Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Điều trị hội chứng thận hư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.15 KB, 3 trang )

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
BV.NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

ĐỊNH NGHĨA:
HCTH là một biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu thận, do thay đổi tính thấm
của màng đáy cầu thận đối với protein, gây ra tiểu protein > 3g/24 giờ, gảim
albumin máu, tăng lipid máu, tiểu lipid, phù.
2. CHẨN ĐÓAN
Lâm sàng:
Phù, tiểu ít, có thể kèm theo tiểu máu, tăng huyết áp.
Cận lâm sàng:
(1) Đạm niệu/24 giờ > 3,5g/1,73m2 da/ 24 giờ hoặc > 3 g/24 giờ.
(2) Albumin máu < 30 g/L, ∝2 globulin tăng > 12%.
(3) Lipid máu tăng: chủ yếu cholesterol tòan phần, LDL-C. Triglyceride
tăng khi suy thận hoặc tiểu protein nặng, kéo dài.
(4) Tiểu lipid: nước tiểu có hạt mỡ, trụ mỡ, thể chiết quang chứa
cholesterol ester
Trong đó (1) là tiêu chuẩn chính, các tiêu chuẩn còn lại có thể có hay không.
Các cận lâm sàng khác cần thực hiện để phát hiện một số nguyên nhân
thường gặp: HBsAg, antiHCV, huyết thanh chẩn đóan giun lươn, ASO, HIV,
ANA, đường huyết và các marker ung thư khi nghi ngờ (PSA, AFP, CEA…)
Chẩn đóan phân biệt:
Các nguyên nhân khác gây phù tòan thân như xơ gan, suy tim, suy
dinh dưỡng…
3. ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
- Nên sinh thiết thận trước khi điều trị để xác định sang thương giải phẫu
bệnh, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh.
1.



-

Trong thực tiễn lâm sàng, BN nhập viện trong bệnh cảnh phù nhiều, có
thể điều trị prednison theo phác đồ sang thương tối thiểu, chỉ định sinh
thiết thận khi:
+ BN không đáp ứng prednison
+ BN tái phát thường xuyên

-

Điều trị nguyên nhân bệnh nếu có (ngưng thuốc sử dụng nếu nghi ngờ,
điều trị viêm gan siêu vi, nhiễm ký sinh trùng…)
Tiêu chuẩn nhập viện
- Phù tòan thân nặng, gây khó thở, phù nhiều bìu, âm hộ.
-

Bn có biến chứng: nhiễm trùng, thuyên tắc huyết khối

- Nghi ngờ Bn không tuân thủ điều trị.
Điều trị đặc hiệu:
1


BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Điều trị đặc hiệu bằng thuốc ức chế miễn dịch: tùy theo sang thương
giải phẫu bệnh:
(1) Sang thương tối thiểu: prednisone 1 mg/kg/ngày đến khi protein
niệu âm tính (có thể kéo dài 12-16 tuần trước khi kết luận kháng

corticoid)
Duy trì: 1 mg/kg/ cách ngày trong 4 tuần.Sau đó giảm liều dần và
ngưng điều trị sau 2-3 tháng
(2) Xơ hóa cầu thận khu trú và từng vùng
Prednisone 1 mg/kg/ngày/4-5 tháng , sau đó giảm liều dần trong
3 tháng
(3) Bệnh cầu thận màng:
Prednison 100 mg/cách ngày x 8 tuần, sau đó giảm dần trong
3 tháng.
Nếu có suy thận có thể dùng phác đồ sau:
- Tháng 1, 3, 5: Methylprednisolone 1 g IV/ngày x 3 ngày,
sau đó prednisone 0,4 mg/kg/ngày vào những ngày còn lại
trong tháng
-

Tháng 2, 4, 6: clorambucil 0,2 mg/kg/ngày.
(4) Viêm cầu thận tăng sinh màng:
Prednison 80 mg cách ngày trong năm đầu
60 mg cách ngày trong năm thứ 2
40 mg/cách ngày trong năm thứ 3
20 mg/cách ngày trong năm thứ 4.
Kháng đông aspirine 975 mg + Dipyridamol 325 mg/ngày/1 năm.
(5) Viêm cầu thận tăng sinh trung mô
Điều trị như sang thương tối thiểu hoặc xơ hóa cầu thận khu trú:
thường đáp ứng kém với prednisone.
Chỉ định dùng thuốc độc tế bào:

-

HCTH tái phát thường xuyên hoặc lệ thuộc corticoid

Điều trị prednisone đến khi đạm niệu (-) hoặc không đáp ứng
Sau đó cyclophosphamide 2-3 mg/kg/ngy x 2-3 thng
Kiểm tra CTM sau 2 tuần v sau đó mỗi tháng .Ngưng thuốc khi
BC máu < 3.000/m3.
Các tiêu chuẩn đánh giá:

-

Đáp ứng hịan tịan: đạm niệu (-) trong 8 tuần

-

Tái phát thuờng xuyên: tái phát 2 lần/6 thng.

-

Lệ thuộc corticoid: tái phát khi giảm liều hoặc ngưng thuốc.

-

Không đáp ứng corticoid: Đạm niệu> 3g/24 giờ sau 3-4 tháng
Các điều trị hỗ trợ khác:
2


BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

-

Hạ lipid máu: nên điều trị ở BN HCTH kháng trị, tăng lipid máu và tiểu

protein kéo dài. Thuốc sử dụng: nhóm statin. Ngưng khi lipid mu trở về gi
trị bình thường.

-

Các biện pháp làm giảm protein niệu:
Chế độ ăn giảm protein.
Dùng thuốc ức chế men chuyển
Điều trị triệu chứng
- Ăn lạt: lượng muối khỏang 2-3g/ngày.
-

Hạn chế đạm: 0,7-0,8 g/kg/ngy + lượng đạm mất qua nước tiểu

-

Hạn chế nước nếu phù nhiều

-

Lợi tiểu: thận trọng vì có thể gây suy thận chức năng do giảm thể tích
máu. Chỉ định sử dụng khi:
+ Phù nhiều làm hạn chế sinh họat bệnh nhân
+ Tăng huyết áp
+ Thuốc:
Lợi tiểu quai furosemide. Khi phù nhiều nên dùng dạng furosemise chích vì
nim mạc dạ dy bị ph lm thuốc uống hấp thu kém.
Có thể phối hợp với lợi tiểu nhóm thiazide hoặc kháng aldosterol, liều tăng
dần.
Truyền albumin: chỉ định khi phù kháng trị và hoặc albumin máu giảm nặng

< 20 g/L. Truyền với liều 0,5 g/kg cân nặng, 30 phút sau dùng furosemise 1
mg/kg tiêm TM x 1-2 lần/ngày.
Điều trị biến chứng:
- Thuyên tắc huyết khối: huyết khối tĩnh mạch gặp nhiều hơn ở động mạch.
Dùng heparin. Hội chẩn ngọai mạch máu.
-

Nhiễm trùng: dùng kháng sinh nhạy cảm tùy trường hợp.
4. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Bệnh nhân sau khi xuất viện phải theo dõi định kỳ khoa nội thận mỗi tuần,
mỗi tháng… tùy diễn tiến bệnh.
- Bệnh nhân được khám phù, đo huyết áp, cân nặng, thử đạm niệu/24 giờ.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
5.1. The Washington manual of medical therapeutic, 29th – the nephrotic
syndrome, pp 235 – 236
5.2. Harrison’s Principle of internal medicine, 14th – the major glomerulopathies,
pp 1540 – 1545
5.3. Gerald B.Appel – Cecil textbook of medicine, 20th – Glomerular disorders,
pp 573 – 575

3



×