Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương vấn đáp phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 15 trang )

Chương VIII:
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KÈM CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
Câu 1:
1. URC 522,ICC (Uniform Rules for Collection- Nguyên tắc thống nhất về
nhờ thu)- Văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu.
Tính chất pháp lý:
- 168 nước tuyên bố áp dụng
- Là văn bản quy tắc mang tính chất hướng dẫn. Một khi người bán và người
mua thỏa thuận áp dụng thì các quy định đó ràng buộc các bên thực hiện.
- Các quy định này được thể hiện trên chỉ thị nhờ thu trừ những nội dung trái
với luật sở tại.
Tóm lại, URC là tập hợp những nguyên tắc tùy ý về phương thức nhờ thu.
Câu 2: Định nghĩa “nhờ thu” theo URC 522, ICC:
-Theo slide: )
“Nhờ thu là một phương thức mà theo đó các ngân hàng nhận được sự ủy thác của
khách hàng tiến hành thu tiền từ người có nghĩa vụ trả tiền hoặc yêu cầu người có
nghĩa vụ trả tiền chấp nhận thanh toán theo các nội dung và điều kiện quy định
trong chỉ thị nhờ thu.”
-Cụ thể trong luật:
Điều 2a
“Nhờ thu” có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ [như đã định nghĩa ở
Điều phụ 2 (b) ] theo đúng các chỉ thị đã nhận được để:
1.Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc:
2.Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc
nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc
3.Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện.


Điều 2b:


“Các chứng từ” là những chứng từ tài chính và/hoặc những chứng từ thương mại
1. “Các chứng từ tài chính” là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại
chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền.
2. “Các chứng từ thương mại” gồm các hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ
về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác
miễn là không phải là các chứng từ tài chính.
Câu 3: Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:
1.Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức trong đó người bán ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra,
còn chứng từ thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn phải trải qua các bước sau
đây:
(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, lập một hối
phiếu đòi
tiền người mua và ủy thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu
(2) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng
đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu itền, còn gọi là Ngân hàng phục vụ bên
mua
(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu nếu trả tiền ngay hoặc
chấp nhận trả tiền hối phiếu nếu mua chịu
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu đ ược cho người bán, nếu chỉ là chấp nhận
hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán
Nhận xét và trường hợp áp dụng:
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về
mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán do việc nhận hàng của
người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, ng ười mua có thể nhận h àng
và không tr ả tiền hoặc chậm trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này
cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả
tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay
không.

2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documnetary Collection)


Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán ủy thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ v ào hối phiếu mà còn căn
cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho
người mua để nhận hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu phiếu
trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ
chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo, ở khâu (3) l à ngân
hàng đại lý chỉ trao cho người mua nếu như người mua trả itền hoặc chấp nhận trả
tiền hối p hiếu. Trong nhờ thu k èm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài
việc thu hộ tiền c òn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người
mua, nhờ đó quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn.
->Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn.
Nhận xét và trường hợp áp dụng
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân h àng ngoài việc thu hộ tiền
c òn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi h àng đối với người mua, nhờ đó
quyền lợi của ng ười bán được đảm bảo hơn. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ
thu kèm chứng từ và nhờ thu phiếu trơn. Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ có một số
mặt yếu. Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt
hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua.
Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể
không trả tiền cũng đ ược khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Việc trả tiền
thường quá chậm chạp từ lúc giao hàng đến lúc nhận được tiền có thể kéo dài vài
tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người
trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua.
Có 2 loại nhờ thu kèm chứng từ:
- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P): dùng trong trường hợp mua hàng trả

tiền ngay.
- Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (D/A): dùng trong trường hợp bán hàng với
điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Người mua phải chấp nhận trả tiền
vào hối phiếu thì mới được nhận chứng từ gửi hàng.
Câu 4: Phân tích vai trò của ngân hàng trong 2 phương thức nhờ thu:
1.Phương thức nhờ thu trơn:
Ngân hàng chỉ có vai trò là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, còn thu
được hay không, có đủ hay không, có đúng hạn hay không thì Ngân hàng không


chịu trách nhiệm. Chính vì vậy phương thức này chứa nhiều rủi ro đối với người
Ủy thác thu (tức người hưởng lợi).
Chưa sử dụng hết chức năng của ngân hàng. Vai trò của ngân hàng chỉ đơn thuần,
không chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát kiểm tra.
2.Phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người ủy thác cho ngân hàng ngoài việc thu hộ tiền
còn nhờ ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó quyền
lợi của người bán được đảm bảo hơn.
Câu 5: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng
từ:
(câu 3)
Câu 6:
Người xuất khẩu không được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của Ngân hàng thu
để nhờ thu tiền, trừ khi có sự thỏa thuận trước với Ngân hàng. Đặc biệt là đối với
các loại hàng hóa quý hiếm như: vàng, bạc, đồ cổ,…, người xuất khẩu sẽ thỏa
thuận với Ngân hàng thu giao hàng vào kho của NH nhằm đảm bảo sự an toàn cho
hàng hóa. Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì Ngân hàng đó sẽ không chịu trách
nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa vẫn thuộc về bên gửi
hàng.
Câu 7:

D/P: Nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ: áp dụng trong tường hợp mua hàng, trả tiền
ngay, người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi
hàng cho họ.
D/A: Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ: hành động trả tiền được thay bằng
hành động chấp nhận trả tiền. Trường hợp này dùng cho việc bán chịu hàng ngắn
ngày của người bán cho người mua.


D/TC: Nhờ thu thực hiện các điều kiện và điều khoản quy định để đổi lấy chứng
từ.
Câu 8: Phân tích ưu nhược điểm trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ:
Người xuất khẩu:
- Ưu điểm: Gắn liền việc giao nhận chứng từ với việc thanh toán: người nhập
khẩu phải thanh toán để có chứng từ nhận hàng từ người chuyên chở, do đó,
khắc phục được tình trạng người nhập khẩu chiếm dụng vốn người xuất
khẩu, thanh toán chậm hoặc thiếu, hay viện nhiều lý do để từ chối thanh
toán, trong khi đã nhận hàng và tiêu thụ.
- Nhược điểm:
1) Vẫn không thể ràng buộc được người mua: Người mua có thể kéo dài
việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền
cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ (do giá hàng hạ
xuống…) thì người xuất khẩu không lấy được tiền, và có thể phải chịu
thêm chi phí lưu kho, hay chuyển hàng lại về nước…
2) Tốc độ trả tiền vẫn còn chậm: Việc trả tiền từ lúc giao hàng đến lúc nhận
được tiền có thể kéo dài vài tháng hoặc nửa năm.

Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua

Câu 1: Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:

Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng
- ngân hàng mở thư tín dụng - theo yêu cầu của khách hàng - người yêu cầu mở thư


tín dụng - sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác - người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng - hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ
- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hóa hoặc
người mua ủy thác cho một người khác
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó
cấp tín dụng cho người nhập khẩu
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.
Ngoài 4 đối tượng trên, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có thể
xuất hiện thêm hai ngân hàng, đó là ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng
xác nhận và ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp
thanh toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
Trình tự nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, Ngân hàng mở L/C đồng
thời là ngân hàng thanh toán
1. Người nhập khẩu làm đơn xin m ở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình
yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
2. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một
thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở n ước người xuất
khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất
khẩu.
3. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người



xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, khi nhận
được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
4. Người xuất khẩu nếu chấp nhận th ư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu
không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp
với hợp đồng.
5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín
dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín
dụng xin thanh toán.
6. Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư
tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp,
ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất
khẩu.
7. Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ
cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
8. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì
hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thì có quyền từ
chối trả tiền.
Câu 2
UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary credits)
– Là văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C được phát hành
bởi ICC.
Tính chất pháp lý của UCP600:
- Là tập quán quốc tế.
- Các quy phạm tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc.
+ Nếu áp dụng, dẫn chiếu vào L/C.
+ Cách áp dụng:



• Theo các điều khoản hoặc quy định của bộ tập quán.
• Có thể khác các điều khoản hoặc các quy tắc của bộ tập quán.
• Không áp dụng một hay một số điều khoản hoặc quy tắc của bộ tập quán.
- Một số quỵ phạm bắt buộc không thể làm trái bản chất của thanh toán bằng
L/C.
- Tính chất đồng thuận:
+ Tùy ý lựa chọn, nhưng phải đồng thuận.
+ Mọi việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các nội dung của L/C phải có sự đồng
thuận.
- Quan hệ giữa bọ tập quán về L/C và luật quốc gia:
+ Không được làm trái với các quy định của luật quốc gia có liên quan.
Nội dung chính của UCP:
1- Những điều khoản mang tính chất bắt buộc:
Là những quy định mà các bên liên quan trong thư tín dụng buộc phải tuân thủ,
nếu làm trái sẽ không hợp lệ và sẽ mất quyền từ chối thanh toán chứng từ ( đối
với NH phát hành, người mở thư tín dụng), hoặc sẽ không được trả tiền (đối với
người hưởng lợi, NH chiết khấu)
Ví dụ:
- Theo UCP 600, người phát hành L/C phải là NH thương mại (điều 2)
- Điều khoản nói lên tính độc lập của L/C với hợp đồng mua bán (điều 4).
- Căn cứ trả tiền duy nhất là chứng từ và các chứng từ được xuất trình phải
phù hợp hoàn toàn với các điều kiện của thư tín dụng.
2- Những điều khoản mang tính tùy ý lựa chọn:
- Là những điều mà các bên liên quan trong L/C được quyền xem xét và lựa
chọn áp dụng hay không áp dụng, hoặc bổ sung thêm các điều kiện áp dụng
nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.


- Nội dung các điều khoản này thường quy định “ trừ khi tín dụng quy định
khác; nếu điểm này không ghi rõ trong L/C thì được hiểu như là quy định

trong UCP600; Nếu tín dụng cho phép...”
Ví dụ:
- Về nguyên tắc NH không chấp nhận vận đơn chiếu theo hợp đồng theo tàu,
nhưng nếu tín dụng cho phép thì ngân hàng sẽ chấp nhận.
- Thời hạn xuất trình chứng từ (điều 14 – UCP600).
Câu 3:
ISBP 681 là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm ra chứng
từ xuất trình theo phương pháp tín dụng chứng từ dược ban hành kèm theo UCP
600.
ISBP 681 là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết
định của Ủy ban ngân hàng của UCP .Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải
thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến
tín dụng chứng từ .Tuy nhiên phải thừa nhận là luật lệ của một số nước có thể bắt
buột áp dụng các tập quán khác với quy định trong văn bản này .
Cần lưu ý rằng, bất cứ điều khoản nào trong tín dụng chứng từ mà có thể
thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản của UCP cũng có thể
ảnh hưởng đến tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng. Do đó, khi xem xét các
tập quán thực hành được quy định trong văn bản này, các bên phải thật cân nhắc
đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng chứng từ mà nó loại trừ hay thay đổi nội dung
được quy định trong một điều khoản của của UCP.


Văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tín dụng chứng từ
cho tất cả các bên liên quan đến tín dụng chứng từ. Khi mà quyền lợi , nghĩa vụ và
biện pháp hạn chế tổn thất đối với người mở tín dụng phụ thuộc vào cam kết của
họ với ngân hàng phát hành, vào việc thực hiện giao dịch cơ sở và vào bất kỳ sự
từ chối đúng hạn nào theo luật lệ và tập quán áp dụng , cho nên người người mở tín
dụng không được cho rằng họ có thể dựa vào các điều khoản này để thoái thác
nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng phát hành. Việc gắn kết các văn bản này vào các
điều khoản của tín dụng chứng từ là không nên, vì trong UCP việc tuân thủ các tập

quán đã thỏa thuận là một yêu cầu tuyệt đối .
Câu 4
- L/C là 1 chứng thư( điện hoặc chứng chỉ) trong đó NHPH L/C cam kết trả tiền
cho ng XK nếu họ xuất trình các chứng từ phù hợp với đk và điều khoản quy định
trong L/C.
- Tính chất: hình thành dựa trên hợp đồng cơ sở nhưng khi đc phát hành lại hoàn
toàn độc lập với HĐ cơ sở.
Câu 5:
Quyền và nghĩa vụ của NHPH trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
- Căn cứ đơn yêu cầu phát hành L/C của ng NK để phát hành L/C, tìm cách thông
báo L/C, gửi bản gốc L/C cho ng hưởng lợi L/C.
- Sửa đổi, bổ sung yêu cầu của ng yêu cầu phát hành L/C hoặc ng hưởng lợi với
L/C đã đc mở nếu có, phải có sự đồng ý của NHPH.


- Kiểm tra chứng từ của ng hưởng lợi gửi đến, nếu phù hợp thì trả tiền cho người
hưởng lợi và đòi tiền ng NK, ngc lại từ chối thanh toán. NH chỉ chịu trách nhiệm
kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C chứ ko ktra tính pháp lý của chứng từ.
-NHPH đc miễn trách nhiệm trả tiền hoặc các hoạt động nghiệp vụ khác lien quan
vận hành L/C trong các trưởng hợp bất khả kháng.
- Chịu mọi trách nhiệm với hậu quả phát sinh do lỗi của mình. NH đc hưởng phí
mở L/C.
Câu 6:
Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng thong báo:
- NHTB chuyển toàn bộ nội dung L/C nhận đc cho ng hưởng lợi dưới dạng văn bản
khi nhận đc thong báo L/C của NHPH
- Chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên bức điện, không có trách nhiệm phải dịch
diễn giải các từ ngữ chuyên môn ra tiếng địa phương. NHTB chịu trách nhiệm
trong trưởng hợp thong báo sai nội dung
- Khi nhận đc bộ chứng từ từ ng hưởng lợi L/C, NH phải chuyển ngay và nguyên

vẹn bộ chứng từ đó tới NHPH L/C, không chịu trách nhiệm phát sinh do chậm trễ,
mất mát chứng từ trên đg vận chuyển chứng từ tới NHPH.
Câu 7:
Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận:
- Đứng ra cùng ngân hàng phát hành L/C cùng cam kết trả tiền cho ng hưởng lợi
L/C


- Không thể hủy bỏ với việc thanh toán hoặc chiết khấu
- Được hưởng phí xác nhận và được kí quỹ có thể lên tới 100% trị giá L/C từ
NHPH.
Câu 8:
Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng theo lệnh:
- Kiểm tra tính chân thực bề ngoài của chứng từ, nếu phù hợp thì ngân hàng thanh
toán hoặc chiết khấu
- Chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc phát hành
Câu 9: Thư ủy thác mua:
- Là phương thức mà Ngân hàng nước nhập khẩu theo yêu cầu người nhập khẩu
viết đơn yêu cầu Ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ
mua hối phiếu của Người xuất khẩu kí phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù
hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện nước Người nhập
khẩu đóng ở nước người xuất khẩu xác nhận thanh toán.
- So sánh với L/C:
• Giống nhau: thanh toán dựa trên chứng từ phù hợp với điều kiện nêu trong
thư, và đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu
• Khác nhau:
 Không có tập quán quốc tế điều chỉnh , chỉ do nguồn luật.
 Tại nước người xuất khẩu.



 Tác dụng ưu việt hơn ( do người xuất khẩu chắc chán được quyền lợi của
mình sẽ được thanh toán).
 Không xuất hiện vai trò của ngân hàng phát hành ở đây do nhà xuất khẩu
không tin vào vai trò phát hành tại nước người nhập khẩu không thể
thanh toán được nếu theo phương thức L/C.

Câu 10: Trong phương thức thanh toán trung gian loại L/C nào thường được
áp dụng? Đặc điểm.
- Loại L/C được áp dụng là L/C giáp lưng khi mà người trung gian không muốn sử
dụng L/C chuyền nhượng vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng.
- Đặc điểm:
• Người hưởng lợi một L/C dùng L/C này là một tài sản thế chấp để yêu cầu
phát hành 1 L/C khác.
• Nhìn chung thì L/C gốc và L/C giáp lưng là giống nhau, nhưng vẫn có một
số điểm khác:
 Hai L/C hoàn toàn độc lập nhau.
 Số chứng từ của l/c giáp lưng nhiều hơn L/C gốc.
 Kim ngạch l/c giáp lưng nhỏ hơn L/C gốc.
 Thời hạn giao hàng L/C giáp lưng sớm hơn L/C gốc.
 Chỉ thay thế hối phiếu và hóa đơn ở 2 L/C.

Câu 11: Người nhập khẩu dung cách nào để ứng trước cho người xuất khẩu?


- Dùng loại thư tín dụng điều khoán đỏ ( red clause L/C) : ngân hàng phát hành
L/C quy định Người hưởng lợi L/C trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký
phát HP trơn đòi tiền NHPH kèm 1 thư bảo lãnh cam kết của NH hoàn trả tiền ứng
trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ hoặc 1 thư TDDP hoặc 1 kỳ phiếu có
ký bảo lãnh của Ngân hàng


Câu 12: Dùng trong gia công xuất khẩu? Đặc điểm?
- Sử dụng thư tín dụng đối ứng: Là một thư tín dụng được phát hành bắt đầu có
hiệu lực khi một thư tín dụng khác đối ứng với nó đã được phát hành ra.
- Đặc điểm:
 Dựa vào 1 sự có mặt trước của 1 thư tín dụng khác mà đối ứng với nó.
 Thường có ghi “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một
L/C khác đối ứng với nó để cho người này hưởng” và trong L/C đối ứng ghi
“L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày…qua ngân hàng…”
 Đối với gia công xuất khẩu, khi sử dụng thư tín dụng đối ứng cần phải xác
định rõ xem bên nào được hưởng lợi bao nhiêu, các điều chú ý về việc
nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng.

Câu 13: Trong phương thức hàng đổi hàng cũng sử dụng hình thức thư tín
dụng đối ứng. ( như trên)




×