Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sửa chữa bảo quản kính hiển vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 12 trang )

PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRANH
ĐỂ HỌC TỐT MÔN SINH HỌC 8
…….
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS LONG THẠNH
NĂM HỌC: 2011 – 2012

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta đang ra sức đầu
tư và phát triển cho giáo dục. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát
triển của xã hội và đất nước, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “ bồi dưỡng thế
hệ trẻ trở thành những người làm chủ đất nước, có giác ngộ XHCN, có khoa học
kĩ thuật, có sức khỏe nhằm để phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân trong giai đoạn hiện nay”.
Trong các bộ môn học của học sinh bộ môn Sinh học là một trong những
môn cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại về khoa học sinh
học cả về lý thuyết lẫn thực hành. Bên cạnh đó, sinh học còn cho chúng ta biết
các quy luật cơ bản về cấu tạo, chức năng, lịch sử phát triển của cá thể, các mối
quan hệ của sinh giới và mối quan hệ giữa các cá thể với môi trường, các cơ
quan, cấu tạo cơ thể con người. Đó là những kiến thức cần thiết đối với mọi
người nói chung và đối với học sinh trung học cơ sở nói riêng. Đặc biệt là để các
em hiểu và biết được các hoạt động sinh giới xung quanh, biết được con người
hoạt động như thế nào, biết vận dụng những kiến thức sinh học vào thực tiễn để
cải tạo thiên nhiên và xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn. Đặc biệt là hiện


nay đất nước ta đang hội nhập WTO, ngành công nghệ sinh học chỉ đứng sau
công nghệ thông tin.
II. Lý do chọn đề tài.
Kết quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung kiến thức mà
còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Việc lựa chọn các phương pháp không
phải tiến hành một cách ngẫu nhiên, tùy tiện theo chủ quan của giáo viên mà là
sự tác động qua lại giữa hoạt động trí tuệ giữa thầy và trò để đạt hiệu quả cao
nhất.
Trong công tác dạy học đổi mới hiện nay, vấn đề tự nghiên cứu, lấy học
sinh làm trung tâm của nhận thức được đặt lên hàng đầu, do đó phải có yếu tố
gây hứng thú học tập, phương tiện kích thích tư duy tích cực của học sinh vào
hoạt động tư duy cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập.
III. Phạm vi nghiên cứu.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

1


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Hiện nay ở tất cả môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng, để giảng
dạy có hiệu quả và học sinh tích cực chủ động học tập, người giáo viên phải sử
dụng, kết hợp nhiều phương pháp và phương tiện.
Tuy nhiên một trong các phương pháp thì việc kết hợp giữa tư duy và
tranh vẽ là yếu tố không thể thiếu được trong dạy học Sinh học nói chung và
sinh học 8 nói riêng. Trong phạm vi bài viết tôi xin đề cập đến vấn đề:
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRANH ĐỂ HỌC TỐT MÔN SINH HỌC 8.

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp trong năm học 2010 – 2011
như: 8a1, 8a2, 8a9, 8a10 và năm học 2011 – 2012 như: 8a1, 8a2, 8a3, 8a5, 8a7.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong những năm đầu tiếp cận dạy môn Sinh học 8 vì chưa có nhiều kinh
nghiệm nên việc hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh chưa cụ thể, hướng dẫn
còn chung chung, chưa khai thác hết các chi tiết trong tranh.
Qua nhiều năm được giảng dạy môn Sinh học 8, tôi dần dần tích lũy được
kinh nghiệm nên trong hai năm học gần đây tôi đã đổi mới trong cách hướng
dẫn học sinh quan sát tranh ảnh.
Điểm mới trong phương pháp này là học sinh sẽ được giáo viên hướng
dẫn khai thác tranh ảnh trong sách giáo khoa một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn
để từ đó học sinh có thể tự tìm ra kiến thức. Ngoài tranh ảnh ở sách giáo khoa
trong chương trình sinh học 8 giáo viên còn bổ sung thêm một vài tranh ảnh phù
hợp với nội dung của bài để phuc vụ cho học sinh có thể làm rõ hơn về vấn đề
học sinh nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Sinh học là quá trình dạy học
được dưới dạng lặp lại con đường nghiên cứu tìm tòi khoa học bằng cách nghiên
cứu sách giáo khoa, tranh vẽ. Giáo viên chính là người hướng dẫn học sinh biết
cách nghiên cứu để học sinh quan sát được tranh vẽ mà tìm được kiến thức về
các cơ quan, bộ phận cơ thể … Đó chính là nguồn cung cấp kiến thức, từ đó các
em biết cách khai thác kiến thức triệt để từ tranh ảnh giúp não trái và não phải
các em hoạt động nhiều hơn, hiểu bài, nhớ lâu hơn.
II. Thực trạng ban đầu của vấn đề.
Ở những năm học trước, khi tôi đưa tranh ảnh cho học sinh quan sát thì
chỉ một số ít các em tập trung và tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu còn đa số thì
các em chỉ quan sát, nhận xét một cách rất cảm hứng, chỉ chú ý nhiều đến phần
thẩm mỹ của tranh như: tranh này đẹp quá, dễ thương, tranh này xấu quá, thấy

ghê sợ quá … Riêng bản thân tôi ở những năm đầu khi dạy sinh học 8 cũng chỉ
hướng dẫn sơ lược, chưa chi tiết, cụ thể cho các em nên các em không chú ý
nhiều, không quan sát kĩ từ đó dẫn đến tình trạng các em xem tranh cho có chứ
không rút ra được kiến thức nhiều, không nhớ lâu bài, kiến thức.
Song song đó, một số bài trong chương trình sinh học 8 các tranh ảnh
cũng chưa rõ lắm, một số bài thì không có tranh ảnh nên việc hướng dẫn các em
quan sát, tìm hiểu cũng gặp khó khăn.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

2


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Từ những thực trạng trên mà trong hai năm gần đây tôi đã thay đổi cách
hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh và đã đạt được kết quả khá tốt.
III. Các biện pháp giải quyết.
Là giáo viên đang giảng dạy ở lớp, tôi nghĩ các phương pháp đặc trưng
của bộ môn Sinh học đều được sử dụng triệt để qua từng tiết học, từng bài học
một cách hợp lý như: phương pháp trực quan, phương pháp điều tra, phương
pháp đàm thoại, thuyết trình, nghiên cứu sản phẩm, thảo luận nhóm … nhằm
giúp học sinh hứng thú học tập và tích cực học tốt môn học này.
Theo tôi, trong các phương pháp đặc trưng đó, để giúp học sinh học tốt và
thi đạt kết quả cao, hạn chế học sinh thi dưới điểm trung bình mỗi giáo viên sẽ
có phương pháp khác nhau. Sau đây là phương pháp hỗ trợ tôi khi dạy môn Sinh
học 8 trong hai năm vừa qua và tôi thấy có hiệu quả: PHƯƠNG PHÁP QUAN
SÁT TRANH ĐỂ HỌC TỐT MÔN SINH HỌC 8.

Khi quan sát tranh giáo viên cần cho học sinh quan sát tổng thể, chú ý vào
những điểm đặt biệt cần quan sát, hướng dẫn học sinh không suy nghĩ lung tung
hay chỉ biết nhận xét tranh ảnh đó đẹp hay xấu khi quan sát, sau đó đặt ra những
câu hỏi mang tính chất kích thích, tò mò, tạo tình huống có vấn đề và phát triển
vấn đề, đồng thời hướng học sinh vào mục tiêu cụ thể, xây dựng các giả thiết và
lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Khi giải quyết vấn đề quá khó cần phải thảo luận, giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc tài liệu tham khảo để có một kết luận đúng đắn hơn.
* Các bước tiến hành cho phương pháp này
1. Chuẩn bị bài soạn cho một tiết dạy
a. Mục tiêu:
- Nội dung kiến thức cần cho học sinh tự nghiên cứu. Trong đó kiến thức
nào là trọng tâm.
- Xác định được ý nghĩa giáo dục của kiến thức.
- Kiến thức của bài thuộc loại kiến thức nào, trên cơ sở đó sắp xếp tiêu đề
theo một hệ thống các bước cần nghiên cứu.
- Chuẩn bị các câu hỏi.
- Chuẩn bị sẵn các tranh vẽ có liên quan đến kiến thức bài dạy, tranh có từ
sách giáo khoa hoặc từ các tài liệu khác.
- Chuẩn bị phiếu học tập nếu có.
b. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi và cách khai thác kiến thức từ tranh ảnh:
- Chọn thời điểm đưa tranh phải điển hình chứa đựng nội dung cơ bản của
kiến thức tránh đưa ra nhiều tranh cùng lúc gây sự phân tán của học sinh, giờ
học không có hiệu quả.
- Những câu hỏi đưa ra phải trọng tâm, hướng học sinh vào nội dung khai
thác tranh, vào tình huống có vấn đề cần phải giải quyết, câu hỏi phải vừa sức và
gây hứng thú cho học sinh.
2. Tiến trình thực hiện
* Yêu cầu:
- Mỗi học sinh phải có đủ một sách giáo khoa để tự học, tự nghiên cứu

theo sự hướng dẫn.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

3


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Cách bố trí thời gian quan sát cho từng phần phải khoa học và cân đối.
- Giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi trước khi ghi tiêu đề. Câu hỏi
phát hiện vấn đề đưa ra cần chuẩn bị các tình huống trả lời.
Sau đây là một vài ví dụ cụ thể để áp dụng phương pháp này.

Bài 7: Bộ Xương
I.
Các phần chính của bộ xương
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 7.1 sách giáo khoa để xác định các
phần chính của bộ xương. Học sinh dễ dàng nhận biết được. Tuy nhiên để tạo
điều kiện cho học sinh tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về cấu tạo bộ xương ở người đặc
biệt là các bộ phận trong các phần chính của bộ xương, giáo viên cần cho học
sinh quan sát thêm hình sau:

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

4



PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

II.
Phân biệt các loại xương
Sách giáo khoa ở phần này không có tranh nhưng giáo viên có thể treo
tranh dưới đây trước

Sau đó đặt câu hỏi: Trong bộ xương người có những loại xương nào?
Học sinh tự quan sát tranh và có thể tìm được kiến thức để trả lời câu hỏi.

Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương dài
I.
Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo xương dài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ hình 8-1 sách giáo khoa sau đó
đặt câu hỏi: Xương dài có cấu tạo như thế nào?
Học sinh thường trả lời theo hình vẽ là: xương dài gồm đầu trên, thân
xương và đầu dưới. Trong thân xương có mạch máu, tủy xương, màng
xương và mô xương cứng.

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

5


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tuy nhiên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy, đầu trên và đầu dưới
của xương dài có cấu tạo giống nhau nên ta nói là hai đầu xương và thân
xương.
Tiếp theo giáo viên có thể chỉ sang tranh hình 8 – 2 sách giáo khoa để học
sinh có thể kết hợp cả 2 hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của hai đầu
xương và thân xương.
Đầu xương: sụn bọc đầu xương và mô xương xốp gồm các nan
xương.
Thân xương: màng xương, mô xương cứng và khoang xương chứa
tủy xương.

2. Chức năng của xương dài.
Từ đặc điểm cấu tạo, học sinh sẽ dễ dàng tìm hiểu được chức năng của
xương dài.
3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

6


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

II.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Sự to ra và dài ra của xương.

Đối với hình 8-5 sách giáo khoa, giáo viên lưu ý giảng và cho học sinh
quan sát kĩ các điểm A, B, C, D để tìm ra kiến thức cho câu hỏi: Xương
dài ra là nhờ đâu?
Tiếp theo giáo viên có thể cho học sinh quan sát thêm tranh dưới đây để
học sinh khắc sâu kiến thức, không nhầm lẫn giữa sụn tăng trưởng và sụn
bọc đầu xương.

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

7


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Sau đó giáo viên có thể đưa thêm tranh dưới đây để học sinh có thể tìm
hiểu kĩ và sâu sơn quá trình to ra của xương.

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

8


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT.
I. Tuần hoàn máu
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh mô tả đường đi của máu trong vòng
tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn bằng cách treo tranh hình 16-1: “Sơ đồ cấu
tạo hệ tuần hoàn máu”.
Tuy nhiên giáo viên có thể thay thế hình 16-1 bằng hình dưới đây học
sinh sẽ quan sát rõ hơn, dễ hiểu hơn đường đi của 2 vòng tuần hoàn.

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

9


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

IV.Kết quả đạt được ở 2010 – 2011
* Về chất lượng chuyên môn:
Số lượng Sĩ số Điểm trung bình môn cả năm.
lớp dạy
03.5Dưới TB
53,4
4.9
6.4
SL TL
4 lớp

133
3
3
2,2% 27

6.57.9
33

810
70

Trên TB
SL TL
130 97,8%

* Về khảo sát điều tra sự thích thú trong học tập đối với phương pháp này:
Năm học 2010 - 2011
Lớp
Thích
8a1
8a2
8a9
8a10

97,3%
100%
100%
100%

Không

thích
2,7%

Năm học 2011 - 2012
Lớp
Thích
8a1
8a2
8a3
8a5
8a7

100%
100%
97,3%
100%
100%

Không
thích
2,7%

PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình tìm hiểu về hứng thú học tập của các em ở bộ môn sinh
học mà tôi trực tiếp giảng dạy hay cụ thể hơn là khi nghiên cứu phương pháp
này tôi nhận ra rằng môn sinh học là một trong những bộ môn cung cấp cho các
em về kiến thức hiện đại trong giai đoạn hiện nay để từ đó các em thấy được
môn sinh cũng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Muốn vậy
giáo viên nói chung và riêng bản thân tôi cần phải:

+ Bên cạnh việc kết hợp các phương pháp đặc trưng để phù hợp với bộ
môn, bản cần phát huy nhiều hơn phương pháp trực quan nói chung và phương
pháp quan sát tranh nói riêng để tạo hứng thú cho học sinh nhiều hơn, không gây
sự nhàm chán, khô khan trong tiết học.
+ Đối với chương trình sinh học 8 là một chương trình giáo viên khó dạy,
học sinh cũng khó tự tìm hiểu vì chỉ có những thiên lệnh, câu hỏi được đặt ra mà
ít có phần thông tin cho học sinh nghiên cứu. Từ đó, mỗi giáo viên cần tìm tòi
nhiều hơn các tranh ảnh phù hợp với nội dung, kiến thức của bài để học sinh dễ
tìm hiểu hơn. Dân gian ta thường có câu: “ Trăm nghe không bằng mắt thấy”
+ Bản thân cần thường xuyên trau dồi chuyên môn qua việc học tập từ tài
liệu, qua trao đổi với đồng nghiệp để có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
+ Chính tranh vẽ đã đem đến kiến thức nhưng nếu ta không biết cách khai
thác kiến thức từ phương tiện đó thì nó chỉ dùng để minh họa kiến thức.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

10


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Qua những năm giảng dạy, đặc biệt trong gần hai năm áp dụng phương pháp dạy
học đổi mới và sự kết hợp khai thác kiến thức từ tranh ảnh tôi thấy đã tác động
có hiệu quả đối với cách học của học sinh và có nhiều ý nghĩa hơn.
+ Học sinh đóng vai trò chủ thể thực hiện toàn bộ quá trình khám phá kiến
thức mới, chủ động tiếp nhận kiến thức cho mình gây hứng thú cho học sinh ở
các tiết học.

+ Phương pháp này đã tạo sự hoạt động tích cực ở não trái và não phải
của học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài dễ hơn và khắc sâu kiến thức.
+ Học sinh biết vận dụng việc học tư duy logic thay cho cách học vẹt
trong một tiết học. Chương trình Sinh 8 học về nghiên cứu cơ thể con người, qua
tranh ảnh học sinh sẽ tìm được kiến thức về vị trí, đặc điểm cấu tạo các cơ quan,
bộ phận …, từ đó có thể suy ra chức năng các cơ quan, bộ phận đó.
+ Học sinh còn được phát huy khả năng khái quát hóa kiến thức của từng
bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa. Từ đó học sinh hiểu được cái
chung nhất của vấn đề cần nghiên cứu.
+ Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để hướng dẫn học sinh tìm ra kiến
thức mới, bên cạnh đó khi kết thúc bài học có thể yêu cầu học sinh nhìn tranh vẽ
để trình bày lại kiến thức.
+ Bên cạnh việc học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản học sinh còn có thêm
tình huống nảy sinh, từ đó đó có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức.
+ Phương pháp này còn có ý nghĩa trong việc vận động học sinh chống
lưu ban bỏ bọc.
III. Khả năng ứng dụng triển khai.
Từ bài học kinh nghiệm tôi rút ra và nhận thấy được ý nghĩa của phương
pháp này nên theo tôi nghĩ khả năng ứng dụng và triển khai phương pháp sẽ
được thực hiện nhiều hơn trong các tiết dạy sinh học 8 của tôi ở các lớp, tiếp
theo là có thể trao đổi với đồng nghiệp cùng nhóm để thực hiên, quy mô rộng
hơn là trao đổi với tổ chuyên môn để được ứng dụng ở các khối 6, 7, 8. Thực
chất phương pháp này là một phần nhỏ của phương pháp trực quan nên đi sâu
hơn nữa tôi thấy cũng có thể triển khai ở các môn học khác nhằm gây hứng thú
cho học sinh học tập, tiết học không khô khan nhàm chán.
IV. Những kiến nghị đề xuất.
* Đối với tổ chuyên môn:
+ Tổ chuyên môn cần trao đổi về chuyên môn nhiều hơn, sâu hơn giúp
cho mỗi giáo viên có thể có nhiều kinh nghiêm trong giảng dạy ở tất cả các khối
lớp.

+ Mỗi giáo viên cần nắm bắt kịp thời sự phát triển của khoa học sinh học,
muốn vậy tự bản thân cần phải nâng cao chuyên môn để không bị lạc hậu trong
quá trình phát triển của xã hội.
+ Trong giảng dạy giáo viên cần chú trọng đến học sinh theo phương
pháp lấy học sinh làm trung tâm, tạo sự gắn bó giữa thầy và trò.
GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

11


PHÒNG GD THỊ XÃ TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS LONG THẠNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

* Đối với nhà trường:
+ Ban giám hiệu cần xem lại bản đề nghị kinh phí hoạt động ở tổ bộ môn
để có thể chi tiêu mua mẫu vật phục vụ cho giáo viên và học sinh nhiều hơn đối
với các tiết thực hành lấy điểm.
+ Ban giám nghị đề xuất ý kiến về phòng giáo dục về việc bổ sung thêm
tranh ảnh để giáo viên có thể dạy tốt hơn theo như kế hoach của tổ đã đề nghị ở
đầu năm học.
* Kết luận: Qua 7 năm được giảng dạy bộ môn sinh ở trường THCS Long
Thạnh, đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của tôi. Bài viết tuy có nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi những sai sót, mong quý đồng nghiệp, những người
haọt động ngành giáo dục góp ý xây dựng để bài viết đạt chất lượng hơn và xây
dựng chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao hơn.

Long Thạnh, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Người viết


Lê Thị Ngọc Nhiều.

GV: LÊ THỊ NGỌC NHIỀU

12



×