Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Qui trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa CẢNG sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 208 trang )

TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG SÀI GÒN

Ketnooi.com gioi thieu

QUI TRÌNH
CÔNG NGHỆ XẾP DỠ
HÀNG HÓA

PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
(Hiệu chỉnh lần thứ 3- năm 2009+)


MỤC LỤC

PHẦN I – QUY CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH
VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG

Chương I

- Qui chế về tổ chức dây chuyền xếp dỡ và thực hiện QTCNXD

Chương II - Qui định về công tác chuẩn bị nơi làm việc
Chương III -Qui định về an toàn lao động đối với các đối tượng tham gia
QTCNXD
Chương IV -Các qui định an toàn đối với từng thao tác trong QTCNXD
Chương V -Qui định về xếp dỡ bảo quản hàng nguy hiểm độc hại ở Cảng
Bảng thống kê các loại CCXD của Cảng Sài gòn

Trang


4
13
15
18
28

PHẦN II- CÁC QUI TRÌNH XẾP DỠ
1 - QTCNXD hàng bột, sữa,mica,hóa chất trọng lượng 25 – 50 kg.
2 - QTCNXD lương thực 50 kg .
3 - QTCNXD lương thực 50 kg đóng container
4 - QTCNXD hàng nông sản trọng lượng 50-80 kg.
5- QTCNXD hàng bao ciment 50kg ( bao giấy).
6- QTCNXD hàng bao phân bón 50kg.
7- QTCNXD hàng bao đường,hoá chất,hạt nhựa,ciment (bao ny lon) 50kg.
8- QTCNXD hàng gạo trọng lượng 1000kg.
9- QTCNXD hàng ciment trọng lượng 1500kg.
10- QTCNXD hàng sôda trọng lượng 1000kg
11- QTCNXD thép ống,thép hình.
12- QTCNXD thép cây bó dài.
13- QTCNXD thép phôi dài
14- QTCNXD thép tấm kiện, tấm đơn.
15- QTCNXD thép dây cuộn.
16- QTCNXD thép tấm cuộn.
17- QTCNXD thép vụn, phế liệu.
18- QTCNXD gang thỏi rời, gang thỏi trong bao PP.
19- QTCNXD hàng than đá rời các loại
20-QTCNXD hàng clinker
21- QTCNXD phân bón rời các loại
22- QTCNXD đóng gói phân bón rời.
23- QTCNXD hàng cám và thức ăn gia súc rời.

24- QTCNXD đóng gói hàng cám và thức ăn gia súc.
25- QTCNXD Lúa mì rời.
26- QTCNXD gỗ cây.
27- QTCNXD gỗ ván xẻ.
28- QTCNXD gỗ lạng.
29- QTCNXD gỗ ván sàn.
30- QTCNXD kiện carton dưới 50kg.
31- QTCNXD hàng bách hóa khô trong bao bì carton
32- QTCNXD cao su trọng lượng dưới 100kg.
33- QTCNXD kiện cao su trọng lượng 1000kg.
34- QTCNXD kiện thiết bị ,phụ tùng trọng lượng dưới 1000kg.
1

36
39
42
44
46
49
52
55
57
59
61
64
67
70
73
75
78

80
82
84
85
88
91
93
96
98
101
103
105
107
109
111
113


35- QTCNXD hàng thực phẩm ,rau quả, hải sản tươi sống
trọng lượng dưới50 kg.
36- QTCNXD hàng thùng hình trụ:nhiên liệu hóa chất đựng
trong thùng kim lọai
37- QTCNXD xe bus nhỏ, xe du lịch 12CN.
38- QTCNXD xe bus.
39- QTCNXD container có hàng và không hàng.
40- QTCNXD vỏ xe các lọai

2

115

117
119
121
123
128


PHẦN I

QUI CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH
VỀ AN TÒAN LAO ĐỘNG

3


Tổng Công ty HHVN
Công ty TNHH một thành viên
Cảng Sài gòn
Số:
/ CSG-KTCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 1 năm 2009

CHƯƠNG I

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN XẾP DỠ

VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ
I-NGUYÊN TẮC CHUNG:
Điều 1: Sản phẩm cuối cùng của công tác xếp dỡ ở cảng là hoàn tất công tác
xếp dỡ hàng hóa cho một con tàu, tức là giải phóng xong một con tàu. Thời gian giải
phóng tàu trong công đoạn xếp dỡ tại cảng được tính từ khi bắt đầu mở hầm làm hàng
cho tới khi chấm dứt công tác xếp dỡ - tàu có thể rời cảng.
Điều 2: Dây chuyền xếp dỡ là một phần tử trong quá trình tổ chức sản xuất ở
Cảng. Các yếu tố để hình thành một dây chuyền xếp dỡ là:
a. Đối tượng xếp dỡ : hàng hóa thông qua cảng.
b. Thiết bị xếp dỡ: : các phương tiện thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng
c. Nhiệm vụ xếp dỡ : các phương án khai thác
d.Tổ chức thực hiện: tổ chức lao động khoa học của các thành phần tham gia:
- Công nhân xếp dỡ thủ công
- Công nhân cơ giới
- Nhân viên giao nhận kho hàng
- Nhân viên chỉ đạo khai thác và kỹ thuật xếp dỡ.
- Một số nhân viên kiểm tra giám sát khác.
Tất cả các thành viên này đều có nhiệm vụ thực hiện phương án khai thác đạt hiệu quả
cao nhất.
Điều 3 : Mọi yếu tố để tổ chức dây chuyền xếp dỡ phải được quy định cụ thể rõ
ràng – đó là quy trình công nghệ xếp dỡ , quy trình công nghệ xếp dỡ được xây dựng
qua việc nghiên cứu cụ thể các sơ đồ cơ giới hoá xếp dỡ hoàn chỉnh của cảng, đảm
bảo tính hợp lý và tính khả thi để đạt được các yêu cầu sau đây:


Sử dụng công suất, phương tiện thiết bị xếp dỡ tối ưu.



Năng suất lao động của từng phương án xếp dỡ đạt kết quả tối đa.




Lao động, phương tiện, hàng hoá phải bảo đảm an toàn.

Điều 4: Quy trình công nghệ xếp dỡ phải được xây dựng đầy đủ cho mọi loại
hàng, nhóm hàng, mọi phương tiện thiết bị xếp dỡ ở cảng, sao cho mọi hoạt động
trong công tác xếp dỡ đều được thực hiện theo quy trình công nghệ.
Điều 5: Trong quá trình thiết lập các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các
4


phương án khai thác có những vấn đề không được đề cập trong các quy trình đều đã
được quy định trong bộ quy chế này: việc tổ chức thực hiện quy chế và quy trình công
nghệ xếp dỡ phải được coi như việc thi hành một luật lệ mang tính pháp lý - có kiểm
tra, giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm.
II-TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG KHAI THÁC:
Điều 6: Việc điều hành hoạt động khai thác toàn cảng là Tổng giám đốc - giúp
cho Tổng giám đốc trong công tác tổng chỉ huy này là Phó tổng giám đốc phụ trách
khai thác và Trưởng phòng Kinh doanh khai thác. Bên cạnh hệ thống chỉ huy trực tiếp
này là các hệ kinh tế và kỹ thuật làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ theo từng chức năng
và công việc cụ thể.
Tại các cảng , xí nghiệp xếp dỡ và chi nhánh ( gọi tắt là các đơn vị trực thuộc
cảng), người trực tiếp nhận lệnh của công ty và triển khai thực hiện là Giám đốc, tại
cuộc họp giao ban toàn cảng hoặc qua hệ thống thông tin trực tiếp, Phó giám đốc khai
thác của đơn vị trực thuộc giúp Giám đốc triển khai thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Điều 7: Giám đốc và Phó giám đốc khai thác các đơn vị trực thuộc triển khai
công việc qua cuộc họp giao ban hàng ngày. Phó giám đốc khai thác chịu trách nhiệm
triển khai lệnh SX đến từng dây chuyền xếp dỡ và từng tổ công nhân với những cán bộ
giúp việc đặc trách như sau:

- Trực ban trưởng ca điều hành hoạt động hiện trường trong ca. Trong từng
khâu công tác có những chức danh sau đây:
1. Nhân viên lập kế hoạch ngày - ca và theo dõi thống kê tình hình thực hiện các
mặt trong ca.
2. Nhân viên quản lý nhân lực (Tổ trưởng tổ bốc xếp).
3. Chỉ đạo viên xếp dỡ tại tàu (Trực ban tầu).
4. Chỉ đạo viên xếp dỡ kho, bãi ( Trưởng ca kho bãi)
5. Tổ trưởng tổ giao nhận
6. Nhân viên quản lý cơ giới bao gồm cả lao động và phương tiện( Trực ban cơ
giới)
7. Nhân viên theo dõi công tác giao nhận.
8. Nhân viên theo dõi về kho, bãi.
9. Nhân viên quản lý và cấp phát công cụ xếp dỡ.
10. Công nhân phục vụ hiện trường (nấu nước, vệ sinh công nghiệp).
Điều 8: Lập kế hoạch ngày - ca
Lập kế hoạch là công tác tổng tham mưu của hoạt động hiện trường. Lập các
phương án khai thác và tổ chức các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các phương án
khai thác đạt hiệu quả cao.
Các yếu tố cơ bản dùng làm căn cứ cho việc lập kế hoạch là :
- Kế hoạch giải phóng tàu của Cảng.
5


- Kế hoạch đăng ký của chủ hàng (hàng xuất nhập và lượng phương tiện vận
chuyển hàng cả thủy và bộ)
- Lực lượng lao động và phương tiện huy động.
- Tình hình thực hiện ca trước về số liệu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
và các diễn biến khác.
Năng lực và tình hình xếp chứa hàng tại các kho, bãi của Cảng.
Khi đã lập ra các phương án khai thác cần chỉ rõ các điều kiện thực hiện các

quy định trong quy trình công nghệ. Do đó người lập kế hoạch phải nắm thật vững quy
trình công nghệ - Không được phép đưa ra các điều kiện thực hiện trái với quy trình
công nghệ.
Để đảm bảo cho việc lập kế hoạch được hợp lý và khả thi, cần phải kết hợp chặt
chẽ giữa người lập kế hoạch và người chỉ huy hiện trường (trực ban trưởng). Muốn
cho hiện trường khai thác hoạt động liên tục trong ca, hạn chế tối đa tình trạng ách tắc
trong sản xuất - Khi lên ca ngoài kế hoạch chính thức ghi trên bảng, luôn luôn phải
chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Sự chuẩn bị đó phải đạt được theo công thức: "Một triển
khai - hai dự phòng"
Điều 9: Người lập kế hoạch ngày- ca (thường gọi là trực ban kế hoạch) ngoài
việc lập kế hoạch như điều 8 đã quy định và thường xuyên báo cáo trực ban trưởng về
tình hình thực hiện tại hiện trường, còn có nhiệm vụ trong ca là:


Nhận lệnh trực tiếp hoặc qua hệ thống thông tin của Tổng Giám đốc Cảng,
phòng Kinh doanh khai thác và báo cáo lên những nội dung theo yêu cầu
của Tổng giám đốc hoặc phòng KDKT .



Nhận đăng ký và phản ảnh của các chủ hàng, vào sổ theo dõi nội dung đăng
ký, giải những vấn đề cụ thể với chủ hàng.



Theo dõi tình hình sử dụng lao động, phương tiện và lịch quay ca để phục vụ
lập kế hoạch ca sau.




Trước khi kết thúc ca sản xuất phải ghi vào sổ kết quả thực hiện về các chỉ
tiêu khai thác và tình hình diễn biến, sản lượng thực hiện của từng máng,
từng tàu, nhân lực, thiết bị phương tiện huy động và sử dụng, lượng hàng
hóa xếp tại kho, bãi tức thời và cộng dồn.



Cùng trực ban trưởng ca nhận xét, đánh giá tình hình sản xuất trong ca.



Bàn giao ca với đầy đủ nội dung sổ sách và chứng từ.

Điều 10: Trực ban trưởng ca căn cứ kế hoạch đã được lập, triển khai tổ chức
các dây chuyền xếp dỡ để thực hiện các phương án khai thác. Giao nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên đi ca của các khâu trong dây chuyền.
Kiểm tra chặt chẽ việc ráp mối đầu ca giữa các khâu lao động, phương tiện,
thiết bị, giao nhận, kho hàng, kiểm kiện, chủ hàng, chủ tàu ... Giao nhiệm vụ cụ thể cho
các chỉ đạo viên xếp dỡ từng tàu, sau giờ giao nhận ca tại hiện trường mọi dây chuyền
xếp dỡ phải được hoạt động, mọi trục trặc phát sinh trực ban trường phải phát hiện
ngay và chỉ đạo kịp thời các khâu xử trí để dây chuyền xếp dỡ hoạt động ổn định.
6


Những phát sinh ngoài quy định, vượt quá khả năng nhiệm vụ, trực ban trưởng
ca không quyết định được tức thời, kể cả kế hoạch dự phòng cũng không đáp ứng
được thì phải báo cáo ngay Giám đốc công ty, không được để kéo dài quá 30 phút.
Sau khi có lệnh của trên phát ra phải ghi ngay vào nhật ký trực ban và triển khai lệnh
cấp kỳ.
Trực ban trưởng ca phải luôn có mặt tại phòng chỉ huy, nếu rời vị trí để ra hiện

trường phải ghi lên bảng địa điểm đang có mặt.
Cuối ca, nắm hết tình hình các khâu, ghi nhận xét xuống ca vào sổ nhật ký trực
ban và ký phiếu năng suất, công tác cho các tổ công nhân. Bàn giao ca, kết thúc ca
sản xuất.
III-CHỈ ĐẠO HIỆN TRƯỜNG
Điều 11 : Tổ trưởng tổ bốc xếp: phải nắm vững phiên hiệu và danh sách tổ,
nhóm được huy động trong ca, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lao động tăng cường
bổ sung. Những đối tượng lao động không hợp lệ tuyệt đối cấm huy động. Căn cứ kế
hoạch do trực ban trưởng ca công bố, sắp xếp lao động vào các dây chuyền. Việc tổ
chức lao động cho các dây chuyền phải căn cứ vào quy trình công nghệ theo từng
phương án. Có quyền điều phối lao động giữa các nhóm trong địa bàn hẹp (1 tàu hoặc
1 khu vực kho, bãi) để đáp ứng yêu cầu của từng quy trình theo từng phương án.
Theo dõi diễn biến lao động trong các dây chuyền xếp dỡ. Các trang bị an toàn
lao động khi làm hàng (chú ý các dây chuyền xếp dỡ các loại hàng độc hại, nguy
hiểm). Các điều kiện đảm bảo ổn định cho công nhân sản xuất được liên tục (ánh
sáng, chấn động, vệ sinh công nghiệp, nước uống, nơi đại tiểu tiện) Nếu phát hiện thấy
những bất hợp lý hoặc thiếu sót phải báo cáo trực ban trưởng ca để có sự chỉ đạo
khắc phục kịp thời.
Ghi sổ tay tóm tắt số tài liệu và tình hình trong ca - Báo cáo trực ban trưởng và
bàn giao xuống ca.
Điều 12:.Trực ban tàu - Nhận nhiệm vụ do trực ban trưởng ca giao, nắm vững
địa bàn hoạt động (một tàu hoặc nhiều tàu) nhận bàn giao của ca trước, ghi chép toàn
bộ kế hoạch lên ca đã được công bố trên bảng thuộc khu vực mình phụ trách, kiểm tra
công tác triển khai của các khâu trong các dây chuyền xếp dỡ, làm việc với tàu về nội
dung và mục đích hoạt động trong ca, yêu cầu tàu chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để
triển khai kế hoạch công tác (mở nắp hầm, làm cầu tàu, đèn chiếu sáng, vật liệu kê lót
...) Ra lệnh triển khai những dây chuyền xếp dỡ đã đầy đủ mọi điều kiện hoạt động
(hàng hoá, lao động, phương tiện thiết bị xếp dỡ nâng chuyển công cụ mang hàng, vị
trí chất xếp, các thành phần lao động khác ... ).
Công tác triển khai đầu ca phải nhanh chóng hoàn tất trong vòng 30 phút sau khi

nhận ca.
Sau khi các dây chuyền xếp dỡ đã hoạt động ổn định phải thường xuyên kiểm
tra công tác kỹ thuật xếp dỡ theo quy trình công nghệ đã ban hành. Những lô hàng, mã
hàng có đòi hỏi kỹ thuật xếp dỡ phức tạp phải yêu cầu các bộ phận có trách nhiệm
kiểm tra thiết bị phương tiện, công cụ mang hàng thật cẩn thận và hướng dẫn chỉ đạo
trong quá trình làm hàng.
7


Phải có mặt tại chỗ nơi có sự cố làm cho dây chuyền xếp dỡ dẫn đến ngừng
việc, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục đối với từng khâu,
nếu vượt quá chức năng phải báo cáo ngay trực ban trưởng giải quyết kịp thời, không
để tình trạng ngừng việc kéo dài quá 30 phút mà chưa có hướng giải quyết.
Mọi diễn biến tình hình trong ca phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay công tác
để báo cáo trực ban trưởng ca và bàn giao xuống ca.
Điều 13: Trưởng ca kho, bãi: nhiệm vụ công tác tương tự như Trực ban tàu
nhưng vị trí công tác là trong kho, bãi cảng. Do đó một số công việc có khác hơn so với
chỉ đạo tàu. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo thực hiện việc tổ chức các dây chuyền xếp dỡ
hàng trong kho, bãi cho các phương tiện vận chuyển.
Những công việc cụ thể tương tự như điều 12.
Điều 14
Trực ban cơ giới :p hải nắm vững số lượng và chất lượng phương
tiện thiết bị và lao động điều động trong ca mình phụ trách. Ngoài số lượng huy động
đưa vào kế hoạch trong khai thác phải có số lượng dự phòng nhất định. Trường hợp
đặc biệt do yêu cầu khai thác vượt quá số lượng huy động phải báo cáo trực ban
trưởng để điều hòa hợp lý cho từng dây chuyền xếp dỡ để bảo đảm sản xuất cố định.
Phải kiểm tra chặt chẽ từng đầu phương tiện đã đưa vào dây chuyền sản xuất
theo kế hoạch đã ghi, nắm vững tính năng hoạt động của từng loại và qui phạm an
toàn khi sử dụng nhằm khai thác hợp lý công suất thiết bị và bảo đảm an toàn thiết bị
lao động và hàng hóa.

Khi phát sinh trục trặc kỹ thuật phải cùng công nhân điều khiển và công nhân
sửa chữa đi ca tìm biện pháp xử lý khẩn trương để phục vụ sản xuất kịp thời, trừ
những sự cố lớn phải ngừng sản xuất cần điều động ngay phương tiện dự phòng (nếu
có) và báo cáo ngay trực ban trưởng. Không để dây chuyền xếp dỡ phải ngừng hoạt
động chờ phương tiện thiết bị.
Nếu vì lý do thiếu phương tiện thiết bị thì trực ban cơ giới bàn với Trực ban tàu
hoặc Trưởng ca kho, bãi và báo cáo trực ban trưởng ca xin cắt hẳn dây chuyền xếp dỡ
đó nếu không còn khả năng điều động phương tiện bổ sung được. Thật hạn chế việc
bố trí rải mỏng phương tiện cho nhiều dây chuyền xếp dỡ, ảnh hưởng đến năng suất
lao động chung.
Ghi chép đầy đủ tình hình diễn biến trong ca và nhận xét kết quả công tác vào
sổ tay, xác nhận phiếu công tác cho công nhân cơ giới, báo cáo trực ban trưởng ca và
bàn giao xuống ca.
Điều 15: Nhân viên quản lý công tác giao nhận hàng hóa (thường gọi là Tổ
trưởng giao nhận)
Căn cứ kế hoạch đã được công bố phải bố trí ngay nhân viên giao nhận vào các
dây chuyền xếp do sau khi đã kiểm điểm quân số do ca mình phụ trách. Nhân viên giao
nhận sau khi nhận bàn giao ca phải có mặt tại hiện trường trên từng dây chuyền xếp
dỡ đã được phân công đồng thời với tổ công nhân xếp dỡ để khởi động dây chuyền
hoạt động đúng giờ quy định. Nếu cần bố trí kiêm nhiệm 1 người giao nhận 2 dây
chuyền xếp dỡ thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- 2 dây chuyền xếp dỡ cùng làm 1 loại hàng.Hàng hóa là hàng rời hoặc hàng
8


thùng kiện cỡ lớn dễ đếm kiểm.
- 2 dây chuyền xếp dỡ cùng hoạt động trên 1 địa bàn kế cận (cùng 1 tàu , các
hầm phải liền kề và cần cẩu làm hàng cùng một phía mạn tầu , tốc độ của cần
trục chậm)
- Người kiêm nhận phải có nghiệp vụ vững vàng.

Sau khi bố trí nhân viên giao nhận vào các dây chuyền xếp dỡ phải thường
xuyên kiểm tra các dây chuyền hoạt động được liên tục. Những trường hợp trục trặc
do hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị mất mát phải có mặt ngay để lập biên bản kịp thời,
không để cho nhân viên giao nhận vô cớ buộc dây chuyền xếp dỡ ngừng hoạt động.
Trong ca nhân viên giao nhận phải xác nhận số lượng, chất lượng hàng hóa
từng chuyến hàng cho các phương tiện nâng chuyển, cuối ca phải xác nhận cho tổ
công nhân xếp dỡ, việc xác nhận phải ghi rõ số lượng, chất lượng hàng hóa (sản phẩm
xếp dỡ). Nếu phiếu công tác không được xác nhận về chất lượng coi như không hợp
lệ. Khi xảy ra trường hợp hàng hóa bị rách vỡ hoặc bị mất mát nhân viên giao nhận tại
dây chuyền phải xin ý kiến chỉ đạo của tổ trưởng giao nhận, trường hợp tầu đậu ngoài
phao có thể báo thông qua trực ban tầu .
Ghi nhận xét và kết quả công tác vào sổ trực ban, báo cáo trực ban trưởng ca
và bàn giao xuống ca.
Điều 16: Nhân viên quản lý kho hàng (thường gọi là trưởng ca kho bãi)
Căn cứ kế hoạch được công bố, nắm vững hàng hóa, lưu kho bãi tới thời điểm
lên ca, trực tiếp giao nhiệm vụ cho từng nhân viên đi ca tại các kho, bãi có dây chuyền
xếp dỡ hoạt động để sẵn sàng giao nhận xuất nhập hàng hóa. Kiểm tra các yêu cầu về
qui cách chất xếp hàng hóa, thật chú ý các loại hàng đặc biệt (loại đặc chủng, loại dễ
đổ vỡ, hư hỏng, mất mát, loại nguy hiểm độc hại, dễ cháy nổ ... ...) kiểm tra thủ tục xuất
nhập tại các kho bãi, lập biên bản sự cố hàng hóa trong kho bãi (hư hỏng, mất mát,
nhầm lẫn) xử lý mọi phát sinh trong quá trình hoạt động của các dây chuyền xếp trong
toàn bộ khu vực kho, bãi cảng.
Ghi chép và nhận xét tình hình trong ca, vào sổ trực ban, báo cáo trực ban
trưởng ca và bàn giao xuống ca.
Điều 17: Cấp phát dụng cụ xếp dỡ: căn cứ kế hoạch khai thác trong ca, người
phụ trách công tác cấp phát dụng cụ xếp dỡ phải tổ chức cấp phát thật khẩn trương
theo đúng qui định. Người đến mượn dụng cụ phải kiểm tra về chất lượng và số lượng
dụng cụ cần thiết, ký nhận và giữ lại giấy ra vào cảng tại kho dụng cụ . Nếu công cụ
xếp dỡ được giao nhận tại cầu tàu thì người mượn và người trả phải vào kho ký sổ trả
mượn và đổi giấy ra vào cảng tại kho dụng cụ. Trong ca sản xuất nếu có sự hư hỏng

hoặc mất mát dụng cụ xếp dỡ đã mượn phải lập biên bản có xác nhận của chỉ đạo viên
xếp dỡ tại hiện trường để qui trách nhiệm. Giữa ca sản xuất nếu thay đổi loại hàng,
thay đổi phương án xếp dỡ thì cũng phải thay đổi công cụ mang hàng. Do đó cần lập
lại thủ tục như đầu ca: thay đổi dụng cụ hoặc mượn thêm ...
Khi hết ca người mượn phải đem trả dụng cụ về kho (trừ số giao nhận tại cầu
tàu) người quản lý và cấp phát ở kho phải kiểm tra cụ thể trước khi nhập kho và trả
giấy.
9


Tuyệt đối cấm việc đưa ra hiện trường những công cụ có khuyết tật và quá hạn
cho phép sử dụng.
Điều 18: Trong ca sản xuất công nhân phải có đủ nước uống tại các vị trí qui
định trên hiện trường, nước phải nấu chín, có trà và đảm bảo vệ sinh (bình chứa và ly,
ca để uống), trước khi châm nước phải kiểm tra, thay nước cũ, tráng bình, rửa ly (nhất
là nước cũ ngày trước đó). Ngoài việc cung cấp nước uống tại hiện trường, tổ vệ sinh
phải có người đi ca làm vệ sinh công nghiệp theo yêu cầu của kho, bãi và cầu tàu.
Điều 19: Tổ công nhân xếp dỡ: là đơn vị nền tảng của việc thực hiện kế hoạch
khai thác. Khi nhận lệnh sản xuất, tổ trưởng phải nắm vững ngay nhiệm vụ của đơn vị
mình: Làm việc gì, ở đâu, cần có những điều kiện gì để thực hiện nhiệm vụ này ... và
phải nhớ thật đầy đủ về nội dung qui trình công nghệ mà đơn vị mình đang tổ chức
thực hiện. Phân công nhiệm vụ cho từng người, từng vị trí trong dây chuyền xếp dỡ,
khi phân công phải lưu ý các vị trí xung yếu nhất phải bố trí tổ trưởng hoặc tổ phó. Cắt
cử người đi mượn dụng cụ xếp dỡ. Quan sát kiểm tra toàn bộ địa bàn hoạt động và
mặt bằng sản xuất của dây chuyền mình hoạt động. Liên hệ chặt chẽ với các khâu liên
quan, hoàn tất mọi việc chuẩn bị kể cả công bố chỉ tiêu, định mức phải phấn đấu trong
ca và cả biện pháp an toàn lao động tại từng vị trí sản xuất. Lệnh cho dây chuyền hoạt
động. Mọi công nhân là thành viên của dây chuyền xếp dỡ, nhất thiết phải tuân theo
lệnh của tổ trưởng, mọi thao tác, động tác phải thực hiện đúng qui trình đã định.
Dây chuyền xếp dỡ phải hoạt động liên tục, phải nhận ca và giao ca đúng giờ Trừ những nguyên nhân phát sinh buộc phải ngưng hoạt động và được phải có lệnh

trực ban trưởng ca.
Hết ca, tổ trưởng phân công người thu dọn mặt bằng sản xuất, giao trả kho các
công cụ xếp dỡ đi xác nhận và nộp phiếu công tác.
Điều 20: Việc đánh giá và xác nhận kết quả một ca công tác của tổ công nhân
phải được rõ ràng, chính xác và thể hiện đầy đủ trên phiếu công tác của tổ, làm căn cứ
để trả lương và số liệu cập nhật phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế.
Nội dung xác nhận:
- Người tham gia sản xuất (có danh sách kèm theo) do nhân viên quản lý nhân
lực hiện trường xác nhận.
- Sản lượng đạt được và chất lượng sản phẩm do nhân viên giao nhận ký xác
nhận. Riêng về chất lượng sản phẩm do nhân viên giao nhận ký xác nhận phải ghi rõ
"tốt" hoặc "không tốt" có diễn giải vì sao kèm theo biên bản.
Sau khi xác nhận xong, tổ trưởng nộp phiếu cho trực ban trưởng ký xác nhận
chung và chuyển cho nhân viên kế hoạch tập hợp số liệu rồi giao về cho bộ phận lao
động tiền lương đơn vị. Lao động tiền lương kiểm tra phiếu, phiếu nào không đạt yêu
cầu (nhất là về chất lượng sản phẩm) báo lại cho tổ trưởng.
Điều 21: Công tác tổ chức hiện trường khai thác và chỉ đạo toàn bộ hoạt động
của hiện trường đều căn cứ vào kế hoạch ngày - ca đã được thiết lập. Muốn có kế
hoạch ca sau hợp lý và chính xác thì phải căn cứ và tình hình kết quả thực hiện ca
trước. Do đó những người tổ chức thực hiện ca này trước khi xuống ca phải lập kế
hoạch cho ca sau. Trực ban trường từng ca thông qua nhân viên chuyên môn đi ca của
10


từng khâu nắm tình hình toàn bộ hoạt động trong ca và căn cứ quy định tại điều 8 để
lập kế hoạch cho ca sau. Nếu là ca ngày thì sau cuộc họp giao ban của công ty có
Giám đốc hoặc phó Giám đốc khai thác tham gia và giám sát việc lập kế hoạch. Mọi
tình hình hoạt động và kế hoạch vừa được lập bàn giao cho ca sau trước khi xuống ca.
IV- TỔ CHỨC GIÁM SÁT THỰC HIỆN.
Điều 22: Quy chế tổ chức dây chuyền xếp dỡ và quy trình công nghệ xếp dỡ

được thiết lập nhằm phục vụ cho việc điều hành khai thác của các đơn vị giải phóng
tàu nhanh, tăng năng suất lao động làm cơ sở cho việc nâng cao thu nhập cho toàn thể
công nhân viên nhưng vẫn đảm bảo an toàn lao động, an toàn phương tiện thiết bị và
an toàn hàng hóa. Do đó đối tượng để thực hiện quy chế và quy trình ở cảng là các
đơn vị trực thuộc tham gia công tác xếp dỡ hàng hóa.Người chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện là Giám đốc các đơn vị. Quy chế và quy trình là các văn bản pháp quy của
cảng Sài gòn, phải được phổ biến sâu rộng và thực hiện đầy đủ sau khi ban hành.
Điều 23: Tổ chức phổ biến và học tập. "Quy chế về tổ chức dây chuyền xếp do
và thực hiện quy trình công nghệ xếp dỡ "là văn bản pháp quy cần được phổ biến sâu
rộng, nhất là đối với hệ khai thác (từ phó Giám đốc khai thác đến tổ trường sản xuất)
phải nắm thật vững (cần thiết có thể tổ chức học tập quy mô). Trong quá trình thực
hiện, kể từ khi phổ biến học tập, Giám đốc các đơn vị nên ấn định một thời gian nhất
định (3 tháng hoặc 6 tháng) làm thời kỳ tập huấn có giám sát, nhắc nhở đôn đốc thực
hiện. Sau thời kỳ tập huấn này, Giám đốc các đơn vị cần ban hành nội quy cụ thể về
việc thực hiện, đặc biệt là thực hiện các quy trình công nghệ, có giám sát và xử lý từng
mức độ vi phạm cũng như việc khen thưởng những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt, sao
cho việc thường phạt phải nghiêm minh.
Điều 24: Tổng giám đốc cảng giao nhiệm vụ cho phòng Kỹ thuật công nghệ phải
giúp đỡ các đơn vị tổ chức thực hiện tốt quy chế và quy trình, tổ chức giám sát và kiểm
tra định kỳ hoặc bất thường tùy theo tình hình cụ thể của từng đơn vị.
Thành phần kiểm tra gồm:
1. Kiểm tra định kỳ: Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ và cán bộ công nghệ xếp
dỡ cùng với phòng Bảo hộ lao động thành lập đoàn kiểm tra ấn định lịch và nội dung
kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được tính điểm theo biểu điểm thống nhất trong đoàn.
Việc xử lý kết quả căn cứ nội quy mà công ty đã ban hành.
2. Kiểm tra bất thường: phòng Kỹ thuật công nghệ cùng phòng Bảo hộ lao động
cử cán bộ công nghệ xếp dỡ xuống từng đơn vị kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện vi
phạm, lập biên bản ngay tại hiện trường và kiến nghị Tổng giám đốc xử lý. Nếu mức độ
nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc thiệt hại đến tài sản Nhà nước
thì cán bộ kiểm tra có quyền yêu cầu ngừng ngay hoạt động là lập biên bản tại chỗ,

yêu cầu đơn vị xử lý và báo cáo lên Tổng giám đốc cảng.
Điều 24: Qua kiểm tra định kỳ và bất thường, công ty có quyền phản ảnh và
kiến nghị về những thiếu sót và bất hợp lý của quy chế và quy trình công nghệ lên
Tổng giám đốc cảng để bổ sung hoặc sửa đổi cho hoàn chỉnh và phù hợp với tình hình
sản xuất của từng đơn vị và chung toàn cảng, phòng Kỹ thuật công nghệ có trách
nhiệm tâp hợp các ý kiến và tình hình để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bộ quy chế
11


và công trình công nghệ xếp dỡ đáp ứng yêu cầu phát triển của cảng.
V-PHẠM VI TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 26: Toàn bộ hệ thống khai thác, từ phó Tổng giám đốc khai thác của cảng
và các đơn vị trực thuộc phải tổ chức thực hiện quy chế và quy trình trong toàn bộ hoạt
động của cảng , sao cho mọi hoạt động hằng ngày đều nằm trong quy chế và quy trình
công nghệ. Đồng thời đúc kết kinh nghiệm thường xuyên để kiến nghị Tổng giám đốc
cảng chỉnh lý, bổ sung để hoàn thiện bộ quy chế và quy trình công nghệ, nhằm đưa
hoạt động của cảng lên trình độ tiên tiến ngang tầm khu vực Đông nam á.
Điều 27: Tổng giám đốc cảng giao cho các đơn vị nghiên cứu xây dựng nội quy
thực hiện quy chế và quy trình cho đơn vị mình để trình Tổng giám đốc cảng duyệt
chấp thuận cho thi hành. Trong đó có đầy đủ các biện pháp thông báo hướng dẫn,
kiểm tra xử lý thưởng phạt trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế và quy trình tại
hiện trường.
Điều 28: Các phòng, ban có chức năng liên quan là : phòng Kỹ thuật công nghệ,
phòng Bảo hộ lao động,phòng Kinh doanh khai thác, phòng Tổ chức tiền lương, phòng
Tài chính kế toán căn cứ các điều khoản trong quy chế có liên quan đến chức năng
nhiệm vụ của mình, hỗ trợ giúp đỡ các đơn vị hoàn thành tốt việc tổ chức thực hiện.
Điều 29: Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ - Quy chế
về tổ chức dây chuyền xếp dỡ và thực hiện quy trình công nghệ xếp dỡ có giá trị thi
hành kể từ ngày ký quyết định ban hành.


TỔNG GIÁM ĐỐC

LÊ CÔNG MINH

12


CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
I- Ở TÀU:
1. Công tác chuẩn bị nơi làm việc ở tàu gồm:
- Hệ thống chiếu sáng : nếu làm việc ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng .
- Kiểm tra nắm vững các tính năng của cần trục tầu( tầm với, tải trọng cho phép)
theo hồ sơ đăng kiểm, nếu cần thiết phải hạ tải thấp hơn tải ghi trong hồ sơ thì phải có
xác nhận bằng văn bản của chủ tầu
- Hoạt động thử các thiết bị xếp dỡ của tàu
- Đưa dụng cụ xếp dỡ xuống tàu theo quy trình đã được quy định
2. Miệng hầm phải được mở hết cở, trừ trường hợp cụ thể có thỏa thuận trước
theo sơ đồ xếp hàng hoặc do thời tiết xấu.
3. Trong trường hợp tàu được mở bằng hệ thống điều khiển tự động thì chỉ huy
tàu sẽ tiến hành đóng mở nắp hầm theo yêu cầu của tổ công nhân xếp dỡ trên tàu.
4. Ban chỉ huy tàu có trách nhiệm đóng mở nắp hầm hàng và chốt chặn nắp
hầm tránh hiện tượng nắp hầm tự động đóng lại (sập xuống) lúc đang làm hàng.
5. Trước khi bắt đầu xếp dỡ, tổ công nhân trên tàu cùng sĩ quan trên tàu phải
kiểm tra các chốt khóa của cửa hầm hàng, cầu thang lên xuống tàu.
6. Việc đóng mở nắp hầm không dùng cơ giới (thủ công) thì trong mọi trường
hợp công nhân của cảng phải đảm nhận dưới sự giám sát của ban chỉ huy tàu.
7. Các loại bạt che phải được xếp cẩn thận vào nơi quy định để không ảnh

hưởng đến việc xếp dỡ. Mở bạt che nắp hầm phải theo kiểu quấn chiếu (không đi lùi),
bạt để gọn một nơi (không để trên nắp hầm).Đối với nắp hầm đóng mở từng tấm,khi
thời tiết xấu bạt được để trên một nắp hầm ở đầu dựng hoặc đầu hạ.
8. Việc mở nắp hầm bằng cần cẩu phải do hai công nhân đảm nhận và phải bắt
đầu từ giữa hầm mở dần sang hai đầu. Nắp hầm được đặt trên boong phía cuối của
hầm hàng và phải treo bảng báo hiệu để tránh tai nạn lao động. Phải được chằng
buộc, chèn cẩn thận vào thành tàu sau khi xếp thành đống.
9. Các xà của khoang hàng phải được tháo bằng dụng cụ chuyên dùng khi đã
được kiểm tra xác định là dầm không bị chết trong ổ.
10. Các xà của khoang hàng phải được xếp chồng hai bên hông và chèn chắc
chắn, khoanh vùng cấm, báo nguy hiểm. Phần lối đi chừa lại tối thiểu là 0,9m để đảm
bảo an toàn cho công nhân xếp dỡ.
11. Chiều cao thành hầm boong tàu thấp hơn 0,75m thì trước khi tiến hành xếp
dỡ phải làm lan can phụ không thấp hơn 1m.
12. Không được tiến hành làm hàng khi các thanh dầm của hầm hàng chưa tháo
gỡ hết hoặc bỏ ngổn ngang trên mặt boong chưa chằng buộc kỹ.
13. Khi cho người xuống hầm tàu làm việc phải chú ý đến môi trường trong hầm
tàu, yêu cầu phía tầu thực hiện việc thông gió ,kiểm tra và đảm bảo an toàn trước khi
trực ban cho công nhân xuống hầm .
II- Ở KHO BÃI:
1. Chuẩn bị nơi làm việc tại kho, bãi gồm những việc sau đây:
13


- Dọn vệ sinh mặt bằng sản xuất, dọn vệ sinh công nghiệp xung quanh nơi làm
việc.
- Trải các tấm lót, chuẩn bị thanh dầm để kê hàng, chuẩn bị các dụng cụ
chống lăn dổ, xô cho dạng hàng hình tròn, chuẩn bị tấm bạt che hàng, palette.
2. Mặt phẳng để xếp dỡ phải bằng phẳng, nếu có nghiêng chỉ được nghiêng 2
độ.

3. Thanh kê và tấm lót phải có khoảng cách sao cho hàng không bị ẩm ướt.
4. Trong kho bãi nơi để hàng phải chừa lối đi cho phương tiện, thiết bị cơ giới
làm hàng.
5. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ kê lót, palette phải đầy đủ để công tác làm hàng
không bị gián đoạn.
6. Khi cần che bạt phải có ít nhất 2 công nhân phụ trách. Khi che hàng trên cao
phải dùng thang. Đưa bạt che hàng phải dùng cần cầu.
7. Trong trường hợp xếp dỡ các loại hàng nguy hiểm cần thiết phải chuẩn bị
phương tiện cấp cứu, chữa cháy.
8. Khi làm việc ban đêm phải đầy đủ ánh sáng.
III- Ở CẦU TẦU
1. Cầu tàu phải được vệ sinh sạch sẽ.
2. Chuẩn bị các vật kê lót hoặc pháo làm hàng nếu cần thiết.
3. Trong trường hợp đóng gói hàng rời các phễu của cùng một máng phải đặt
sát nhau và hướng của phễu vuông góc với cầu tàu. Hướng bố trí dây chuyền đóng gói
đối diện với vùng hoạt động của cần trục. Phải có biển báo vùng nguy hiểm.
4. Xung quanh vùng làm việc cấm để các dụng cụ, vật cản…
5. Chăng lưới hoặc bạt bảo vệ từ thành tàu xuống cầu tàu.
IV- CHUẨN BỊ CƠ GIỚI HÓA HẦM TÀU:
1. Trước khi đưa xe máy xuống hầm tàu (xe nâng, xúc, gàu, cào, kéo…) thì
người trực ban tàu phải làm việc với sĩ quan tàu để nắm được các thông số cần thiết
của thiết bị nâng (sức nâng cho phép của cần trục, độ an toàn của thiết bị như: cần,
cáp tời nâng, hệ thống phanh). Độ bền vững của sàn tàu.
2. Căn cứ tải trọng cho phép lên sàn tàu, kích thước của thiết bị cơ giới, phạm vi
hoạt động để chọn thiết bị cơ giới đưa xuống hầm tàu.
3. Khi đưa cơ giới xuống hầm tàu, người điều khiển thiết bị cơ giới và công nhân
làm việc cần phải có trách nhiệm thực hiện đúng sự hướng dẫn của trực ban tàu.
Trường hợp thấy cần thiết thì trực ban tàu yêu cầu sĩ quan tàu cùng có mặt phối hợp
khi cẩu xe.
4. Trường hợp cẩu tàu không đáp ứng được thì phải dùng cần cẩu bờ có đủ sức

nâng cho phép và an toàn để cẩu xe lên xuống hầm tàu.

14


CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA QTCNXD
I- ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN XẾP DỠ, ĐÁNH TÍN HIỆU:
- Công nhân xếp dỡ phải từ 18 tuổi trở lên,có giấy chứng nhận sức khỏe và
giấy chứng nhận biết bơi của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phải được đào tạo theo chương trình của Cảng. Có giấy chứng nhận tốt
nghiệp.
- Phải được thực tập sau đào tạo lý thuyết mới được ký hợp đồng làm việc.
- Khi làm loại hàng nào phải được huấn luyện theo quy trình công nghệ xếp dỡ
loại hàng đó. Đồng thời phải tuân theo lệnh của chỉ đạo viên.
- Phải biết kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với CCXD đang sử dụng.
- Phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động đã được cấp phát: găng tay, giày, mũ,
quần áo, khẩu trang…
- Đối với công nhân đánh tín hiệu ngoài các yêu cầu trên phải tinh mắt, thính tai
và được kiểm tra định kỳ về thính lực ,thị lực 6 tháng 1 lần.Phải nắm vững quy tắc kỹ
thuật của công nhân điều khiển cần trục và công nhân phục vụ móc cẩu, hiểu biết kỹ
thuật trên mã hàng.
- Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.
- Phải được kiểm tra an toàn lao động định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ
quan quản lý lao động của Cảng.
II- ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN ĐIỀU KHIỂN MÁY XẾP DỠ:
- Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải qua đào tạo. Giấy chưng nhận sử dụng
loại nào chỉ được sử dụng loại đó. Muốn chuyển sang điều khiển khác phải được đào

tạo thêm và có giấy chứng nhận.
- Công nhân điều khiển máy xếp dỡ phải biết đặc tính chung của máy mình phụ
trách, phải nắm vững quy định về kiểm tra vận hành thiết bị, CCXD.
- Phải nắm vững nhiệm vụ công tác, đặc điểm hàng hóa, quy trình công nghệ
xếp dỡ.
- Phải được tái huấn luyện chuyên môn và an toàn lao động hàng năm.
- Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
III- ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LÁI Ô TÔ:
- Công nhân lái ô tô phải qua đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm
quyền cấp.
- Điều khiển loại phương tiện đúng với loại phương tiện ghi trong giấy phép.
- Phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.
- Phải nắm vững các thông số kỹ thuật của phương tiện mình điều khiển, tính
chất cơ bản của hàng hóa, phương pháp chất xếp và bảo quản hàng hóa trên xe.
- Phải nắm vững luật giao thông đường bộ trong và ngoài Cảng.
IV- ĐỐI VỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ:
15


- Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển phải có hồ sơ kỹ thuật ghi rõ các thông số kỹ thuật
cơ bản: tải trọng, tầm với, kích thước…
- Phải được kiểm tra kỹ thuật định kỳ và cấp giấy phép sử dụng bởi cơ quan có
thẩm quyền.
- Sau khi sửa chữa lớn: thay cáp, sửa kết cấu thép, hệ thống thắng, lái… phải
được kiểm tra thử lại.
- Trước khi đưa thiết bị, phương tiện vào hoạt động phải kiểm tra để biết chắc
chắn rằng các cơ cấu hoạt động tốt…
- Thiết bị điện phải có dây nối đất, dây dẫn diện phải dùng loại bọc kín đảm bảo
cách điện tốt, các động cơ điện và các bộ phận truyền động phải được che chắn. Dây

cáp điện cấp cho động cơ phải bọc trong ống cao su.
-

Đối với băng truyền làm việc trên cao, phễu phải có lan can cho người điều
khiển.

V- ĐỐI VỚI CÔNG CỤ XẾP DỠ:
1. Cáp thép: cáp thép phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Tải trọng cho phép và kích thước phù hợp với sơ đồ kéo trong QTCNXD.
- Không sử dụng cáp bị xoắn, dập, cóc, xổ, hoặc bị đứt một tao.
- Nếu cáp có số các sợi thép bị đứt bằng 10% so với số lượng sợi thép trong
cáp trên chiều dài = 8 lần đường kính cáp , trường hợp không biết tổng số sợi trong
cáp số sợi đứt = 5 sợi trên chiều dài = 5 lần dường kính cáp thí phải lọai bỏ .
- Không sử dụng cáp có nhiều hơn 3 sợi thép bị đứt liền nhau
- Không sử dụng cáp có sợi thép mòn:
- 1,2mm đối với cáp O < 19mm.
- 1,6mm đối với cáp = 19mm đến < 32mm.
- 2,4mm đối với cáp = 32ømm đến < 38mm.
- 3,2mm đối với cáp = 38mm đến < 51mm.
- 4,0mm đối với cáp < 51mm.
2. Dây xích: Xích và mắt cuối của xích phải:
- Không bị nứt, bị vết cắt ,bị biến dạng ,bị xoắn.
- Không bị mòn quá 5% đường kính ban đầu.
- Không bị gỉ thành lỗ sâu hoặc gỉ quá 5% đường kính
- Dãn dài trên 3% đo trên chiều dài 20-30 mắt xích
3. Dây tổng hợp:
- Không bị bất kỳ hư hỏng cơ khí nào nhìn thấy bằng mắt.
- Không bị bất kỳ dấu hiệu hư hỏng do cháy, do hóa chất, do ma sát
-Không bị bất kỳ sự nhiễm bẩn nào do dầu mỡ gây ra.
4. Đối với các loại CCXD chuyên dùng:

- Có kết cấu, tải trọng phù hợp với hàng hóa và thiết bị xếp dỡ.
- Phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật theo các hướng dẫn sử dụng ghi trong
tài liệu của CCXD đó.
VI- YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÃ HÀNG:
- Mã hàng phải cân đối, ổn định.
16


- Sử dụng CCXD có tính năng và tải trọng phù hợp.
- Trọng lượng mã hàng không vượt quá tải trọng cho phép của thiết bị nâng.
- Những mã hàng được buộc bằng nhiều dây thì góc giữa các nhánh dây không
được lớn hơn 90 độ.
- Mã hàng không được dính vào các vật khác hoặc sàn tàu.
- Mã hàng phải được lập ở vị trí sân hầm hoặc trên boong tầu, nếu mã hàng
lập trong góc hầm hoặc be tầu phải có thiết bị đưa ra sân hầm cho cần trục kéo lên.
- Nếu hàng có cạnh sắc thì phải có vật chèn tại chỗ dây tiếp xúc với hàng.
- Khi lập mã hàng cần tiến hành móc cáp theo các vị trị đã được chỉ dẫn bằng
dấu hiệu in trên mã hàng (nếu có). Cấm lắp móc mã hàng vào dây buộc trên bao
bì của kiện hàng nếu dây đó không sử dụng để cẩu mã hàng.

17


CHƯƠNG IV

CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỐI VỚI
TỪNG THAO TÁC TRONG QTCNXD
I- KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG ( do lái xe thực hiện)
1. Kiểm tra xe trước khi đi vào hoạt động:
- Kiểm tra tất cả các tay lái, tay điều khiển, phanh, hệ thống thủy lực, bình điện,

đèn còi, nhớt và nước làm mát máy…
- Kiểm tra phần kết cấu kim loại: khung nâng, bàn nâng, càng nâng…
- Kiểm tra xích treo bàn nâng và đầu cố định của chúng.
- Kiểm tra xiết chặt các đai ốc, bánh xe.
- Cho xe chạy không tải để kiểm tra hỏng hóc.
- Kiểm tra xem xét đường di chuyển của xe và mặt bằng sản xuất, nếu có nước
hoặc nhớt xe phải dùng cát chống trơn. Địa bàn phải đủ kích thước để cho xe hoạt
động.
- Điều chỉnh khoảng cách hai càng nâng cho phù hợp với kích thước của hàng.
2. Khi xe hoạt động:
- Phải phát tín hiệu đèn còi báo động cho người xung quanh tránh xa.
- Thao tác nâng hạ phải nhẹ nhàng cẩn thận bảo đảm an toàn cho người và
phương tiện công tác chung trong dây chuyền.
- Không hạ hàng trực tiếp từ cần cẩu xuống càng nâng.
- Không nâng quá tải trọng cho phép theo biểu đồ nâng tải của xe nâng.
- Khi đặt hàng vào càng nâng phải chú ý trọng tâm của hàng đặt trên càng xe
nâng hàng không nhô ra khỏi càng bằng 1/3 càng và phải nằm giữa hai càng nâng.
- Hàng đưa vào càng nâng phải cân đối, đều nhau về hai bên, đồng thời ngả giá
đỡ về phía sau.
- Không đưa càng nâng vào mã hàng không có khe hở cần thiết.
- Hàng nằm trên càng nâng phải cao hơn mặt đất 0,2 – 0,3m.
- Cấm để kiện hàng trên cao khi chờ xe tải.
- Khi hạ hàng phải cho càng nâng hạ từ từ sát mặt bằng, hàng nằm yên trên mặt
đất mới được rút lưỡi nâng ra.
- Cấm lái xe rời khỏi xe hoặc điều khiển bàn nâng khi có công nhân bên trên
mâm.
- Khi phục vụ công tác trên cao, lái xe phải đặt chắc chắn mâm xe lên các mặt
cố định sau đó tắt máy kéo thắng rồi mới cho công nhân lên mâm xe thao tác.
- Không dùng xe nâng giao hàng trực tiếp xuống ghe ,xà lan.
3. Khi xe di chuyển:

- Phải nghiêng khung ra phía sau.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trong Cảng.

18


- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe: lớn hơn 3 lần chiều dài thân
xe.
- Cấm xe thực hiện thao tác nâng hạ khi xe đang di chuyển trên đường vòng.
- Tốc độ xe nâng trong kho v = 6 km/h, khi vòng rẽ v = 3 km/h, xe chạy có tải nơi
có người xếp dỡ v = 10 km/h.
- Khi dùng hai xe nâng phối hợp nâng một mã hàng thì nên chọn 2 xe có cùng
thông số kỹ thuật và phải có chỉ đạo viên chỉ huy.
- Nếu kiện hàng che khuất tầm nhìn của lái xe thì phải cho xe chạy lùi.
4. Khi đưa xe nâng xuống hầm tàu:
- Nghiêng khung nâng ra phía sau.
- Hãm thắng xe.
- Tắt máy, rút chìa khóa.
- Kiểm tra việc móc cáp vào xe phải đúng nơi qui định.
5. Khi ngưng làm hàng dù là tạm thời:
- Hạ lưới nâng sát mặt nền.
- Đưa tất cả tay điều khiển về vị trí 0.
- Phanh xe, tắt máy rút chìa khóa.
- Cấm đậu xe trên đường dốc.
6. Khi kết thúc công việc:
- Kiểm tra xăng, nhớt, nước.
- Đưa xe vào nơi quy định.
- Báo cáo tình trạng kỹ thuật của xe hoặc bàn giao cho ca sau.
II- KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CẦN CẨU
1. Công tác lắp đặt cần trục:

- Kiểm tra độ vững chắc mặt nền nơi đặt cần trục, vị trí hạ chân chống, chằng
buộc các dây giằng cần đôi.
- Với các loại cần trục bánh hơi, người lái buộc phải đặt cần trục trên các chân
chống theo những trường hợp mà đường đặc tính tải đã quy định.
- Dưới chân chống, người lái phải kê lót các chân đế, các miếng kê lót phải làm
sẵn theo đúng quy cách và phải luôn để trên cần trục, không được phép sử dụng các
loại tạm bợ nào khác.
- Chỉ có thể đặt cần trục trên các bục hay những chỗ che khuất bên dưới khi có
quyết định của người có thẩm quyền chịu trách nhiệm trong việc điều động cần trục và
sau khi kiểm tra độ vững chắc của các chỗ đó.
- Không đặt cần trục trên các chỗ nền đất mới đắp và trên các mặt có độ
nghiêng dốc lớn hơn độ dốc qui định trong tài liệu của cần trục.
- Trường hợp cần đặt cần trục trên boong tầu phải được sự đồng ý của chủ tầu
. khi đưa cần trục lên boong phải chằng buộc để cố định cần trục và phải đảm bảo áp
lực lớn nhất của cần trục lên mặt boong không vượt quá áp lực cho phép của mặt
boong. Cho phép gia cố mở rộng thêm tấm kê lót chân để làm giảm áp lực dưới chân
chống.
- Khi cần thiết phải bố trí 1cần trục bờ làm chung với 1 cần tầu hoặc 2 cần bờ
cùng làm một hầm phải đảm bảo miệng hầm mở với kích thước lớn 9m x8m trở lên .
19


Khoảng cách giữà phần quay của hai cần trục tính cả hàng ở bất kỳ vị trí nào không
nhỏ hơn 700mm.
- Sự di chuyển cần trục dưới đường dây tải điện chỉ được phép trong trường
hợp khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa điểm cao nhất của cần trục với nhánh
dây thấp nhất của đường dây điện sẽ không nhỏ hơn các khoảng cách theo chỉ dẫn ở
bảng dưới.
Điện thế đường dây tải
điện (KV)


1

Khoảng cách theo chiều
thẳng đứng (m)

1

1 - >20 35 - >110 154 - >220
2

3

4

330

500

5

6

2. Công tác kiểm tra trước khi hoạt động ( do lái cẩu thực hiện)
2-1 . Kiểm tra bên ngoài
- Xem xét kiểm tra tình trạng của khung, các mối nối, kiểm lại sự chắc chắn của
các cơ cấu trên bàn quay.
- Kiểm tra cáp và sự gắn chặt của chúng vào các trống cáp và các đường cáp
qua các puly.
- Kiểm tra móc và giá treo móc.

- Xác định tình trạng tốt của các chân chống.
- Kiểm tra kết cấu kim loại không bị nứt, biến dạng.
- Phần bao che của các cơ cấu phải hoàn chỉnh và tốt.
- Tình trạng các hệ thống chiếu sáng (khi làm việc ban đêm).
- Phối hợp cùng công nhân xếp dỡ kiểm tra các công cụ xếp dỡ.
- Phải kéo thử không tải để kiểm tra các cơ cấu điều khiển (tay gạt, công tắc, nút
nhấn, bàn đạp…) ly hợp, thắng của cơ cấu.
Ngoài các yêu cầu trên đối với từng loại cần trục bổ sung thêm các điều sau:
- Đối với cần trục nổi phải neo buộc ponton chắc chắn.
- Đối với cần trục bờ kiểm tra dầu nhờn của động cơ và sự bôi trơn của các bộ
truyền.
- Đối với cẩu tàu góc giữa hai nhánh cáp không được vượt quá 120 độ.
- Khi phát hiện những hiện tượng hư hỏng, người lái phải ghi vào biên bản hoặc
sổ giao ca các tình trạng hư hỏng . Tiến hành tìm biện pháp khắc phục hoặc báo cáo
cho những người có trách nhiệm để giải quyết.
- Người lái không được đưa cần trục vào làm việc nếu xảy ra một trong những
trường hợp sau đây:
+ Có chỗ nứt trong kết cấu kim loại hoặc bị cong cần.
+ Các chân chống bị hỏng hoặc không đủ bộ.
+ Phát hiện ra các chỗ nứt trong các phần tử treo, thiếu các khoá cáp ở
những chỗ kẹp cáp , khoá cáp bị hư hoặc lỏng ra
+ Thiếu sự che đậy của các bộ phận truyền động các cơ cấu hay thiếu che
chắn các thiết bị để trần trong trang
thiết bị điện.
20


+ Các chi tiết thắng hãm, ly hợp của các cơ cấu nâng thay đổi tầm với bị
lỏng.
+ Dầu nhờn bị chảy vào trống hãm.

+ Các bộ thắng hãm của cơ cấu nâng, thay đổi tầm với bị thiếu hoặc gãy vỡ
các cóc hãm, các đai ốc bị lỏng
không giữ chặt các bánh cóc.
2- 2 : Vận hành thử cần trục trước khi hoạt động: sau khi kiểm tra bên ngoài đạt
yêu cầu mới được tiến hành thử các cơ cấu và thiết bị theo trình tự:
- Thử không tải các cơ cấu và thiết bị sau: tất cả các cơ cấu của cần trục,các
thiết bị an toàn ( trừ thiết bị hạn chế tải trọng, các thiết bị điện,chiếu sáng.,thiết bị chỉ
báo. Đảm bảo các cơ cấu và thiếi bị trên vận hành tốt.
- Thử có tải cần trục : cho cần trục kéo tải lên ở độ cao 300mm phanh gấp, nêu
mã hàng dừng lại thì phanh ở tình trạng hoạt động tốt, nếu mã hàng bị trôi xuống cần
thiết phải sửa chữa phanh.
3. Trong lúc hoạt động:
- Khi đang làm việc trên cần trục, người lái phải tập trung tư tưởng để làm tròn
trách nhiệm.
- Trong lúc nâng và chuyển tải, người lái phải theo đúng các điều kiện sau đây:
+ Việc thực hiện các thao tác của cần trục chỉ theo tín hiệu của công nhân
tín hiệu, nếu người đó lúc cho tín hiệu vi phạm hướng dẫn quy định thì lái cẩu có quyền
không thực hiện các yêu cầu đó. Việc trao đổi tín hiệu giữa công nhân tín hiệu và
người lái cần trục phải theo đúng tín hiệu đã được chuẩn y.
+ Khi có tín hiệu dừng lại thì người lái buộc phải dừng ngay tức thì không
phụ thuộc người cho tín hiệu là ai.
+ Khi kéo mã hàng lên độ cao 0,2m phải dừng mã hàng để kiểm tra, nếu mã
hàng không ổn định phải hạ xuống để điều chỉnh.
+ Khi thực hiện các thao tác nâng, quay, hạ mã hàng phải nhẹ nhàng tránh
giật cục.
+ Không được nâng mã hàng quá tải, dính với các tải khác hoặc kiện hàng
không rõ trọng lượng.
+ Không hạ cần quá tầm với cho phép ghi trong hồ sơ thiết kế của cần trục.
+ Khi lấy hàng ở độ sâu phải đảm bảo số vòng cáp còn lại trên tang trống ít
nhất là 3 vòng.

+ Cấm nâng ,hạ tải khi có người trong vùng nguy hiểm của cần trục.
+ Cấm hạ hàng trực tiếp trên mâm của xe xúc.
+ Khi nâng hạ tải dài, cồng kềnh phải dùng các dụng cụ chuyên dùng tương
ứng.
+ Chỉ được dùng 2 cần trục để nâng một mã hàng trong những trường hợp
đặc biệt và phải có qui trình cụ thể trong đó có sơ đồ buộc móc tải ,sơ đồ di chuyển tải
được Giám đốc công ty duyệt . Tải trọng phân bố cho mỗi cần trục không được lớn
hơn tải trọng cho phép của cần trục đó. Trong quá trình thực hiện phải giao cho người
có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy.
+ Việc di chuyển nâng tải chỉ thực hiện khi không có người trong phạm vi
làm việc (vùng nguy hiểm) của cần trục.
+ Móc cẩu phải được đặt thẳng đứng trên tải mà nó phải nâng, phải móc
cáp của mã hàng vào hai bên đối với móc kép.
21


+ Trong lúc cần trục làm việc ở những nơi người lái không nhìn thấy thì nhất
thiết phải có người đánh tín hiệu.
+ Khi nâng tải nặng xấp xỉ sức nâng giới hạn ứng với tầm với tương ứng
của cần trục, nhất thiết bước đầu phải nâng lên độ cao từ 200-300mm để kiểm tra độ
ổn định, hiệu lực của các bộ phận hãm tốt như thế nào, sau đó mới nâng thực sự.
+ Trước khi quay cần, người lái phải tin chắc rằng khoảng cách của bất kỳ
bộ phận nào của cần trục với những cấu kết gần nó không nhỏ hơn 1m.
+ Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang tải lên
cao cách chướng ngại vật một khoảng cách ít nhất là 0,5m.
+ Khi chuyển tải đã nâng theo chiều quay của mâm quay phải quan sát xem
khoảng cách của những vật gặp trên đường nó đi lớn hơn 0,5m hay không.
+ Khi nâng tải dưới ao hồ, sông ngòi người lái bước đầu hạ móc xuống rồi
xem trên trống cáp nếu còn trên 2 vòng cáp mới được làm việc.
+ Khi nâng ,chuyển tải ở cạnh các cột, tường phải quan sát không để người

khác và người móc cáp lọt vào giữa tải với cột, tường.
+ Người lái phải theo dõi vị trí các đường cáp khi chúng trật ra ngoài rãnh
puly hoặc trống cáp nhất thiết phải tìm biện pháp khắc phục, khi phát hiện thấy cáp hư
hỏng quá mức cho phép phải ngừng làm việc…
+ Không xếp hoặc dỡ những tải trên xe còn người ngồi trong cabin.
+ Không di chuyển mã hàng ngang qua phía trên cabin của ghe,sàlan .
- Đối với cần trục nổi:
+ Khi cẩu các vâït chìm dưới nước, hoặc sử dụng ngoạm ở dưới nước phải
theo dõi mức nước phao đề phòng lực ma sát quá lớn làm quá tải cần trục.
+ Phải đảm bảo mớn nước phao theo quy định. Cấm cẩu khi phao nổi ngồi
trên mặt bùn.
+ Làm việc ở những khu vực có tàu bè qua lại phải chú ý đề phòng sóng
nhồi làm mất thế cân bằng của cần trục.
+ Phải có đầy đủ phao cá nhân và các thiết bị cứu đắm. Lên xuống phao nổi
phải có cầu thang chắc chắn một đầu cột chặt vào phao.
- Đồng thời làm việc một lúc 2 cần cẩu ở hầm tàu, chỉ được phép khi bề rộng
của hầm tàu không nhỏ hơn 8m, chiều dài 9m và chỉ khi trời sáng. Cần cẩu cần làm
việc theo thứ tự để tránh va chạm.
- Khi làm việc với gầu ngoạm:
+ Cấm quăng gầu ngoạm trong hầm tàu.
+ Cấm nâng hạ người và CCXD bằng gầu ngoạm.
+ Khi miệng gầu không đóng chặt, hàng chảy đáng kể thì phải mở gầu xả
hàng ngoạm lại.
+ Khi đổ hàng xuống tàu, xà lan, phễu… và những hàng gây bụi không được
mở gầu ở độ cao quá 2m.
4. Khi di chuyển cần trục:
- Phải phát tín hiệu báo động cho những người xung quanh tránh xa ra.
- Khi di chuyển trên hiện trường và nơi đường hẹp, tốc độ di chuyển của cần
trục không quá 3km/h.
- Móc kéo tải phải rút lên cao hoặc chằng buộc chắc chắn.

22


- Phải xoay cần thẳng theo hướng di chuyển của cần trục.
5. Khi ngưng hoạt động:
- Cấm treo tải trên cao, phải hạ bộ phận mang tải xuống vị trí an toàn.
- Hạ và xếp cần vào giá quy định.
- Khi rời khỏi buồng lái, người lái cần trục ngắt mạch cung cấp điện, đặt cầu dao
vaò giá đỡ và ngưng động cơ.
- Đối với cần trục chân đế phải có biện pháp chống tự di chuyển trong trường
hợp có gió lớn hơn tốc độ gió cho phép ghi trong hồ sơ cần trục. khi có bão phải có các
biện pháp gia cố thêm.
- Xem xét lại cần trục và ghi tình hình làm việc vào sổ giao ca về tình trạng kỹ
thuật của cần trục.
- Bàn giao lại cần trục cho người có trách nhiệm ca giữ.
- Sau lúc nghỉ, trước khi cho cần trục bắt đầu làm việc trở lại hay trước khi quay
mâm quay, người lái phải phát tín hiệu cho người xung quanh biết.
III- ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN BÊN NGOÀI:
- Chỉ được phép đóng điện vào nguồn khi thiết bị đã đặt vững chắc và được nối
mát vỏ máy. Chỉ được bỏ nối mát vỏ máy khi máy đã được cắt điện khỏi nguồn bên
ngoài.
- Phải cắt điện nguồn trước khi chuyển thiết bị sang hầm khác.
- Cáp nguồn phải đủ số lõi để nối vỏ máy vào mạch điện của ổ điện trên bờ. Ở
những nơi có cáp điện dùng để cấp nguồn cho phương tiện hoạt động thì cáp phải
được bọc kín để tránh nguy hiểm cho những phương tiện cơ giới đi qua.
- Máy điện chỉ có thể đóng vào mạch điện khi mạch điện đã kiểm tra thực tế đảm
bảo an toàn kỹ thuật, chỉ có trực ban về điện mới được nối nguồn điện.
IV- KỸ THUẬT AN TOÀN SỬ DỤNG Ô TÔ ( do lái xe thực hiện)
1. Kiểm tra trước khi hoạt động:
- Kiểm tra nhớt bôi trơn, nước làm mát, áp lực bánh xe, bình điện đầy đủ.

- Kiểm tra các hệ thống phanh ,lái hoạt động tốt.xiết chặt các bu lông ở trục và
bánh xe.
2. Trong khi hoạt động:
- Khi đưa xe vào vị trí nhận, trả hàng tại cầu tàu và kho bãi lái xe phải tắt máy
kéo thắng tay và rời khỏi cabin (trừ trường hợp xe đổ hàng rời lên đống).
- Xe vào nhận hàng phải đậu ở vị trí bằng phẵng, không được đưa xe vào vùng
công tác khi không có sự đồng ý của cán bộ chỉ đạo hiện trường.
- Xe chỉ được chở các loại hàng phù hợp với tính năng và kích thước của xe của
xe.
- Xe chỉ được chất hàng đúng trọng tải cho phép.
- Cấm kiểm tra hoặc sửa chữa xe trong thời gian đang xếp dỡ hàng.
- Khi chất xếp hàng rời vào thùng xe chiều cao chất hàng không vượt quá thành
xe. Có thể gia cố thành xe nhưng phải chắc chắn và không quá tải.
- Chiều cao xếp hàng không vượt quá kích thước độ cao cổng hoặc các vật cản
trên không và không vượt quá 3,5m.
23


- Các loại hàng dễ lăn, đổ phải chèn lót, chằng buộc chắc chắn tránh lăn trượt
khi phanh xe hoặc quẹo gấp.
- Các loại hàng kỵ nước, hay bụi phải được che bạt.
- Sau khi lấy hàng xe chỉ được di chuyển khi công nhân bốc xếp đã rời khỏi xe
và hàng hóa đã được chằng buộc cẩn thận.
- Xe di chuyển trong cảng theo đúng vận tốc và luật giao thông.
V- KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI BĂNG VẬN CHUYỂN: ( do người vận hành băng
tải thực hiện )
1. Trước khi hoạt động:
- Đưa băng tới vị trí làm việc, sau khi điều chỉnh độ cao chân băng phải vặn chặt
thiết bị khóa cố định chân.
- Phải chèn chắc chắn để băng không tự di chuyển khi đang làm hàng.

- Kiểm tra ổ cắm và dây điện.
- Chạy thử băng kiểm tra hỏng hóc.
2. Trong khi hoạt động:
- Chỉ vận chuyển các loại hàng đúng với tính năng của băng.
- Cấm người leo lên băng khi đang hoạt động kể cả lúc băng không họat động
ngọai trừ trường hợp lên sửa chữa băng.
- Khi đang làm việc gặp sự cố hoặc khi cần sửa chữa phải ngắt nguồn điện cho
băng ngưng họat động để sửa chữa.
- Hàng vận chuyển trên băng không được có kích thước nhô ra khỏi chiều rộng
của băng.
VI- NHỮNG QUY ĐỊNH DÀNH CHO NGƯỜI ĐÁNH TÍN HIỆU:
1. Khi làm việc, người đánh tín hiệu không đứng trên hàng mà phải đứng trong
khu vực bán kính quay của cần trục, không đứng trên nắp hầm tàu mà phải tìm vị trí an
toàn để quan sát rõ hiện trường.
2. Mệnh lệnh tín hiệu phải được phát ra một cách rõ ràng, dứt khoát để người
điều khiển cần trục cũng như công nhân phục vụ móc cẩu nhận biết.
3. Người phát tín hiệu không ra lệnh cho người lái máy trục nâng hạ hàng trong
các trường hợp sau:
- Mã hàng xếp chưa đúng quy cách các tấm ván đậy hầm, xà ngang còn lại trên
miệng hầm tàu chưa khóa chốt, không đảm bảo an toàn.
- Trong phạm vi hoạt động của cần trục và khu vực kiện hàng đi qua còn có
người hoặc phương tiện qua lại.
- Chưa rõ trọng lượng kiện hàng phải cẩu.
- Chưa đủõ người phục vụ ở cần trục và khu vực xếp dỡ hàng hóa.
- Mã hàng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, hoặc còn dính vào một vật khác.
4. Những tín hiệu quy ước: ( Mô tả bằng hình ảnh)
VII- CÔNG NHÂN BỐC XẾP DƯỚI HẦM TÀU, XÀ LAN:
1. Trước khi làm việc và quy định lên xuống hầm tàu:
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
- Kiểm tra CCXD đảm bảo phù hợp với QTCNXD, đảm bảo an toàn kỹ thuật.

24


×