người thừa kế ở nước ngoài :
Bước 1
* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank các giấy tờ liên quan:

:



Bản sao văn bản có công chứng của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di
chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;



Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng
minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển ngoại tệ;




Bản sao Chứng minh nhân dân của người chuyển.
* Trách nhiệm của VietABank :



Tiến hành xin Giấy phép chuyển ngoại tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TP.HCM (Nếu chuyển vượt mức khai báo hải quan)



Thông báo cho khách hàng khi có Giấy phép.
Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :



Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngoại tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :




Bán ngoại tệ,




Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft)



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.
5. Chuyển ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài :
Bước 1
* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank các giấy tờ liên quan:



Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.



Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang ở nước ngoài.

:

* Trách nhiệm của VietABank :


Tiến hành xin Giấy phép chuyển ngoại tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TP.HCM (Nếu chuyển vượt mức khai báo hải quan)



Thông báo cho khách hàng khi có Giấy phép.

Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :



Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngoại tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :



Bán ngoại tệ,



Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft)



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.
6. Chuyển ngoại tệ cho mục đích định cư ở nước ngoài :
Bước 1
* Người đề nghị chuyển tiền cung cấp cho VietABank các giấy tờ liên quan:




:

Bản sao giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép quý khách định cư
kèm theo bản dịch của cơ quan dịch thuật hoặc giấy tờ chứng minh quý khách được phép
định cư ở nước ngoài;




Bản sao hộ chiếu.
Quý khách là đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài hoặc quý khách xuất cảnh định cư
ở nước ngoài được chuyển tối đa mỗi năm 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số
tiền được thừa kế (số tiền xin chuyển đi định cư) lớn hơn 50.000 USD. Số tiền còn lại
(bằng đồng VN hoặc ngoại tệ), quý khách gửi vào VietABank để chuyển dần trong các
năm tiếp theo (gồm tiền gốc và lãi phát sinh).
* Trách nhiệm của VietABank :



Tiến hành xin Giấy phép chuyển ngoại tệ cho khách hàng tại Ngân hàng Nhà nước - Chi
nhánh TP.HCM (Nếu chuyển vượt mức khai báo hải quan)



Thông báo cho khách hàng khi có Giấy phép.
Bước 2 :
* Khách hàng điền chi tiết thích hợp vào các mẫu ấn chỉ :




Lệnh chuyển tiền (Mẫu CT 03).



Giấy đề nghị mua ngoại tệ (Mẫu CT.06/b).
* Trách nhiệm của VietABank :



Bán ngoại tệ,



Thực hiện lệnh chuyển tiền theo nội dung khách hàng yêu cầu (bằng Telex, Swift hoặc
Bankdraft)



Cung cấp cho khách hàng bản sao điện hoặc Bankdraft.

9. Các rủi ro của phương thức chuyển tiền đối với bên tham gia và biện pháp phòng
ngừa?
Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu NH của mình chuyển
một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển
tiền do khách hàng quy định.
Do việc thanh toán theo hình thức này tách biệt với việc giao hàng và vai trò của NH lúc này chỉ
là trung gian thanh toán, hơn nữa trên thế giới chưa hề có một bộ luật cũng như điều ước hay tập
quán quốc tế nào điều chỉnh phương thức này nên bản thân phương thức chuyển tiền cũng có
những rủi ro nhất định. Cụ thể :



Đối với NH cả ngân hàng chuyển tiền và NH trả tiền thì chỉ đóng vai trò trung gian là người thu
hộ cũng như người chi hộ,khôgn có trách nhiệm ktra chứng từ, không có trách nhiệm về việc có
thu đủ tiền hay không hay có thu được tiền hay không nên có thể nói rủi ro với NH trong phương
thức này là không hề có.
Theo phương thức chuyển tiền trả trước
Đối với bên xuất khẩu : thì bên XK sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng, người XK có điều
kiện ktra xem người NK đã chuyển đầy đủ tiền chưa rồi mới giao hàng vì vậy có thể nói khi áp
dụng chuyển tiền trước thì rủi ro với người XK là bằng 0
Đối với bên NK :thực chất đây là hình thức cấp tín dụng cho người XK hay bị người XK chiếm
dụng vốn do phải chuyển tiền trước khi nhận được hàng nên khó khăn về việc thu xếp đủ tiền để
chuyển cho người XK là một thách thức lớn(nếu phải đi vay thì rủi ro về biến động lãi suất, nếu
là ngoại tệ thì có rủi ro tỷ giá), thêm vào đó khi người NK chuyển tiền rồi nhưng người XK
không giao hàng, không giao hàng đúng hạn, hàng khi nhận bị đổ vỡ, phẩm chất kém không
đúng với yêu cầu trong HDTM…. Và do đó khiến người NK không thể giữ đúng cam kết với
khách hàng của mình đồng thời không thể đòi lại tiền của người XK một cách dễ dàng là rủi ro
lớn nhất
Theo phương thức chuyển tiền trả sau
Đối với bên XK : sau khi giao hàng thì mới nhận được tiền thì đây chính là rủi ro của người XK
bởi việc có thanh toán tiền hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện ý của người NK, có
thể người nhập khẩu muốn chiếm dụng vốn của người XK nên trả chậm. Hoặc có thể người NK
rất có thiện ý mua bán lô hàng nhưng trong quá trình chuyên chở, khi hàng về đến cảng thì
không đúng như quy cách yêu cầu vì vậy người NK không thể thanh toán ngay dẫn đến việc tiền
hàng của người XK bị ứ đọng hoặc không thể thu hồi được.
Đối với bên NK : thì do thanh toán theo phương thức chuyển tiền trả sau nên việc có thanh toán
hay không ( nếu có thiện chí) thì hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng hàng hóa nhận được nên
rủi ro với người NK theo phương thức này thì gần như là không có
Đặc biệt ngày nay khi các doanh nghiệp thường chuyển tiền theo hình thức chuyển tiền bằng
điện với chi phí khá cao nên bên nào chịu chi phí sẽ là một trở ngại không nhỏ
Cũng có thể do những yếu tố khách quan như biến động chính trị, xã hội nên một bên khonog thể

thực hiện được hợp đồng buộc phải bội tín và gây ảnh hưởng tới đối tác cũng là một rủi ro
Biện pháp khắc phục
Chỉ sử dụng phương thức này khi 2 bên đã có quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin tưởng lẫn nhau


Vì vậy để khắc phục những hạn chế và rủi ro này thì tùy thuộc vào tương quan giữa 2 bên trên
thị trường và để đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên thì nên cố gắng đàm phán và đưa ra những biện
pháp cụ thể như sau :
Không nên sử dụng hoàn toàn phương thức chuyển tiền toàn bộ trước hay sau khi giao hàng mà
nên xây dựng một lộ trình chuyển tiền thích hợp. Nên chia việc chuyển tiền ra làm nhiều lần và
quy định rõ số lượng tiền mỗi lần chuyển : trước khi giao hàng là bao nhiêu, sau khi giao hàng là
bao nhiêu…. Phương pháp này sẽ đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên.
Quy định thời điểm chuyển tiền như thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng
Quy định rõ phương thức chuyển tiền và phí chuyển tiền là do ai chịu. Thường thì nó phụ thuộc
vào nếu phương thức chuyển tiền là một phương thức độc lập trong TT thì ai chuyển tiền người
đó sẽ chịu phí còn nếu là một bộ phận của các phương thức khác thì nên có sự thỏa thuận rõ ràng
trong hợp đồng

10. Các rủi ro khi sử dụng phương thức ghi sổ đối với các bên tham gia và biện pháp
phòng ngừa?
Phương thức ghi sổ :
Được thực hiện bằng cách người bán (người ghi sổ) mở một tài khoản ghi nợ bên mua ( bên
được ghi sổ) từ việc cung ứng hàng hóa dịch vụ mà 2 bên sẽ thòa thuận theo định kỳ người mua
sẽ dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bán
Phương thức này thực chất là hình thức tín dụng thương nghiệp mà người bán cấp cho người
mua.
Trong phương thức này thì các công ty tự đứng ra mở tài khoản và liên hệ với nhau, không cần
thông qua NH nên thủ tục rất đơn giản nhưng cũng kèm theo đó là rủi ro đối với các bên tham
gia
Đối với người ghi sổ ( người bán) :

Do đây là hình thức người bán cấp tín dụng cho người mua và thời gian giao hàng tách biệt với
thời gian thanh toán nên nếu người bán mà đi vay để sản xuất kinh doanh thì rủi ro về lãi suất là
rủi ro đầu tiên cần chú ý tới (bởi nếu khi giao quy định trong hợp đồng mức lãi suất trả chậm đối
với người mua là thấp nhưng khi trả tiền thì lãi suất thị trường đã tăng cao thì tức là người bán đã
cho người mua vay ở mức “rẻ” hơn thị trường)
Và do thời điểm thanh toán thường sau thời điểm giao hàng nên nếu việc trả tiền bằng ngoại tệ
thì còn tồn tại rủi ro tỷ giá (ví dụ khi người mua trả tiền mà đồng nội tệ ở nước người bán mất
giá thì khi thu tiền về sức mua của đồng tiền sẽ giàm)


Việc thanh toán tiền có đủ và đúng hạn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người mua
Đối với người được ghi sổ(người mua)
Tương tự cũng có các rủi ro về tỷ giá và lãi suất như người ghi sổ (ngược lại)
Đối với cả 2 bên
Có sự sai khác giữa sổ ghi nợ và sổ nhận nợ của 2 bên thì giải quyết như thế nào?
Biện pháp khắc phục
Quy định thống nhất đồng tiền ghi trên sổ cái của người ghi sổ và nếu là ngoại tệ thì nên quy
định tỷ giá hoặc chọn tỷ giá nào để neo vào.
Quy định định kỳ thanh toán, giá bán chịu (thường cao hơn hình thức trả ngay)
Quy định việc thanh toán chậm của người mua có bị phạt hay không, mức phạt, lãi suất trong
thời gian trả chậm, thời điểm tính lãi
Quy định thống nhất cách giải quyết khi có sự sai khác giữa sổ nhận nợ và sổ ghi nợ
Để đảm bảo khả năng thanh toán của người mua thì nên kết hợp với những phương thức đảm
bảo khác như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng dự phòng, đặt cọc….

ii.

PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH VÀ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG

1. Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758, ICC và theo Quyết định 26/2006/QD – NHNN

ngày 26/6/2006 của VN?
theo URDG 758: “ bảo lãnh theo yêu cầu” nghĩa là bất cứ sự bảo lãnh, cam kết hoặc đảm bảo
thanh toán nào khác dù được gọi và mô tả như thế nào, do một ngân hang, một công ty bảo hiểm
hoặc một cơ quan hay một người nào khác viết ra để thanh toán một số tiền khi xuất trình bản
yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác quy định trong bảo lãnh. Trong các cam kết tương tự
phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh đó:


Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một bên hoặc



Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một ngân hang, công ty bảo hiểm hoặc
với bất kỳ một cợ quan hoặc một người nào khác hành động theo chỉ thị của người yêu
cầu bảo lãnh với bên kia


Khái niệm bảo lãnh theo QD 26/2006 :
“Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên
có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên
được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết
với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã
được trả thay

2. Khái niệm thư tín dụng dự phòng theo ISP 98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng
Thư tín dụng dự phòng là :
Cam kết không hủy ngang. Độc lập bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành…
Người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuát trình trên bề mặt phù
hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này
Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức

trả tiền ngay…, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng…, hoặc cam kết trả tiền sau hoặc
chiết khấu.
Các loại thư tín dụng dự phòng có 8 loại :
2. Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện : được phát hành nhằm đảm bảo cho nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng chứ không phải là nghĩa vụ trả tiền bao gồm cho cả mục
đích trang trải các khoản thiệt hại phát sinh do vi phạm của người xin mở tín dụng
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Được sử dụng để giảm rủi ro cho người mua
3. Thư tín dụng dự phòng cho khoản ứng trước : đảm bảo trách nhiệm đối với khoản
tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp cho người xin mở thư tín dụng
4. Thư tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu : đảm bảo trách nhiệm phải
thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng khi anh ta trúng
thầu
5. Thư tín dụng dự phòng đối ứng : nhằm bảo lãnh việc phát hành một thư tín dụng
riêng biệt hay một cam kết khác của người hưởng lợi quy định trong thư tín dụng
dự phòng đối ứng.
6. Tín dụng dự phòng tài chính : bảo lãnh trách nhiệm trả tiền, bao gồm bất kỳ
chứng từ nào chứng minh một trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay


7. Thư tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp : đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi nghĩa
vụ thanh toán trong hợp đồng đến hạn. Đặc trưng như thư tín dụng dự phòng tài
chính nhưng lại không quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm hay không.
8. Tín dụng dự phòng bảo hiểm : bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm của
người xin phát hành thư. NH phát hành sẽ thanh toán khoản tiền phí bảo hiểm, tái
bảo hiểm đúng hạn nếu như người xin phát hành thư không nộp đúng hạn.
9. Tín dụng dự phòng thương mại : bảo lãnh cho trách nhiệm của người xin mở tín
dụng phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp không thanh toán
bằng các phương thức khác

3. Mối quan hệ giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở

Phương thức bảo lãnh là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết hay bất cứ một sự cam kết
thanh toán nào của trung gian tài chính hoặc của pháp nhân, thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi
thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ
như quy định trên thư bảo lãnh.
Theo điều 5 – URDG758 có quy định rằng :
“Bảo lãnh thư về bản chất là không phụ thuộc vào các mối quan hệ ràng buộc và việc áp dụng,
theo đó người bảo lãnh cũng không liên quan hay phải chịu sự ràng buộc bởi các mối quan hệ
đó. Việc bảo lãnh có đề cập tới mối quan hệ ràng buộc nhằm xác định rõ mối quan hệ này cũng
không làm thay đổi bản chất độc lập của bảo lãnh thư. Cam kết của người bảo lãnh trong việc
thanh toán theo đúng bảo lãnh không phụ thuộc vào các khiếu nại hay khuyến cáo phát sinh từ
mối quan hệ ràng buộc nào khác ngoài mối quan hệ ràng buộc giữa người bảo lãnh và người
thụ hưởng”
Vì vậy có thể nói rằng bảo lãnh thư hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở và nó không bị ràng
buộc bởi bất kỳ mối quan hệ nào khác ( kể cả khi được dẫn chiếu trong bảo lãnh thư) mà nó chỉ
phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người thụ hưởng.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh?
(có thể chỉ cần nêu quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh và được bảo lãnh – còn các
bên khác ko cần – nhưng cứ có ra đây cho đủ)
Thông thường thì trong quan hệ bảo lãnh người đứng ra bảo lãnh thường là các ngân hàng
thương mại nên về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh ta có thể thấy trong QD
26/2006/NHNN về quy chế bảo lãnh


Theo QD 26/2006/QD-NHNN thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh là :
Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh:
1. Bên bảo lãnh có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng;
b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách
hàng;

c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh
và tài sản bảo đảm (nếu có);
d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh
(nếu cần);
đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên
bảo lãnh đã trả thay.
g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật.
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ
đã cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên
có liên quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến
hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng:
1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng;
b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên
nhận bảo lãnh;


c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh
đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có).
d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh
đối ứng (nếu cần);
đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận;
e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện

nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh;
g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật;
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã
cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên
quan chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến
hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh
1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền:
a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng;
b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc
thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức
tín dụng xác nhận bảo lãnh;
d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí
xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác
nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;
e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay;


g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của
pháp luật;
h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã
cam kết;
i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan

chấp thuận bằng văn bản.
2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ:
a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết;
b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên
bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (khách hàng)
1. Khách hàng có quyền:
a. Đề nghị tổ chức tín dụng cấp bảo lãnh cho mình;
b.Yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thoả thuận trong Hợp đồng
cấp bảo lãnh;
c. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi tổ chức tín dụng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình nếu được các bên có liên quan chấp thuận
bằng văn bản.
2. Khách hàng có nghĩa vụ:
a. Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu và các thông tin theo yêu cầu của tổ chức
tín dụng bảo lãnh;
b. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;
c. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo thoả thuận;
d. Nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền tổ chức tín dụng đã trả thay, bao gồm cả gốc,
lãi và các chi phí trực tiếp phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
e. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo
lãnh cho tổ chức tín dụng bảo lãnh.


5. Các loại bảo lãnh
Tùy theo từng cách phân loại mà có nhiều loại bảo lãnh khác nhau
Phân loại theo hình thức phát hành thư bảo lãnh



Bảo lãnh trực tiếp : bảo lãnh trực tiếp là một loại bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh
chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh hay là người nhận
bảo lãnh.
Đặc điểm: người bảo lãnh sẽ phải phát hành trực tiếp thư bảo lãnh cho người thụ hưởng,
mà ko phải qua một tổ chức trung gian.
Thường được áp dụng trong bảo lãnh nội địa.



Bảo lãnh gián tiếp : là một bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh dựa vào quyền thụ
hưởng của một bảo lãnh mà một người bảo lãnh ở một nước khác phát hành cho mình
hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng nước mình hưởng.

Phân loại theo hình thức sử dụng


Bảo lãnh có điều kiện: là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ bồi thường cho
người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ, hay các bằng chứng pháp lý
chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa cụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo
lãnh đã vi phạm những điều quy địnhtrong thư bảo lãnh ( những chứng từ và giấy tờ pháp
lý này được quy định rõ rang trong thư bảo lãnh.



Bảo lãnh vô điều kiện : là loại bảo lãnh trong đó quy định người bảo lãnh sẽ bồi thường
ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên, kèm với một
lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ trong thư bảo
lãnh , mà không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh

Phân loại theo tính chất của hợp đồng cơ sở



Bảo lãnh đấu thầu : thường được áp dụng với những hợp đồng lớn như: hợp đồng xây
dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị
Mục đích của bảo lãnh đấu thầu là bảo đảm cho việc người dự thầu không rút lui, ko ký
hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã được trúng thầu. nếu người trúng thầu đã trúng thầu
nhưng ko ký hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ được người bảo lãnh bồi thường để trang


trải những chi phí đấu thầu thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức
lại một cuộc đấu thầu khác.


Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực
hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh ko thực
hiện đúng, đầy đủ các nghĩa được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu
cầu người bảo lãnh bồi thường.



Bảo lãnh bảo hành: dung cho mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian
bảo hành. Bảo lãnh này có thời hạn từ lúc bắt đầu lắp ráp thiết bị đến cho đến hết thờ. Di
hạn bảo hành của thiết bị. trong suốt thời gian bảo hành, nếu có sự cố trong phạm vi được
bảo lãnh xảy ra đối với sản phẩm thì người thụ hưởng có quyền lập chứng từ yêu cầu
người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như: sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng để máy
móc có thể vận hành như cũ với mọi chi phí thuộc về họ, nếu ko thig người bảo lãnh phải
bồi thường.




Bảo lãnh thanh toán: được dung như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp đồng
mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng đại lý hợp đồng xây
dựng, hợp đồng nhượng quyền thương mại… loại bảo lãnh này, về mục đích giống như
một tín dụng thư dự phòng thương mại.



Bảo lãnh tiền đặt cọc: thông thường trong các hợp đồng thương mại lớn hay các hợp
đồng xây dựng lớn, để giúp cho bên cung cấp( bên bán) thực hiện tốt nghĩa vụ của mình,
bên nhận dịch vụ hàng hóa, dịch vụ ( bên mua) sẽ đặt cọc cho người cung cấp từ 5.20%
giá trị hợp đồng. để đảm bảo cho bên mua nhận lại tiền đặt cọc và tiền lãi phát sinh khi
bên cung cấp ko thực hiện nghĩa vụ của mình, bên mua yêu cầu bên người cung cấp phải
có bảo lãnh đặt cọc của ngân hang. Số tiền bảo lãnh tính bằng số tiền đặt cọc cộng them
khoản lãi phát sinh.



Bảo lãnh tín dụng: người bảo lãnh cam kết với bên cho vay( người thụ hưởng) sẽ chịu
trách nhiệm trả cho bên vay nếu bên vay ko thanh toán đấy đủ đúng hạn khoản vay ngay
khi bên thụ hưởng yêu cầu.

Các loại bảo lãnh khác


Bảo lãnh vận đơn



Bảo lãnh thuế quan




Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu



Bảo lãnh thanh toán kỳ phiếu



Bảo lãnh phát hành chứng khoán


6. Khái niệm standby L/C
Thư tín dụng dự phòng là :
Cam kết không hủy ngang. Độc lập bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành…
Người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuát trình trên bề mặt phù
hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này
Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức
trả tiền ngay…, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng…, hoặc cam kết trả tiền sau hoặc
chiết khấu.

7. So sánh sự giống và khác nhau giữa L/G và standby L/C?
Giống :


Về bản chất thì hoàn toàn giống nhau đây đều là hình thức bảo lãnh nhằm đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ của hợp đồng




Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản



Không thể hủy ngang tức là chỉ được xóa bỏ sự cam kết này trong một số trường hợp
nhất định hoặc khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hoặc khi hết hạn hiệu lực
hoặc khi bị hủy bỏ



Có sự xuất hiện của bên thứ 3 bên bảo lãnh – thường là các NH thương mại đứng ra cam
kết thanh toán khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình

Khác :
Tuy nhiên điều kiện để chi trả bồi thường lại hoàn toàn khác nhau
LG : thì dựa trên những nghĩa vụ quy định trên HDCS nếu bên được bảo lãnh vi phạm những
nghĩa vụ này LG được thực hiện tức là dựa vào giao dịch thực tế giữa 2 bên
Standby L/C : không dựa vào giao dịch thực tế cũng không dựa vào HDCS mà dựa vào các
chứng từ được xuất trình và việc kiểm tra bề mặt các chứng từ này

8. Mối quan hệ giữa hợp đồng cơ sở và standby L/C
Theo mục 1.04 ISP 98, ICC thì bản chất của TDDP là


Thư tín dụng dự phòng là một cam kết không thể hủy ngang, độc lập, kèm chứng từ và ràng buộc
trách nhiệm các bên khi nó được phát hành.
Vì thư TDDP là cam kết không thể hủy ngang nên người phát hàng không thể sửa đổi hoặc hủy
bỏ các nghĩa vụ của mình theo thư TDDP trừ khi được quy định trong thư TDDP hoặc được sự
đồng ý của người có liên quan đến việc sửa đổi hay hủy bỏ nói trên

Vì thư TDDP là cam kết độc lập cho nên khả năng thực thi các nghĩa vụ của người phát hành
theo quy định trong thư TDSP không phụ thuộc vào :


Quyền hoặc khả năng của người phát hành được yêu cầu phát hành hoàn trả tiền



Quyền của người hưởng lợi được người yêu cầu phát hành thanh toán



Việc tham chiếu trong thư TDDP đến bất cứ một thỏa thuận hoàn trả tiền nào hoặc giao
dịch cơ sở nào….

Vì thư TDDP là kèm chứng từ cho nên các nghĩa vụ của người phát hành phụ thuộc vào việc
xuất trình các chứng từ và việc kiểm tra trên bề mặt của những chứng từ yêu cầu
Vì vậy có thể nói stand by L/C thì hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở hay nói cách khác
những quy định trên hợp đồng cơ sở thì không có tác dụng tham chiếu với thư TDDP.

9. Các loại standby L/C
Các loại thư tín dụng dự phòng có 8 loại :


Tín dụng dự phòng đảm bảo thực hiện : được phát hành nhằm đảm bảo
cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng chứ không phải là nghĩa vụ trả tiền bao
gồm cho cả mục đích trang trải các khoản thiệt hại phát sinh do vi phạm
của người xin mở tín dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Được sử
dụng để giảm rủi ro cho người mua




Thư tín dụng dự phòng cho khoản ứng trước : đảm bảo trách nhiệm đối
với khoản tiền ứng trước mà người thụ hưởng đã cấp cho người xin mở
thư tín dụng



Thư tín dụng dự phòng đảm bảo đấu thầu hay dự thầu : đảm bảo trách
nhiệm phải thực hiện hợp đồng của người yêu cầu mở thư tín dụng dự
phòng khi anh ta trúng thầu




Thư tín dụng dự phòng đối ứng : nhằm bảo lãnh việc phát hành một thư tín
dụng riêng biệt hay một cam kết khác của người hưởng lợi quy định trong
thư tín dụng dự phòng đối ứng.



Tín dụng dự phòng tài chính : bảo lãnh trách nhiệm trả tiền, bao gồm bất
kỳ chứng từ nào chứng minh một trách nhiệm trả lại khoản tiền đã vay



Thư tín dụng dự phòng trả tiền trực tiếp : đảm bảo nghĩa vụ thanh toán khi
nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng đến hạn. Đặc trưng như thư tín dụng
dự phòng tài chính nhưng lại không quan tâm đến việc có xảy ra vi phạm
hay không.




Tín dụng dự phòng bảo hiểm : bảo đảm nghĩa vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm
của người xin phát hành thư. NH phát hành sẽ thanh toán khoản tiền phí
bảo hiểm, tái bảo hiểm đúng hạn nếu như người xin phát hành thư không
nộp đúng hạn.



Tín dụng dự phòng thương mại : bảo lãnh cho trách nhiệm của người xin
mở tín dụng phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp
không thanh toán bằng các phương thức khác

10. So sánh bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh không điều kiện
Giống :
Về bản chất đều là hình thức bảo lãnh – một phương thức thanh toán nhằm đảm bảo nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng của các bên
Đều bồi thường cho người nhận bảo lãnh khi mà người được bảo lãnh không thực hiện đúng
nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng
Khác :
Thời gian bồi thường :


Bảo lãnh có điều kiện sau khi xem xét sự hợp thức của các bằng chứng mà người thụ
hưởng đưa ra



Bảo lãnh vô điều kiện : bồi thường ngay khi xuất trình


Chứng từ cần xuất trình để được nhận bồi thường


×