Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

dạy học theo chủ đề tích hợp vật lý 10 tiết 43 bài 26 THẾ NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT

1. Họ và tên: Huỳnh Thanh Tuấn

Điện thoại: 0946707657; Email:
2. Họ và tên: Nguyễn Vũ Phong

Điện thoại: 0988188108; Email:

Năm học: 2014 – 2015

PHỤ LỤC II
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
( HOẶC NHÓM GIÁO VIÊN ) DỰ THI
Trang 1


- Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
- Trường THPT Võ Văn Kiệt
- Địa chỉ: Ấp Long Hòa, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh
Bạc Liêu
Điện thoại: 07813864308
- Họ và tên giáo viên (hoặc nhóm giáo viên):
1. Huỳnh Thanh Tuấn
Điện thoại: 0946707657; Email:
2. Nguyễn Vũ Phong
Điện thoại: 0988188108; Email:

PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN THI CỦA GIÁO VIÊN


1. Tên dự án dạy học: Tiết 43 - Bài 26 : THẾ NĂNG
2. Mục tiêu dạy học:
Trang 2


2.1. Kiến thức:
2.1.1) Môn Vật lý
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
- Viết được công thức trọng lực của một vật.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của thế năng trọng trường
(hay thế năng hấp dẫn). Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng.
- Biết được lợi ích của dòng nước chảy từ trên cao xuống để làm quay tua bin
đưa nước lên cao, để giã gạo bằng sức nước mà không dùng máy bơm, máy xay
sát gây tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
2.1.2) Môn Sinh học
- Biết được tác động của dòng chảy ảnh hưởng đến đất đai, xói mòn đất, lỡ đất,
có thể phá vỡ cân bằng hệ sinh thái.
- Nắm được việc trồng cây, bảo vệ rừng để giữ nước để tránh cho đất bạc màu,
tránh cho đất nghèo dinh dưỡng, khô cằn; trồng cây rừng để điều hòa lượng nước
trên mặt đất và điều hòa không khí.
2.1.3) Môn Hóa học
- Học sinh hiểu được tác động của dòng chảy từ trên cao xuống sẽ làm đất bị
xói mòn, bị bạc màu do đất mất đi chất dinh dưỡng, mất đi các nguyên tố(N, K, P)
có ích cho sự phát triển của cây trồng.
- Học sinh nắm được nếu sử dụng nhiều động cơ nhiệt, máy bơm nước để bơm
nước lên cao sẽ gây ra chất thải xăng dầu, thải ra chất khí CO 2, khí frêôn sẽ ảnh
hưởng đến môi trường sống, ảnh hưởng đến tầng ôzôn, gây ra hiệu ứng nhà kính.
2.1.4) Môn Địa lí
- Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của nước và rừng đối với sự sống và phát
triển kinh tế, đối với hoạt động của nhà máy thủy điện, đối với điều hòa lượng

nước và không khí.
- Nắm được các vùng đất dễ bị lũ lụt, xói mòn do dòng chảy của nước.
- Nắm được các vùng đất thích hợp để trồng cây rừng, làm ruộng bậc thang ở
các sườn núi, đồi dốc có khoa học; làm ruộng bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất,
trồng được nhiều hơn.
2.1.5) Môn Giáo dục công dân:
- Nắm được các quy định cơ bản của công dân về trồng rừng và bảo vệ rừng,
đặc biệt là rừng phòng hộ có tầm quan trọng với an ninh quốc gia.
2.2. Kĩ năng:
2.2.1) Môn Vật lý
- Vẽ hình, mô tả và giải thích về cách tính thế năng dựa vào việc chọn mốc
thế năng.
- Vận dụng được các khái niệm trọng trường, thế năng trọng trường, công của
trọng lực để giải thích các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên.
- Vận dụng được các công thức tính thế năng trọng trường, công thức:
AMN = Wt(M) - Wt(N).

- Giải được các bài tập đơn giản tương tự như các bài ở SGK.
2.2.2) Môn Sinh học
- Có kỹ năng bảo vệ sức khỏe khi sống trong các đồi núi cao, sườn dốc….
Trang 3


- Giải thích được tác động của dòng chảy có thể phá vỡ cân bằng hệ sinh
thái.
2.2.3) Môn Công nghệ
- Biết cách làm đất trồng cây và trồng rừng theo thời vụ; biết được quy trình
trồng cây rừng bằng cây con, bón phân; cách chăm sóc cây và đất.
- Biết cách làm ống dẫn nước từ trên cao về để phục vụ sinh hoạt, sản xuất,
để tưới cây….

2.2.4 ) Môn Địa lí
- Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu
bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
- Xác định được nơi bố trí thủy điện hợp lí( ở các nơi có dòng chảy lớn từ
trên cao xuống), lợi dụng sức nước để làm cối xay giã gạo, đưa nước lên cao về để
phục vụ sinh hoạt, sản xuất, để tưới cây….
- Giải thích được vai trò của cây cối trong việc chống xói mòn đất
- Giải thích được tác động làm xói mòn đất và biện pháp khắc phục.
2.3. Thái độ:
- Quan tâm đến trồng cây, ý thức bảo vệ rừng.
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Tích cực bảo vệ môi trường, có biện pháp tránh xói mòn đất.
- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân nhằm ngăn chặn phá rừng, bảo vệ và sử
dụng nguồn nước, dòng chảy hợp lí, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh
và tươi đẹp.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: 45 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp.
- Khối 10: Lớp 10C2 – Năm học 2014 – 2015.
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
- Học sinh lớp 10 đã có ý thức tốt trong việc tiếp thu kiến thức, học sinh không
còn lạ lẫm với những đổi mới về phương pháp, về giáo dục tích hợp bảo vệ môi
trường vào bài dạy.
- Học sinh có ý thức quan tâm đến môi trường sống, ý thức trồng cây, trồng
rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ sức khỏe bản thân.
- Học sinh đã tiếp cận các kiến thức về nguyên tắc hoạt động của nhà máy
thủy điện, làm ruộng bậc thang, trồng rừng…...
4. Ý nghĩa của dự án:
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học

- Trong dạy học vật lí thì việc tích hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh
vực khác vào bài dạy là vô cùng thiết thực, có ý nghĩa, giúp học sinh hiểu bài,
kiểm tra và làm bài đạt kết quả cao hơn; học sinh nhận thức được tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường sống, sức khỏe bản thân và cộng đồng, làm công việc
có ích cho môi trường, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến
thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề gặp trong cuộc sống.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Qua việc tích hợp kiến thức vào bài dạy thế năng, làm cho học sinh nhận
thấy được tầm quan trọng của thế năng, của dòng nước chảy để xây dựng nhà máy
Trang 4


thủy điện, để tránh làm xói mòn đất, phòng tránh lũ lụt, biết tận dụng nguồn nước
trên cao để phục vụ tưới tiêu, để sinh hoạt, sản xuất…..
- Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng.
- Từ những hiểu biết trên và thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ
gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh và tươi đẹp; có ý thức trách nhiệm của
bản thân, có những cách cư xử, những hành động và việc làm thiết thực để góp
phần ngăn chặn việc làm xói mòn đất, làm đất bạc màu
- Đồng tình với những việc làm đúng, phản đối những việc làm sai trong sản
xuất và sinh hoạt, tuyên truyền thông tin về tác hại của xói mòn đất, lũ lụt…để
mọi người nhận thức đúng, đầy đủ để ứng phó phù hợp.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Vẽ phóng to hình 26.2 SGK, tranh vẽ đập nước thủy điện.
- Thiết bị máy tính và máy chiếu.
- Một số hình ảnh về búa máy đóng cọc, hình ảnh cây cung đang giương,
dòng chảy của nước từ trên cao xuống, thác nước, hệ Mặt Trời, con lắc đơn, nhà

máy thủy điện, các hình ảnh về xói mòn đất, hình ảnh về lũ lụt, hình ảnh về cây
rừng phòng chống lũ lụt và xói mòn đất; hình ảnh về ruộng bậc thang, hình ảnh cái
guồng nước(cọn nước) quay đưa nước từ trên cao xuống để phục vụ tưới tiêu, để
sinh hoạt, sản xuất…

Trang 5


Hình ảnh búa máy đóng cọc

Hình ảnh cây cung đang giương

Thác nước

Trang 6


Hệ Mặt Trời

Con lắc đơn

Trang 7


Nhà máy thủy điện

Hình ảnh xói mòn đất

Trang 8



Hình ảnh lũ lụt

Hình ảnh về rừng và trồng rừng

Trang 9


Ruộng bậc thang

Guồng nước( Cọn nước)
- Video về nhà máy thủy điện, video về lũ lụt, video về cối giã gạo bằng sức nước, video
về cọn nước(guồng nước) của dân tộc miền núi, video về lợi dụng dòng nước để làm
Trang 10


động cơ quay, video về việc đưa nước từ trên cao về để sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu….
( tư liệu trên website).
5.2. Học liệu
5.2.1. Một số thông tin về nhà máy thủy điện( tư liệu trên website).

- Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có
được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin
nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của
nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều.
Thủy điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc
không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòng chảy ra. Sự
khác biệt về độ cao được gọi là áp suất. Lượng năng lượng tiềm tàng trong nước tỷ lệ với
áp suất. Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbine nước có thể được
cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp (penstock). Ngoài nhiều mục đích

phục vụ cho các mạng lưới điện công cộng, một số dự án thủy điện được xây dựng cho
những mục đích thương mại tư nhân. Ví dụ, việc sản xuất nhôm đòi hỏi tiêu hao một
lượng điện lớn, vì thế thông thường bên cạnh nhà máy nhôm luôn có các công trình thủy
điện phục vụ riêng cho chúng. Tại Cao nguyên Scotland đã có các mô hình tương tự
tại Kinlochleven và Lochaber, được xây dựng trong những năm đầu thế kỷ 20.
Tại Suriname, đập hồ van Blommestein và nhà máy phát điện được xây dựng để cung
cấp điện cho ngành công nghiệp nhôm Alcoa. Ở nhiều vùng tại Canada (các tỉnh
bang British Columbia, Manitoba, Ontario, Québec và Newfoundland và Labrador) thủy
Trang 11


điện được sử dụng rất rộng rãi tới mức từ "hydro" đã được dùng để chỉ bất kỳ
nguồn điện nào phát ra từ nhà máy điện. Những nhà máy phát điện thuộc sở hữu nhà
nước tại các tỉnh đó được gọi là BC Hydro, Manitoba Hydro, Hydro One (tên chính thức
"Ontario Hydro"), Hydro-Québec và Newfoundland và Labrador Hydro. Hydro-Québec
là công ty sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới, với tổng công suất lắp đặt năm 2005 đạt
31.512 MW.
- Tầm quan trọng và ưu điểm:
+ Thủy điện, sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông hiện nay
chiếm 20% lượng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lượng điện của mình bằng
sức nước, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số
điện quốc gia bằng sức nước (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nước sản xuất điện từ
năng lượng nước lớn nhất thế giới và lượng điện này chiếm hơn 70% tổng lượng sản
xuất của họ. Ngoài một số nước có nhiều tiềm năng thủy điện, năng lực nước cũng
thường được dùng để đáp ứng cho giờ cao điểm bởi vì có thể tích trữ nó vào giờ thấp
điểm (trên thực tế các hồ chứa thủy điện bằng bơm – pumped-storage hydroelectric
reservoir - thỉnh thoảng được dùng để tích trữ điện được sản xuất bởi các nhà máy nhiệt
điện để dành sử dụng vào giờ cao điểm). Thủy điện không phải là một sự lựa chọn chủ
chốt tại các nước phát triển bởi vì đa số các địa điểm chính tại các nước đó có tiềm năng
khai thác thủy điện theo cách đó đã bị khai thác rồi hay không thể khai thác được vì các

lý do khác như môi trường
+ Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy
thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên
nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thủy điện cũng có
tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thủy điện đang hoạt động hiện
nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các
nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông
thường. Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để
tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm
(điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày)
để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Việc vận hành
cách nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm cải thiện hệ số tải điện của hệ thống phát
điện. Những hồ chứa được xây dựng cùng với các nhà máy thủy điện thường là những
địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thể thao nước, và trở thành điểm thu hút khách
du lịch. Các đập đa chức năng được xây dựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có
thể xây thêm một nhà máy thủy điện với giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc
điều hành đập.

- Thủy điện và các vấn đề về môi trường sinh thái:
+ Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu cầu tưới
tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Những thời
Trang 12


điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không thể tăng
kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nước bổ sung tối thiểu không đủ, có
thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng chảy đó là không kinh
tế. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện lớn có thể
phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho
thấy rằng các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc

Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ
trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên cho cá. Cá hồi non cũng bị
ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua các turbine. Điều này dẫn tới
việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở một số khoảng thời gian trong
năm. Các thiết kế turbine và các nhà máy thủy điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn
còn đang được nghiên cứu.
+ Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông
bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể
gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường
mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng
chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dòng chảy theo chu kỳ của nó bị cho là nguyên
nhân gây nên tình trạng xói mòn cồn cát ngầm. Lượng oxy hoà tan trong nước có thể
thay đổi so với trước đó. Cuối cùng, nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi
chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả
việc gây hại tới một số loài. Các hồ chứa của các nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới
có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác
thực vật mới bị lũ quét và các vùng tái bị lũ bị tràn ngập nước, mục nát trong một môi
trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay
vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine. Theo bản báo cáo của Uỷ
ban Đập nước Thế giới (WCD), ở nơi nào đập nước lớn so với công suất phát điện (ít
hơn 100 watt trên mỗi km2 diện tích bề mặt) và không có việc phá rừng trong vùng được
tiến hành trước khi thi công đập nước, khí gas gây hiệu ứng nhà kính phát ra từ đập có
thể cao hơn những nhà máy nhiệt điện thông thường. Ở các hồ chứa phương
bắc Canada và Bắc Âu, sự phát sinh khí nhà kính tiêu biểu chỉ là 2 đến 8% so với bất kỳ
một nhà máy nhiệt điện nào.
+ Một cái hại nữa của các đập thủy điện là việc tái định cư dân chúng sống trong vùng
hồ chứa. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được
sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh
thần đối với họ. Hơn nữa, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có thể bị
biến mất, như dự án Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và

đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Một số dự án thủy điện cũng sử dụng các kênh,
thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong
một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn.

Những ví dụ như vậy có thể thấy tại Sông Tekapo và Sông Pukaki. Những người tới giải
trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy thủy điện có nguy cơ gặp nguy
hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với hoạt động nhận nước và điều
Trang 13


khiển đập tràn của nhà máy. Việc xây đập tại vị trí địa lý không hợp lý có thể gây ra
những thảm hoạ như vụ Đập Vajont tại Ý, gây ra cái chết của 2001 người năm 1963.
5.2.2. Thông tin về cối giã gạo nước và đời sống của người dân tộc miền núi( tư liệu trên
website).
- Lợi dụng sức nước để tiện cho đời sống, một số dân tộc miền núi từ lâu đã làm, như
guồng nước, cối giã gạo nước, máng tre dẫn nước của các sắc tộc Mường, Thái ở Hòa
Bình, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa. Những năm 2012, chúng tôi đã đi khảo sát những
vùng còn dùng guồng (cọn) nước thì cho đến nay hiện còn hai khu vực là Kim Bôi, Hòa
Bình và Bá Thước, Thanh Hóa. Chắc chắn còn vài khu vực khác mà chúng ta chưa biết
đến, nhưng những công cụ cổ xưa này thường gắn với những nơi xa, điều kiện phát triển
chưa cao và người dân yêu thích những gì gần gũi với tự nhiên, chứ họ đều đã biết đến
máy bơm hay máy xay xát. Ở đây cần nhìn thấy mặt trái của phát triển, không phải cứ
phát triển là hay, nếu điều kiện còn cho phép sử dụng guồng dẫn nước tưới tiêu và sinh
hoạt thì vẫn tốt hơn là dùng máy bơm tốn điện và dầu, trong khi guồng nước không tốn
gì cả, ngoài ít tre làm guồng quay và tu sửa, cũng không hề phải trông nom. Và tất nhiên
là giữa cánh đồng xung quanh núi non điệp trùng, những guồng nước quay là cảnh rất
thơ mộng. Cối giã gạo bằng sức nước được sắc tộc Tày, Thái, Mường thiết kế tương đối
giống nhau, chỉ là một cần cối vừa phải, chỗ chân đạp khoét rỗng như một lòng máng để
nước đổ đầy vào đó. Khi nước đầy sẽ nâng cần cối lên, nước chảy ra hết cần cối hạ
xuống và giáng chày vào cối gỗ để gạo phía trước, rồi lại nâng lên bởi nước đầy, cứ thế

cả ngày cả đêm giã liên tục, với nhịp điệu thưa tiếng nhẹ, mỗi ngày chỉ có thể đem lại
một cối gạo bằng một rá nhỏ, đủ cho gia đình ăn. Những cối đó thường được đặt ngoài
đồng, gần suối, nơi có dòng nước chảy từ cao xuống thấp. Để nắng mưa không ảnh
hưởng đến gạo người ta thường làm thêm căn lều nhỏ che cối ngoài trời.

Cối giã gạo dùng sức nước tại Sa Pa.
Cối giã gạo bằng sức nước ở sapa

5.2.3. Thông tin về các nguyên nhân gây ra sự xói mòn đất ở nước ta.
- Có rất nhiều hoạt động của con
người gây ra suy thoái tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là suy thoái
Trang 14


đất đai. Trong đó, những hoạt động
phổ biến như là: nạn phá rừng bừa
bãi, nương rẫy du canh, tập quán
chăn thả tự do, việc chọn cây trồng
sai và áp dụng kĩ thuật không đúng.
1. Chặt phá rừng
- Chỉ trong vòng 50 năm trở lại đây,
nước ta đã mất gần chục triệu hecta
rừng. Độ che phủ của rừng năm 1943
là 42,6%, đến năm 1993 chỉ còn lại
27,7%. Riêng về rừng tự nhiên cả
nước năm 1993 còn được 8,84 triệu
hecta so với năm 1985 đã giảm
200.000 hecta, bình quân hàng năm
giảm mất khoảng gần 30.000 hecta.

- Tình trạng mất rừng đó đã gây ra
thiên tai và xói mòn nghiêm trọng,
khí hậu nhiều nơi có nhiều biến động
bất thường, tài nguyên nhiều vùng đã
bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn thoái
hoá gây trở ngại lớn đối với sản xuất
và đời sống. Độ che phủ của rừng và
rừng bị mất đi không chỉ gây ảnh
hưởng tới môi trường mà cũng đánh mất luôn giá trị quý báu của nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học có khả năng tái sinh được của đất nước.
2. Nương rẫy du canh
- Đồng bào các dân tộc ít người nước ta từ lâu đã có tập quán canh tác nương rẫy du
canh. Hệ thống canh tác này ở thời điểm phát sinh vốn rất phù hợp với dân số còn ít ỏi,
trình độ sản xuất còn thấp. Tuy nhiên sau này, với dân số tăng lên gấp nhiều lần,
nương rẫy du canh không còn thích hợp được nữa do không có khả năng nuôi sống
một số lượng lớn cư dân, bình quân đất thu hẹp khiến tốc độ quay vòng giữa các giai
đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hoá tăng lên, đất mau chóng bị mất độ phì nhiêu.
Nương rẫy du canh trên đất dốc trồng cây hàng năm chủ yếu là hoa màu và lương thực:
ngô, lúa, sắn... Canh tác bằng kỹ thuật đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ đất gây
xói mòn, rửa trôi cực kỳ nghiêm trọng. Mùa mưa hàng chục tấn đất màu trên một ha bị
cuốn trôi vào mùa khô đất ở tầng mặt bị mất ẩm, gây nên chai cứng.
- Canh tác nương rẫy là hình thức hoạt động sản xuất chủ yếu và cũng là cách
sử dụng cổ truyền của người dân vùng núi ở Việt Nam. Người ta chặt đốt cây cối, làm
rẫy tỉa ngô, gieo lúa...
3. Chăn thả tự do
- Hình thức chăn nuôi rất phổ biến ở vùng núi là thả rông súc vật. Tập quán chăn thả tự

nhiên hàng đàn gia súc trâu, bò, ngựa, dê của nhiều dân tộc ít người đã diễn ra từ lâu đời.
- Chỉ có 3-4 tháng ngày mùa người ta mới bắt giá súc về để cầy kéo hoặc chuyên chở
ngô, lúa. Còn lại 8-9 tháng trong năm, đàn gia súc được tự do đi lại kiếm ăn không cần

người trông coi. Chúng có gì ăn nấy, đi đâu phá đấy, giẫm đạp cây cối, phá huỷ đất đai,
Trang 15


làm cho nhiều cánh rừng, nương lúa, bãi ngô bị hư hại, dần dà biến thành những trảng cỏ
nghèo nàn, đất đai bị xói lở, chai cứng. Nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm cạn kiệt, gia
súc càng đói khát. Do cây cỏ không bị mất ngay như đốt nương làm rẫy mà bị suy thoái
dần dần, nhiều người lầm tưởng không gây tác hại gì nên tập quán chăn thả gia súc tự do
mặc nhiên tồn tại.
4. Chọn cách trồng không đúng
- Mỗi loài cây đòi hỏi một cách trồng khác nhau, chọn và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật không phù hợp có khi không thu hoạch được gì mà còn làm hỏng đất đai
môi trường, nhiều nơi thành hoang hoá. Trồng thuần, trồng chay, trồng không có biện
pháp giữ đất giữ nước là những cách trồng không đúng kỹ thuật, còn rất phổ biến, cản
trở việc sử dụng đất lâu bền ở ta hiện nay.
- Với 2 hình thức trồng cây là trồng thuần và trồng chay.
+ Trồng thuần là trồng liên tục một loài cây trong nhiều năm trên một chân đất, quả đồi
hay cả một vùng rộng lớn, cây sẽ hút và bóc hết chất màu, nhất là những cây hoa màu
lương thực phàm ăn như sắn, ngô...Tác hại trồng thuần một loài cây đã rõ như vậy
nhưng trên thực tế nhiều nông dân chưa biết trồng xen với các cây họ đậu như: lạc, đỗ
hoặc trồng gối vụ với những cây phân xanh như cốt khí, muồng hoa vàng...rễ có nốt sần
có vi khuẩn cố định đạm và chất hữu cơ, cành lá trả lại để cải tạo đất.
+ Trồng chay là tập quán canh tác không bón phân nên không đủ điều kiện cho cây sinh
trưởng phát triển và không duy trì được độ phì và khả năng sản xuất của đất một cách lâu
dài.
* Các hoạt động trên làm đất xói mòn nghiêm trọng. Nếu không sớm có biện pháp khắc
phục. Các tính chất đất cần thiết sẽ mất dần hết. Và đất không canh tác, sử dụng được.
5.2.4. Thông tin về xói mòn đất, tác hại và biện pháp( tư liệu trên website):
- Xói mòn đất: là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới
do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió. Đối với sản xuất nông nghiệp thì

nước và gió là hai tác nhân quan trọng nhất gây ra xói mòn và các tác nhân này có mức
độ ảnh hưởng tăng giảm khác nhau theo các hoạt động của con người đối với đất đai. Có
hai kiểu xói mòn đất chủ yếu là:
+ Xói mòn do nước
+ Xói mòn do gió
- Tác hại của xói mòn:
+ Mất đất do xói mòn: Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc,
chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn
đất/ha/năm.
+ Mất dinh dưỡng đi theo số liệu của Bộ nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta
hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m 3/ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn
(tương đương khoảng 100 tấn phân chuồng) và 300kg N (tương đương khoảng 1,5 tấn
sunphat amon). Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương
150 - 300 tấn đất/ha. Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ,
riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m3 /năm.
+ Năng suất cây trồng: giảm nhanh, có khi không thu hoạch. Như ở Nông trường Mộc
châu, Tây Bắc, năm 1959 mới khai phá, năng suất lúa 25 tạ/ha, đến năm 1960 chỉ còn 18
tạ/ha, năm 1961 còn 5 tạ/ha và năm 1962 gieo ngô cũng không thu hoạch được
+ Tàn phá môi trường: do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại
phá rừng đốt rẫy. Lâm sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ
Trang 16


còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ
lụt, hạn hán và khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt.
- Giải pháp hạn chế xói mòn đất
+ Một số biện pháp công trình nhằm hạn chế xói mòn trong các vùng nhiệt đới là biện
pháp công trình (thiết kế đồi ruộng, xây dựng ruộng bậc thang, nắn dòng chảy...) là rất
cần thiết trong việc canh tác và bảo vệ đất dốc. Chức năng chủ yếu của công trình là dẫn
dòng, ngăn dòng làm cho chảy chậm lại, lưu chứa tạm thời hay bố trí dòng chảy an toàn

dẫn đến xói mòn là thấp nhất. Các biện pháp công trình bao gồm thiết kế lô thửa, xây
dựng hệ thống ruộng bậc thang. Những biện pháp này có tác dụng bảo vệ đất tốt nhất
(đạt hiệu quả bảo vệ 80-90%) nhưng cũng đòi hỏi việc đầu tư vốn lớn sau đây là một số
biện pháp chính thường được áp dụng ở vùng đồi núi nước ta:
a. Thềm bậc thang
- Ðể xây dựng ruộng bậc thang đất đai phải có các điều kiện sau đây:
+ Ðất phải có tầng dày tối thiểu từ 60 cm trở lên, đất càng dày làm ruộng bậc thang càng
thuận lợi, bề rộng của mặt ruộng càng rộng.
+ Ðộ dốc có thể xây dựng ruộng bậc thang tốt nhất từ 5 -250, ở những nơi có độ dốc lớn
hơn 250 vẫn có thể làm được ruộng bậc thang như ở vùng Sapa, tuy nhiên đòi hỏi nhiều
công sức, thời gian và rất tốn đất.
+ Những nơi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước đòi hỏi phải có nguồn nước hoặc có
khả năng giải quyết được nước tưới.
- Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang:
+ Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức
+ Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ dốc
và tầng dày đất.
+ Ðất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng đất ban đầu, phải đảm bảo trả lại
được lớp đất màu trên mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải đạt 65-70% so với diện tích ban đầu.
b. Các công trình và thềm đơn giản
- Thềm cây ăn quả: là một dạng thềm canh tác không liên tục của dạng thềm bậc thang
hẹp, dốc nghịch. Thềm cây ăn quả có thể làm trên sườn dốc > 300. Khoảng cách giữa
hai hàng cây ăn quả được bảo vệ bằng những băng lớp phủ thực vật tự nhiên lâu năm
hay các cây cỏ, cây họ đậu và các cây bảo vệ đất khác. Cây trồng chính được trồng
theo các bồn riêng.
- Thềm sử dụng linh hoạt: là các dạng thềm nằm cách nhau khá xa, xen kẽ là các dải
sườn đồi chưa được xử lý dùng để canh tác hỗn hợp. Thềm để trồng cây lương thực là
chủ yếu, trong khi ở phần sườn dốc chưa xử lý ở giữa thì trồng cây dài ngày hay cây lấy
gỗ.
- Thềm tự nhiên: thềm tự nhiên được hình thành sau khi tạo ra các bờ thấp (dải chắn)

bằng đất hay đá có thể thu lượm tại chỗ, hay các dải cỏ dày theo đường đồng mức trên
các sườn dốc thoải. Chúng được thiết kế và thi công sao cho đỉnh của đê chắn phía dưới
cao ngang tâm điểm giữa đoạn sườn dốc tới đê kế tiếp ở phía trên. Sau vài năm canh tác
thềm sẽ được hình thành do sự bồi đắp tự nhiên.
c. Biện pháp nông nghiệp
- Biện pháp bảo vệ bằng nông nghiệp thực chất là các kỹ thuật đã được áp dụng qua việc
quản lý, sử dụng đất trồng, chúng liên quan chặt chẽ với các quy trình canh tác bình
thường, nhưng được thiết kế hay lựa chọn một cách đặc biệt nhằm đem lại lợi ích cho
công tác bảo vệ đất trồng, chi phí đòi hỏi không lớn và có thể áp dụng tương đối dễ dàng.
Trang 17


Các biện pháp thường được áp dụng trong nông nghiệp như: canh tác theo đường đồng
mức, cày bừa ngang dốc, bố trí đa canh, trồng cây thành dải, biện pháp phủ bổi, trồng
cây bảo vệ đất, làm đất tối thiểu, trồng các dải cây chắn... Tuy nhiên, những biện pháp
này chỉ có thể áp dụng được trên những sườn đồi núi không dốc lắm (dưới 120 ), ở những
nơi có độ dốc cao hơn thì cần phải kết hợp giữa biện pháp nông nghiệp với các biện pháp
công trình đơn giản ở trên.
d. Biện pháp lâm nghiệp: trên các đỉnh đồi, núi, sườn dốc đứng và ở những vị trí hợp
thủy không có điều kiện xây dựng đồi ruộng phải được trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tái
sinh. Các diện tích rừng bảo vệ này có tác dụng chống xói mòn, ngăn chặn dòng chảy và
giữ ẩm cho đất đồng thời còn hạn chế cả xói mòn gây ra do gió.
e. Biện pháp canh tác khống chế và giảm thiểu xói mòn:
- Luôn duy trì độ ẩm cho đất, tránh để hiện tượng đất bị khô kiệt. Có thể thực hiện bằng
các biện pháp xây dựng hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, các giếng
khoan. Thường xuyên che phủ cho đất bằng các đai rừng chắn gió, thảm thực vật tự
nhiên (rừng đồng cỏ...) và các hệ thồng cây trồng thích hợp cho khu vực thông qua việc
sử dụng các mô hình nông lâm kết hợp các công thức luân canh và xen canh.
- Trong hoạt động quản lý canh tác ở các vùng xói mòn do gió phải hết sức chú ý tới các
đai rừng bảo vệ, không cày bừa hoặc lên luống theo hướng gió thổi thường xuyên mà

phải cắt vuông góc với hướng gió, tạo cho mặt đất có độ gồ ghề bằng cách lên luống cao,
không nên làm đất quá kỹ làm các hạt đất bị vỡ nhỏ hình thành nhiều các hạt mịn dễ bị
gió cuốn đi.
- Bón phân hoá học kết hợp hữu cơ và trả lại phụ phẩm cây trồng cải thiện độ phì nhiêu
đất và giảm lượng xói mòn
5.2.5. Thông tin về vai trò của rừng đối với môi trường sống
- Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển,
rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lí tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự
sống – một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.
- Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo
thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi
nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng
lớn như vậy đến môi trường sống của con người?
- Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác
dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố
phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch

bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như Trái Đất này không có cây xanh thì
chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng, nóng hoặc
mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ tác động đến cuộc sống của người dân. Nói cách khác,
không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt. Cuộc sống con người không chỉ
được quyết định bởi yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách
Trang 18


quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vừng
đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây
lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của con người. Tất
cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách

trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo
làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển
của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão phá hoại mùa màng, làng xóm. Không chi
thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh.. Có
thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Rừng còn
là môi trường sống của rất nhiều động vật quí hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao.
Ở mỗi tầng là một môi trường, hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ,
hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật quý hiếm mà môi
trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã. Trong rừng có rất
nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý. Có những khu
rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su,
rừng tre, nứa, keo tai tượng,…Bên cạnh đó, rừng còn là môi trường sinh thái trong lành,
một địa điểm du lịch lí thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và
tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh hưởng lớn và có tinh chất quyết định đến sự sống con
người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, dụ lịch,
dịch vụ… Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng, ta mới thấy rõ vị trí và tầm
quan trọng của nó như thế nào. Đất nước ta ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một
điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu?
Không hiểu rõ tầm quạn trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi, nhất là
những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy”, khai phá rừng một cách vô ý thức.
Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng, hiểu được sự sai trái trong hành
động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai thác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu
quả của những việc chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng, phá rừng ấy thật không
thể tưởng tượng được. Rừng U Minh rộng lớn, phong phú là thế, nhưng chỉ vì những con
người thiếu ý thức, công tác quản lí kém mà hàng trăm, hằng nghìn hécta rừng bị phá
hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt
hại hàng trăm tỉ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh
rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây không còn nên những thảm họa thiên nhiên liên tục
xảy ra, nào là hạn hán, nào lũ lụt, nào sạt lở đất,..: làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng


của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa
không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp
ấy đều chỉ vì sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Trang 19


- Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người bị tàn phá, hủy hoại.
Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động
vật bị tuyệt chủng. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
- Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm
phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn. Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có
những biện pháp thích hợp và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai
thác hợp lí kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi. Tác động của
con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong sự tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn
cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc
phục, người trồng rừng phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá
những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi
xung quanh gốc.

Hình ảnh về trồng rừng

5.2.6. Thông tin về ruộng bậc thang:

Trang 20


Ruộng bậc thang ở Sa Pa .

(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ).


- Khái niệm: Ruộng bậc thang là phương thức canh tác, xây dựng đồng ruộng trồng lúa
nước vùng đồi núi. Đất ở sườn đồi, núi được san ủi thành vạt có cùng độ dốc theo đường
đồng mức (độ cao và diện tích tương đương nhau) tiếp nối từ trên xuống theo kiểu bậc
thang.
- Đặc điểm canh tác ruộng bậc thang: Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để
canh tác, nhất là trồng lúa nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có
đất màu bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng, kết hợp canh tác lúa nước ở thung
lũng hẹp với việc khai khẩn trên núi cao. Sau đó tùy vào ý định canh tác mà có thể để
khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.Ở Việt Nam hình thức canh tác này
cũng rất phổ biến ở các vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc các vùng Trung du ở
Bắc bộ…
- Từng khu ruộng bậc thang được xếp tầng tầng, lớp lớp, núi tiếp núi, đồi tiếp đồi, nằm ở
thung lũng, ruộng leo lên đồi, ruộng lồi trên non.
- Vụ mùa bắt đầu từ khi gieo mạ vào khoảng tháng 3-4, cày cấy, phân tro chăm sóc đến
tháng 9-10 thì thu hoạch. Sớm trễ theo từng vùng, từng nơi, phụ thuộc vào việc có nguồn
nước sớm hay muộn. Phong cảnh ruộng bậc thang và nét sinh hoạt của đồng bào dân tộc
tạo nên những bức tranh sinh động, tuyệt đẹp, khó tả.
- Các yếu tố để khai thác ruộng bậc thang
+ Thứ nhất: Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý
do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây ruộng theo
hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của nước mưa. Giữ lại nhiều
nhất chất dinh dưỡng trong đất.
+ Thứ hai: Nguồn tài nguyên nước chủ yếu ở đây là nguồn nước tự nhiên, nước mạch
chảy ra từ các sườn núi, khe núi, nước suối, nước mưa, nước ao, không có nước sông,

hồ, họ không đào giếng lấy nước. Nguồn nước mạch chảy ra từ các khe núi, sườn núi
chiếm vai trò quan trọng, nó là nguồn nước phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất
trong các sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất. Những vùng đồi núi có nhiều
mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch nước đó, tiện

Trang 21


cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong việc tưới tiêu (ít sông
hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng
úng lụt mà nước vẫn đủ.
+ Thứ ba: làm ruộng theo hình bậc thang sẽ tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều
hơn và….nhìn cũng đẹp hơn.
- Mùa mưa, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên nước khác nhau: nước mưa, nước ao,
nước mạch. Mùa khô, chỉ có nước mạch và nước suối, nhưng các nguồn nước này
cũng chỉ có với một dung lượng hạn chế.
- Từ những đặc điểm tài nguyên nước ở trên địa bàn sinh sống, đã góp phần tạo ra dấu
ấn trong tri thức dân gian về nước. Chẳng hạn tri thức ứng xử với nguồn nước mạch
trên núi cao của họ rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Hay nói cách khác, người dân
ở nơi đây đã biết thích nghi, biết tận dụng đặc điểm nguồn nước trên địa bàn sinh
sống của mình để phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội cho dân tộc
mình.
- Ý nghĩa của việc làm ruộng bậc thang:
+ Những ruộng bậc thang đều là ruộng lúa nước một vụ, nó không những cung cấp
phần lương thực chủ yếu cho người dân, mà còn là nguồn hàng hóa đáng kể để người
dân bán ra thị trường, cải thiện đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, cũng như
hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội như: tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người dân.
+ Phát triển ruộng bậc thang sẽ thúc đẩy phát triển hơn nữa các ngành kinh tế nông
nghiệp vì đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp, sản phẩm truyền
thống tại chỗ rất hiệu quả, tiếp thị và quảng bá tận gốc về xuất xứ sản phẩm, nhất là
khi nhu cầu về tự bảo vệ sức khỏe của cộng đồng xã hội trước các nguy cơ ô nhiễm
môi trường tại các thành phố lớn ngày càng tăng. Càng giá trị hơn bởi nhiều khu
ruộng bậc thang ngày nay đang góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng
cao. Đây là những điểm đến hấp dẫn và không thể thiếu của rất nhiều du khách nước
ngoài.

+ Làm ruộng bậc thang là một hướng đi giúp xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng
đồng ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
một cách bền vững nhưng vẫn bảo tồn được văn hoá và bảo vệ môi trường sống lẫn
môi trường tự nhiên. Nhờ có sản xuất lúa nước nên năng suất cao hơn sản xuất lúa
cạn (lúa nương), vì vậy tạo ra sự ổn định về lương thực, nâng cao đời sống của người
dân vùng cao.
- Nét văn hóa ruộng bậc thang ở Tây Bắc:
+ Kinh nghiệm làm lúa nước của người dân Tây Bắc: ở VN loại hình ruộng bậc thang
cũng xuất hiện ở nhiều nơi ở phía Bắc, thậm chí có cả ở M’Drăk thuộc Đắk Lắk, trong
đó ít nhất đã có ruộng bậc thang Mù Cang Chải (ở 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và
Zế Xu Phình, Yên Bái) được công nhận là di tích quốc gia năm 2007. Nhìn từ trên cao,
những ruộng bậc thang giống như một bức tranh uốn lượn mềm mại. Đó là lí do vì sao
người Tây Bắc luôn tự hào về vùng đất mà chính họ đã tạo nên nét văn hóa độc đáo
cho chính họ. Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang của người dân nơi đây rất phong phú,
yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm là chọn mảnh đồi có nguồn nước mạch, hoặc gần
nguồn nước mạch có thể đào rãnh dẫn nước tới ruộng. Để dẫn nước về các ruộng bậc
thang, người ta đào rãnh, tạo dòng chảy dẫn nước từ trên cao xuống thấp, từ bên này
sang bên kia, từ ruộng trên xuống ruộng dưới. Các hệ thống rãnh dẫn nước này cũng
có hệ thống các rãnh thoát nước khi cần (mưa lũ nước lớn). Phía trên ruộng bậc thang,
người ta đào giao thông hào để phòng trừ mưa lớn nước tràn từ đỉnh nương xuống
ruộng làm gẫy lúa, trôi màu trên ruộng, đồng thời đây cũng là hàng rào ngăn cản trâu
Trang 22


bò, dê vào ruộng phá hoại lúa. Canh tác ruộng bậc thang, người ta phải chờ mưa
xuống đầy suối để qua mương máng dẫn nước vào ruộng thì mới có thể canh tác được.
Năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm cấy sớm, năm cấy muộn ảnh hưởng lớn đến năng
suất cây trồng. Và lúa là lọai ưa đất nương, chịu được hạn, thích ứng với thời tiết
vùng núi cao, có chu kỳ sinh trưởng, phát triển trong khoảng từ tháng 3 âm lịch đến
tháng 7 âm lịch. Các ruộng bậc thang là sự ứng xử của người Mông, người Dao, người

Giáy với loại hình canh tác trên đất dốc. Ruộng bậc thang là thành tựu cả về mặt văn
hóa lẫn tri thức dân gian, đã phát huy tác dụng, tạo ra sản xuất lúa nước ở vùng
cao. Miền thượng du Tây Bắc đồi núi chập chùng, ruộng bậc thang trải dài từ trên cao
xuống tận thung lũng. Các thửa ruộng uốn lượn theo nhiều nấc, là công lao của bao thế
hệ cư dân miền cao nối tiếp nhau tạo dựng để có những mùa vàng…
+ Khi tạo ra những thửa ruộng bậc thang này, người Mông, người Dao, người Giáy chỉ
nghĩ rằng mình làm như thế là hiệu quả nhất trong việc canh tác nông nghiệp. Tuy
nhiên, do đồi núi có độ dốc cao, địa hình lại quanh co, nên những thửa ruộng bậc
thang đã uốn khúc một cách rất mềm mại. Mỗi mùa, ruộng bậc thang lại tạo ra những
bức tranh với những mảng màu sắc riêng. Vụ gieo trồng ruộng bậc thang vừa có màu
xanh của mạ non vừa có màu trắng bạc của nước. Mùa thu hoạch đến, ruộng bậc thang
“biến” trái núi thành một rừng vàng óng mượt. Và vẻ đẹp của ruộng bậc thang còn
biến hóa hơn khi người Mông, người Dao, người Giáy luân phiên canh tác, luân phiên
thu hoạch các loại cây trồng.
+ Ruộng bậc thang có 2 thời điểm được xem là độc đáo nhất, đó là điểm khi người dân
đưa nước vào ruộng vì nhìn ruộng lấp loáng rất đẹp, và mùa gặt vì lúc đó lúa chín
vàng, vẻ đẹp còn gắn với sự no ấm, gắn với đời sống của người dân và gắn với các lễ
hội sinh hoạt văn hóa đặc sắc của bà con.Với lợi thế về khí hậu, cảnh quan và các điều
kiện về nơi nghỉ dưỡng, đây là nơi lý tưởng cho các du khách trong việc nghỉ ngơi,
khám phá thế giới thiên nhiên. Trong đó, du lịch cộng đồng hay du lịch sinh thái là
một loại hình mới mẻ nhưng đầy thân thiện.
+ Khi nói đến Lào Cai, người ta thường mường tượng đến một nơi núi non trùng điệp,
có những nơi quanh năm không thấy ánh mặt trời. Cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa mang
một chút hoang trường, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch tham quan những thửa ruộng
bậc thang mang một ý nghĩa quan trọng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí
và nghiên cứu khoa học còn có vai trò góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh
học, văn hoá và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng bào dân tộc
cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán, nét văn hoá riêng. Đến Sa Pa
du khách có thể nghỉ ngơi tại nhà của người dân tộc Mông và tham gia vào đời sống

sinh hoạt của họ, thăm bản làng để ngắm nhìn ruộng bậc thang, cách canh tác trên
ruộng lúa, cối giã gạo bằng sức nước và ngắm cảnh núi non.
- Ruộng bậc thang Tây Bắc nhìn từ góc độ văn hóa:
+ Nhìn từ góc độ văn hóa, những ruộng bậc thang còn được xem như là hình ảnh đặc
trưng và gần như là biểu tượng của khu vực vùng cao.
+ Ruộng bậc thang là phương thức canh tác nông nghiệp chính, được bảo tồn và phát
triển bền vững, đảm bảo cung cấp lương thực cho bà con vùng núi, đưa đặc sản nếp
nương, gạo tám vùng cao đến với người dân miền xuôi và cũng là sản phẩm du lịch
độc đáo cho vùng cao. Rất nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã đặt tour du
lịch đến vùng Tây Bắc chỉ với mục đích được tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ thú của
Trang 23


những thửa ruộng bậc thang và làn sương khói lan tỏa chiều chiều trên những nóc nhà
lấp ló sau dãy núi.
+ Ruộng bậc thang hấp dẫn không chỉ du khách Việt mà cả du khách nước ngoài cũng
đều mong muốn được ghi lại hình ảnh của mình giữa bao la trời đất, có thung lũng
xanh tươi, có ruộng bậc thang và bóng áo chàm thấp thoáng giữa núi non trùng điệp.
Đây là một hoạt động nông nghiệp truyền thống nhằm nuôi sống con người mà xoay
quanh loại hình này còn có biết bao các yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng
liên quan.
+ Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số khách đi
du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt với nền văn
hoá của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hoá giàu bản
sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Hơn nữa, du lịch
kết hợp tìm hiểu văn hoá, lịch sử vùng miền đang là xu hướng được nhiều người ưa
chuộng. Thế nên, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại và sự đa dạng các
sản phẩm du lịch ngày càng trở thành điểm đến nổi tiếng của Tây Bắc, của Việt Nam
và của cả du khách khắp nơi trên thế giới.
+ Các hoạt động văn hoá sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới,

sinh hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm… luôn thu hút du khách.
Vừa qua ruộng bậc thang SaPa được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Mỹ) vừa công
bố là 1 trong 7 ruộng bậc thang hùng vĩ nhất châu Á và thế giới. Điều này chứng tỏ
ruộng bậc thang ở Việt nam đang trên đà vươn tầm thế giới. Ruộng bậc thang Tây Bắc
đẹp không kém gì ruộng bậc thang ở Phillipine. Đó là lý do vì sao Sapa là nơi luôn thu
hút khách.
+ Trong chương trình Du lịch về cội nguồn năm 2010 giữa 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái –
Phú Thọ đã đưa sản phẩm ruộng bậc thang vào khai thác du lịch, tạo ra nét mới trong
chương trình liên kết du lịch giữa 3 địa phương trên. Bên cạnh đó Yên Bái là một tỉnh
có tiềm năng du lịch lớn bởi nhiều cảnh đẹp thiên nhiên với nét văn hóa độc đáo của
đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Dao… với những địa chỉ du lịch hấp dẫn: Thác Bà,
Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Lục Yên. Đặc biệt, ruộng bậc thang Mù Cang
Chải đã được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia. Trong Chương trình Du lịch về
cội nguồn, nhiều lễ hội đã được tổ chức như: Ngày hội văn hóa Mông Suối Giàng tôn
vinh cây chè tổ, Tuần Văn hóa du lịch Mường Lò, Hội chợ, tổ chức tour du lịch khám
phá Di tích danh thắng cấp quốc gia – ruộng bậc thang Mù Cang Chải… với nội dung
hoạt động phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thu hút du khách.
+ Trong thời gian qua, ngành du lịch đã quan tâm chú trọng đến việc khai thác giá trị
truyền thống dân ca, dân vũ, âm nhạc như: các điệu khèn của người Mông, các điệu
múa xòe của người Thái, múa sạp Tây Bắc có nguồn gốc từ Yên Bái, tính tẩu của
người Tày…
+ Các lễ hội dân gian như: Lồng Tồng, Hạn Khuống, Gầu Tào… được khôi phục và tổ
chức thường xuyên, gắn với các hoạt động du lịch. Có thể nói, với 30 dân tộc anh em
đủ để tỉnh Yên Bái có được một kho tàng di sản văn hóa rất phong phú, hội tụ những
nét đặc sắc và độc đáo không lẫn với dân tộc nào. Nhà nước đã hỗ trợ 5 triệu đồng/ha
để cải tạo đất nương rẫy làm ruộng bậc thang. Tuy nhiên Sa Pa, Yên Bái không phải là
khu vực duy nhất ở Việt Nam có ruộng bậc thang. Hiện nay, một số điểm du lịch ở Tây
Bắc đã và đang thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước là Sa Pa, Bắc Hà (Lao
Cai); TP Ðiện Biên Phủ, U Va (Ðiện Biên); Bản Hin, Nhà tù Sơn La, Cao nguyên Mộc
Châu (Sơn La); Hồ Thác Bà, Di tích Căng và đồn Nghĩa Lộ, Suối Giàng (Yên Bái); hồ

Sông Ðà, Mai Châu, Kim Bôi (Hòa Bình)… Hầu hết các điểm du lịch này đã có những
Trang 24


thay đổi tích cực và rõ rệt trong đời sống kinh tế – xã hội của cộng đồng dân cư địa
phương. Ruộng bậc thang gắn liền với phát triển lọai hình homestay, đây là lọai hình
để tìm hiểu kỹ thuật trồng lúa nước của người dân. Những du khách đến từ các quốc
gia khác nhau có nền kinh tế phát triển, họ thích đến những vùng cao tìm về thiên
nhiên tới thăm các bản làng bởi họ muốn biết sức mạnh và cái gì giúp những người dân
nơi đây sống và tồn tại một cách tự tin và tạo ra những khu ruộng bậc thang đẹp như
vậy. Đó là giá trị của người dân nơi đây và cũng là nét đẹp riêng của người dân Tây
Bắc.
+ Hiện có nhiều tour tham quan ruộng bậc thang, trong đó có 2 tour chính: Từ Sa Pa –
Lý Lao Chải – Tả Van, và Sa Pa – Lý Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ – Thanh Phú –
Suối Thầu. Ngòai ra quần thể ruộng bậc thang còn chứng minh không chỉ riêng người
Kinh mới có văn minh lúa nước mà những tộc người vùng cao cũng làm lúa nước rất
tài giỏi. Nếu hiểu họ đã trải qua cuộc sống va đập, cọ xát giữa vùng khí hậu khắc
nghiệt, thiên tai nặng nề thì sẽ biết họ đã phải tìm cách tự vượt lên, phải chịu khó lắm
mới làm được ruộng bậc thang khi chưa có một hình mẫu, một chủ trương, chính sách
nào. Ruộng bậc thang Việt Nam đã bắt đầu vươn danh thế giới và là nguồn cảm hứng
cho các nhà nhiếp ảnh. Chẳng hạn như bộ sưu tập mới nhất của nhà thiết kế Việt Nam
là Anh Vũ và Thiên Toàn tham dự hai sự kiện lớn tại Đức và Singapore. Bộ sưu tập
này lấy nguồn cảm hứng ý tưởng đậm chất dân tộc từ ruộng bậc thang. Từ đó ta thấy
ruộng bậc thang là hình ảnh đặc trưng gắn liền với nét văn hóa của nguời dân vùng cao
và luôn là nguồn cảm hứng để các nhà nghệ thuật nhiếp ảnh khắc họa.
About these ads

5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin

- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để trình chiếu các hình ảnh và

thông tin về búa máy đóng cọc, hình ảnh cây cung đang giương, dòng chảy của nước từ
trên cao xuống, thác nước, Hệ Mặt Trời, con lắc đơn, nhà máy thủy điện, các hình ảnh về
xói mòn đất, hình ảnh về lũ lụt, hình ảnh về cây rừng phòng chống lũ lụt và xói mòn đất;
hình ảnh về ruộng bậc thang, hình ảnh cái guồng nước(cọn nước) quay đưa nước từ trên
cao xuống để phục vụ tưới tiêu, để sinh hoạt, sản xuất…
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để mô tả về hiện tượng xói mòn
của đất và các biện pháp khắc phục.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Tiết 43 - Bài 26: THẾ NĂNG
I. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều.
- Viết được công thức tính trọng lực của một vật:
một vật chuyển động tự do trong trọng trường đều.

= m , trong đó là gia tốc của

Trang 25


×