Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

HƯỚNG dẫn áp DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.96 KB, 29 trang )

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO
VIÊN MẦM NON
VÀO ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN
TP.Thanh Hóa, tháng 8. 2013


Phần I

MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG CỦA
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN MẦM NON


Mục đích của Chuẩn nghề nghiệp GVMN


Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào
tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo GVMN.



Giúp GVMN tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ
sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu.



Làm cơ sở để đánh giá GVMN hằng năm, phục vụ công
tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ GVMN.




Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVMN
được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.


Hoạt động 1
Tìm hiểu các thuật ngữ trong văn bản
Chuẩn nghề nghiệp GVMN


Đọc văn bản Chuẩn và Tài liệu tập huấn về các thuật
ngữ dùng trong văn bản Chuẩn



Trao đổi nhóm, nêu những thuật ngữ cần được trao
đổi


Một số thuật ngữ dùng trong văn bản
Chuẩn nghề nghiệp GVMN








Chuẩn
Yêu cầu

Tiêu chí
Mức
Minh chứng
Nguồn minh chứng
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non


Hoạt động 2
Tìm hiểu cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp
GVMN




Tại sao Chuẩn NN GVMN bao gồm những yêu cầu
thuộc 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm?
Thảo luận nhóm, thống nhất, cử đại diện trình bày
trước lớp cấu trúc của Chuẩn NN GVMN.


Cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp GVMN
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm:


15 yêu cầu thuộc 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.




Mỗi yêu cầu được cụ thể hoá thành 4 tiêu chí.



Tổng cộng: Chuẩn gồm 15 yêu cầu, 60 tiêu chí thuộc 3
lĩnh vực.


Yêu cầu 1

LĨNH VỰC 1

Yêu cầu 2
Yêu cầu 3
Yêu cầu 4
Yêu cầu 5

LĨNH VỰC 2

----------------

Tiêu chí 1.1

Chỉ báo mức M2

Tiêu chí 1.2

Chỉ báo mức M3

Tiêu chí 1.3

Tiêu chí 1.4

Nguồn minh chứng của Lĩnh vực 1

Chỉ báo mức M1

Minh chứng của tiêu chí 1.1

Cấu trúc của Chuẩn nghề nghiệp GVMN


Về các mức độ trong đánh giá



Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo ba mức:
M1: MứcTrung bình (5-6 điểm); M2: Mức Khá (7-8
điểm); M3: Mức Xuất sắc (9-10 điểm).



Mức trung bình phản ánh yêu cầu tối thiểu giáo viên
mầm non phải đạt về tiêu chí đó.



Các mức độ được biểu đạt bởi các động từ hành
động hoặc các trạng từ, tính từ trong bản hướng dẫn
và được gọi là từ khóa (in nghiêng trong biểu đạt
các mức).



Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung Lĩnh vực 1 của Chuẩn


Thảo luận nhóm và tìm hiểu nội dung của yêu cầu:

+ Các nội dung cơ bản và cách biểu đạt của từng tiêu chí
+ Có những tiêu chí/nội dung nào khó thực hiện đối với GVMN, cách giải
quyết các khó khăn đó?


Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.



Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung và trao đổi thêm về các kết quả thảo luận
của các nhóm; có những đề xuất gì?


Hoạt động 4
Tìm hiểu nội dung Lĩnh vực 2 của Chuẩn


Thảo luận nhóm và tìm hiểu nội dung của yêu cầu:

+ Các nội dung cơ bản và cách biểu đạt của từng tiêu chí
+ Có những tiêu chí/nội dung nào khó thực hiện đối với
GVMN, cách giải quyết các khó khăn đó?



Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.



Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung và trao đổi thêm về các
kết quả thảo luận của các nhóm; có những đề xuất gì?


Hoạt động 5
Tìm hiểu nội dung Lĩnh vực 3 của Chuẩn


Thảo luận nhóm và tìm hiểu nội dung của yêu cầu:

+ Các nội dung cơ bản và cách biểu đạt của từng tiêu chí
+ Có những tiêu chí/nội dung nào khó thực hiện đối với
GVMN, cách giải quyết các khó khăn đó?


Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.



Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung và trao đổi thêm về các
kết quả thảo luận của các nhóm; có những đề xuất gì?


PHẦN II:

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
GIÁO VIÊN MẦM NON
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP


MỤC TIÊU
Giúp cho học viên hiểu biết về :


Mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.



Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại theo Chuẩn.



Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo
Chuẩn.


NỘI DUNG



Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn




Cách thức xây dựng hồ sơ minh chứng.


*HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
Các bước đánh giá, xếp loại
Bước 1: Giáo

viên tự đánh giá, xếp loại

Đối chiếu với các yêu cầu, tiêu chí và chỉ báo của Chuẩn nghề
nghiệp, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu
chí vào Phiếu tự đánh giá, xếp loại cá nhân giáo viên mầm non
(theo phụ lục 2 CV 1700); giáo viên ghi nguồn minh chứng tương
ứng với các lĩnh vực đã được cho điểm. Căn cứ tổng số điểm và
điểm đạt được theo từng lĩnh vực, giáo viên tự xếp loại mức độ đạt
được (theo 4 loại: xuất sắc, khá, trung bình, kém). Cuối cùng giáo
viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hướng phát
huy, khắc phục.


Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại
Căn cứ kết quả tự đánh giá của giáo viên (Phiếu tự đánh giá, xếp loại của giáo
viên mầm non) và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp, tập thể tổ
chuyên môn nơi giáo viên công tác tiến hành việc kiểm tra các minh chứng,
xác định mức điểm đạt được ở từng tiêu chí của giáo viên; đồng thời tổ
chuyên môn phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và
góp ý. Sau khi các thành viên của tổ chuyên môn tham gia nhận xét, góp ý
kiến, tổ trưởng ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá
giáo viên của tổ chuyên môn (theo Phụ lục 3 CV 1700). Nếu giáo viên chưa
nhất trí với kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn thì tổ trưởng tổ

chuyên môn ghi ý kiến bảo lưu của giáo viên vào phiếu đánh giá của tổ
chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp kết quả xếp loại giáo viên của
tổ vào Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn (theo Phụ lục 4
CV 1700) và gửi hiệu trưởng.


Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại
Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên
(Phiếu tự đánh giá, xếp loại của giáo viên mầm non) và
những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn (Phiếu đánh
giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp
loại giáo viên của tổ chuyên môn). Hiệu trưởng thông
qua tập thể lãnh đạo nhà trường, đại diện chi bộ, công
đoàn, chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên
môn để đánh giá, xếp loại; trong trường hợp cần thiết
có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh
giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
thực tế của giáo viên hoặc tham khảo thông tin từ các
nguồn khác


Hiệu trưởng ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại
từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào
Phiếu đánh giá, xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn và
hiệu trưởng (có ký tên đóng dấu) (theo Phụ lục 3 CV
1700), Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của hiệu
trưởng (theo Phụ lục 5 – CV 1700), công bố công khai
kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên, báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản.



Tiến hành đánh giá
Đánh giá cả Chuẩn:
+ Điểm của mỗi yêu cầu = Tổng điểm của các tiêu chí
+ Điểm của mỗi lĩnh vực = Tổng điểm của các yêu cầu
+ Điểm của cả Chuẩn = Tổng điểm các lĩnh vực


Bảng điểm xếp loại
Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Tiêu chí

9-10

7-8

5-6

Dưới 5

Yêu cầu

36-40


28-35

20-27

Dưới 20

Lĩnh vực

180-200

140-179

100-139

Dưới 100

Xếp loại
Chung

Kém:
Khá:
Trung bình:
Xuất sắc:
Có lĩnh vực đạt
3 lĩnh vực
3 lĩnh vực
3 lĩnh vực
loại kém, hoặc
đều đạt

đều đạt loại
đều đạt loại
vi phạm 1/5
loại khá trở trung bình trở
tốt
điều cấm tại
lên
lên
Điều 9.


Phương pháp xây dựng và sử dụng minh chứng, nguồn
minh chứng trong đánh giá, xếp loại GVMN theo Chuẩn

Nguồn minh chứng




Là tập hợp các loại hồ sơ, sổ sách, những tài liệu, tư liệu, hiện vật (ví
dụ: hồ sơ quản lý nhà trường, các loại văn bằng chứng chỉ, các báo cáo
tổng kết, …) mà từ đó có thể lấy ra các minh chứng.
Các nguồn minh chứng nói chung nằm trong các loại hồ sơ, sổ sách đã
được quy định trong Điều lệ trường mầm non, trong các văn bản pháp
quy về quản lý giáo dục, quản lý cán bộ công chức, viên chức, … Cũng
có những loại quy định thuộc hoạt động xã hội như trách nhiệm công
dân, v.v…


Phương pháp xây dựng và sử dụng minh chứng, nguồn

minh chứng trong đánh giá, xếp loại GVMN theo Chuẩn

Minh chứng






Là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng)
được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt được của tiêu
chí.
Minh chứng được GVMN tích lũy trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ giáo dục và sẽ xuất trình khi cần chứng minh. Những người tham
gia đánh giá GV có thể xem xét các minh chứng để kiểm tra, xác nhận,
chỉnh lý mức tự đánh giá của GV.
Minh chứng có thể là các bằng chứng cụ thể, song cũng có những loại
minh chứng chỉ có dấu hiệu để chứng minh cho kết quả hoặc hành vi
của hoạt động đó.


Phương pháp xây dựng và sử dụng minh chứng, nguồn
minh chứng trong đánh giá, xếp loại GVMN theo Chuẩn

Sử dụng minh chứng để đánh giá
 Về nguyên tắc, để đánh giá mức độ đạt được của
một tiêu chí, cần có minh chứng (bằng chứng) để
chứng minh.
 Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho
mức độ đạt được theo Chuẩn tại thời điểm đánh giá.

Các mức độ đã được quy định: Trung bình, Khá, Xuất
sắc. Các mức độ này được ghi bằng điểm tương ứng
vào cột “Điểm đạt được” của Phiếu đánh giá (Trung
bình: 5 - 6; Khá: 7 - 8; Xuất sắc: 9 - 10).


Phương pháp xây dựng và sử dụng minh chứng,
nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại GVMN
theo Chuẩn
Lập bảng minh chứng và nguồn minh chứng


Để thuận tiện cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn, cần lập
bảng ghi các minh chứng và nguồn minh chứng.



Hình thức và nội dung của bảng xem ở bảng sau



Những minh chứng ghi trong bảng là những ví dụ, gợi ý, GVMN có thể
nêu các minh chứng khác phù hợp với yêu cầu và mức độ của tiêu chí
phục vụ cho việc đánh giá.


×