Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là chỡa khúa để toàn thể cỏc dõn tộc trờn thế giới vào năm 2010 đạt được một trỡnh độ cho phộp họ sống một cuộc sống phong phỳ về mặt xó hội và kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.45 KB, 53 trang )

PHẦN I-MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài.
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu là chìa khóa để tồn thể các dân tộc trên
thế giới vào năm 2010 đạt được một trình độ cho phép họ sống một cuộc
sống phong phú về mặt xã hội và kinh tế”
(Tuyên ngôn Alma –Ata 1978)
Trẻ em là nguồn hạnh phúc to lớn của gia đình,là tương lai của mỗi
quốc gia dân tộc.Vì vậy,việc chăm sóc,bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ
và trách nhiệm của toàn xã hội,là mối quan tâm hàng đầu,là trung tâm chú ý
của nhiều ngành khoa học,của các nhà nghiên cứu trẻ em trên nhiều quốc
gia,trong đó có Việt Nam.Hiện nay ở Việt Nam,việc quan tâm,chăm sóc đến
trẻ em đã được đề cập trong “Luật giáo dục”,và ở điều 19 có nêu: “ Mục tiêu
của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,tình cảm,trí
tuệ,thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho
trẻ em vào học lớp một phổ thơng”.
Có thể cho rằng,giáo dục mầm non sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình
phát nhân cách con người.Vì vậy,vấn đề đặt ra trong lứa tuổi này là phải
quan tâm đầy đủ đến giáo dục thể chất trí tuệ và tinh thần cho trẻ như C.Mác
đã từng khẳng định: “Việc kết hợp giáo dục ,trí tuệ và thể chất khơng chỉ là
một phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà con là phương tiện duy nhất


để phát triển con người toàn diện”.
Cơ thể trẻ đang trên con đường hồn thiện và phát triển,vì thế sức đề
khàng,sự dẻo dai của cơ thể còn yếu.Cho nên trong các mặt giáo dục trẻ thì
việc giáo dục thể chất phải là nhiệm vụ cơ bản,trọng yếu,phải được tiến hành
thường xuyên,mạnh mẽ và toàn diện dưới sự quan tâm và có tránh nhiệm
của tồn xã hội.
Trong giáo dục mầm non,nhiệm vụ của giáo dục thể chất đã khẳng
định rằng: ở lứa tuổi này cần hình thành kỹ xảo và thói quen vệ sinh,tổ chức
chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo ngủ ngon,phát triển các kỹ năng vận


động,thực hiện giờ giấc theo chế độ sinh hoạt một cách nghiêm túc,thường
xuyên phòng chống bệnh cho trẻ…Như vậy,một trong những biện pháp
nâng cao thể lực cho trẻ là đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
Giấc ngủ là một hiện tượng sinh lý,là một nhu cầu hết sức tự nhiên và
chính đáng của con người.Giấc ngủ là một hiện tượng ức chế mang tính chất
phòng chống hay bảo vệ tế bào thần kinh trên vỏ não.Một giấc ngủ sâu, đủ
độ dài là phương tiện cơ bản ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần
kinh và của cơ thể.Những đứa trẻ ngủ theo qui luật bình thường,ngủ đủ thời
gian,ngủ ngon giấc thì tinh thần ln sảng khối,phát triển tốt.Cịn những trẻ
ngủ bất thường,ngủ ít thì sự mệt mỏi thái quá càng dồn lại và sự hưng phấn
xúc cảm tiêu cực càng dễ phát sinh, điều đó thường thể hiện ở sự trái tính


trái nết của đứa trẻ.Giấc ngủ tốt vừa là một trong những điều kiện căn
bản,vừa là một trong những dấu hiệu của sức khỏe trẻ em.
Ở trẻ 5-6 tuổi,nhu cầu còn lớn hơn (12giờ/ngày),và giấc ngủ thường
diễn ra vào 2 thời điểm:ngày và đêm.Vai trò của hai giấc ngủ này rất quan
trọng.Thời gian dành cho giấc ngủ trưa tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ,bằng
1/5 thời gian giấc ngủ đêm,song nó lại mang một ý nghĩa đặc biệt đối với cơ
thể.Giấc ngủ trưa có tác dụng làm giảm bớt sự mệt mỏi do hoạt động.khôi
phục lại tinh thần sức lực sau 1/2 ngày làm việc .Nhờ ngủ trưa như một bước
đệm,một quá trình chuyển tiếp mà các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ
ngơi một cách đầy đủ,tạo điều kiện tốt cho quá trình sinh trưởng và phát
triển của cơ thể,giúp trẻ thực hiện tốt các hoạt động trong chế độ sinh hoạt
tiếp theo của một ngày.Vì vậy,việc tổ chức giấi ngủ trưa cho trẻ ở trường
mầm non là đáp ứng một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng của trẻ. Đó
cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của cô giáo mầm non
trong quá trình chăm sóc trẻ, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục toàn diện.
Nhưng trên thực tế trong các trường mầm non,việc tổ chức giấc ngủ

trưa cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn,nên giấc ngủ trưa của trẻ chưa đạt hiệu
quả cao.Xuất phát từ những lí do trên,chúng tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Một số biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho


trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”làm đề tài nghiên cứu của mình.
II.Mục đích nghiên cứu:
Một số biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non.
2.Khách thể nghiên cứu.
Giấc ngủ trưa của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sunflower –Hai Bà
Trưng –Hà Nội.
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu.
1.Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
2.Tìm hiểu thực trạng ngủ trưa của trẻ và phát hiện một số nguyên
nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa cảu trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non.
3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức góp phần nâng cao hiệu quả giấc
ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
V.Giả thuyết khoa học.
Hiệu quả giấc ngủ trưa của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non có thể được


nâng cao nếu trong quá trình tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ,các cô giáo mẫu
giáo tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau:cho trẻ tích cực tham gia vào
các hoạt động trong chế độ sinh hoạt từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa;chuẩn bị
giấc ngủ cho trẻ để loại trừ các tác nhân kích thích có ảnh hưởng đến giấc

ngủ trưa của trẻ;hàng ngày cho trẻ ngủ đúng giờ.
VI.Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài,chúng tôi xin chỉ đề cập đến
một số biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Sunflower – Hai Bà Trưng – Hà nội.
VII.Phương pháp nghiên cứu.
1.Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Đọc,phân tích,hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề
tài để làm cơ sở lý luận của đề tài,như: đặc điểm của hệ thần kinh trẻ,các qui
luật của quá trình thần kinh,khái niệm giấc ngủ,các thuyết về giấc ngủ,những
điêu kiện làm xuất hiện và khuyếch tán ức chế ngủ,các giai đoạn chuyển từ
thức sang ngủ,những đặc điểm đặc trưng của giấc ngủ,nhu cầu về thời gian
ngủ của trẻ, ý nghĩa của giấc ngủ đối với sự phát triển thể lực của trẻ.
2.Phương pháp quan sát.
Quan sát giấc ngủ trưa của trẻ và cách tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ
của giáo viên.


3.Phương pháp điều tra.
Sử dụng phiếu thăm dò đối với giáo viên.
4.Phương pháp thực nghiệm.
Áp dụng một số biện pháp tổ chức nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5.Phương pháp thống kê toán học.
Thu thập,xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu.


PHẦN II-NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN


I.Lược sử nghiên cứu vấn đề.
1.Những nghiên cứu trên thế giới.
Việc nghiên cứu một cách khoa học về giấc ngủ đã được bắt đầu
từ giữ thế kỷ XIX với những nghiên cứu về lý thuyết của giấc ngủ.Trong đó
lý thuyết vỏ não của I.P.Paplơp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo kết quả của một nghiên cứu của Viện sức khỏe quốc gia Mỹ
(NIH)thì những đứa trẻ ngủ đủ thời gian mỗi ngày sẽ ít bị béo phì, ít bị tai


nạn bất thường,có tâm trạng vui vẻ thoải mái và kết quả học tập tốt
hơn.Những đưa trẻ ngủ ít thuờng bị hiếu động thái quá,thiếu tập trung tư
tưởng trong học tập,hay cáu kỉnh vơ cớ và đơi khi có biểu hiện rối loạn hành
vi. Ông Carl Hunt-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ
thuộc NIH còn khẳng định: “Bất kể làm việc gì trẻ em cũng sẽ làm tốt hơn
nếu chúng có một giấc ngủ tổt”. NIH khuyên nên cho trẻ ngủ nhiều hơn,
đồng thời cung cấp nhiều thông tin để trẻ ngủ ngon hơn như:không nuôi
động vật trong phịng ngủ ,trước lúc đi ngủ khơng nên xem ti vi,khơng nên
ăn hoặc uống nước có ga trước khi đi ngủ.(Báo sức khỏe và đời sống).
Theo báo cáo của bác sĩ Brett R.Kuln,trường đại học Nebraska tại
hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ:khuyến khích trẻ
ngủ nhiều có thể trừ ác mộng và mộng du.Mặc dù người ta cho rằng tình
trạng này có liên quan đến một số yếu tố di truyền,nhưng tác giả cho rằng
nhũng trẻ bị rối loạn này có thể bị giảm các biểu hiện bệnh lý nếu tăng tổng
số thời gian ngủ.Tác giả khuyên các bậc cha mẹ,các cô giáo nên cho trẻ ngủ
trưa,cần cho trẻ ngủ nhiều hơn bằng cách khơng để ti vi và trị chơi điện tử
trong phịng ngủ của trẻ.Tăng tổng số thời gian ngủ làm giảm rõ rệt tần xuất
các cơn ác mộng(Báo sức khỏe và đời sống)
Trong thời gian gần đây,bác sỹ Mare Weissbluth-chuyên gia hàng
đầu về giấc ngủ của Mỹ đã đưa ra những tư liệu nghiên cứu về giấc ngủ của



trẻ từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên.Trong nghiên cứu của mình ơng đã đề
cập đến những vấn đề : “Để trẻ có giấc ngủ ngon”với phương pháp tìm ra
nguyên nhân và giả thuyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
Với những nghiên cứu trên ta thấy:vấn đề giấc ngủ và chất lượng
giấc ngủ được các tác giả quan tâm từ rất sớm,song đối tượng chính của họ
thường là những trẻ em có vấn đề về giấc ngủ với hồn cảnh kinh tế xã hội
khác nhau.Chính xuất phát từ đối tượng trên mà một số biện pháp đảm bảo
giấc ngủ ngon cho trẻ cịn chưa mang tính tồn thể và khả thi đối tượng
nghiên cứu của đề tài này.
2.Những nghiên cứu trong nước.
Về giấc ngủ của trẻ đã có những cơng trình nghiên cứu như sau:
- “Báo cáo kết quả điều tra tình hình giấc ngủ của trẻ ở một số nhà
trẻ ở Hà Nội”-Vũ Thị Chín,Nguyễn Thị Thanh Vân,Nguyễn Văn
Lai,Nguyễn Sinh Thảo-Kỷ yếu NCKH về NDT lần thứ III-1986.
-“Tổ chức ăn,ngủ trưa ở trường mẫu giáo”- Đỗ Xuân Hòa-Khoa
giáo dục mẫu giáo-1982.
-“Sự cần thiết đảm bảo giấc ngủ cho trẻ”-Lê Thị NGọc Ái-Tập san
GDMN 4/1990.
-“Báo cáo tổng kết phần :vệ sinh chăm sóc và vệ sinh phịng
bệnh”-Lê Thị Ngọc Ái.


Nhìn chung,các cơng trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này
không nhiều và chủ yếu là tổng kết, đánh giá tình hình giấc ngủ trưa của trẻ
ở trường mầm non,chưa quan tâm, đi sâu vào cách thức tổ chức giấc ngủ
trưa như thế nào để đạt hiệu quả cao.Hơn thế nữa, đó là nghiên cứu được
thực hiện từ những năm 1975-1991,cho nên giá trị thực tiễn cũng giảm
dần.Bởi vì,bất kỳ một giải pháp nào cùng xuất phát từ những yêu cầu của

thực tiễn.
Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và những nảy sinh trên
thực tiễn,chúng tôi thấy việc nghiên cứu “một số biện pháp tổ chức nâng cao
hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”là cấp thiết.
II. Đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ mẫu giáo.
Trên cơ sở sự phát triển của hệ thần kinh mà hoạt động thần kinh
cấp cao của trẻ em được phát triển theo lứa tuổi.Sự phát triển của hệ thần
kinh có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển thể chất,phụ thuộc vào ảnh hưởng
của ngoại cảnh,của giáo dục và đặc điểm cá thể trẻ.
Hệ thần kinh có vai trị vơ cùng quan trọng.Nó là cơ quan điều
khiển cơ thể,làm cho cơ thể trở thành một khối thống nhất.Giấc ngủ trẻ em
hình thành và ổn định dần dần theo sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.Với trẻ
nhỏ,hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Đến cuối tuổi mẫu giáo,hệ thần kinh mới
hoàn thiện về cấu tạo cơ bản,chưa hồn thiện về chức năng:q trình hưng


phấn lớn hơn quá trình ức chế,quá trình phân tán lớn hơn quá trình tập trung
cho nên trẻ dễ mệt dưới ảnh hưởng của những tác động mạnh,không liên tục
và trẻ dễ bị ảnh hưởng của mơi trường bên ngồi.Trẻ càng nhỏ thì hệ thần
kinh càng non nớt và nhanh chóng bị mệt mỏi.Trong các cơng trình nghiên
cứu về hoạt động thần kinh cao cấp,PapLôp đã nhấn mạnh đến một điều là
các trung khu thần kinh đặc biệt chóng mệt.Nếu khơng kịp thời cho các
trung khu đó nghỉ thì sẽ gây ra những rối loạn nghiêm trọng của hệ thần
kinh.PapLôp cũng đã chứng minh là trong trường hợp này sẽ diễn ra q
trình bảo vệ thần kinh, Đó là q trình ức chế.Sự ức chế đó cịn gọi là ức chế
bảo vệ.Hiện tượng ngủ là một thí dụ về ức chế bảo vệ.Những cơng trình
nghiên cứu của các nhà sinh lí học khác cũng chứng minh là hệ thần kinh
trung ương phải được nghỉ ngơi trước tiên,Sự nghỉ ngơi theo chu kỳ đối với
hệ thần kinh có một ý nghĩa rất lớn để bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị
suy nhược.Do vậy cần tổ chức cho trẻ giấc ngủ ngon.

Hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện trong sự hình thành
các phản xạ có điều kiện. Đặc trưng của lứa tuổi này là phản xạ định
hướng.Việc củng cố các phản xạ có điều kiện dương tính ở trẻ rất khó
khăn,vì ở lứa tuổi này bắt đầu phát triển ức chế tự vệ cho tới tận khi bắt đầu
ngủ.Sự phát triển ức chế được biểu hiện ở sự giảm cường độ hoặc mất hồn
tồn phản xạ có điều kiện.


Hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng có vai trò ưu thế ở trẻ 4-5
tuổi.thể hiện ở sự củng cố chậm các phản xạ có điều kiện, ở tính ổn định của
phản xạ đó với kích thích bên ngồi, ở sự lan rộng của các quá trình hưng
phấn và ức chế trên vỏ não.
Trẻ 5-6 tuổi,cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh
tăng lên, Đặc biệt ở trẻ 6 tuổi: ức chế trong ổn định hơn,sức làm việc của vỏ
não được nâng cao.Trẻ 6 tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất
định trong 15-20 phút. Ức chế ngoài giảm bớt ý nghĩa đối với trẻ,tức là các
kích thích bên ngồi một cách đột ngột không ảnh hưởng mạnh đến các phản
xạ có điều kiện đã được thành lập như ở các năm trước. Ức chế trong được
tăng cường.Những loại ức chế phân biệt và dập tắt được hình thành nhanh
gấp hai lần so với trẻ 4-5 tuổi.
Trẻ 5-6 tuổi,hệ thống tín hiệu thứ hai tăng lên.Tư duy bằng từ ngày
càng tăng.Ngôn ngữ bên trong xuất hiện.Chức năng khái quát hóa của từ đã
có bước nhảy vọt nhưng khác với người lớn là sự khái quát hóa được thể
hiện theo hành động.Như vậy, “tư duy hành động” vẫn giữ vai trò quan
trọng trong hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ.
Ở những giai đoạn tuổi tiếp theo,hoạt động thần kinh cấp cao của
trẻ tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng.
Như vậy ở lứa tuổi này,hệ thần kinh là một cơ quan chưa hoàn thiện



phải điều khiển các cơ quan khác chưa hoàn thiện,trong khi đó vẫn liên tục
chịu những tác động mới từ môi trường là vô cùng bất lợi.Vấn đề vệ sinh
thần kinh:giữ hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn thích hợp thông qua tổ
chức chế độ sinh hoạt hợp lý(trong đó có tổ chức giấc ngủ )cho trẻ là vơ
cùng quan trọng.
III.Các qui luật của hoạt động thần kinh cấp cao.
Toàn bộ hoạt động thần kinh cấp cao được xây dựng trên cơ sở sự
hoạt đọng của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế.Sau đây
là một số qui luật cơ bản.
1.Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
Theo PapLơp,bất cứ một kích thích nào khi đã chạm đến một điểm
nhất định của bán cầu đại não,dù ý nghĩ của nó lớn hay nhỏ đối với đời
sống,nhưng nếu kích thích ây khơng đi đơi với kích thích đồng thời những
điểm khác thì nhất định sớm hay muộn nó sữ dẫn đến tình trạng thái buồn
ngủ và dẫn đến giấc ngủ.Trong cuộc sống hàng ngày,qui luật này được thể
hiện rất rõ ràng:tiếng ru nhè nhẹ ,kéo dài của người mẹ làm đứa trẻ ngủ dần.
Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn có thể diễn
ra nhanh chóng, đột ngột,hoặc xảy ra dần dần qua một giai đoạn quá độ.
Quy luật này có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ các tổ chức thần
kinh ở vỏ não và toàn bộ cơ thể.


2.Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ
phản xạ.
Trong một phản xạ có điều kiện,kích thích có cường độ càng mạnh
thì cường độ của phản xạ càng lớn.Nhưng khác với quy luật chuyển từ hưng
phấn sang ức chế,quy luật này chỉ có tính chất tương đối,nghĩa là khơng
đúng trong mọi trường hợp.Nếu kích thích q yếu(dưới ngưỡng),hoặc q
mạnh(trên ngưỡng)thì kích thích càng tăng,phản xạ sữ càng giảm (do xuất
hiện lực ức chế vượt hạn).

3.Quy luật lan tỏa và tập trung.
Khi nghiên cứu quy luật hình thành quá trình hưng phấn và ức chế
trên vỏ não ,PapLốp đã thấy rằng những q trình đó khơng dừng lại ở tại
điểm mà tại đó chúng sinh ra,mà chúng lan rộng ra mọi hướng trên vỏ não
(khuyếch tán hay lan tỏa).Mức độ lan rộng phụ thuộc vào hưng tính của các
tiêu điểm trên vỏ não và vào cường độ kích thích tác động.Sau khi đã lan
rộng ra xung quanh chúng ta lại thu hẹp dần phạm vi hoạt động,cuối cùng
rút về vị trí xuất phát , đó là hiện tượng tập trung.
Sự lan tỏa tập trung của hưng phấn và ức chế trên vỏ não là hiện
tượng mang tính chất qui luật –qui luật lan tỏa và tập trung.
Ví dụ:Quá trình buồn ngủ ,ngáp, “díp mắt”, ngủ gật rồi ngủ say
chính là q trình lan tỏa ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não ra


tồn bộ vỏ não.Và q trình ngược lại,từ ngủ đến thức dậy là một quá trình
tập trung của ức chế sau khi đã lan rộng khắp vỏ não.
4.Quy luật cảm ửng qua lại.
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh
(khơng gian ) hoặc tiếp sau (thời gian) của các quá tình thần kinh cơ bản
(hưng phấn và ức chế).
Ví dụ: khi một điểm nào đó trên vỏ não hưng phấn thì nó sẽ làm
cho các điểm xung quanh ở trạng thái ức chế.Hay một điểm nào đó ở vỏ não
lúc này ở trạng thái hưng phấn mà không cần tác động hỗ trợ của một tác
nhân ngoại lai nào.
Theo PapLơp,trên vỏ não có hai loại cảm ứng:
-Cảm ứng dương tính:xảy ra khi sự phát sinh ức chế gây nên hưng
phấn.
-Cảm ứng âm tính:xảy ra khi sự phát sinh hưng phấn gây nên ức
chế.
Như vậy,một q trình thần kinh (hưng phấn hoặc ức chế)có thể

vận động theo qui luật lan tỏa và tập trung,hoặc theo qui luật cảm ứng qua
lại, điều đó tùy thuộc và nhiều yếu tố,nhưng trước hết nó phụ thuộc vào
trạng thái hoạt động của trung tâm bị kích thích.Nếu trạng thái hoạt động
của trung tâm đó u,thì kích thích vào trung tâm ấy sẽ gây ra hiện tượng lan


tỏa.Nếu trạng thái hoạt động của trung tâm ấy mạnh hơn,tập trung hơn thì
khi kích thích sẽ gây hiện tượng cảm ứng.Nếu hoạt động của trung tâm ấy
mạnh quá mức bình thường thì lại gây ra lan tỏa.
5.Quy luật hoạt động của hệ thống vỏ não.
Trong đời sống,các kích thích không tồn tại một cách riêng
lẻ,thường chúng tạo thành một tổ hợp kích thước đồng thời hoặc nối
tiếp.Mỗi sự vật là một tổ hợp đồng thời của nhiều kích thích:thị giác xúc
giác,khứu giác,thình giác …
Để thích ứng với mơi trường não bộ cần phải hình thành khả năng
phản ứng lại tồn bộ những hệ thống kích thích.Phản ứng của cơ thể cũng
không diễn ra một cách riêng lẻ,mà bất kỳ một hoạt động nào đều là những
tổ hợp hay hệ thống hoạt động của nhiều hệ thống.
Vậy:Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những
kích thích riêng lẻ,những phản ứng riêng lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh hay
thành những hệ thống,gọi là hệ thống trong hoạt động của vỏ não.
Một trong những biểu hiện quan nhất của tính hệ thống trong hoạt
động của vỏ não là hình thành “định hình động lực”. Định hình động lực là
một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp lại theo một trình tự nhất định
và theo một khoảng thời gian nhất định trong một thời gian dài.Sau đó,chỉ
cần một phản xạ đầu xảy ra là toàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra


theo lối “dây chuyền”,nghĩa là một kích thích có thể đại diện cho tồn bộ các
kích thích khác để gây phản xạ. Định hình động lực (động hình) là cơ sở của

những hành động tự động hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong cơng
tác giáo dục,chăm sóc trẻ.

IV.Giấc ngủ và ý nghĩa của giấc ngủ.
1.Khái niệm và bản chất sinh lý của giấc ngủ.
1.1.Khái niệm về giấc ngủ.
Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể,khi đó các quá trình
sinh lý đều giảm mức độ.Giấc ngủ đảm bảo khơi phục khả năng phân tích và
tổng hợp của vỏ não,khả năng làm việc của tế bào não nói riêng và cơ thể
nói chung.Chính vì vậy,giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của con người.
Một giấc ngủ ngon phải đảm bảo các yếu tố:
-Ngủ nhanh.
-Ngủ say (ngủ sâu).
-Ngủ đủ thời gian cần thiết.
1.2.Bản chất sinh lý của giấc ngủ.
Ngủ là một nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thế,có tác dụng bảo
vệ hệ thần kinh.
Theo PapLơp,tế bào thần kinh làm việc kéo dài và căng thẳng sẽ


mệt mỏi suy nhược.Nếu làm việc thái quá thì các tế bào sẽ bị tổn thương và
hoạt động của chúng sẽ bị rối loạn trầm trọng.Lúc này vỏ não sẽ có một
phản ứng tự vệ chống lại sự mệt mỏi và suy nhược của tế bào thần
kinh:Trong vỏ não phát sinh một quá trình ức chế, ức chế này lan rộng dần
khắp vỏ não và lan xuống cả phần dưới vỏ,làm xuất hiện giấc ngủ.
Như vậy,cơ sở sinh lý của giấc ngủ là hiện tượng khuyếch tán của
một quá trình ức chế lan truyền trong toàn bộ vỏ não và các phần dưới vỏ.
2.Các thuyết về giấc ngủ.
2.1.Thuyết độc tố Lêzan và Pêzơn.
Theo thuyết này,trong q trình trao đổi chất,cơ thể tích lũy nhiều

chất gây ngủ.Khi nồng độ các chất đó đạt tới một mức độ nhất định,nó sữ tác
động tới tế bào thần kinh gây buồn ngủ.Trong khi ngủ, độc tổ gây ngủ sữ
được thải dần ra ngoài cơ thể và từ đó sẽ làm giảm ảnh hưởng đối với cơ
thể,dần dần nó cũng hết tác động đến hệ thần kinh.Khi đó,khả năng làm việc
của não bộ sẽ được khôi phục dẫn đến hiện tượng tỉnh giấc.
2.2.Thuyết trung khu ngủ.
Vào những năm 1916-1917, ở Châu Âu nạn dịch về viêm não gây
ngủ.Vụ dịch này gây ra hai hiện tượng mâu thuẫn:ngủ liên miên và không
ngủ được.Do vậy gây ra hiện tượng tử vong cao.
Khi mổ não của người chết vì nhiễm dịch trên,người ta thấy ranh


giới của não giữa và não trung gian bị tổn thương.Từ đó người ta đi đến kết
luận rằng: ở vùng này có trung khu điều khiển trạng thái thức - ngủ của cơ
thể.Chẳng hạn khi bị tổn thương ở trung khu gây ngủ thì cơ thể sẽ khơng
ngủ được và ngược lại.
2.3 Thuyết về giấc ngủ của PapLôp.
Các tế bào thần kinh của vỏ não hoạt động trong ngày dần dần mệt
mỏi và làm xuất hiện ức chế.Lúc đầu ức chế xuất hiện ở một nhóm tế bào
hay một cùng nào đó,hoặc khuyếch tán ra các vùng xung quanh.Và nếu
khơng có gì cản trở thì ức chế đó lan tỏa ra khắp các cơ quan dưới vỏ và dẫn
đến giấc ngủ.
Trong q trình ngủ,các tế bào của vỏ não khơng phải ngừng hoạt
động hồn tồn mà nó chuyển sang dạng hoạt động khác nhăm đảm bảo cho
q trình chuyển hóa đặc trưng của tế bào vỏ não với mục đích khôi phục
khả năng làm việc của tế bào thần kinh.Khi tế bào thần kinh đã khôi phục
được khả năng làm việc thì vỏ não chuyển sang trạng thái hoạt động và biểu
hiện ra bên ngoài là cơ thể tỉnh giấc.
3.Những điều kiện để xuất hiện và khuyếch tán ức chế ngủ.
Trong điều kiện tự nhiên của giấc ngủ,sự khuyếch tán có thể xảy ra

do 3 nhân tố:
-Hoạt động thiên biến vạn hóa trong ngày của các vùng phân tích


quan trên vỏ não đã làm giảm sút khả năng làm việc,gây trạng thái mệt mỏi
trong các vùng đó,làm cho các vùng đó có xu hướng chuyển sang trạng thái
ức chế.Chính vì thế ở người lao động mệt mỏi thì đêm dễ ngủ thiếp đi và
ngủ ngon. Ở những trẻ em khỏe mạnh,giấc ngủ hay là sự ức chế trước hết
ohát sinh trong các cơ quan phân tích vận động và vận động ngông ngữ khi
chúng mệt mỏi.
-Sự loại trừ các kích thích bên ngồi làm cho tính cường (trương
lực) của các tế bào thần kinh giảm sút và dễ chuyển sang trạng thái ức
chế.Vì vậy,khi chuẩn bị cho trẻ ngủ nên cởi bớt quần áo, đặt trẻ ở tư thế
thoải mái,tắt bớt đèn,vặn nhỏ đài…
-Giấc ngủ còn là kết quả của một q trình phản xạ có điều
kiện,thành lập trên các tác nhân thời gian và chế độ sống của động vật và
con người.Nói cách khác là xây dựng trên sự xen kẽ đều đặn và đúng kì hạn
của hoạt động ban ngày và sự ngừng hoạt động ban đêm,kèm theo một số
động tác quen thuộc mà ta vẫn gọi là “chuẩn bị đi ngủ”.Vì vậy cần tạo cho
trẻ thói quan đi ngủ đúng giờ với những động tác chuẩn bị quen thuộc.
4.Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ.
Tùy từng cơ thể,từng hồn cảnh,giấc ngủ có thể say nhất vào thời
gian đầu,giữa hoặc cuối.Nhưng nhìn chung,việc chuyển từ “thức” sang
“ngủ” đều qua một số giai đoạn giống nhau.


Mỗi giai đoạn của giấc ngủ được qui định bằng sự đáp ứng của cơ
thể với mỗi tác nhân kích thích có cường độ khác nhau.Lúc thức với những
tác nhân kích thích khác nhau có thể có phản ứng khác nhau.
4.1.Giai đoạn san bằng (thiu thiu ngủ).

Mọi kích thích đều có tác dụng gần như nhau,cơ thể đều có phản
ứng giống nhau.
4.2.Giai đoạn trái ngược.
Các kích thích yếu trở nên có tác dụng mạnh và ngược lại.
4.3.Giai đoạn cực kỳ trái ngược.
Tác nhân gây hưng phấn lúc thức trở thành gây ức chế,ngược lại
kích thích gây ức chế lại có tác dụng gây hưng phấn.
4.4.Giai đoạn ức chế hoàn toàn (ngủ say)
Mọi tác nhân kích thích dù mạnh hay yếu đều không làm xuất hiện
phản ứng,cơ thể không trả lời kích thích .Các tế bào thần kinh trên vỏ não ở
trạng thái ức chế hoàn toàn.
5.Những đặc điểm đặc trưng của giấc ngủ.
Giấc ngủ được đặc trưng bởi các điểm sau:
-Giảm tính nhạy cảm của cơ quan cảm giác.
-Giảm nhịp tim,nhịp hơ hấp.
-Giảm hoạt động của các tuyến tiêu hóa,bài tiết.


-Giảm trương lực cơ (bắp cơ mềm, đa số cơ xương dãn).
6.Thời gian ngủ của trẻ.
Thời gian ngủ chiếm 1/3 đời người,nhưng phân bố không đồng
đều ở các lứa tuổi,và nó phụ thuộc vào khả năng làm việc của tế bào thần
kinh.Trẻ càng nhỏ thời gian ngủ càng nhiều,giấc ngủ ngắn,số lần ngủ nhiều.
Nhu cầu ngủ ở trẻ (0-6 tuổi) phát triển bình thường:
(Theo bộ mơn Vệ sinh trẻ em)

ứổ

3-6
6 - 12

12 - 18
18 - 36
36 - 72

ốầủ

4
3
2
1
1

Thời gian ngủ
Ngày
7h30
6h00
4h30
3h00
2h00

Đêm
Một ngày
9h30
17h30
10h
16h
10h30
15h
10h30
13h30

9h30->10h00 11h30->12h

7. Ý nghĩa của giấc ngủ.
Trước kia,người ta chỉ chú ý đến sự thức mà ít nói đến sự ngủ.Mãi
vài chục năm gần đây,khi đện não ra đời,sự ngủ mới được nghiên cứu tương
đối đầy đủ.Thực ra ông cha ta nói đã từ lâu: “Ăn được,ngủ được là
tiên.Khơng ăn,khơng ngủ mất tiền thêm lo”.
Thức và ngủ là hai trạng thái có liên quan mật thiết với nhau.Sự luân
phiên đều đặn giữa ngủ và thức là điều kiện cần thiết của hoạt động sống


bình thường của cơ thể con người.Thức tích cực sẽ đảm bảo cho giấc ngủ
say,ngược lại giấc ngủ say và đủ độ dài lại đảm bảo trạng thái tích cực khi
cơ thể chuyển sang trạng thái thức.Vì trong giấc ngủ,quá trình đồng hóa,thu
nạp các chất vào cơ thể chiếm ưu thế,phục hồi sức làm việc của cơ thể, đặc
biệt là vỏ não.
Giấc ngủ trưa cũng ngủ giấc ngủ đêm là một loại nghỉ ngơi cơ bản
và khơng có gì thay thế được.Thiếu ngủ cịn có hại cho cơ thể hơn thiếu
ăn.Người ta chỉ có thể khơng ngủ tối đa 4-5 ngày,sau đó có muốn hay khơng
cũng ngủ thiếp đi.
Trẻ mẫu giáo,thời gian thức được kéo dài hơn so với các lứa tuổi
trước.Trong thời gian thức này của trẻ dần xuất hiện ngày càng nhiều các
hoạt động ăn - chơi - học tập… Điều đó đồng nghĩa với mật dộ vận động,sự
phát huy năng lượng - năng lực cá nhân ngày càng lớn.Song nếu không tổ
chức các hoạt động trên một cách hợp lý,khoa học thì sẽ mâu thuẫn với khả
năng về sức lực của trẻ con nhiều hạn chế.Trẻ chứa thể tham gia liên tục vào
các hoạt động một cách tích cực,có hiệu quả mà khơng cần có những phút
nghỉ ngơi với đúng nghĩa của nó.Ngay cả đối với bản thân của chúng ta những người trưởng thành và đang ở trong sự xung mãn nhất về thể lực cũng
cần những giờ phút nghỉ ngơi đó biết bao.
Trong cuốn sách bất hủ “Nghiên cứu di truyền các thiên tài” của mình



tiến sĩ Liwis M.Terman đã trình bày một phương pháp thử trí thơng minh do
chính ơng tìm ra vào năm 1925.Khi so sánh 600 trẻ có chỉ số IQ >140 và
2700 trẻ khác với IQ < 140, ông nhận thấy trẻ thiên tài có giấc ngủ dài
hơn.Một khảo sát khác của ông tiến hành trên 5500 trẻ em Nhật vào hai
năm sau cũng có kết quả tương tự.Sau này,những nghiên cứu riêng biệt về
giấc ngủ của Terman cũng cho thấy thơng minh đi đơi với giấc ngủ.Năm
1983,phịng thí nghiệm giấc ngủ ở Canada đã khẳng định nghiên cứu của
Terman là đúng:Trẻ có chỉ số IQ lớn thì tổng lượng thời gian ngủ của chúng
dài.Các nghiên cứu của Canada và Mỹ đều thống nhất rằng trẻ thơng minh
có giấc ngủ dài hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.
Mới đây,một nghiên cứu khác của Đại học Lousville về giấc ngủ đối
với trẻ sinh đơi trẻ có kiểu ngủ dài và điểm số cao hơn về tập đọc,từ vựng,
đọc hiểu…so với trẻ có kiều ngủ ngắn.Rõ ràng,giấc ngủ với trẻ em là rất
quan trọng.Các nghiên cứu đều chứng minh có sự liên quan chặt chữ giữa
giấc ngủ và khả năng học tập.
Giấc ngủ trưa với thời gian chỉ bằng khoảng 1/5 thời gian của giấc
ngủ đêm,tuy khá ngắn ngủi nhưng lại rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao đối
với sức khỏe,tâm lý,trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt với trẻ em ở lứa tuổ
mẫu giáo.Trẻ có thời lượng ngủ đủ thì tỉnh táo,tiếp thu hết các thơng tin
xung quanh như một miếng bọt biển khô kiệt thấm nước. Đối chiếu tổng thời


lượng ngủ với khí chất của trẻ thấy: các em nhóm dễ quản lý có thời lượng
ngủ lớn hơn các em nhóm khó quản lý là 1h30’,gần tương đương một giấc
ngủ ngắn ban ngày,trong khi giấc ngủ đêm có thể coi như bằng nhau.Như
vậy giấc ngủ trưa có liên quan đến khí chất của trẻ.Rối loạn giấc ngủ có ảnh
hưởng nhiều đến các kiểu ngủ:tư chất thông minh; đến sự rèn luyện ; học tập
và đến cả hiệu suất ở nhà trường của các em.

Chúng ta không thể coi giấc ngủ trưa là giấc ngủ phụ,là phần bù cho
giấc ngủ đêm.Giấc ngủ trưa là giấc ngủ độc lập nếu xét cả về mặt thời gian
và chức năng.Nó tuân theo qui luật tự nhiên,theo nhịp điệu sinh học.Hơn thế
nữa,nó cịn là một nhu cầu bản năng,nhu cầu xã hội vì nó thỏa mãn sự phát
triển của con người,góp phần nâng cao sức tái sản xuất xã hội.Giấc ngủ
giống như việc nuôi con.Có nhiều cách ni con,nhưng trẻ chỉ cần một cách
nào đó giúp có nhiều calo để chóng lơn.Chế độ ăn nào không cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng hoặc gây mất cân bằng dinh dưỡng thì chế độ ăn đó khơng
tốt,có ảnh hưởng xấu đến sức lớn và phát triển của trẻ em. Điều này cũng
đúng với các kiểu ngủ không ngon giấc. Điều quan trọng là phải tập cho trẻ
ngủ đúng phương pháp,phải có biện pháp tổ chức ngủ khoa học.

CHƯƠNG II - NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
I.Thực trạng giấc ngủ trưa của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non


×