Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mạng xã hội giúp bạn chăm sóc sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.6 KB, 4 trang )

Mạng xã hội giúp bạn chăm sóc sức khỏe
‘Xu hướng giao tiếp’ của thiên niên kỷ
Nếu cho rằng các phương tiện truyền thông đại diện cho từng thời kỳ, có thể nói
rằng mạng xã hội là phương tiện giao tiếp điển hình của thế kỷ 21.
Giờ đây, mọi người đều có thể chuyển tải thông tin đi khắp nơi trên thế giới và
được hồi đáp. Mạng xã hội tạo cơ hội giao tiếp chuyên sâu hơn các phương tiện
truyền thông đại chúng khác.
Người hoài nghi có thể phản hồi bằng tin nhắn có độ dài 140 ký tự trên Twitter
hoặc các lời bình luận trên Facebook hoặc YouTube dù người truyền tin có muốn
hay không.
Theo ông Lee Aase, các đoạn thông điệp giao tiếp trên mạng xã hội có thể là giữa
các doanh nghiệp, bác sĩ với bác sĩ, giữa các đồng nghiệp với nhau. Những thông
tin trên là đáng tin cậy đối với cộng đồng.
Các công cụ mạng xã hội cho phép kết nối cụ thể, có phân chia đối tượng, hướng
tới người cần giao tiếp. Các trạng mạng xã hội khác nhau có nhiều điểm mạng đa
dạng và các đặc điểm này cần được tích hợp.
Ông Lee Aase cho biết công việc của ông trước đây là làm việc với các phương
tiện truyền thông truyền thống, đưa các thông tin về các nghiên cứu của Bệnh viện
Mayo cũng như các câu chuyện về bệnh nhân đến với công chúng để nêu bật tác
dụng các kết quả nghiên cứu, trình độ chuyên môn và ý kiến bệnh nhân tại bệnh
viện này.


Sau đó, ông bắt đầu ứng dụng mạng xã hội và lập ra Trung tâm Mạng xã hội tại
bệnh viện Mayo như một công cụ tiếp thị, quảng cáo cho bệnh viện.
Thông tin cần thiết
Việc sử dụng mạng xã hội phụ thuộc vào mối quan tâm của các cá nhân. Qua kênh
mạng xã hội có thể thông tin về những tiến bộ trong nghiên cứu, ví dụ như một
dạng bệnh hiếm gặp thông thường ít được thông tin trên các phương tiện truyền
thông.
Hội chứng tim đập nhanh khi đứng thẳng (POTS) là một dạng bệnh thường gặp


chủ yếu ở các thiếu nữ. Một yếu tố nào đó kích thích hệ thần kinh trung ương
khiến cho tin đập nhanh khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Tim đập
nhanh, máu tuần hoàn với tốc độ cao trong chân và tay khiến người bệnh cảm thấy
khó chịu, muốn nôn mửa, mệt mỏi. Nếu đi khám, bác sĩ sẽ nói rằng thiếu niên
thường bị căng thẳng nên có những triệu chứng như vậy và họ không có vấn đề gì
về sức khỏe, có thể chỉ cần tư vấn tâm lý.
Tiên sĩ Phil Fisher, một bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viên Mayo đã công bố
một đoạn băng hình về hội chứng POTS được đưa tin trên blog của bệnh viện.
Đoạn băng được tải hơn 60.000 lần, có thể coi là đoạn băng hình nổi tiếng nhất.
Hội chứng này thường gặp ở 1 – 2% dân số nên rất khó có thể được chấp thuận
thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Vấn đề là phương thức truyền thông tin trên mạng. Các thiếu nữ và cha mẹ có thể
tìm kiếm trên Google để tìm các thông tin liên quan.
Hailey, một thiếu nữ 13 tuổi sống ở ngoại ô Los Angeles tới Disneyland vào dịp
sinh nhật lần thứ 13. Cô bé về nhà tối hôm đó và bị nôn mửa. Tình trạng này kéo
dài 6 tháng tiếp theo, mỗi ngày nôn từ 10 – 12 lần. Cô bé đã đi khám khắp các
chuyên gia ở địa phương nhưng họ vẫn chẩn đoán không có vấn đề gì về sức khỏe.


Mẹ cô bé tìm kiếm trên Google và thấy một blog bệnh nhân có dòng thông tin ‘Tôi
bị hội chứng POTS và luôn cảm thấy ốm mệt. Bác sĩ Phil Fisher tại bệnh viện
Mayo thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi’.
Bà Christine, mẹ của Hailey, đã phát hiện dòng tin này và tìm bác sĩ Phil Fisher.
Bà tìm thấy đoạnh băng video của ông và đưa đoạn băng này tới bác sĩ địa
phương.
Ông bác sĩ địa phương vẫn cho rằng đây là tình trạng không có thật mặc dù bà
Christine khẳng định ông bác sĩ ở bệnh viện Mayo đã nói về tình trạng của con bà.
Sau đó bà tới Rochester, Minnesota, trong mùa đông lạnh giá để điều trị bệnh cho
con gái. Hailey đã giảm cân nghiêm trọng do tình trạng nôn mửa kéo dài.
Cơn sốt Facebook

Facebook là mạng xã hội ra đời muộn hơn Twitter. Những trẻ em sử dụng
Facebook không cần Twitter vì mọi nhu cầu giao tiếp và nhắn tin đã được giải
quyết trên Facebook.
Chúng cũng cho rằng Facebook đã cung cấp mọi công cụ giao tiếp cần thiết giữa
bạn bè cần nên không cần kết nối trên Twitter nữa. Facebook còn thu hút được cả
những người lớn tuổi, là kênh giao tiếp tuyệt vời giữa những người có mối quan
tâm chung về một tình trạng bệnh lý. Mọi người có thể tìm thấy các nhóm người
mắc bệnh tiểu đường với 20.000 – 30.000 thành viên.
Bản thân ông Lee Aase bị mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Khi mới được chẩn đoán,
ông đã gửi một đoạn tin nhắn trên Twitter để mọi người chỉ dẫn thông tin hữu ích
về căn bệnh này.


Bệnh rối loạn tiêu hóa được kiểm soát nếu tránh gluten, bột mì và lúa mạch. Lúa
mạch đen là thức ăn được bác sĩ khuyến cáo. Tuy nhiên, các bệnh nhân khác có
những lời khuyên hữu ích hơn về lối sống hàng ngày.
Facebook hiện có 800 triệu người sử dụng. Mọi người kết nối và chia sẻ thông tin
theo một phương pháp hoàn toàn mới.
Nâng chất thông tin trên mạng xã hội
Tuy nhiên, việc chuyển tải thông tin trên mạng xã hội còn khá thụ động. Ông Aase
cho rằng mạng xã hội giúp chuyển tải những thông tin chuyên sâu mà không thể
đưa lên các báo hoặc các kênh truyền hình vì có ít người quan tâm.
Những thông tin về những loại bệnh hiếm gặp chỉ hữu ích đối với những người
liên quan. Mạng xã hội là kênh thông tin có tác động lớn và mọi người có thể nghĩ
đến việc ứng dụng mạng xã hội trong giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, nghiên
cứu và tuyển dụng, kết nối các nhà nghiên cứu cũng như thực hành trên lâm sàng.
Các nhân viên y tế có thể khai thác sự ủng hộ của cộng đồng mạng xã hội.
Bệnh viện Mayo cũng đã ứng dụng mạng xã hội để cải thiện tính an toàn và chất
lượng chăm sóc sức khỏe. Khi lần đầu hẹn gặp bác sĩ, bệnh nhân có một giờ thăm
khám. Tuy nhiên, bệnh viện cũng chịu áp lực về chi phí nên bác sĩ không thể luôn

khám bệnh cho bệnh nhân trong khoảng thời gian một giờ



×