Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh viêm động mạch Takayasu và viêm tế bào động mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.97 KB, 2 trang )

VIỆN TIM

BỆNH VIÊM ĐỘNG MẠCH TAKAYASU VÀ VIÊM ĐỘNG
MẠCH TẾ BÀO KHỔNG LỒ
Loại I
1. Đối với viêm động mạch Takayasu và viêm động mạch tế bào khổng lồ giai
đoạn đang tiến triển nên bắt đầu điều trị với corticosteroid liều cao (Prednisone
40 – 60 mg/ ngày hoặc các thuốc khác với liều tương đương) nhằm làm giảm
tình trạng viêm (Mức chứng cứ: B)
2. Đánh giá đáp ứng với điều trị trong bệnh viêm động mạch Takayasu và bệnh
viêm động mạch tế bào khổng lồ nên được thực hiện định kỳ với khám lâm
sàng và xét nghiệm các bằng chứng viêm như: tốc độ máu lắng, CRP (Mức
chứng cứ: B)
3. Can thiệp tái thông lòng mạch ở bệnh nhân Takayasu hoặc bệnh nhân viêm
động mạch tế bào khổng lồ nên trì hoãn đến khi tình trạng viêm đã được điều
trị và kiểm soát (Mức chứng cứ: B)
4. Đánh giá hình ảnh trên bệnh nhân Takayasu và bệnh nhân viêm động mạch tế
bào khổng lồ nên sử dụng chụp CLVT hoặc MRI để đánh giá ĐMC ngực và
các nhánh động mạch lớn xuất phát từ ĐMC nhằm phát hiện tổn thương phình
hoặc tổn thương tắc nghẽn (Mức chứng cứ: C)
Loại IIa
1. Đối với bệnh nhân Takayasu đang điều trị corticosteroid nếu có bằng chứng
của bệnh vẫn đang tiếp tục tiến triển, có sự tái phát các triệu chứng thực thể
hoặc tăng trở lại của các marker viêm, có thể điều trị phối hợp thêm một loại
thuốc kháng viêm khác (Mức chứng cứ: C)

144


VIỆN TIM


Các bệnh lý viêm liên quan đến phình tách ĐMC
   

   

145



×