Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.08 KB, 74 trang )

Bài 5:

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
a. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Giúp cho học viên nắm được và hiểu rõ

nguyên nhân hình

thành, đặc điểm, bản chất của CNTB độc quyền và CNTB độc quyền
Nhà nước.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa CNTB độc
quyền và CNTB độc quyền Nhà nước.
- Những biểu hiện của CNTB ngày nay so với thời kỳ độc quyền
và trước độc quyền.
- Đánh giá được những thành tựu CNTB đạt được và những giới
hạn của nó, hiểu được xu hướng vận động của CNTB ngày nay.
- Khẳng định CNTB ngày nay về bản chất không khác so với
trước kia. Từ đó giáo dục cho mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp trong xã hội
phải đoàn kết cùng nhau xoá bỏ bóc lột, đồng thời xây dựng cho mọi
người xoá bỏ bóc lột, đồng thời xây dựng cho mọi người niềm tin tất
thắng vào thành công của CNXH- CNXH nhất định giành thắng lợi.
- Vận dụng tư tưởng của Lênin làm cơ sở khoa học cho việc phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
B. NỘI DUNG : BÀI GIẢNG KẾT CẤU GỒM 4 PHẦN LỚN
I. LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
1. Những đặc điểm cơ bản của CNĐQ
2. Địa vị lịch sử của CNĐQ
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân, bản chất của CNTB độc quyền Nhà nước
2. Những hình thức biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.


III. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CNTB HIỆN NAY
1. Những biểu hiện mới trong 5 đặc điểm của Chủ nghĩa Đế
quốc.
1


2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết qua CNTB độc
quyền Nhà nước.
IV. THÀNH TỰU, GIỚI HẠN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG
CỦA CNTB HIỆN NAY.
1. Thành tựu.
2. Hạn chế
3. Xu hướng vận động.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG

1. Thuyết trình
2. Nêu vấn đề
3. Sơ đồ
D. THỜI GIAN: 12 TIẾT
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị, KTCT Mác-Lênin tập 1,
NXB Lý luận chính trị, 2004.
2. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, khoa KTCT- Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb CTQG, 2002.
3. Giáo trình KTCT Mác-Lênin, bộ Giáo dục và Đào tạo, 2000.
4. Giáo trình KTCT Mác-Lênin, Khoa KTCT- Học viện CTQG
Hồ Chí Minh, NXB CTQG, 2003.

2



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. CNTB
2. CNĐQ
3. CNXH
4. KH-KT
5. KT-CT
6. TNCS

:
:
:
:
:
:

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KINH TẾ- CHÍNH TRỊ
CÔNG TY XUYÊN QUỐCGIA

3


NỘI DUNG
C.Mác và Ănghen sống trong thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh.
Hai ông đã nghiên cứu CNTB thời kỳ này, đã phát hiện ra những quy

luật vận động của nó và dự đoán một cách thiên tài rằng: Tự do cạnh
tranh đưa tới tập trung sản xuất, tập trung sản xuất phát triển tới một
trình độ nhất định sẽ dẫn tới độc quyền.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhất là sau cuộc khủng hoảng
kinh tế 1900 – 1903, CNTB cạnh tranh tự do thực sự chuyển thành
CNTB độc quyền (CNĐQ). Thực tiễn lịch sử đó đã chứng minh luận
điểm của Mác- Ănghen. Song các nhà kinh tế và các nhà xã hội học tư
sản đã không phản ánh đúng bản chất của CNĐQ, họ đưa ra những
luận điểm nhằm bênh vực và che đậy bản của nó.
Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ănghen, căn cứ vào
thực tiễn sinh động của thời đại bấy giờ, đồng thời sử dụng có phê phán
những số liệu và tư tưởng của các nhà kinh tế học tư sản. V.I.Lênin là
người đầu tiên phân tích một cách khoa học về CNĐQ. Người chỉ rõ
những đặc điểm kinh tế có bán và địa vị lịch sử của nó. Trên cơ sở đó
tiếp tục vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng cho giai cấp công nhân
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Từ sau khi Lênin mất (1924) cho đến nay CNTB tiếp tục phát
triển, có bước điều chỉnh thích nghi với thời kỳ mới và đạt được
những thành tựu vượt bậc, song vẫn không nằm ngoài những đặc điểm
mà Lênin đã phân tích trước đây.
Những nguyên lý mà V.I.Lênin rút ra từ sự phân tích về CNĐQ
vẫn còn nguyên gía trị để tìm hiểu CNTB hiện nay.

4


NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT

PHẦN DIỄN GIẢNG


I. LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNĐQ

Các nhà kinh tế học tư sản cho
rằng CNĐQ chỉ là một chính
sách của CNTB. Lênin phê phán
quan điểm trên và Người cho
rằng: CNĐQ không phải chỉ là
một vấn đề chính trị, càng
không phải là chính sách của
CNTB. Xét về mặt kinh tế, nét
đặc trưng nhất, nổi bật nhất là
vấn đề độc quyền thay thế tự do
cạnh tranh.
Để hiểu rõ về CNĐQ, chúng ta
đi vào nghiên cứu các đặc điểm
kinh tế cơ bản của CNĐQ mà
Lênin trình bày trong tác phẩm
thiên tài: CNĐQ - giai đoạn tột
cùng của CNTB, trên cơ sở phân
tích những đặc điểm kinh tế cơ
bản đó, Người xác định vị trí
lịch sử của CNĐQ: CNĐQ là
giai đoạn cao nhất và cuối cùng
của CNTB, là đêm trước của
cách mạng vô sản.
1.Những đặc điểm kinh tế cơ bản
của CNĐQ
Theo Lênin: CNĐQ là giai đoạn
độc quyền của CNTB, là sự
thống trị của tư bản tài chính

5


với 5 đặc điểm kinh tế.
a. Tập trung sản xuất và các tổ
chức độc quyền.
Tập trung sản xuất là vấn đề có
tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên
sản xuất lớn. Cuối thế kỷ XIX,
cạnh tranh diễn ra hết sức khốc
liệt, các xí nghiệp vừa và nhỏ
một mặt không tạo lập được chỗ
đứng trên thương trường, bị phá
sản một loạt. Mặt khác,chúng lại
có xu hướng liên kết lại với
nhau tạo nên những quy mô to
lớn,với số tư bản kếch sù.
* Tập trung sản xuất
- Khái niệm:
Tập trung sản xuất là tăng thêm quy
mô của sản xuất bằng cách kết hợp
nhiều xí nghiệp nhỏ thành xí nghiệp
lớn.
- Nguyên nhân dẫn đến tập trung sản
xuất
+ Do sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất và tiến bộ của khoa
học kỹ thuật ở 30 năm cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX.
Một mặt làm xuất hiện những

ngành sản xuất mới (luyện kim,
cơ khí, vận tải lớn…). Mặt khác,

6


do tiến bộ của khoa học kỹ thuật
đã thúc đẩy sản xuất phát triển,
tạo năng suất lao động cao, bóc
lột được nhiều giá trị thặng dư
làm tăng tích luỹ tư bản, do đó,
tăng tích tụ và tập trung tư bản.
+ Cạnh tranh tự do tác động mạnh
đến tập trung sản xuất.
Do đó buộc vào nhà tư bản phải
cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô
sản xuất để giành lợi nhuận tối
đa. Đồng thời, cạnh tranh tự do
ngày càng khốc liệt làm nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá
sản, còn các nhà tư sản lớn thì
phát tài, làm giàu với số tư bản
tập trung và quy mô xí nghiệp
ngày càng to lớn. Họ nắm địa vị
thống trị trong một ngành hay
một số ngành công nghiệp.
+ Khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều
xí nghiệp bị phá sản.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1873 trong toàn thế giới tư bản

ngày càng thúc đẩy nhanh chóng
quá trình tích tụ, tập trung tư
bản và sản xuất nói trên. Những
xí nghiệp và công ty lớn phải
liên tục đổi mới

kỹ thuật để

thoát khỏi khủng hoảng, do đó

7


cùng thúc đẩy quá trình tập
trung sản xuất. Tín dụng TBCN
mở rộng, trở thành đòn bẩy thúc
đẩy tập trung sản xuất, hình
thành nên các công ty cổ phần,
tạo tiền đề cho sự ra đời của các
tổ chức độc quyền.
Đó lặ cạnh tranh giữa những xí
nghiệp, công ty có tiềm lực kinh
tế lớn, chúng cạnh tranh với
nhau vô cùng khốc liệt, số phận
của doanh nghiệp đó đừng trước
sự đe doạ khủng hoảng gay gắt.
Mọi nguyên nhân kinh tế nói
trên dẫn tới sự nảy sinh xu
hướng thoả hiệp, từ đó hình
thành các tổ chức độc quyền với

nhiều hình thức, nhiều mức độ.
Những điều đó đánh dấu một
giai đoạn phát triển mới của
CNTB-CNTB độc quyền.
VD: - Ở Đức:
+ Năm 1882, trong số 1000 XN
có 3 XN độc quyền.
+ Năm 1885, trong sô 1000 XN
có 6 XN độc quyền.
+ Năm 1907, trong số 1000 XN
có 9 XN độc quyền.
Công nhân cả nước:
8


+ Năm 1907 là 14 triệu 40
vạn,trong đó công nhân trong
XN độc quyền chiếm 5,7 triệu.
- Ở Mỹ:
+ Năm 1900, tổng số XN là 216
nghìn,trong đó XN độc quyền là
1900 XN.
Công nhân cả nước 5,5 triệu,
trong đó XN độcquyền chiếm
1,4 triệu CN.
Tổng sản phẩm cả nước: 14,8 tỷ,
trong đó sảnphẩm của XN độc
quyền là 5,6 tỷ USD.
+ Năm 1909: Tổng XN cả nước
là 218.491 XN, trong đó XNĐQ

là 3060 XN, công nhân cả nước
là 6 triệu 60 vạn người, trong đó
công nhân trong XNĐQ chiếm
đến 2 triệu người. Sản phẩm sản
xuất ra của các XN là 20,7 tỷ $,
sản phẩm trong các XN độc
quyền chiếm đến 9 tỷ $.
* Các tổ chức độc quyền.
Tập trung sản xuất cao dẫn đến
hình

thành các tổ chức độc

quyền là đặc trưng kinh tế cơ
bản của CNĐQ.
- Khái niệm:
Tổ chức độc quyển là tổ chức liên
minh giữa các tư bản lớn để tập trung
9


vào trong tay phần lớn việc sản xuất
và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào
đó nhẵm mục đích thu lợi nhuận độc
quyền cao.
- Các hình thức của tổ chức độc
quyền:
+ Cácten
- Các ten là hình thức đầu tiên
của độc quyền. Các nhà tư bản

tham gia cácten độc lập về sản
xuất, thương nghiệp. Chỉ liên
minh và ký kết một hiệp định
thoả thuận với nhau về giá cả,
về kỳ hạn trả tiền, về phân chia
thị trường tiêu thụ và khối lượng
hàng hoá trên thị trường.
+ Xanhđica
- Xanhđica: tổ chức độc quyền
cao hơn. Người tham gia vẫn
độc lập về sản xuất, việc mua
bán hàng hoá do ban quản trị
chung của Xanhđica đảm nhận.
+ Tờrớt
- Tờ rớt: hình thức tổ chức độc
quyền cao hơn, mang hình công
ty cổ phần. Người tham gia Tờ
rớt mất độc lập về sản xuất và
thương nghiệp, trở thành cổ
đông và thu lợi tức cổ phần.
10


Quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng
hoá do một ban quản trị thống
nhất điều hành.
+ Coong xooc xiom
Congxoocxiom: là hình thức tổ
chức độc quyền cao.
- Có sự liên minh của các xí

nghiệp, Cácten, Xanhđica nhiều
ngành.
- Do một tập đoàn tài chính điều
hành, khống chế.
VD:
* Ở Đức: Ngân hàng Béc lin
-Năm 1928 chiếm 67% số tiền
gửi trong cả nước.
- Tổ chức độc quyền:
+ Năm 1865 có 4 cácten.
+ Năm 1911 có 600 cácten.
+ Năm 1930 có 3000 các ten.
* Ở Mỹ:
- Năm 1930 có 2000 cácten
thương mại.
- Năm 1929, tờ rớt Standa kiếm
soát 90% sản lượng dầu lửa cả
nước, 7 vạn km ống dẫn dầu,
hàng chục tàu biển cỡ lớn. Chi
phối các nghành công nghiệp
điện, công nghiệp sản xuất
đồng, chì, kẽm trong cả nước.

11


* Ở Pháp đầu thế kỷ XX:
- Công nghiệp hoá chất do 2
công ty Xanhgôlem và Cuman
kiểm soát.

- Công ty Chentơ và Comitơ
kiểm soát nghành luyện kim,
khai thác mỏ.
- Tổng công ty Đường sắt độc
quyền ngành đường sắt.
- Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc
quyền.
Nêu vấn đề : Như vậy độc quyền
ra đời có thay thế được cạnh
tranh không.
Giữa cạnh tranh và độc quyền
có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, điều đó được thể hiện.
+ Do cạnh tranh thúc đẩy mà tập
trung sản xuất được thực hiện dẫn
đến sự ra đời của tổ chức độc quyền.
+ Độc quyền ra đời để thay thế cạnh
tranh, thống trị về kinh tế song không
thủ tiêu được cạnh tranh. Ngược lại
làm cạnh tranh ngày càng gay gắt và
quyết liệt hơn.
Trong giai đoạn độc quyền có
các loại cạnh tranh:
- Giữa các xí nghiệp độc quyền
12


với xí nghiệp ngoài độc quyền.
- Giữa các tổ chức độc quyền.
-


Giữa các xí nghệp, công ty

trong nội bộ tổ chức độc quyền.
+ Kết luận: Như vậy, độc quyền do
cạnh tranh sinh ra, độc quyền đối lập
với cạnh tranh nhưng không thủ tiêu
được cạnh tranh. Trái lại làm cạnh
tranh thêm gay gắt, tạo nên một cơ
chế quá độ hỗn hợp giữa độc quyền
và cạnh tranh.
Song song với tích tụ, tập trung
tư bản và sản xuất trong công
nghiệp, trong ngân hàng cũng
diễn ra quá trình các ngân hàng
lớn thôn tính các ngân hàng nhỏ,
hoặc hợp nhật lại thành những
ngân hàng lớn hơn. Chúng ta
nghiên cứu sang đặc điểm thứ
hai:
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ
tài chính.
Để hiểu được tư bản tài chính
là gì, ta đi vào tìm hiểu về độc
quyền ngân hàng.
- Độc quyền ngân hàng:
Là những hình thức tổ chức liên
minh của các tổ chức liên minh của
các tư bản ngân hàng nhằm chi phối
các hoạt động tài chính- tín dụng,


13


ngân hàng để thu lợi nhuận độc
quyền cao.
Quy luật tích tụ, tập trung tư
bản trong ngân hàng giống như
trong công nghiệp.
-> Cạnh tranh khốc liệt -> số
lượng ngân hàng tăng. Lý do:
- Khi độc quyền công nghiệp
xuất hiện, cần vốn lớn hơn, các
ngân hàng nhỏ không đáp ứng
được nhu cầu, cần có ngân hàng
lớn. Chính trong điều kiện đó,
các ngân hàng lớn lợi dụng ưu
thế thôn tính, sát nhập, thủ tiêu
các ngân hàng nhỏ - các ngân
hàng lớn tiếp tục liên kết với
nhau hình thành ngân hàng lớn
hơn -> độc quyền ngân hàng
xuất hiện => Độc quyền công
nghiệp xuất hiện thúc đẩy sản
xuất phát triển, NSLĐ cao, bóc
lột nhiều giá trị thặng dư, tích
lũy tư bản tăng. Có tiền nhàn
rỗi, gửi vào ngân hàng-> hình
thành độc quyền ngân hàng.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến

hình thành độc quyền ngân hàng
là:
- Nguyên nhân dẫn đến độc quyền

14


ngân hàng:
+ Do cạnh tranh giữa các ngân hàng
với nhau ngày một quyết liệt.
+ Do sự lớn mạnh của độc quyền
công nghiệp đòi hỏi phải có lượng tư
bản lớn để kinh doanh.
Cùng với sự

ra đời của độc

quyền ngân hàng. Vai trò của
ngân hàng thời kỳ này đã có sự
thay đổi:
- Vai trò mới của ngân hàng.
+ Nắm phần lớn tư bản tiền tệ nhàn
rỗi trong xã hội để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của tư bản
công - thương nghiệp.
=> Trước kia, ngân hàng là
trung gian trong việc thanh toán
và tín dụng.
=> Nay, do nắm được tư bản
tiền tệ của xã hội, trở thành có

quyền lực vạn năng.
+ Có khả năng thâm nhập vào độc
quyền công nghiệp để hình thành nên
tư bản tài chính.
=>Tư bản độc quyền trong ngân
hàng.
- Cho tư bản công nghiệp vay số
vốn lớn.
- Nắm chính xác tình hình kinh
doanh của tư bản công nghiệp.

15


-> Kiểm soát, chi phối, quyết
định số phận của tư bản côngthương nghiệp.
=> Cái quan trọng của vai trò
độc quyền ngân hàng và độc
quyền công nghiệp, mà kết quả
của sự thâm nhập đó là việc
xuất hiện của một loại tư bản
mới về chất - đó là tư bản tài
chính.
- Sự thâm nhập này diễn ra bằng 2
cách.
Một là: độc quyền ngân hàng bỏ tiền
ra mua cổ phiều phát hành của các tổ
chức độc quyềncông nghiệp.
Hai là: độc quyền ngân hàng đưa
người của mình vào tham gia các

Ban quản trị của độc quyền công
nghiệp.
Vậy: Tư bản tài chính là kết quả của
sự hợp nhất, sự hoà vào nhau giữa
độc quyền ngân hàng và độc quyền
công nghiệp.
=> Sự dung hợp này là sự phát
triển cao và hoàn thiện của
CNTB độc quyền -> làm CNTB
tự do trở thành CNĐQ.
-> Tư bản tài chính thay thế tư

16


bản công nghiệp thống trị thế
giới. Như vậy:
- Sự phát triển của độc quyền và tư
bản tài chính đưa tới sự hình thành
một nhóm nhỏ những tên chủ ngân
hàng và công nghiệp kếch xù.
-> Không chế mọi

ngành kinh tế

then chốt.
-> Chi phối tuyệt đại bộ phận của cải
xã hội.
-> Đó chính là bọn đầu sỏ tài chính.
- Các hình thức cơ bản của tư bản tài

chính:
+ Cơ chế tham dự.
+ Lập công ty mới.
+ Phát hành chứng khoán.
+ Kinh doanh ruộng đất.
-> Nhấn mạnh: chế độ tham dự
- Nắm số phiếu khống chế.
- Chi phối toàn bộ nền kinh tế.
Tiếp theo, Lênin vạch ra rằng
đặc điểm của CNTB trong thời
kỳ tự do cạnh tranh là xuất khẩu
hàng hoá còn đặc điểm của
CNTB độc quyền là xuất khẩu
tư bản. Chúng ta sang đặc diểm
thứ ba.
c. Xuất khẩu tư bản
* Khái niệm: Xuất khẩu tư bản là đưa
“tư bản thừa” của các tổ chức độc
17


quyền, của tư bản tài chính của Nhà
nước tư sản sang các nước khác
nhằm mục đích mở rộng sự bóc lột
của CNTB.
->“Tư bản thừa” ở đây là “thừa
tương đối” vì:
- Nếu mang đi đầu tư sẽ có lợi
nhuận thấp.
- Các nhà tư bản cần nơi đầu tư

mới để có lợi nhuận cao hơn.
Không phải thừa so với nhu cầu
phát triển chung của nền kinh tế
- xã hội.
- Đặc điểm:
=> Xuất khẩu hàng hoá: là xuất
khẩu hàng

hoá ra nước ngoài

nhằm mục đích thực hiện giá
trị.
=> Xuất khẩu tư bản: xuất khẩu
giá trị ra nước ngoài nhằm bóc
lột giá trị thặng dư ở nước ngoài
.Là thủ đoạn, công cụ của tư bản
tài chính nhằm bóc lột các dân
tộc trên thế giới, mở rộng phạm
vi bóc lột ra tất cả các nước.
* Tính tất yếu của XKTB
- Sản xuất và trao đổi hàng hoá phát
triển.
CNTB đã bước sang giai đoạn
phát triển mới :
18


- Khoa học - kỹ thuật phát triển
và được áp dụng rộng rãi vào
quá trình sản xuất.

- Hàng hoá nhiều do năng suất
lao động tăng lên,đòi hỏi việc
trao đổi hàng hoá được mở rộng
ra nước ngoài tạo cơ hội cho
xuất khẩu tư bản. Tính tất yếu
khách quan được thể hiện:
- Do hiện tượng” thừa tư bản”.
- Vì tư bản độc quyền và tư bản
tài chính thực hiện sự thống trị
bóc lột giá trị thặng dư do mở
rộng và phát triển sản xuất
- Tích luỹ tư bản tăng kếch sù.
- Trong nước không còn nơi đầu
tư béo bở, tìm kiếm nơi đầu tư
mới.
- Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi
cuốn vào guồng máy của CNTB thế
giới có nguồn lực về tài nguyên về
lao động và nguyên vật liệu song
thiếu vốn, công nghệ.
Ở nước này nếu muốn phát triển
kinh tế - xã hội thì phải tiến
hành công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, yêu cầu khách quan là cần
vốn lớn, trang bị kỹ thuật mới.
=> Điều đó đã tạo khả năng hiện

19



thực cho XKTB.
* Các hình thức xuất khẩu tư bản:
- Đầu tư trực tiếp.
-> Là hình thức xuất khẩu đầu
tư, nhà tư bản đầu tư xây dựng
xí nghiệp, công ty mới, hoặc
mua lại xí nghiệp, công ty cũ
thua lỗ hay hùn vốn để sản xuất
kinh doanh.
- Điển hình: Anh.
- Đầu tư gián tiếp.
-> Là hình thức xuất khẩu tư
bản dưới dạng cho vay lấy lãi
thông qua các ngân hàng tư
nhân, trung tâm tín dụng quốc
gia và quốc tế.
Kỳ hạn: 1 năm, 3 năm, 10 năm.
- Điển hình: Pháp.
Xuất khẩu tư bản một mặt có
tác động tích cực đến nền kinh
tế các nước nhập khẩu. Song
mặt khác XKTB là công cụ chủ
yếu của tư bản tài chính và tư
bản độc quyền nhằm nô dịch các
nước khác, bóc lột về kinh tế
với những hình thức và mức độ
khác nhau.
- Kết quả của XKTB:
+ Mang lại cho tư bản độc quyền
những khoản lợi nhuận vô cùng lớn,


20


mở rộng quan hệ bóc lột.
+ Gây ra sự ngừng trệ đối với nước
XKTB.
+ Kích thích xuất khẩu hàng hoá.
+ Biến các nước chậm phát triển
thành các nước lệ thuộc.
Theo một ý nghĩa nhất định, có
thể nói XKTB là một phương
pháp của các tổ chức độc quyền
chia nhau thế giới.
VD: * Mỹ:
- Năm 1899 đầu tư ra nước
ngoài 500 triệu$.
- Năm 1913 là 2650 triệu $.
- Năm 1919 là 6 tỷ 456 triệu $.
- Năm 1929 là 14 tỷ 416 triệu $.
* Pháp:
- Năm 1908 dầu tư 38 tỷ Frăng.
- Năm 1919 từ 50 - 60 tỷ Frăng.
- Năm 1913 lãi do XKTB là 2,3
tỷ Frăng.
d. Sự phân chia thị trường thế giới
giữa các tổ chức độc quyền.
Bước sang giai đoạn ĐQCN,thị
trường ngoài nước đối với các
nước đế quốc có ý nghĩa vô

cùng lớn. Để giành giật thị
trường thế giới, bọn tư bản độc
quyền các nước đấu tranh với
nhau vô cùng kịch liệt để tranh
21


giành phạm vi ảnh hưởng, do
vậy tất yếu phải phân chia thị
trường thế giới.
- Tính tất yếu phân chia thị trường
thế giới.
+ Do xuất khẩu tư bản.
-> Xuất khẩu tư bản mang lại lợi
nhuận vô cùng to lớn cho các tổ
chức độc quyền, cho nhà nước
tư bản độc quyền.
-> Các nhà tư bản rất cần thị
trường nhằm thâm nhập sâu vào
thị trường thế giới.
+ Do sự phát triển của nền kinh tế.
Dưới sự thống trị của độc qyền
và tư bản tài chính làm nền kinh
tế phát triển mạnh.
=> Cần thị trường để tiêu thụ
hàng hoá.
-> Cần thị trường cung cấp
nguyên vật liệu.
- Quá trình phân chia.
Dưới CNTB, thị trường trong

nước luôn gắn với thị trường
ngoài nước.
Trong giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, do tính tất yếu của phân
chia thị trường thế giới như đã
trình bày ở trên nên cuộc đấu
tranh giành giật thị trường tiêu
thụ hàng hoá và cung cấp
22


nguyên vật liệu, nơi đầu tư có
lợi ở ngoài nước trở nên gay gắt
các quốc gia phân chia thị
trường bằng cách:
- Ký kết vào hiệp ước giữa các tổ
chức độc quyền với nhau.
-> Sự cạnh tranh giữa các tổ
chức độc quyền quốc gia có sức
mạnh kinh tế hùng hậu được sự
hậu thuẫn đắc lực của nhà nước
“của mình” tất yếu dẫn đến xu
hướng thoả hiệp bằng cách ký
các hiệp định để củng cố địa vị
độc quyền của chúng.
-> Từ đó hình thành các liên
minh độc quyền quốc tế dưới
dạng Cácten, Xanhđica, Tờ rớt
quốc tế.
- Tiếp tục cạnh tranh, kẻ thắng lợi sẽ

giành được thị trường.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Quá trình phân chia thị trường
thế giới để hình thành các độc
quyền quốc tế đầu tiên diễn ra ở
ngành điện, dầu mỏ, hàng hải,
đường sắt, gang thép. Cuối thế
kỷ XIX mới có 40 Cácten quốc
tế, sang đầu thế kỷ XX lên tới
100, đến năm 1934 đã có 350
Các ten quốc tế.

23


Chúng cạnh tranh với nhau gay
gắt, khi không thể thoả thuận
với nhau bằng hiệp định, chúng
gây chiến tranh nhằm độc chiếm
những thị trường có lợi và thu
được nhiều lợi nhuận nhất.
Việc phân chia thế giới về mặt
kinh tế giữa các liên minh độc
quyền được củng cố và tăng
cường bằng việc phân chia thế
giới về mặt lãnh thổ.
d. Sự phân chia lãnh thổ thế giới
giữa các cường quốc.
-> Khi sự thống trị do cạnh
tranh chuyển sang sự thống trị

của các tổ chức độc quyền, các
nước TBCN phát triển ra sức
xâm chiếm các nước kém và
chậm phát triển làm thuộc địa.
-> Các cường quốc đế quốc ra
sức xâm chiếm thuộc địa do
những nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân:
- Do phân chia thị trường không đều.
Tính đến năm 1914, riêng 6 đế
quốc lớn Anh, Nga, Pháp, Đức,
Mỹ, Nhật đã chiếm 65 triệu km 2
thuộc địa với số dân 523.4 triệu
người.
- Do sự phát triển không đều về kinh

24


tế.
Năm 1913, kinh tế Mỹ:
Công nghiệp sản lượng gang
thép
- Vượt Đức 2 lần.
- Vượt Anh 4 lần.
- Vượt Pháp 10 lần.
=> Nông nghiệp:
- Diện tích đất canh tác tăng 3
lần so với năm 1900.
- Sản lượng:

+ Mỳ tăng 4 lần.
+ Ngô tăng 4.5 lần.
+ Kiều mạch: 5.5 lần.
- Bằng 1/4 sản lượng thế giới
trong khi đó Anh là nước có
diện tích thị trường 33.5 triệu
km 2, dân số thuộc địa 393.5
triệu người thì lương thực phải
tự

túc đến 85% (năm 1870).

Đến năm 1900, phải nhập 65%
lương thực.
Pháp là nước có diện tích thuộc
địa đứng thứ 3 thì nền công
nghiệp già cỗi, trên 40% dân số
làm nông nghiệp.
-> Sự phân chia không đều tất
yếu dẫn đến chiến tranh đòi
phân chia lại thị trường và lãnh

25


×