Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tại sao phải đặc biệt quan tâm đến lysine ở nước ta?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.71 KB, 2 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tại sao phải đặc biệt quan tâm đến lysine ở nước ta?
Có 4 acid amin thiết yếu hay bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn ở nước ta: đó là
lysine, threonine, tryptophan và methionine. Trong đó, lysine được quan tâm
hơn cả vì có nhu cầu khá cao nhưng lại thường bị thiếu hụt nhất trong các
khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc (chiếm 70-80% năng lượng) như
nước ta hiện nay. Mặc khác, lysine dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến
nấu nướng thức ăn, và cơ thể tuyệt đối không thể tổng hợp được lysine (các
acid amin thiết yếu kia có thể được tổng hợp từ các acid amin khác qua quá
trình chuyển đổi amin). Do đó, thiếu lysine rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Thiếu lysine dẫn đến giảm tổng hợp protein cơ thể, làm cho trẻ chậm lớn,
còi cọc, biếng ăn, hay bệnh, thiếu men tiêu hoá, thiếu nội tiết tố... .
Làm thế nào để tránh thiếu lysine?
Biện pháp tối ưu vẫn là bữa ăn đa dạng hợp lý, có đủ các chất dinh dưỡng
trong đó có lysine. Thức ăn giàu lysine là trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu,
nhất là đậu nành. Cũng có thể bổ sung lysine vào thực phẩm. Một cách dễ
thực hiện khác là có thể bổ sung thêm bằng thuốc bổ có lysine. Lysine giúp
trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát
triển chiều cao. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn,
dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Do sự bất hợp lý về khẩu phần nên
người Việt dễ bị thiếu lysine.
Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày.
Nó giúp tăng cường hấp thụ và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng
chất này ra ngoài cơ thể. Vì vậy, lysine có tác dụng tăng trưởng chiều cao,
ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Lysine là thành phần của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc
duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon. Nó cũng
ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mụn rộp nên thường được bác
sĩ kê đơn cho người bị rộp môi hay mụn rộp sinh dục. Theo nhà khoa học
Linus Pauling, người từng nhận hai giải Nobel y học, lysine còn có tác dụng
ngăn ngừa, chữa trị bệnh tim và đột quỵ.


Người bình thường mỗi ngày cần 1g lysine. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng
hợp được chất này mà phải được cung cấp qua thực phẩm (như lòng đỏ
1
trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi) hoặc bổ sung dưới dạng thuốc.
Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, lượng ngũ cốc chiếm đến 70-80%
nên thường bị thiếu lysine, đặc biệt là những người ăn chay (chủ yếu dùng
ngũ cốc và một lượng rất nhỏ rau họ đậu), vận động viên, bệnh nhân bỏng,
mụn rộp.
Để cung cấp đủ vi chất này, cần cân đối lại khẩu phần, ăn đủ các thực phẩm
như trứng, cá, sữa tươi. Tuy nhiên, lysine trong thực phẩm rất dễ bị phá huỷ
trong quá trình đun nấu. Cung cấp lysine qua thuốc là không cần thiết đối
với người bình thường. Hơn nữa, việc dùng thuốc phải có sự chỉ định, hướng
dẫn của bác sĩ và tuân thủ đúng các hướng dẫn đó, vì mọi loại dược phẩm
khi dùng không đúng đều có thể gây hại. Riêng với lysine, liều lượng quá
cao có thể gây chứng căng cơ bụng và bệnh tiêu chảy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách cung cấp lysine tiện lợi và hiệu quả
nhất là sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung chất này với một
lượng nhỏ, vừa đủ cho nhu cầu của người bình thường, chẳng hạn như sữa
tươi. Ở các nước phương Tây, nơi có tốc độ phát triển chiều cao khá lý
tưởng, các loại sữa tươi chứa lysine rất phổ biến. Hiện nay, tại Việt Nam
cũng đã bắt đầu xuất hiện những sản phẩm sữa tươi chứa vi chất này. Công
ty nội địa đầu tiên cung cấp sữa tươi bổ sung lysine là Hanoimilk với nhãn
hiệu IZZI. Kể từ khi xuất hiện đầu năm 2003, một lượng lớn sữa IZZI chứa
lysine trên thị trường đã được tiêu thụ.
2

×